Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ giữa tháng 11/2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.42 KB, 7 trang )

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ giữa tháng 11/2016
I. Chính sách thương mại, ngân hàng có hiệu lực từ giữa tháng 11
Từ ngày 11 - 20/11/2016, nhiều chính sách mới về thương mại, ngân hàng, y tế… bắt đầu
có hiệu lực. Trong đó, nổi bật là:

1. Hướng dẫn thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa Hiệp định ATIGA
Thông tư 22/2016/TT-BCT ban hành 10 Phụ lục hướng dẫn thực hiện Chương 3 Quy tắc
xuất xứ và Thủ tục cấp và kiểm tra C/O trong Hiệp định ATIGA bao gồm:
Phụ lục I: Quy tắc xuất xứ
Phụ lục II: Quy tắc cụ thể mặt hàng
Phụ lục III: Tiêu chí chuyển đổi cơ bản đối với sản phẩm dệt may
Phụ lục IV: Danh mục các mặt hàng công nghệ thông tin (ITA)
Phụ lục V: Các nguyên tắc và hướng dẫn tính hàm lượng giá trị khu vực
Phụ lục VI: Hướng dẫn về cộng gộp từng phần
Phụ lục VII: Cấp và kiểm tra C/O
Phụ lục VIII: Mẫu C/O mẫu D
Phụ lục IX: Hướng dẫn kê khai C/O
Phụ lục X: Danh mục các Tổ chức cấp C/O


Thông tư 22/2016/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 15/11/2016.
2. Đơn giản hóa điều kiện chấp thuận hoạt động ngoại hối
Thông tư 28/2016/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 21/2014/TT-NHNN về phạm vi, điều kiện,
trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động ngoại hối có hiệu lực từ ngày 18/11/2016.
Theo đó, để được chấp thuận thực hiện hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong
nước Ngân hàng thương mại chỉ cần đáp ứng 02 điều kiện sau:
- Có hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về quản trị điều hành,
quản lý rủi ro, an toàn, bảo mật đối với hoạt động ngoại hối
- Có quy định nội bộ về quản lý rủi ro liên quan đến các hoạt động ngoại hối đề nghị thực
hiện
Như vậy, so với quy định hiện hành thì Thông tư 28 đã giảm bớt các điều kiện về phương


án kinh doanh, cán bộ quản lý và việc tuân thủ quy định của pháp luật về tỷ lệ bảo đảm an
toàn.
3. Mức chi khám, chữa bệnh và chăm sóc bệnh nhân tâm thần
Thông tư 36/2016/TT-BYT quy định thực hiện cơ chế giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ
khám bệnh, chữa bệnh và nuôi dưỡng người bệnh phong, tâm thần có hiệu lực từ ngày
15/11/2016.
Theo đó, mức chi ngân sách Nhà nước thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh và chăm sóc
01 người bệnh tâm thần trên 01 đợt điều trị dao động từ 5,2 đến 8,9 triệu đồng; cụ thể một
vài trường hợp như sau:
- Rối loạn tâm thần do sử dụng rượu: 5.250.000 đồng
- Rối loạn tâm thần do sử dụng thuốc an dịu hoặc thuốc ngủ: 6.420.000 đồng
- Rối loạn tâm thần do sử dụng thuốc lá: 5.640.000 đồng
- Giai đoạn trầm cảm: 8.920.000 đồng
- Rối loạn ăn uống: 5.760.000 đồng
- Động kinh: 5.570.000 đồng
4. Thay đổi thời gian gửi hồ sơ khen thưởng ngành thanh tra
Thông tư 01/2016/TT-TTCP quy định thời gian gửi hồ sơ đề nghị tặng thưởng Cờ thi đua
của Thanh tra Chính phủ (TTCP), Bằng khen của Tổng TTCP như sau:
- Đối với Thanh tra bộ; Thanh tra tỉnh; các cục, vụ, đơn vị thuộc TTCP nộp hồ sơ trước


ngày 25/12 hàng năm (trước đây là trước ngày 10/12), trừ trường hợp TTCP có hướng
dẫn khác;
- Đối với các cụm, khối thi đua nộp trước ngày 20/12 hàng năm (trước đây là trước ngày
15/12).
Riêng trường hợp đề nghị khen thưởng đột xuất của tập thể, cá nhân hồ sơ được gửi ngay
sau khi lập được thành tích đột xuất.
Thông tư 01/2016/TT-TTCP có hiệu lực từ ngày 20/11/2016 và thay thế Thông tư
10/2011/TT-TTCP.
II. Chính sách giảm tiền sử dụng đất có hiệu lực từ giữa tháng 11

Sau đây là những chính sách mới nổi bật liên quan đến việc miễn giảm tiền sử dụng đất,
tiền thuê đất, thuê mặt nước, hải quan… bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/11/2016.

