Tải bản đầy đủ (.pdf) (202 trang)

Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người phù lá ở tây bắc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 202 trang )

0
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG THỊ ĐÀO

NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ TRÊN TRANG PHỤC
CỦA NGƢỜI PHÙ LÁ Ở TÂY BẮC VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Hà Nội, 2016


1
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG THỊ ĐÀO

NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ TRÊN TRANG PHỤC
CỦA NGƢỜI PHÙ LÁ Ở TÂY BẮC VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Chuyên ngành: Văn hoá dân gian
Mã số: 60 22 01 30

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC


1. PGS. TS. Trƣơng Thị Minh Hằng
2. PGS. TS. Nguyễn Văn Dƣơng

Hà Nội, 2016


II

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án “ Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người
Phù Lá ở Tây Bắc Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi… Các số liệu
thống kê, kết quả nghiên cứu đƣợc sử dụng trong luận án là trung thực.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2016

Tác giả luận án

Hoàng Thị Đào


III

LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, tôi xin trân trọng cám ơn Ban Lãnh đạo cùng toàn thể quý
thầy cô - những nhà khoa học của Học viện Khoa học Xã hội, Ban giám hiệu
Trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam - Viện Mỹ thuật cùng các bè bạn đồng
nghiệp… đã tạo điều kiện, giúp đỡ trong quá trình học tập để tôi có thể hoàn
thành luận án.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cố PGS. TS. Trƣơng Thị

Minh Hằng và PGS. TS. Nguyễn Văn Dƣơng là những thầy cô tận tâm hƣớng
dẫn, chỉ dạy giúp đỡ tôi hoàn thành cuốn luận án này.
Trong quá trình nghiên cứu và trình bày luận án chắc không tránh khỏi
thiếu sót, kính mong các nhà khoa học, quý thầy cô chỉ dạy thêm để giúp tôi
mở rộng kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong công việc nghiên cứu
và công tác sau này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng

năm 2016

Tác giả luận án

Hoàng Thị Đào


IVV

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
ĐH:

Đại học

GS:

Giáo sƣ

H:

Hình


HN:

Hà Nội

Nxb:

Nhà xuất bản

PGS:

Phó giáo sƣ

PL:

Phụ lục

TS:

Tiến sĩ

VH:

Văn hóa

VHDG:

Văn hóa Dân gian

VHDT:


Văn hóa Dân tộc

VHTT:

Văn hóa Thông tin

VHNT:

Văn hóa Nghệ thuật


V

MỤC LỤC
Trang
Mở đầu ..................................................................................................................... 1
Nội dung .................................................................................................................. 7
Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cở sở lý luận ............................ 7
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................. 7
1.2. Cơ sở lý luận khoa học .................................................................................... 19
1.3. Những vấn đề chung về tộc ngƣời Phù Lá .................................................. 30
Tiểu kết ................................................................................................................... 35
Chƣơng 2: Ngƣời Phù Lá và quá trình chế tác trang phục ........................... 36
2.1. Vài nét về lịch sử tộc ngƣời ............................................................................ 36
2.2. Một số thực hành văn hóa tiêu biểu .............................................................. 45
2.3. Quy trình tạo trang phục ................................................................................ 52
2.4. Văn hóa trang phục của ngƣời Phù Lá ......................................................... 61
Tiểu kết ................................................................................................................... 67
Chƣơng 3: Đặc trƣng mỹ thuật trên trang phục truyền thống của

ngƣời Phù Lá ở Tây Bắc ...................................................................................... 69
3.1. Đặc trƣng về tạo dáng trang phục của nguời Phù Lá .................................... 69
3.2. Đặc trƣng về trang trí trên trang phục của ngƣời Phù Lá .............................. 80
3.3. Mối quan hệ đối sánh trong trang trí trang phục ngƣời Phù Lá ....................100
Tiểu kết ...................................................................................................................107
Chƣơng 4: Một số vấn đề bàn luận ....................................................................110
4.1. Bàn luận về ý nghĩa biểu tƣợng của trang phục ............................................110
4.2. Bàn luận về ý nghĩa của màu sắc, bố cục hoa văn trong đời sống tộc
ngƣời. .......................................................................................................................116


VI

4.3. Bàn luận về ý nghĩa của biểu tƣợng hoa văn ................................................121
4.4. Bàn luận về những thay đổi trong trang trí trang phục của ngƣời Phù Lá ......127
Tiểu kết ...................................................................................................................143
Kết luận ..................................................................................................................144
Chú thích ................................................................................................................150
Danh mục các công trình đã công bố của tác giả liên quan đến đề tài
luận án.....................................................................................................................155
Tài liệu tham khảo ................................................................................................156
Phụ lục ....................................................................................................................166


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia có hơn 54 tộc ngƣời, trong đó Phù Lá là một
dân tộc ít ngƣời cƣ trú chủ yếu ở các tỉnh vùng núi phía Tây Bắc. Ở Tây Bắc,

ngƣời Phù Lá có hai nhóm địa phƣơng là Pu La và Xá Phó tập trung nhất là ở
tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu.
Hiện nay trong quá trình hội nhập kinh tế, văn hóa… toàn cầu, vấn đề
nghiên cứu bản sắc văn hoá, nghệ thuật trang trí trên trang phục truyền thống
của ngƣời Phù Lá, việc xác định văn hoá của tộc ngƣời trong cộng đồng dân
tộc anh em và trong quá trình hội nhập biến đổi là việc làm cần thiết.
Trang phục của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, Việt Nam có
những sắc thái văn hoá riêng biệt. Ở ngƣời Phù Lá cũng vậy, nghệ thuật trang
trí trên trang phục có nhiều hình thức biểu đạt độc đáo. Căn cứ vào trang phục
những cƣ dân đồng tộc, khác tộc có thể nhận diện; Trang phục và những biểu
hiện trang trí trên đó còn là thông điệp giúp nhận định địa bàn sinh trú của các
nhóm trong cùng tộc ngƣời.
Nghiên cứu trang phục, nghệ thuật trang trí trang phục của các tộc ngƣời
thiểu số nói riêng là việc làm cần thiết để góp phần vào tìm hiểu sắc thái văn
hoá tộc ngƣời. Căn cứ vào nghệ thuật trang trí trên trang phục, chúng ta có thể
tìm về những vấn đề liên quan đến phong tục tập quán, môi trƣờng sống, tƣ
duy thẩm mỹ, tâm thức… của ngƣời Phù Lá.
Vấn đề nghiên cứu văn hoá tộc ngƣời Phù Lá ở Việt Nam đã có nhiều
học giả, các nhà khoa học nghiên cứu nhƣng về nghệ thuật trang trí trên trang
phục của ngƣời Phù Lá thì chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng
thể và chuyên sâu.


