Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Thời tiết giao mùa, cảnh giác với dịch bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.75 KB, 2 trang )

Thời tiết giao mùa, cảnh giác với dịch bệnh
Thời tiết giao mùa từ thu sang đông là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh
phát triển, dịch bệnh bùng phát và lây lan trong cộng đồng. Các dịch bệnh như Zika, sốt xuất
huyết, tay chân miệng, cúm, viêm đường hô hấp… có thể có diễn biến phức tạp, nguy cơ bùng
phát cao nếu không cảnh giác và có biện pháp phòng tránh kịp thời.

Thời gian gần đây, trung bình mỗi ngày Bệnh viện Nhi trung ương tiếp nhận khoảng 3.000 trẻ tới khám
và nhập viện.
Gia tăng số ca nhập viện
Thời gian gần đây, trung bình mỗi ngày Bệnh viện (BV) Nhi trung ương tiếp nhận khoảng 3.000 trẻ tới
khám và nhập viện, trong số đó có khoảng 35%-40% mắc các bệnh về hô hấp. Phó Giám đốc BV Trần
Minh Điển cho biết, thời tiết giao mùa thu - đông làm cho sức đề kháng ở trẻ giảm - điều kiện thuận lợi
cho bệnh hô hấp bùng phát. Bệnh nhân vào viện chủ yếu là trẻ dưới 6 tháng tuổi, đa số bị nhiễm trùng
đường hô hấp, gây viêm tiểu phế quản hoặc viêm phế quản phổi. Ở thời điểm này, những bệnh lý
mạn tính về hô hấp dễ tái phát. Trẻ càng nhỏ thì bệnh có diễn tiến càng nhanh, nên việc điều trị
thường mất thời gian, bệnh dễ tái phát và phức tạp hơn. BV đã chủ động mở thêm 1 đơn vị với 40
giường dành riêng cho các bệnh nhi vừa và nặng để hạn chế nguy cơ lây nhiễm, không phải nằm
ghép. Mặt khác, BV Nhi trung ương cũng đã có hệ thống BV vệ tinh, đã chuyển giao kỹ thuật cho BV
tuyến tỉnh, trong đó có cả kỹ thuật điều trị bệnh hô hấp. Do vậy, người dân nên cân nhắc kỹ khi cho trẻ
đến thẳng BV tuyến trung ương để tránh được tình trạng quá tải và lây nhiễm chéo.
Những ngày này, tại Khoa Nhi (BV Bạch Mai), khoảng 2/3 số trẻ vào khám là do bị viêm phổi, viêm
phế quản. Bác sĩ Nguyễn Thành Nam, Trưởng khoa Nhi cho rằng, tháng 10 là giai đoạn đỉnh điểm của
bệnh hô hấp ở trẻ. Kiểu thời tiết ngày nắng nóng, sáng và đêm se lạnh, độ ẩm trong không khí tăng
khiến sức đề kháng của trẻ giảm, số trẻ mắc bệnh hô hấp gia tăng. Có trẻ vừa điều trị viêm phổi được
một tuần, chuẩn bị xuất viện thì lại bị viêm tiểu phế quản phổi…
Còn tại BV Đa khoa Xanh Pôn, những ngày gần đây, số bệnh nhi nhập viện tăng khoảng 25%-30% so
với ngày thường. Trung bình mỗi ngày, tại đây có khoảng 700 - 800 bệnh nhân nhập viện, trong đó có
200 - 220 bệnh nhi. Khoa Nhi tổng hợp có 45 giường bệnh, ngày cao điểm phải tiếp nhận khoảng 60 65 bệnh nhi. Bên cạnh các bệnh lý liên quan đến hô hấp và tiêu hóa, BV cũng ghi nhận những ca mắc
tay chân miệng. Các bác sĩ cảnh báo, thời điểm giao mùa, bệnh tay chân miệng đang có chiều hướng
tăng cao nên phụ huynh không được lơ là với con trẻ, nhất là khi bệnh này chưa có vắc xin phòng và
thuốc điều trị đặc hiệu.


Cũng trong thời điểm này, dịch đau mắt đỏ có dấu hiệu gia tăng. Theo bác sĩ Hoàng Cương (Khoa
Khám bệnh - BV Mắt trung ương), bệnh đau mắt đỏ thường gặp vào cuối thu, rất dễ lây lan trong môi
trường tập trung đông người nên người dân cần chủ động phòng tránh, đặc biệt là tại các trường
mầm non, tiểu học.


Cần sự nỗ lực từ nhiều phía
PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, hiện có một số bệnh có
nguy cơ xâm nhập, bùng phát, đặc biệt là dịch mới nổi và dịch bệnh giao mùa thu - đông. Do vậy,
người dân không nên chủ quan với bất kỳ loại bệnh nào vì kể cả bệnh cúm thường - căn bệnh rất dễ
mắc trong giai đoạn chuyển mùa - cũng rất nguy hiểm, có thể gây tử vong. Riêng với bệnh do vi rút
Zika, dù Việt Nam liên tiếp ghi nhận các ca mắc tại một số địa phương trong thời gian gần đây nhưng
người dân không nên quá hoang mang. Lý do là bởi bệnh do vi rút Zika thường ở mức độ nhẹ, còn
nhẹ hơn cả bệnh sốt xuất huyết. Người lớn nhiễm Zika có thể khỏi sau 4-5 ngày điều trị. Bệnh được
khuyến cáo nguy hiểm với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu vì biến chứng liên quan đến chứng
đầu nhỏ (teo não) ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, trong số các bà mẹ mang thai mắc Zika, chỉ có 1-10% sinh
con mắc dị tật chứng đầu nhỏ.
Mới đây, tại hội nghị trực tuyến phòng chống dịch bệnh mùa thu - đông, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị
Kim Tiến đã yêu cầu hệ thống y tế dự phòng và điều trị tăng cường các biện pháp phòng chống dịch
bệnh trong nước, dịch bệnh ngoại nhập (như Zika, sốt rét...), cần sớm có giải pháp tháo gỡ khó khăn
trong công tác phòng chống dịch bệnh cả về nhân sự, phương tiện, thiết bị phục vụ công tác chuyên
môn và vật tư hóa chất. Mục tiêu đặt ra là ngăn chặn có hiệu quả sự bùng phát của dịch bệnh, nhất là
vào dịp cuối năm.
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho rằng, mọi nỗ lực của Ngành Y tế, chính quyền
địa phương đối với công tác phòng, chống các dịch bệnh lúc giao mùa là chưa đủ nếu thiếu sự tham
gia tích cực của người dân. Vì vậy, để phòng bệnh, mỗi người cần thực hiện đầy đủ những khuyến
cáo mà Ngành Y tế đưa ra. Cụ thể là thực hiện vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, mặc đủ ấm, ăn chín,
uống sôi, sử dụng nguồn nước sạch, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn.
Người dân cần lựa chọn các loại thực phẩm bảo đảm đầy đủ dinh dưỡng nhằm nâng cao sức đề
kháng cho cơ thể. Riêng đối với trẻ nhỏ, phụ huynh cần cho con tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch, tránh

cho trẻ tiếp xúc với người ốm. Mọi người cần thường xuyên theo dõi sức khỏe, khi bị bệnh thì cần đến
ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Người dân tuyệt đối không được tự ý mua
thuốc để điều trị tại nhà, nhất là với thuốc kháng sinh.



×