1. Bổ sung nguyên tắc miễn giảm tiền sử dụng, tiền thuê đất
Chính phủ ban hành Nghị định 135/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định
45/2014/NĐ-CP và Nghị định 46/2014/NĐ-CP. Theo đó:
- Không áp dụng miễn, giảm tiền sử dụng đất cho người trúng đấu giá quyền sử dụng đất
(QSDĐ) để giao đất có thu tiền sử dụng đất nếu họ thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền
sử dụng đất.
- Việc miễn, giảm tiền sử dụng đất khi giao đất cho các đối tượng thuộc diện chính sách
cải thiện nhà ở được thực hiện theo chính sách có liên quan và không thông qua hình thức
đấu giá QSDĐ.


- Không áp dụng miễn, giảm tiền thuê đất trong trường hợp đấu giá QSDĐ để cho thuê.
Đặc biệt, tổ chức được cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm và đang trong thời gian
được hưởng ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất khi thực hiện chuyển đổi mô hình hoạt
động hoặc cổ phần hóa thì:
Tổ chức đó sau khi chuyển đổi, cổ phần hóa tiếp tục được hưởng ưu đãi về miễn, giảm
tiền thuê đất cho thời gian ưu đãi còn lại nếu vẫn sử dụng đất vào mục đích đã được miễn,
giảm tiền thuê đất trước đó.
2. Hướng dẫn miễn tiền SDĐ, thuê đất với các dự án nhà ở xã hội
Theo Thông tư 139/2016/TT-BTC thì việc miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với các
dự án xây dựng nhà ở xã hội không sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước được thực
hiện như sau:
- Miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với toàn bộ diện tích đất đã được Nhà nước giao,
cho thuê để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội;
(Bao gồm cả quỹ đất để đầu tư xây dựng công trình kinh doanh thương mại đã được cấp
có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội)
- Miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với toàn bộ diện tích đất để đầu tư xây dựng nhà

ở xã hội sử dụng quỹ đất 20% của các dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư
phát triển đô thị;
(Bao gồm cả phần diện tích đất 20% để đầu tư xây dựng công trình kinh doanh thương
mại được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội)
Ngoài ra, còn có một số Quyết định của Thủ tướng đáng chú ý như sau:
3. Quyết định 34/2016/QĐ-TTg quy định thủ tục điện tử đối với tàu thuyền vào, rời
cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng dầu khí ngoài khơi thông qua Cơ chế một cửa
quốc gia.
Theo đó, quy định chi tiết về chứng từ điện tử, chuyển đổi từ chứng từ giấy sang chứng từ
điện tử và thủ tục hải quan điện tử đối với:
- Tàu biển Việt Nam và nước ngoài nhập cảnh tại cảng biển, cảng thủy nội địa;
- Tàu biển Việt Nam và nước ngoài xuất cảnh tại cảng biển, cảng thủy nội địa;
- Tàu biển nước ngoài quá cảnh.
4. Quyết định 40/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về mở rộng Khu kinh tế
cửa khẩu Lào Cai, tỉnh Lào Cai.


III. Chính sách đầu tư, môi trường có hiệu lực từ giữa tháng 11

Từ ngày 11 - 20/11/2016, nhiều chính sách mới về đầu tư, môi trường… bắt đầu có hiệu
lực. Trong đó, nổi bật là:
1. Thời hạn cập nhập thông tin dự án đầu tư công
Thông tư 13/2016/TT-BKHĐT quy định về chế độ báo cáo trực tuyến và quản lý vận
hành Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư chương trình dự án đầu tư sử dụng
vốn Nhà nước, có hiệu lực từ ngày 20/11/2016. Theo đó:
Phải cập nhật vào Hệ thống thông tin nghiệp vụ tại địa chỉ
chậm nhất là 7 ngày làm việc kể từ khi có điều chỉnh hoặc phát sinh các thông tin sau:
- Phê duyệt điều chỉnh dự án;
- Phê duyệt, điều chỉnh thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công và dự toán;
- Phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch, kết quả lựa chọn nhà thầu;

- Hợp đồng, điều chỉnh hợp đồng;
- Kế hoạch vốn được cấp;
- Giá trị nghiệm thu, giá trị giải ngân;
- Thông tin về đánh giá, kiểm tra.
Ngoài ra, các thông tin phải cập nhật định kỳ hằng tháng bao gồm: Khối lượng thực hiện
tại hiện trường; thông tin hình ảnh hoặc phim về hiện trạng thi công tại hiện trường đối
với dự án có cấu phần xây dựng.