2

Trong bối cảnh hiện nay, văn hoá dân gian các tộc ngƣời đang là những
giá trị góp phần giữ gìn bản sắc của họ, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã
hội và đời sống tinh thần của ngƣời dân mà nổi bật là phát triển kinh tế trong
văn hoá và văn hoá trong kinh tế tộc ngƣời, du lịch cộng đồng, du lịch sinh
thái… Đó là những lý do cấp thiết để chúng tôi lựa chọn “Nghệ thuật trang trí

trên trang phục của người Phù Lá ở Tây Bắc Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Tổng hợp tƣ liệu một cách có hệ thống về nghệ thuật trang trí trang
phục các nhóm Phù Lá để phác dựng nên những nét đặc trƣng trong trang trí
trang phục của ngƣời ở Tây Bắc Việt Nam.
- Nghiên cứu các mẫu hoạ tiết, đồ án trang trí, mô típ hoa văn, cách thức
dệt vải, may vá cũng nhƣ tìm hiểu ý nghĩa biểu tƣợng trong trang trí trên trang
phục của ngƣời Phù Lá.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Góp phần bảo tồn văn hoá tộc ngƣời, khai thác những giá trị mỹ thuật,
văn hoá, giá trị kinh tế trong văn hoá và văn hoá trong kinh tế của tộc ngƣời.
Trên cơ sở nghệ thuật trang trí trên trang phục xác định giá trị nghệ
thuật, giá trị văn hóa, cảm quan thẩm mỹ trong đời sống và tâm thức của tộc
ngƣời Phù Lá.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghệ thuật trang trí trên trang phục truyền thống của các nhóm trong tộc
ngƣời Phù Lá ở Tây Bắc Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu


3

Nhóm Pu La và nhóm Xá Phó
Về không gian: Vùng Tây Bắc gồm các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu,
Điện Biên. Trong đó chủ yếu tập trung ở Lào Cai; cụ thể có một số huyện
nhƣ: Cam Đƣờng, Văn Bàn, Bảo Thắng, Sa Pa, Bắc Hà, Mƣờng Khƣơng…
Về thời gian: Trang phục đƣợc ngƣời dân sử dụng và lƣu giữ từ khoảng
những năm 70 của thế kỷ XX đến 2015.

4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Để thực hiện luận án này chúng tôi sử dụng phƣơng pháp luận khoa học
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Phƣơng pháp luận
khoa học chuyên ngành về văn hoá, nghệ thuật, dân tộc…, để nghiên cứu
những nét cá biệt, đặc trƣng trong nghệ thuật trang trí trên trang phục, văn hoá
trang phục của tộc ngƣời Phù Lá, để xử lý linh hoạt các nguồn thông tin khác
nhau tạo sự logic khoa học trong suốt quá trình luận giải các vấn đề luận án.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điền dã dân tộc học là phƣơng pháp đƣợc áp dụng chủ
yếu trong luận án. Chúng tôi tiến hành khảo sát điền dã để nhìn nhận đánh giá
về địa bàn cƣ trú, đời sống văn hoá... trực tiếp quan sát, ghi chép các đặc điểm
trên trang phục đƣợc ngƣời dân mặc trong đời sống thƣờng ngày, trong điều
kiện thiên nhiên và môi trƣờng cƣ trú. Quan sát, tham dự vào một số thực
hành văn hóa nhƣ: Lễ hội, nghi lễ của đồng bào. Tìm hiểu trang phục, vị trí,
vai trò của trang trí trên trang phục, công năng sử dụng, ý nghĩa của trang
phục trong đời sống, trong tâm thức của tộc ngƣời. Tìm hiểu ý nghĩa của các
biểu tƣợng, mô típ hoa văn, màu sắc trong quan niệm của mỗi nhóm và trong
sử dụng trang trí trên trang phục của ngƣời Phù Lá...


4

Kết hợp các thao tác đo vẽ, chụp ảnh các dạng mẫu hoa văn hình dáng
trang phục lúc động (khi đang mặc), lúc tĩnh (trải chụp cắt lớp các mảng trang
trí, mô típ hoa văn…) giúp cho việc phân loại trang phục theo nhóm và phân
tích những đặc điểm nghệ thuật của luận án.
Tổng hợp, thu thập tư liệu: Trong quá trình nghiên cứu để thực hiện luận
án, nghiên cứu sinh thu thập các tƣ liệu văn bản, tƣ liệu lƣu trữ bằng hiện vật
ở các bảo tàng, tƣ liệu hình ảnh, DVD, tƣ liệu từ các học giả đã nghiên cứu về

ngƣời Phù Lá để có cái nhìn tổng thể về đối tƣợng nghiên cứu. Từ đó lên kế
hoạch chi tiết cho các chuyến điền dã nhƣ: Thời gian thực địa, lựa chọn đối
tƣợng phỏng vấn, lập hệ thống câu hỏi phỏng vấn…
- Phương pháp phân tích, chứng minh và so sánh, trong đó phƣơng pháp
phân tích nghệ thuật học và chứng minh đƣợc áp dụng chủ yếu ở chƣơng 3 để
làm rõ những đặc trƣng mỹ thuật trên trang phục - sắc thái riêng của ngƣời
Phù Lá. Cụ thể là phân tích hình dáng của trang phục (tạo dáng), đƣờng nét,
màu sắc, bố cục, hoa văn; chứng minh giá trị đặc thù của văn hóa tộc ngƣời
qua trang trí trang phục.
- Phương pháp so sánh thống kê đƣợc áp dụng để đối sánh sự tƣơng
đồng, khác biệt giữa các đồ án trong trang trí, giữa các hoa văn, bố cục, giữa
các nhóm trong tộc ngƣời. Ngoài ra, so sánh khảo tả đƣợc áp dụng để định
hình các phƣơng thức tạo tác trang phục của các nhóm. Do đặc điểm trang
phục của mỗi nhóm có những yếu tố nghệ thuật đặc thù, vừa có điểm tƣơng
đồng, vừa có nét khác biệt. Để tránh lặp lại sự lẫn lộn về trang phục của hai
nhóm nhƣ đã có ở một số tƣ liệu cũ, khi trình bày chúng tôi phân trang phục
theo hai nhóm Pu La và Xá Phó. Kết hợp đối chiếu với những biến đổi của
trang phục trong giai đoạn hiện nay: So sánh cùng lịch đại các mẫu nghiên
cứu giữa các vùng thực địa. Đối chiếu giữa các tài liệu đã xuất bản với tài liệu
ghi chép từ thực tế quan sát, qua mô tả, kể lại của ngƣời dân... từ đó thống kê


