Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

sáng kiến giải quyết việc làm tăng thu nhập kinh tế gia đình, giảm nghèo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.66 KB, 7 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập –Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2013

1. Họ và tên: Ngô Thị Bình
2. Chức danh, chức vụ: Huyện ủy viên, Thường vụ Đảng cơ quan chính
quyền, Bí thư chi bộ, Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội.
3. Đơn vị công tác: Phòng LĐ-TB&XH huyện U Minh.
4. Tên đề tài sáng kiến: Giải pháp hữu ích về “ Giải quyết việc làm tăng
thu nhập kinh tế gia đình, giảm nghèo”.
U Minh là một huyện vùng sâu, vùng xa. Trên địa huyện có 7 xã, 01 thị
trấn trong đó có 04 xã thuộc xã chương trình 135 giai đoạn II và 02 xã thuộc xã bãi
ngang ven biển, phần lớn người dân sống trên lâm phần rừng tràm nước bị nhiễm
phèn, thiếu đất sản xuất, giao thông đi lại không thuận lợi chủ yếu bằng đường
thủy. U Minh là huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất trong tỉnh. Cuối năm 2012 tổng


điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo tiêu chí mới huyện U Minh có 3.784
hộ nghèo chiếm 15,64% và 1.454 hộ cận nghèo chiếm 6,01%.
Nghị quyết của Huyện ủy nhiệm kỳ 2010-2015, Nghị quyết của Hội đồng
nhân dân huyện hàng năm tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,5% trở lên.
Để hoàn thành được Nghị quyết của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân đề ra Ban
lãnh đạo phòng Lao động, Thương và Xã hội phải luôn cố gắng tìm những giải
pháp hữu hiệu “ Giải quyết việc làm tăng thu nhập kinh tế gia đình, giảm
nghèo” làm tham mưu cho Uỷ ban nhân dân chỉ đạo cho các ban, ngành, đoàn thể,
Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tuyên truyền vận động giúp người nông dân tham
dự các lớp tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ, học nghề để làm ăn có hiệu
quả tăng thu nhập gia đình nhằm thoát nghèo một cách bền vững.
5. Nơi áp dụng giải pháp: Trên địa bàn huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.


6. Thời gian áp dụng: năm 2013
7. Thuyết minh giải pháp hữu ích
7.1 - Thuận lợi, khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ và sự cần thiết của
giải pháp
Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn của ủy Ban
nhân dân huyện, quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: lao động, việc làm; thực hiện
chính sách người có công với nước; thực hiện chính sách an sinh xã hội; phòng
chống tệ nạn xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; vì sự tiến bộ phụ nữ.
Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện U Minh thành lập vào ngày
19/5/2008, được chia tách từ Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội.


Hiện nay đơn vị có 10 biên chế và 02 cán bộ hợp đồng ( trong đó có 04 nữ ). Trong
quá trình thực hiện có những thuận lợi và khó khăn cơ bản cụ thể sau:
a - Thuận lợi
- Có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện trên các lĩnh vực Lao động Thương và Xã hội.
- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Sở Lao động, Thương binh và Xã
hội tỉnh Cà Mau, của Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân huyện.
- Công tác phối hợp nhiệt tình của các cơ quan ban, ngành, đoàn thể và của
Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn trong huyện từ đó thực hiện công việc đạt hiệu
quả khá tốt.
- Có sự phân công công việc cụ thể, hợp lý cho từng cán bộ phụ trách ở các
lĩnh vực từ đó mỗi cán bộ có trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc và có sự phấn
đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
B - Khó khăn
Song bên cạnh những thuận lợi nêu trên trong quá trình thực hiện còn gặp
không ít khó khăn, hạn chế:
Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Lao động, Thương và Xã hội là cơ quan
quản lý Nhà nước ở rất nhiều lĩnh vực nhưng biên chế đơn vị ít, còn một số cán bộ
chuyên môn nghiệp vụ, trình độ, năng lực còn hạn chế, một cán bộ phải kiêm

nhiệm nhiều công việc nên từ đó có đôi lúc hiệu quả công việc đạt chưa cao.