2. Hướng dẫn mới về lập hồ sơ mời thầu theo hình thức PPP
Từ ngày 15/11/2016, Thông tư 15/2016/TT-BKHĐT hướng dẫn lập hồ sơ mời sơ tuyển,
mời thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP)
bắt đầu có hiệu lực. Theo đó:
Ban hành mẫu hồ sơ mời sơ tuyển, mời thầu lựa chọn nhà đầu tư (mẫu 01, mẫu 02) áp
dụng cho dự án đầu tư theo hình thức PPP quan trọng quốc gia, nhóm A và nhóm B đã
thực hiện sơ tuyển.
Cách áp dụng các mẫu hồ sơ nêu trên như sau:
Đối với dự án không thực hiện sơ tuyển và dự án nhóm C, hồ sơ mời thầu được lập dựa
vào Mẫu 02, có bổ sung nội dung yêu cầu về đánh giá năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu
tư tại Mẫu 01.
Nếu người có thẩm quyền áp dụng mẫu sơ tuyển, hồ sơ mời sơ tuyển và mời thầu được
lập trên cơ sở vận dụng Mẫu 01 và 02.
Còn dự án áp dụng hình thức chỉ định thầu thì hồ sơ được lập dựa vào Mẫu 02, trường
hợp chỉ định thầu do chỉ có 01 nhà đầu tư có khả năng thực hiện thì bổ sung thêm nội
dung đánh giá năng lực, kinh nghiệm của Mẫu 01.
3. Chỉ số gây thiệt hại đến sức khỏe đối với ô nhiễm biển
Thông tư 26/2016/TT-BTNMT quy định tiêu chí phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi
trường biển và hải đảo và hướng dẫn phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải
đảo bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/11/2016.
Theo đó, tiêu chí về khả năng gây thiệt hại đến sức khỏe con người đối với các ô biển

được xác định như sau:
- Tuyến hàng hải; khu cảng dầu khí ngoài khơi; khu vực có hoạt động nhận chìm chất nạo
vét, bùn thải: 4,0 Isk
- Khu vực có hoạt động nhận chìm carbon dioxide (CO2), các chất hữu cơ có nguồn gốc
tự nhiên, các chất địa chất trơ và chất vô cơ: 2,0 Isk
- Khu vực có các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển có nguy cơ gây ra sự cố
tràn dầu, hóa chất độc; có hoạt động nhận chìm các chất thải từ thủy sản hoặc các chất
thải phát sinh từ hoạt động chế biến thủy sản: 3,0 Isk
- Các khu vực, loại hình hoạt động khác trong ô biển: 0,1 Isk
4. Quy trình lập danh mục văn bản hướng dẫn luật của NHNN


Từ ngày 15/11/2016, Thông tư 27/2016/TT-NHNN hướng dẫn trình tự, thủ tục xây dựng,
ban hành văn bản quy phạm pháp luật của NHNN Việt Nam bắt đầu có hiệu lực.
Theo đó, quy trình lập danh mục văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh do NHNN chủ
trì soạn thảo như sau:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày luật, pháp lệnh được thông qua, Vụ Pháp
chế phải rà soát, lập dự thảo danh mục văn bản quy định chi tiết theo Điểm a, b Khoản 1
Điều 28 Nghị định 34/2016/NĐ-CP ;
- Dự thảo phải dự kiến phân công đơn vị chủ trì soạn thảo và gửi lấy ý kiến các đơn vị có
liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước;
- Đơn vị được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn tối đa 03
ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị tham gia ý kiến;
- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày luật, pháp lệnh được thông qua, Vụ Pháp chế nghiên
cứu tiếp thu và hoàn thiện dự thảo danh mục văn bản quy định chi tiết trình Thống đốc ký
gửi Bộ Tư pháp.




×