5

các vấn đề liên quan, giải quyết các câu hỏi nghiên cứu và nhiệm vụ luận án
đề ra.
Đây là những phƣơng pháp đặc biệt quan trọng đối với việc thực hiện
luận án, bởi chỉ từ các tƣ liệu thực tế và cụ thể mới giải quyết tốt đƣợc nội
dung mà luận án đề ra.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu về nghệ thuật trang
trí trên trang phục của cả hai nhóm địa phƣơng Phù Lá.
- Xây dựng những khái niệm, giới thuyết khoa học về nghệ thuật trang trí
trên trang phục.
- Trên cơ sở những đặc trƣng nghệ thuật trang trí của trang phục để tìm
hiểu phong tục tập quán và những thực hành văn hóa xã hội trong tộc ngƣời.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Tổng hợp có hệ thống tƣ liệu về nghệ thuật trang trí trên trang phục của
ngƣời Phù Lá ở Tây Bắc Việt Nam.
- Xác định những giá trị nghệ thuật trang trí trên trang phục của ngƣời
Phù Lá. Giải mã các biểu tƣợng dùng trang trí trên trang phục để tìm hiểu bản
sắc, văn hóa tộc ngƣời.
6.2. Về mặt thực tiễn
- Nghiên cứu của luận án góp phần bảo tồn, gìn giữ những yếu tố văn
hoá truyền thống, những giá trị thẩm mỹ của ngƣời Pu La và Xá Phó.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm nguồn tƣ liệu tham khảo cho
các nhà quản lý văn hoá, du lịch trong vấn đề bảo tồn, phát huy bản sắc truyền
thống, phát triển kinh tế trong văn hoá đặc thù của dân tộc…


6

7. Cơ cấu của luận án
Toàn bộ luận án (195 trang), gồm 4 chƣơng, phần mở đầu (6 trang), kết
luận (6 trang); phần chú thích, tài liệu tham khảo và phụ lục (46 trang).
Nội dung chính của đề tài nghiên cứu gồm bốn chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý luận
(29 trang)
Chuơng 2: Ngƣời Phù Lá và quá trình chế tác trang phục (33 trang)

Chuơng 3: Đặc trƣng mỹ thuật trên trang phục truyền thống của ngƣời
Phù Lá ở Tây Bắc (41 trang)
Chƣơng 4: Một số vấn đề bàn luận (34trang)


7

Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu về tộc người và thành phần dân tộc
Ở nƣớc ta, việc tiếp, cận nghiên cứu từ nhiều hƣớng về dân tộc Phù Lá
cho đến thời điểm này vẫn còn nhiều hạn chế. Từ năm 1945 trở về trƣớc, ở
trong nƣớc chƣa có một công trình nào. Trong công trình nghiên cứu tác giả
Đỗ Đức Lợi có dẫn: Sách Kiến văn tiểu lục từ thế kỷ XVIII của Lê Quý Đôn
đã nhắc đến một tộc ngƣời có tên gọi “Phổ” [39, tr.37] - một trong những tên
gọi của ngƣời Phù Lá. Mãi đến năm 1924, trong trang 185 của cuốn Les
races du Haul - Tonkin de Phong Thổ à Lạng Sơn đƣợc tác giả ngƣời Pháp
M.Abadie có nhắc đến tên “Lao Pạ” - là tên tự gọi trong nhóm địa phƣơng
của ngƣời Phù Lá.
Thực tế, trƣớc năm 1954, chúng ta chƣa thể xác minh đƣợc có bao nhiêu
dân tộc ở Việt Nam. Trƣớc tình hình đó, năm 1960, Uỷ ban Dân tộc của
Chính phủ (Uỷ ban Dân tộc và miền núi) đã công bố bản danh mục các thành
phần dân tộc ở nƣớc ta gồm 60 dân tộc. Tại thời điểm ấy, miền Nam còn
thuộc chế độ nguỵ quyền và các phƣơng pháp điều tra, khảo sát, tiêu chí…
chƣa thực sự phù hợp, còn nhiều bất cập, hạn chế.
Những năm 70 của thế kỷ XX, khi xác định lại các thành phần dân tộc
việc nghiên cứu về ngƣời Phù Lá đƣợc thực sự quan tâm hơn. Đó là việc dựa
trên quan niệm chính của các nhóm địa phƣơng Phù Lá và các dân tộc láng

giềng về sự đồng nhất giữa các nhóm, các nhà khoa học nhiều lĩnh vực đã
cùng tiến hành điều tra nghiên cứu.
Năm 1973, tác giả Phạm Đức Dƣơng khi nghiên cứu: Một vài cứ liệu
ngôn ngữ về sự thân thuộc giữa các tộc người thuộc nhóm Tạng - Miến ở Bắc


