Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Hướng dẫn “xây dựng và phê duyệt đề án phát triển nhân lực của ngành, đơn vị, địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.37 KB, 9 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Cà Mau, ngày 24 tháng 02 năm 2014

BÁO CÁO

NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN

- Tên sáng kiến: Hướng dẫn “xây dựng và phê duyệt Đề án phát
triển nhân lực của ngành, đơn vị, địa phương”.

- Lĩnh vực: Sáng kiến trong công tác quản lý quy hoạch phát triển
nguồn nhân lực của tỉnh Cà Mau
- Tên người thực hiện: Nguyễn Chí Thiện
- Chức vụ: Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau
- Thời gian đã triển khai thực hiện: Từ năm 2013 đến nay
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến
Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020, Đảng
ta xác định “Phát triển nhanh nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất
lượng cao...” là một trong ba đột phá chiến lược. Trong bối cảnh hội nhập kinh
tế quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng như hiện nay thì nhân lực là một
trong những nhân tố cơ bản quyết định đến sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi


ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế. Để làm cơ sở cho việc phát triển nhanh
nguồn nhân lực, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển nhân
lực Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020 (Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày
19/4/2011) và Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020
(Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011.
Thực hiện Chiến lược và Quy hoạch phát triển nhân lực của trung ương,


tỉnh Cà Mau đã tiến hành triển khai xây dựng và phê duyệt Quy hoạch phát
triển nhân lực của tỉnh giai đoạn 2011 – 2020. Để làm cơ sở cho việc triển khai
thực hiện quy hoạch một cách đồng bộ, hiệu quả, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ
đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành
phố Cà Mau xây dựng Đề án phát triển nhân lực của ngành, đơn vị, địa phương
mình để cụ thể hóa việc triển khai thực hiện và góp phần thực hiện thành công
Quy hoạch chung của tỉnh. Tuy nhiên, đến hết quý I năm 2013 chưa có đơn vị,
địa phương nào xây dựng Đề án phát triển nhân lực của ngành, đơn vị, địa
phương mình; nguyên nhân theo báo cáo của các đơn vị là do đây là một loại
đề án mới mẽ nhưng không có hướng dẫn thống nhất nên các đơn vị gặp khó
khăn, lúng túng trong thực hiện. Vì vậy, việc ban hành nội dung hướng dẫn
“xây dựng và phê duyệt Đề án phát triển nhân lực của ngành, đơn vị, địa
phương” là rất cần thiết.
Với trách nhiệm là cơ quan chủ trì tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh
trong việc triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh, Sở Kế
hoạch và Đầu tư đã chủ động tham mưu đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành
2


nội dung hướng dẫn “xây dựng và phê duyệt Đề án phát triển nhân lực của
ngành, đơn vị, địa phương” và đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh thống nhất nội
dung, đồng thời giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các cơ quan, đơn
vị, địa phương thực hiện.
Qua nội dung hướng dẫn của Sở Kế hoạch và Đầu tư đã giúp cho các sở,

ban, ngành, đơn vị biết được nhưng cơ quan nào phải thực hiện xây dựng đề
án phát triển nhân lực, cơ quan nào chỉ cần xây dựng kế hoạch; nội dung đề
án, kế hoạch được lập bao gồm những phần nào; thời gian, quy trình lập,
thẩm định, phê duyệt đều được nêu rất rõ trong nội dung hướng dẫn.
2. Phạm vi triển khai thực hiện

Triển khai đến tất cả các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Uỷ ban nhân
dân các huyện, thành phố Cà Mau.

3. Mô tả sáng kiến:
a) Tìm hiểu nguyên nhân hạn chế:
Được Giám đốc Sở phân công phụ trách lĩnh vực văn hoá – xã hội,
trong đó có việc tham mưu triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển nhân
lực, đồng thời vừa là thành viên Ban chỉ đạo thực hiện Quy hoạch phát triển
nhân lực tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 – 2020 theo Quyết định của Uỷ ban
nhân dân tỉnh. Qua công tác theo dõi việc triển khai thực hiện sau khi Quy
hoạch được duyệt, thì thấy đa số các sở, ban, ngành, đơn vị đều chưa xây
3