Cuối năm 2012 tổng điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo tiêu chí
mới huyện U Minh có 3.784 hộ nghèo chiếm 15,64% và 1.454 hộ cận nghèo chiếm
6,01%. U Minh là huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất với các huyện trong tỉnh Cà
Mau.
Theo Nghị quyết của Huyện ủy nhiệm kỳ 2010-2015 và Nghị quyết của Hội
đồng nhân dân huyện hàng năm tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,5% trở lên.
Để hoàn thành được Nghị quyết của Huyện ủy, Nghị quyết của Hội đồng
nhân dân đề ra Ban lãnh đạo phòng Lao động, Thương và Xã hội phải luôn cố gắng
tìm những giải pháp hữu hiệu “ Giải quyết việc làm tăng thu nhập kinh tế gia
đình, giảm nghèo” làm tham mưu cho Uỷ ban nhân dân chỉ đạo cho các ban,
ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tuyên truyền vận động giúp
người nông dân tham dự các lớp tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ, học
nghề để làm ăn có hiệu quả tăng thu nhập gia đình thoát nghèo một cách bền vững.
7.2 Giải pháp thực hiện
Với trách nhiệm và nhiệm vụ của bản thân là Trưởng phòng Lao động,
Thương binh và Xã hội đã mạnh dạng chủ động phối hợp với Uỷ ban nhân dân các
xã, thị trấn đến tận hộ dân vận động người dân tham dự các lớp tập huấn chuyển
giao khoa học công nghệ, đào tạo dạy nghề về nuôi tôm quảng canh cải tiến năng
suất cao; nuôi cá nước mặn, nước ngọt, nước lợ; trồng lúa trên cánh đồng mẫu có
năng suất cao…; may mặc; đan đát nghề truyền thống…
Đối với vùng chuyển dịch cơ cấu lúa – tôm tuyên truyền vận động nông
dân hiểu được lợi ích của việc trồng lúa trên đất nuôi tôm vừa tạo độ phì nhiêu làm


thức ăn cho tôm, vừa cải tạo đất để tạo môi trường tốt cho con tôm và cây lúa phát
triển tốt.
Hướng dẫn và tuyên truyền vận động nông dân đối với vùng ngọt hóa và

trong các lâm phần khai thác tốt tiềm năng lợi thế về tài nguyên đất đai, mặt nước,
nhất là tận dụng triệt để đất sân, vườn, bờ líp, bờ bao vuông tôm và bờ xáng trong
lâm phần để trồng rau màu, cây ăn trái và các loại cây trồng khác phù hợp với điều
kiện cụ thể của từng địa phương mang lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết được
một phần diện tích đất đai còn bỏ trống, tạo việc làm cho người dân, có nhiều hộ
gia đình thoát nghèo, vươn lên khá giàu, giảm nghèo một cách bền vững.
8. Kết quả thực hiện
- Năm 2013 giải quyết việc làm cho 3.718 lao động và có trên 2.605 lao
động học nghề, truyền nghề; trong đó dạy nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ ở các xã , thị trấn được 17 lớp dạy nghề cho 561 học
viên là lao động nông thôn.
- Qua một năm thực hiện giải pháp trên, vào tháng 11 năm 2013 rà soát hộ
nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 15,64% xuống còn
13,05% giảm 2,59%, đây là tỷ lệ giảm nghèo cao nhất trong tỉnh ( hộ nghèo từ
3.784 hộ xuống còn 3.199 hộ ). Hộ cận nghèo từ 6,01% xuống còn 5,81% giảm
0,2% ( hộ cận nghèo từ 1.454 hộ xuống còn 1.424 hộ).
9. Kết luận
- Giải pháp hữu ích này đã giúp cho người dân có thêm việc làm, tăng thu
nhập kinh tế gia đình của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao


động và cơ cấu kinh tế đúng hướng, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn.
- Việc áp dụng và khả năng phát triển của giải pháp được thực hiện rộng rãi
và lâu dài trong nhân dân.
- Góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện.
10. Tự phân loại: Loại B
Với kết quả đạt được khi áp dụng giải pháp hữu ích về “ Giải quyết việc làm
tăng thu nhập kinh tế gia đình, giảm nghèo”, tôi đề nghị Hội đồng xét sáng kiến
của đơn vị trình cấp thẩm quyền xem xét, công nhận sáng kiến.


U Minh, ngày 08 tháng 02 năm
2014
Ý kiến của lãnh đạo đơn vị

Người báo cáo

Ý kiến của Chủ tịch Hội đồng xét duyệt, công nhận sáng kiến


……………………………………………………………………………………….
.
……………………………………………………………………………………….
.
………………………………………………………………………………



×