8

Việt Nam [tr.64-67] đã phân loại tiếng nói của một số nhóm ở các địa phƣơng
để tìm sự giống và khác nhau nhƣ tiếng nói của nhóm Xá Phó ở Bảo Thắng
giống với nhóm Phù Lá ở Bát Xát... Cũng trong năm 1973, tác giả Nguyễn
Văn Huy với Bước đầu tìm hiểu mối quan hệ tộc người giữa hai nhóm Phù
Lá, Xá Phó [tr.69-71] đã nêu, phân tích tên gọi và cấu tạo tên gọi của hai
nhóm. Trong bài viết có đƣa tên bà Hoàng Thị Thá - đại biểu Quốc hội ngƣời
Xá Phó khẳng định ngƣời Phù Lá và Xá Phó chỉ là một dân tộc.
Năm 1975, hai tác giả Lục Bình Thuỷ - Nông Trung trong bài viết Người
Phù Lá ở Lào Cai [tr.73-80] đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa ngƣời Phù Lá
và Xá Phó ở tỉnh Lào Cai qua các vấn đề về dân số, địa vực cƣ trú, tên gọi và
tên tự gọi, lịch sử di cƣ của các nhóm, ngôn ngữ, văn hoá. Đặc biệt, trong quá
trình điền dã, họ đã tìm hiểu ký ức của đồng bào có đến mƣời nhóm Phù Lá
trong đó có sáu nhóm ở Lào Cai là: Phù Lá Hoa (Hoa Phù Lá) ở A Lù; Phù Lá
Đen (Hờ Phù Lá) ở Lùng Phình, Nà Xỉn; Phù Lá Hán (Hản Phù Lá) chủ yếu ở
Lùng Phình; La Phú Phù Lá ở Lùng Chin huyện Bắc Hà; Chù Lá Phù Lá ở
Lùng Phình huyện Bắc Hà; Phù Lá Trắng (Pờ Phù Lá) ở huyện Mƣờng
Khƣơng. Hai tác giả cho biết tại thời điểm nghiên cứu có ba nhóm rõ ràng là
Phù Lá Hoa, Phù Lá Đen và Phù Lá Hán và “tỉnh Lào Cai đƣợc chọn làm địa
phƣơng nghiên cứu giữa mối quan hệ của ngƣời Phù Lá và Xá Phó bởi lẽ đây
có đủ các nhóm ngƣời để so sánh (trừ các nhóm không ở Việt Nam) mà các
tỉnh khác không có”. Hiện nay thành phần nhóm của dân tộc này đã có sự
thay đổi. Tuy nhiên, Lào Cai vẫn là một tỉnh có đông đảo các nhóm Phù Lá và

có dân số Phù Lá cao nhất nhƣng theo chúng tôi khảo sát nhóm Phù Lá Hán
và Phù Lá Đen đã sát nhập làm một. Do đó, trên thực tế chỉ còn hai nhóm Xá
Phó và Pu La. Phần nhận xét cuối, tác giả Lục Bình Thuỷ và Nông Trung cho
rằng ngƣời Xá Phó và Phù Lá có mối quan hệ nhất định với nhau… và là một
dân tộc nên để tộc danh là Phù Lá là hợp lý.


9

Năm 1978, trong ấn phẩm Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh
phía Bắc) của Viện Dân tộc học, các nhà khoa học cũng nhận định rõ đây là
một cộng đồng ngƣời (một dân tộc) gồm nhiều nhóm địa phƣơng. Mỗi nhóm
vẫn tồn tại một hay nhiều tên gọi hoặc tên tự gọi khác nhau nhƣng các tên gọi
ấy chƣa thể đại diện cho cả tộc ngƣời. Vì thế tên gọi Phù Lá là tên gọi chung
bao quát cho tất cả các nhóm.
Năm 1979, trong bản thông kê Danh mục thành phần các dân tộc ở Việt
Nam đã công nhận dân tộc Phù Lá có bốn nhóm địa phƣơng chính là Xá Phó
(Phù Lá Lão), Phù Lá Đen, Phù Lá Hán và Phù Lá Hoa - họ là một trong 54
dân tộc anh em đang sinh sống trên lãnh thổ của Việt Nam. Dân tộc Phù Lá và
các dân tộc Hà Nhì, Lô Lô, La Hủ, Si La, Cống đƣợc xếp vào nhóm ngôn ngữ
Tạng - Miến, ngữ hệ Hán - Tạng.
1.1.2. Nghiên cứu về trang phục, văn hoá tộc người
Sau chiến tranh biên giới việc nghiên cứu về ngƣời Phù Lá dƣờng nhƣ bị
gián đoạn. Những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, nhóm Phù Lá Hoa đã
chuyển dịch sang Trung Quốc; Nhóm Phù Lá Đen có hiện tƣợng sát nhập vào
nhóm Phù Lá Hán. Về cơ bản, nƣớc ta chỉ còn hai nhóm địa phƣơng Xá Phó
(Phù Lá Lão) và Pu La (Phù Lá Hán). Do sự di chuyển xáo trộn của các nhóm
địa phƣơng nên các ấn phẩm đƣợc xuất bản về ngƣời Phù Lá ở giai đoạn này
không nhiều. Tác giả Thái Bá Đồng (1981) với “Đôi nét về quan hệ xã hội,
dòng họ và hôn nhân gia đình của ngƣời Xá Phó ở Bảo Thắng (Hoàng Liên

Sơn)”, Sưu tập Dân tộc học, tr.54-57. Năm 1982, Doãn Thanh đã sƣu tầm và
biên soạn về Truyện cổ của người Phù Lá, Nxb Văn Hoá, Hà Nội. Vì dân tộc
Phù Lá không có chữ viết và những câu chuyện đƣợc ghi chép lại qua những
lời kể của ngƣời già. Có thể coi ấn phẩm là tác phẩm văn học dân gian của
ngƣời Phù Lá.