dựng Đề án, kế hoạch phát triển nhân lực của ngành, đơn vị mình, do một số
nguyên nhân chủ yếu sau:
- Theo Quyết định số 1718/QĐ-UBND ngày 04/12/2012 của Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch
phát triển nhân lực tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 – 2020 và đẩy mạnh đào tạo
theo nhu cầu phát triển của xã hội giai đoạn 2011 – 2015 thì các sở, ngành,
đơn vị có liên quan phải xây dựng Đề án phát triển nhân lực giai đoạn 2011
– 2020 của sở, ngành, đơn vị mình, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phê
duyệt để tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, đến hết quý I năm 2013, các sở, ban,
ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các địa phương vẫn chưa triển khai thực hiện do
chưa xác định được đơn vị nào phải lập đề án, đơn vị nào phải lập kế hoạch,
đơn vị nào không phải lập.
- Về nội dung đề án và kế hoạch: do đây là loại quy hoạch, đề án mới
triển khai lần đầu ở tỉnh (các tỉnh khác chưa thực hiện quy hoạch, đề án của
ngành, đơn vị nên không thể tham khảo) nên các ngành, đơn vị chưa xác
định được việc xây dựng đề án và kế hoạch phải bao gồm những nội dung

gì; mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển nhân lực chỉ lập cho sở, đơn
vị, địa phương mình hay lập cho toàn ngành; chưa xác định được nhân lực
cần lập kế hoạch, giải pháp đào tạo phát triển thuộc đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức ngành, địa phương mình hay bao gồm cả lực lượng lao động
ngoài xã hội.
4


- Trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm của các địa
phương chưa lồng ghép nội dung quy hoạch và kế hoạch phát triển nhân lực.
Do chưa lập được đề án, kế hoạch phát triển nhân lực nên các ngành, địa
phương chưa đánh giá được chính xác hiện trạng chất lượng nguồn nhân lực
của ngành, địa phương mình để từ đó lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng một
cách cụ thể chính xác, khoa học. vấn đề trên đã phần nào ảnh hưởng đế chất
lượng trong công tác phát triển nguồn nhân lực của tỉnh nói chung và của
từng ngành, địa phương nói riêng.
b) Sáng kiến, đề xuất nội dung hướng dẫn các sở, ban, ngành, địa
phương lập đề án, kế hoạch phát triển nhân lực.
- Về xác định đơn vị lập đề án, kế hoạch:
+ Xác định đơn vị phải xây dựng quy hoạch, đề án hoặc kế hoạch
phát triển nhân lực, theo đó tất cả các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các
huyện, thành phố Cà Mau tiến hành xây dựng Đề án phát triển nhân lực của sở,
ban, ngành, địa phương mình; các cơ quan đảng, tổ chức chính trị xã hội và các
đoàn thể, xây dựng kế hoạch nhu cầu nhân lực đến năm 2020, . . .

+ Xác định cụ thể cơ quan nào lập đề án phát triển nhân lực đáp
ứng nhu cầu phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế;
+ Xác định cơ quan nào phải xây dựng đề án, kế hoạch phát triển
nhân lực theo hương dẫn của cơ quan cấp trên.


5


- Về nội dung hướng dẫn: Quy định chi tiết nội dung từng phần phải có
trong đề án, kế hoạch phát triển nhân lực như: sự cần thiết phải xây dựng đề án,
nêu thực trạng nguồn nhân lực, đinh hương nhu cầu nhân lực đến năm 2020,
những giải pháp phát triển nhân lực,… để làm cơ sở để các ngành, đơn vị, địa
phương vận dụng xây dựng Đề án, kế hoạch phát triển nhân lực phù hợp với
đặc điểm riêng của từng đơn vị.
- Thời gian, quy trình lập, tổ chức thẩm định, phê duyệt Đề án phát triển
nhân lực: Nội dung này hướng dẫn rõ đơn vị nào phải thành lập hội đồng và tổ
chức họp thẩm định; quy định cụ thể thành viên hội đồng, uỷ viên phản biện.
đòng thời cũng quy định rõ nhưng trương hợp không tổ chức họp thẩm định thì
phải lấy ý kiến cơ quan nào, trước khi phê duyệt; quy định cụ thể thời gian tổ
chức thẩm định, lấy ý kiến và phê duyệt quy hoạch.