10

Đến những năm 90 của thế kỷ XX, các công trình nghiên cứu về ngƣời
Phù Lá đã xuất hiện nhiều hơn. Năm 1994, Giữ gìn phát huy tái bản Văn hoá
các dân tộc ở Tây Bắc có bài viết “Văn hoá Xá Phó trong nền văn hoá các dân
tộc Yên Bái” của tác giả Phạm Tuất. Năm 1995, Xuân Mai, “Múa dân gian
của dân tộc Xá Phó”, Tạp chí Văn hoá dân gian, (4), tr.29-34. Tác giả viết về
các khuôn múa của ngƣời Xá Phó. Tác giả mô tả các động tác chân, tay và đội
hình di chuyển của từng điệu múa… Từ các điệu múa tác giả đã giới thiệu sơ
lƣợc về trang phục của đồng bào. Tác giả Mai Thanh Sơn (1995) với chuyên
khảo “Một vài tƣ liệu lịch sử ngƣời Phù Lá (qua việc tìm hiểu tộc danh)”, Tạp
chí Dân tộc học, (3), tr.58-64 đã đề cập đến “sự xuất hiện của ngƣời Phù Lá ở
Việt Nam với tƣ cách là một dân tộc học có đặc trƣng văn hoá riêng”. Trong
nghiên cứu, khi tìm hiểu, phân tích tộc danh của hai nhóm Xá Phó (Phù Lá
Lão) và Phù Lá (Phù Lá Hán), tác giả cho rằng họ có quan hệ với hai nhóm
“Lục Mễ”, “Phác Thích” là tên gọi trong 20 tên gọi thuộc thổ ngữ (20 nhóm)
khác nhau của dân tộc Di ở Trung Quốc.
Từ những cứ liệu về ngôn ngữ và nhất là về tộc danh, chúng tôi cho rằng các
nhóm Phù Lá ở Bắc Việt Nam có thể đƣợc tách ra từ hai nhóm địa phƣơng của
dân tộc Di hiện đang phân bố chủ yếu ở nam Trung Quốc [tr.60].

Phần trang phục đƣợc đề cập:
… căn cứ vào đặc điểm trên trang phục phụ nữ - mặc áo có thả một dải vải có

trang trí hoa văn ở phía sau - mà gọi là “Nhìu Vây Pa Phù Lá” tức “Phù Lá
Đuôi Trâu” [tr. 58] và … Hoa Phù Lá chỉ là một cách gọi khác đối với ngƣời
Phù Lá Lão căn cứ theo đặc điểm trang phục của họ mà thôi [tr.59].

Tác giả có nhận xét:
Tuy nhiên, sự khác biệt trong các đặc trƣng văn hoá của hai nhóm cũng là một
thực tế không thể phủ nhận đƣợc. Đó là kết quả của một quá trình phân hoá lâu
dài dƣới tác động của các yếu tố tự nhiên và xã hội khác nhau. Quá trình đó
(đƣơng nhiên là hiện nay chƣa kết thúc) hoàn toàn không khởi đầu mới đây trên
phạm vi lãnh thổ nƣớc ta [tr.60].


11

Năm 1997, Võ Mai Phƣơng, Vi Văn An với “Trang phục truyền thống
của ngƣời Xá Phó ở Lào Cai”, Tạp chí Văn hoá dân gian, (1), tr.37- 44. Bài
viết có khảo tả về trang phục, nêu một số hoa văn trang trí y phục, sau đó tác
giả đã đƣa ra cách nhìn nhận của mình về trang phục truyền thống và nguyên
nhân của một số biến đổi trên trang phục. Ở bài viết khác, tác giả Võ Mai
Phƣơng (1997), “Một vài nhận xét về phong cách trang trí trên trang phục Xá
Phó ở Lào Cai”, Tạp chí Dân tộc học, (1), tr.61-67. Có thể nhận thấy đây là
bài viết đầu tiên chuyên về trang phục của ngƣời Xá Phó ở Lào Cai. Tác giả
đã giới thiệu bằng hình thức mô tả một số hoa văn, màu sắc đƣợc sử dụng
trang phục. Tác giả cũng khẳng định:
Việc trang trí các thể loại hoa văn không chỉ dừng lại ở một giới hạn, góc độ
nhận thức nào đó mà nghiên cứu nó, chúng ta hiểu thêm đƣợc nền “phong hoá”
của dân tộc họ và mối quan hệ qua lại của trang phục Xá Phó với các dân tộc
cộng cƣ [tr.67].

Năm 1997, Sách Hoa văn trên vải các dân tộc Đông Bắc Bắc Bộ Việt

Nam do Diệp Trung Bình chủ biên, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. Đây là
cuốn sách viết chuyên khảo, các tác giả đã dành cả chƣơng IV để giới thiệu về
trang phục và hoa văn trang trí của hai tộc ngƣời là Lô Lô và Phù Lá thuộc
nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến nhƣng ở vùng Đông Bắc, Việt Nam. Mục II, hoa
văn trên vải dân tộc Phù Lá [tr.162-178], đã giới thiệu về hoa văn trên y phục
của nhóm Phù Lá là Phù Lá Xá Phó và Phù Lá Hoa với nhiều mẫu nghiên cứu
điển hình cho phƣơng thức trang trí hoa văn của ngƣời Phù Lá. Các mô típ
hoa văn đƣợc tác giả mô tả theo một cách chung chung nhƣ hình răng cƣa,
sóng nƣớc, hình tam giác, đƣờng thẳng khắc vạch:
+ Hoa văn hình sóng nƣớc: màu vàng trên nền đỏ, 2 phía trên dƣới là các
đƣờng viền chạy song song các mảng đồ án chính”.
+ Hoa văn hình chữ thập có hình thoi ở điểm chót đứng cạch nhau”…[tr.163]


12

Cuốn sách có giới thiệu trang phục hai nhóm địa phƣơng của dân tộc Phù
Lá; khi khảo tả các mẫu áo, yếm, váy của mỗi nhóm, tác giả đều để ảnh minh
hoạ giúp ngƣời đọc có cái nhìn cụ thể về hình mẫu hoa văn trang trí trên trang
phục của mỗi nhóm trong tộc ngƣời.
Năm 1998, Thành Thái, Xuân Mai, “Lễ hội của ngƣời Xá Phó”, Tạp chí
Dân tộc học (1), tr. 46-50. Hai tác giả giới thiệu về vai trò của ông thầy cúng
(apơ) và một số lễ hội và một số điệu múa của ngƣời Xá Phó. Nổi bật nhất là
nghi lễ quét làng “A lềnh gì pờ” (đuổi ma) đƣợc tổ chức hàng năm, “mục đích
để mọi ngƣời đƣợc bình yên, hoa màu tốt tƣơi, súc vật nuôi không bị ốm, bị
chết”. Thứ hai là lễ cơm mới “giày xí mà” để “cúng ông bà tổ tiên tạ ơn họ đã
dạy bảo cách làm ăn”. Thứ ba là lễ đuổi ma hay cúng giải hạn “a thú chin đơ”.
Khi trong nhà có ngƣời ốm nặng ngƣời Xá Phó tìm đến thầy cúng để cúng
ma. Tác giả mô tả các cách thức xem loại ma của thầy cúng, lễ vật, lời cúng
theo các loại ma. Có lẽ những nghi lễ này gắn bó với tập tục và không thể

thiếu trong vòng đời của ngƣời Xá Phó. Ở mục 3, tác giả giới thiệu về những
khuôn múa của dân tộc thông qua nhịp, động tác tạo ra các đội hình và điệu
múa khác nhau. Múa vào những ngày lễ hội đƣợc mùa, hội xuân trƣớc khi
cấm bản… là một hình thức diễn xƣớng trong lễ hội của ngƣời Xá Phó.
Năm 2000, tác giả Ngô Đức Thịnh với Trang phục cổ truyền các dân tộc
Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. Tác giả đã khái quát về trang phục
của các dân tộc ở nƣớc ta trên phƣơng diện khoa học xã hội. Ở chƣơng tám:
Phần Trang phục các dân tộc Tạng - Miến, (từ trang 158 - 170) tác giả có
những nhận xét chung và cụ thể về trang phục của từng dân tộc trong nhóm
(Hà Nhì, Lô Lô, Phù Lá, La Hủ, Cống, Si La). Phần về các nhóm dân tộc Phù
Lá tác giả có viết:
Hiện tại trong thành phần dân tộc Phù Lá có một nhóm ngƣời gọi là Xá Phó,
mà trƣớc kia ngƣời ta coi đó là một tộc ngƣời riêng biệt nhƣng nay với những


13

kết qủa nghiên cứu, trong đó có so sánh về trang phục đã gộp ngƣời Phù Lá và
Xá Phó trong một dân tộc chung [tr.165].

Khi giới thiệu chung về trang phục tác giả có nhận định: “Ở một vài địa
phƣơng vẫn thấy sắc thái nữ phục riêng, do sống xen cài với các dân tộc và
chịu ảnh hƣởng của các dân tộc láng giềng”. Cụ thể “ ở A Lù (Lào Cai) còn
có nhóm Phù Lá ăn mặc khác hẳn”… Trên thực tế, nhóm này đã di cƣ sang
Trung Quốc khoảng từ năm 1978 - 1979.
Năm 2002, Mai Thanh Sơn chủ biên, Văn hoá vật chất Người Phù Lá ở
Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. Đây là cuốn sách đƣợc tác giả dày
công nghiên cứu nhiều năm nên tƣ liệu điền dã khai thác về môi trƣờng cƣ
trú, công cụ mƣu sinh, phƣơng diện vận chuyển, văn hoá ăn uống, hình thái
cƣ trú và y phục, trang sức của ngƣời Phù Lá rất phong phú. Trong ấn phẩm

có phân tích và nhận định rõ về hai nhóm hiện tại của dân tộc Phù Lá là Pu La
và Lao Va Xơ (Xá Phó). Trong đó, phần trang phục đƣợc tiếp cận về chức
năng sử dụng và một số hệ thống hoa văn của hai nhóm. Từ phần nghiên cứu
y phục và trang sức tác giả đƣa ra nhận xét: “Có thể nói, y phục và trang sức
của ngƣời Phù Lá đã thể hiện chức năng khu biệt tộc và mỗi nhóm địa
phƣơng”…[tr.351]. Với phần kết luận, tác giả viết: “không thể phủ nhận đƣợc
một thực tế rằng, giữa hai nhóm Phù Lá đã và đang có sự khác biệt rất lớn
trong văn hoá”. Ông cho rằng có thể những sự khác biệt đó “sẽ là một trong
những cơ sở cho việc xác minh lại thành phần dân tộc khi có điều kiện”.
Năm 2003 Với Văn hoá và nếp sống Hà Nhì Lô Lô, Nxb Văn hoá, Hà
Nội. Tác giả Nguyễn Văn Huy đã nghiên cứu về nếp sống văn hoá vật chất,
tinh thần và một số phong tục tập quán, nghi lễ tín ngƣỡng, văn nghệ dân gian
của một số tộc ngƣời nhóm Tạng - Miến, trong đó có ngƣời Phù Lá. Dƣới
dạng văn hoá vật chất, trang phục đƣợc đề cập tới ở mức giới thiệu nhƣ: “Tóc
tết vấn quanh đầu”[tr.83], nhóm Phù Lá ở Bảo Thắng, Bắc Hà “đội khăn đen


14

tuyền” và nhóm ở Bát Xát “khăn vuông đen, chàm, bốn góc và giữa khăn có
tua hạt cƣờm đính múi bông đỏ, cạnh viền vải màu”[tr.84], “áo năm thân, cài
nách phải, cổ cao - tròn; vạt trong dài, may thành túi. Thân áo vừa phải; áo cài
bằng cúc vải” ”[tr.88],… Nhìn chung, tác giả không đi sâu vào phân tích,
đánh giá về trang phục cũng nhƣ nghệ thuật trang trí, văn hoá trang phục thẩm mỹ tộc ngƣời… Nhƣng trong phần lý giải về tập tục, văn nghệ dân gian
có những căn nguyên để ngƣời đọc liên hệ tới biểu trƣng của một số tộc ngƣời
và biểu tƣợng trang trí trang phục của một vài nhóm địa phƣơng.
Dƣơng Tuấn Nghĩa (2004), “Lễ đuổi ma làng “à nè gì vơ” truyền thống
của ngƣời Xá Phó ở tỉnh Lào Cai”, Nguồn sáng Dân gian (1), tr.81-83. Cũng
giống nhƣ hai tác giả Thành Thái và Xuân Mai. Tác giả mô tả về quét làng
đuổi ma: Từ các thao tác chuẩn bị của dân bản, cách thức xua đuổi ma của