c) Vận dụng trong năm 2013 và các năm tiếp theo:
- Sau khi có hướng dẫn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ban,
ngành cấp tỉnh và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau đã tiến
hành xây dựng Đề án, kế hoạch phát triển nhân lực của ngành, địa phương
mình. Đến nay đã có khoảng 50% đơn vị xây dựng và phê duyệt đề án hoặc
kế hoạch phát triển nhân lực của ngành, đơn vị, địa phương. Các đơn vị còn
lại đang trong quá trình hoàn thiện hoặc đang tổ chức thẩm định.
- Trên cơ sở đề án, kế hoạch phát triển nhân lực được phê duyệt, các
ngành, đơn vị đã tiến hành quy hoạch, sắp xếp, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
6


cán bộ, công chức viên chức,… từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực trong nhưng năm tiếp theo.

4. Kết quả, hiệu quả mang lại
- Qua công tác lập, thẩm định, phê duyệt đề án, kế hoạch phát triển
nhân lực, các ngành, địa phương và từng cán bộ, công chức, viên chức đã
nâng cao nhận thức về công tác phát triển nhân lực trên đia bàn tỉnh.
- Các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố Cà Mau đã cơ bản xây
dựng được Đề án, kế hoạch phát triển nhân lực của ngành, địa phương mình
giai đoạn đến năm 2020, đồng thời lập kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực giai
đoạn 2013 - 2015 và đến năm 2020 để thực hiện Quy hoạch phát triển nhân
lực của tỉnh. Kế hoạch đào tạo của sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương được
cụ thể hóa thành kế hoạch 5 năm, hàng năm, đồng thời có các chương trình,
dự án cụ thể để thực hiện phù hợp với Đề án được duyệt.
- Trên cơ sở đề án, kế hoạch phát triển nhân lực được phê duyệt, các
nganh, đơn vị đã đánh giá được chính xác hiện trạng chất lượng nguồn nhân
lực của ngành, địa phương mình,qua đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kịp
thời, hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh nói
chung và của từng ngành, địa phương nói riêng.
- Giúp cho từng cơ quan, đơn vị xác định được vị trí việc làm và tiêu
chuẩn nhân sự phù hợp; thực hiện tuyển dụng công khai, minh bạch; đồng

7


thời chủ động trong kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đã có, đổi
mới phương pháp đánh giá năng lực công tác và chế độ đãi ngộ nhân lực.
- Giúp cho các cơ quan, đơn vị tăng cường trách nhiệm quản lý nhà
nước trong lĩnh vực lao động, việc làm; đào tạo trung học cao đẳng, đại học;
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
- Giúp cho các địa phương lồng ghép các mục tiêu, định hướng, nhiệm
vụ và giải pháp phát triển nhân lực vào Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
cũng như chương trình, kế hoạch hàng năm của địa phương mình.

5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
Đề án phát triển nhân lực của ngành, địa phương giai đoạn đến năm
2020 đã cung cấp những thông tin, những căn cứ, luận chứng về những mục
tiêu, phương hướng và giải pháp phát triển nhân lực, trong đó tập trung giải
quyết từ nhu cầu đến giải pháp đào tạo và phát triển kỹ năng nhân lực nhằm
đảm bảo nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng làm việc, đạo đức
nghề nghiệp và kỷ luật lao động, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại
hoá và phát triển KT-XH của tỉnh.

6. Kiến nghị, đề xuất:
- Kiến nghị Hội đồng xét, công nhận sáng kiến cấp tỉnh xem xét, công
nhận sáng kiến như đã báo cáo ở trên.

8


- Đề xuất các sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện còn lại chưa
phê duyệt đề án, kế hoạch phát triển nhân lực ngành địa phương mình thì
khẩn trương xây dựng hoàn thành, tổ chức họp thẩm định để phê duyệt, làm
cơ sở cho việc tổ chức triên khai thực hiện trong năm 2014 và các năm tiếp
theo nhằm thực hiện đạt mục tiêu chung của tỉnh.

Ý kiến xác nhận

Cà Mau, ngày 24 tháng 02 năm 2014

của Thủ trưởng đơn vị

Người viết báo cáo


Mai Hữu Chinh

Nguyễn Chí Thiện

9



×