đoàn đuổi ma đến lần lƣợt từng gia đình cùng những kiêng kị trong và sau ba
ngày lễ của cộng đồng Xá Phó. Các tác giả đều nêu cách làm dấu cấm ngƣời
lạ vào bản trƣớc và sau ngày đuổi ma. Đây là nghi lễ mang tính chất cộng chỉ
thực hiện ở nhóm Xá Phó - một nhóm địa phƣơng của ngƣời Phù Lá.
Đỗ Đức Lợi chủ biên (2005), Văn hoá dân tộc Phù Lá ở Việt Nam, Bảo
tàng các dân tộc Việt Nam, Thái Nguyên. Tác giả nghiên cứu trên phƣơng
diện Bảo tàng học và văn hoá dân gian về đặc điểm sinh thái nhân văn, dân
cƣ, văn hoá vật chất, văn hoá xã hội và văn hoá tinh thần của ngƣời Phù Lá
trong đó có nhóm địa phƣơng là Xá Phó và Pu La. Phần trang phục tuy đƣợc
tác giả khai thác ở dạng văn hoá vật chất nhƣng tác giả cũng nhận định:
Trang phục vừa là sự biểu hiện của văn hoá vật chất vừa biểu hiện văn hoá tinh
thần, là sản phẩm của văn hoá dân gian. Những giá trị của văn hoá trang phục
đƣợc gửi gắm vào đƣờng cắt may, màu sắc, nhất là các loại hoa văn trang trí
[tr.119 - 136].


15

Tác giả có đƣa ra nhiều nét khác biệt trong đời sống văn hoá vật chất,
tinh thần… đồng thời cũng có kiến nghị về xác định lại thành phần dân tộc.
Phần kết luận tác giả viết:
Dân tộc Phù Lá có hai nhóm địa phƣơng, tên tự gọi của nhóm Phù Lá Hán là
Pu La hay Pu La Po, còn tên tự gọi của nhóm Phù Lá Lão là Lão Va Tơ hay
Bồ Khô Pạ. Hai nhóm này tuy có chung nguồn gốc từ xa xƣa ở bên kia biên
giới, nhƣng khi họ di cƣ vào Việt Nam sớm nhất là 200 năm và muộn nhất là
100 năm đã có nhiều diện mạo văn hoá khác biệt nhau. Cả hai nhóm đều không
có chữ viết riêng. Ngƣời Phù Lá Hán nói tiếng Quan Hoả, Ngƣời Phù Lá Lão
nói tiếng Tạng - Miến. Họ ít có mối quan hệ với nhau, trong giao tiếp họ không
hiểu đƣợc tiếng nói của nhau. Hai nhóm đều không tự nhận là một dân tộc
[tr.328-329].


Trong chƣơng trình mục tiêu quốc gia về văn hoá, năm 2005, tác giả
Hoàng Sơn và tập thể Viện Văn hoá - Thông tin đã thực hiện nghiên cứu về
ngƣời Phù Lá ở Văn Yên. Đến năm 2007, đã ra mắt ấn phẩm Người Phù Lá ở
Châu Quế Thượng huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái do Hoàng Sơn chủ biên, Nxb
Văn hoá dân tộc, Hà Nội. Với tiêu chí tuyên truyền, giới thiệu ở mức độ phổ
thống nhất về các giá trị văn hoá của cƣ dân Xá Phó tại xã Châu Quế Thƣợng.
Sách mang nhiều tính thuật kể về đặc điểm tự nhiên, xã hội, kinh tế và các tập
tục, tín ngƣỡng gắn với vòng đời con ngƣời trong đó ở một số nghi lễ có sự
xuất hiện của trang phục. Đây là một tƣ liệu điền dã quý về trang phục mặc dù
nhóm tác giả không phân tích nghệ thuật trang trí trang phục nhƣng lại cho
biết giá trị tín ngƣỡng của trang phục nữ trong một số thực hành nghi lễ của
ngƣời Phù Lá (nhóm Xá Phó): “Trên vách sát mâm cúng đƣợc treo bộ quần áo
mới của phụ nữ…[tr.118]” hay “Nếu ngƣời phụ nữ chết sau chồng thì phải
mặc váy ngƣợc”[tr.145]. Tại thời điểm này nhóm tác giả cũng đã phục dựng
và ghi hình (DVD) về lễ cúng cơm mới của nguời Phù Lá ở Châu Quế
Thƣợng, Yên Bái.


16

Năm 2011, Với mục đích giới thiệu chủ yếu bằng ảnh về các hoạt động
thƣờng ngày và sinh hoạt nghi lễ của ngƣời Phù Lá với khách nƣớc ngoài và
khách du lịch trong nƣớc, cuốn Người Phù Lá ở Việt Nam do Vũ Khánh chủ
biên, Nxb Thông tấn, Hà Nội đã đƣợc in ấn bằng hai ngôn ngữ Việt - Anh.
Phần giới thiệu về ngƣời Phù Lá (do Má Thị Hà là ngƣời dân tộc Phù Lá viết)
tuy ít nhƣng kết hợp với chuỗi ảnh minh hoạ, sách đã độc giả và các nhà
nghiên cứu hiểu bao quát đƣợc cả dân tộc đặc biệt là trang phục của các nhóm
địa phƣơng.
Má Thị Hà (2004) với Tín ngưỡng và phong tục của người Xá Phó ở

Nậm Sài, Sa Pa, là luận văn thạc sĩ Văn hóa học, Viện Nghiên cứu văn hoá,
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội đã viết rất kỹ về tín ngƣỡng và
phong tục của ngƣời Xá Phó vì bản thân là ngƣời Xá Phó ở Nậm Sài, Sa Pa
nên tác giả luận văn thấm hiểu văn hoá tập tục với sự tự hào về chính quê
hƣơng mình. Năm 2009 với “Hát trong đám cƣới ngƣời Xá Phó Lào Cai”, Di
sản văn hoá các dân tộc, (6), tr.7-9. Tác giả đã kể về ngày vui trang trọng
nhất của cả một đời ngƣời Xá Phó qua cách tiếp cận theo hình thức tự sự. Bài
viết mô tả về các nghi lễ gắn liền với tục lệ dƣới dạng hát kể nhƣ: Hát đối đáp
của ông mối từ khi đến nhà gái xin đƣợc ăn hỏi đến kết thúc lễ cƣới và những
ca từ của bố mẹ cô gái hát kể về công nuôi dƣỡng, dặn dò con trƣớc khi về
làm dâu nhà ngƣời…
Năm 2013, cuốn Trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam, Nxb
Văn hóa Thông tin, Hà Nội của hai tác giả Đặng Trƣờng - Hoài Thu phát
hành. Sách giới thiệu về trang phục của 46 tộc ngƣời trong cộng đồng các dân
tộc Việt Nam, trong đó có trang phục của ngƣời Phù Lá (từ trang 261 đến
270). Ấn phẩm đề cập đến nghề dệt vải, trồng bông, trồng lanh và trang phục
của nam, nữ. Đây là sách giới thiệu về trang phục nhƣng chỉ khảo tả sơ lƣợc


17

mục đích để ngƣời đọc biết và nhận diện sơ lƣợc về trang phục của một số tộc
ngƣời trong đó có ngƣời Phù Lá.
*Từ tổng thuật tư liệu trên đây, chúng tôi rút ra một số nhận định như sau:
- Từ trƣớc năm 1954 đến năm 1979 là giai đoạn ít nghiên cứu về tộc
ngƣời Phù Lá. Các xuất bản chủ yếu nhằm xác định về ngôn ngữ, nhóm
ngành; việc nghiên cứu về nghệ thuật trang trí trên trang phục ngƣời Phù Lá
chƣa có tác giả nào nghiên cứu chuyên biệt. Một số chuyên khảo có đề cập tới
trang phục nhƣng là một phần nhỏ trong các phần phân chia nhóm ngành địa
phƣơng. Chứng tỏ trong giai đoạn này sự phân định các đặc điểm của các

nhóm, trang phục đã đƣợc dùng làm một trong những căn cứ. Có thể coi đó là
những cứ liệu rất hiếm quý viết về trang phục trong giai đoạn này. Đảng, nhà
nƣớc quan tâm, chỉ đạo đƣờng lối chính sách về các dân tộc trên lãnh thổ Việt
Nam, các nhà khoa học đã triển khai nghiên cứu về tên gọi, nhóm ngành,
ngôn ngữ, phong tục, tập quán cƣ trú… để tập trung xác định thành phần dân
tộc vào hai đợt đó là 1960 và 1979. Bản Danh mục thành phần các dân tộc ở
Việt Nam năm 1979 đƣợc chính thức ban hành và sử dụng đến hiện nay.
- Năm 1979, đã xảy ra chiến tranh biên giới Việt - Trung, một số bộ phận
ngƣời Phù Lá ở hai bên biên giới đã chuyển dịch qua lại. Do đó thành phần
dân số của dân tộc Phù Lá sau 1979 có một số thay đổi. Bốn nhóm địa
phƣơng thuộc dân tộc Phù Lá đƣợc các nhà nghiên cứu trƣớc đó và đƣợc công
nhận trong kê Danh mục thành phần các dân tộc ở Việt Nam đã thay đổi. Địa
danh cƣ trú, số nhóm địa phƣơng của tộc ngƣời thay đổi theo biến động của
xã hội. Vì vậy, chúng ta sẽ thấy trong các ấn phẩm nghiên cứu thời kỳ trƣớc
và sau này có sự chênh lệch tất yếu.
- Những năm 80 đến đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, trang phục của tộc
ngƣời Phù Lá chƣa thực sự đƣợc đặt riêng thành vấn đề nghiên cứu.


18

- Từ năm 1991 đến nay, đã có thay đổi đáng kể tác động đến dân tộc Phù
Lá đó là: Ngày 12/8/1991, Tỉnh Hoàng Liên Sơn (nơi cƣ trú đông nhất của
nhiều nhóm ngành ngƣời Phù Lá) đƣợc quyết định tách làm hai tỉnh Lào Cai
và Yên Bái. Ngày 26/11/2003 Tỉnh Lai Châu đƣợc tách làm hai tỉnh Lai Châu
và Điện Biên. Bên cạnh đó, ngƣời Phù Lá còn nhiều đợt thay đổi nơi cƣ trú
theo chính sách hạ sơn, định cƣ của Đảng và nhà nƣớc… Và việc nghiên cứu
về ngƣời Phù Lá đã thực sự đƣợc quan tâm hơn. Nhiều học giả, các nhà
nghiên cứu đã có nhiều ấn phẩm chuyên sâu về tộc Phù Lá trong đó có đề cập
trang phục của từng nhóm địa phƣơng. Khác với trƣớc đây, giai đoạn này có

sự tham gia ngày càng nhiều của các phƣơng tiện truyền thông nhƣ truyền
hình, internet… Tuy nhiên, phần trang phục tộc ngƣời thƣờng đƣợc giới thiệu
bằng hình thức mô tả nhƣng bị lẫn giữa các nhóm với nhau.
Nhìn chung, nghiên cứu về nghệ thuật trang trí trên trang phục của ngƣời
Phù Lá ở Việt Nam đƣợc các nhà nghiên cứu đề cập muộn và ít hơn: Ở dạng
bài chuyên khảo, tiểu mục... Hầu hết, nghiên cứu trang phục Phù Lá có đƣợc
nhắc đến lồng ghép trong văn hoá vật chất, văn hoá vật thể chƣa có phân tích,
đánh giá. Về đời sống văn hóa tinh thần của tộc ngƣời đƣợc nhiều công trình
nghiên cứu, đề cập, có phân tích cụ thể. Tuy nhiên nghiên cứu trang phục nhƣ
là một thực thể có tác động, có vai trò tới văn hoá tinh thần của mỗi nhóm
chƣa đƣợc khai thác. Trong lĩnh vực này trang phục mới đƣợc giới thiệu khơi
gợi ở góc độ tâm linh. Hầu nhƣ trang phục chƣa đƣợc đặt ra là một đối tƣợng
nghiên cứu cụ thể, chuyên biệt, đặc biệt là nghệ thuật trang trí trên trang phục
của ngƣời Phù Lá… Từ những kết qủa nghiên cứu trong lịch sử đã cho chúng
ta thấy trang phục tuy chƣa có sự quan tâm thấu đáo, nhƣng những nghiên
cứu đã hé lộ tâm huyết của một số nhà nghiên cứu dành cho trang phục của
dân tộc Phù Lá. Họ đã chỉ ra trang phục của từng nhóm Phù Lá ở nhiều khía
cạnh tiếp cận khác nhau. Đây là những trang tƣ liệu quý hiếm đã gợi mở, làm


×