Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

sáng kiến về việc giảm nghèo bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.92 KB, 9 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN

CỘNG HÒA HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THỊ TRẤN TRẦN VĂN THỜI

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thị trấn Trần Văn Thời, ngày 25 tháng 12 năm 2013

GIẢI PHÁP CÔNG TÁC
Về việc giảm nghèo bền vững

I. SƠ YẾU LÝ LỊCH:
- Họ và tên: Trịnh Minh Châu;
- Sinh ngày: 04 tháng 4 năm 1971;
- Quê quán: thị trấn Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau;
- Nơi thường trú: khóm 9, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, tỉnh
Cà Mau;
- Đơn vị công tác: Uỷ ban nhân dân thị trấn Trần Văn Thời;
- Chức vụ hiện nay: Chủ tịch UBND thị trấn Trần Văn Thời;
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Cử nhân Xây Dựng Đảng và Chính quyền
Nhà nước;
- Ngày vào Đảng chính thức 08/10/1994; Ngày tham gia cách mạng 1/1/1988;
- Quá trình công tác:
1


+ Từ tháng 01/1988 đến tháng 4 /1992 Cán bộ Trung tâm bồi dưỡng Chính trị
huyện Trần Văn Thời;
+ Từ tháng 5/1992 đến tháng 3/2005 cán bộ Ban Tổ chức Huyện ủy Trần Văn
Thời;


+ Từ tháng 4/2005 đến tháng 4/2007 Phó trưởng Ban Tổ chức huyện ủy, Phó
trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo trung Ương 6 (lần 2) huyện ủy Trần Văn Thời;
+ Từ tháng 5/2007 đến tháng 04/ 2008 Phó trưởng Phòng Nội vụ - Lao động Thương binh và Thị trấn hội huyện;
+ Từ tháng 5/ 2008 đến 02/ 2012 Phó Trưởng Phòng Nội vụ huyện Trần Văn
Thời;
+ Từ tháng 03/2012 đến tháng 12/2013 Chủ tịch UBND thị trấn Trần Văn Thời.
Xin báo cáo những giải pháp thực hiện công tác của bản thân về thoát nghèo
bền vững gắn với việc thực hiện nhiệm vụ được giao cụ thể như sau:
II. GIẢI PHÁP CÔNG TÁC THỰC HIỆN
1. Thực trạng hộ nghèo trên địa bàn thị trấn Trần văn Thời trong thời
gian qua:
- Công tác giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng, nhà nước ta đặc biệt
quan tâm và được tổ chức, triển khai thực hiện hàng năm nhằm giải quyết thực trạng
giảm nghèo nhưng chưa thật sự bền vững tại địa phương.

2


- Thị trấn Trần Văn Thời có diện tích tự nhiên 2.185 ha, có chiều dài 3,5 km và
Thị trấn Trần Văn Thời được xếp Thị trấn loại 2, dân số có 2.677 hộ với 10.425
khẩu, trong đó có 91 hộ dân tộc với 326 nhân khẩu. Nhân dân sống chủ yếu bằng
ngành, nghề khác nhau nhưng chủ yếu chủ yếu là nông nghiệp, đầu năm số hộ nghèo
có 226 hộ, cận nghèo 112 hộ.
- Lao động trong độ tuổi chiếm 80%, tập trung chủ yếu là lực lượng lao động
là trồng lúa, hoa màu và chăn nuôi gia súc, gia cầm, chỉ có một bộ phận nhỏ là buôn
bán.
- Trên cơ sở thực tế, với cương vị là Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn nhận
thấy trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao tại UBND thị trấn Trần Văn Thời
trong thời gian qua đã bộc lộ rõ những khuyết điểm, hạn chế trong công tác xóa đói,
giảm nghèo, cụ thể như sau:

- Từ tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn trong thời gian qua cho
thấy thế mạnh phát triển kinh tế của thị trấn là trồng lúa, hoa màu và chăn nuôi gia
súc, gia cầm, chỉ có một bộ phận nhỏ là buôn bán. Cho nên việc thu nhập bình quân
đầu người có tăng nhưng không đáng kể;
- Phổ biến hiện nay hầu hết các hộ gia đình chỉ làm kinh tế ở quy mô nhỏ,
kinh tế hộ đóng vai trò chủ yếu. Năm 2013 toàn thị trấn có 17 tổ hợp tác sản xuất.
- Lực lượng lao động chính của thị trấn hiện có 8.340 lao động, trong đó lao
động trong ngành nông nghiệp và nuôi trồng chiếm 80% (6.672 lao động); Công

3


nghiệp, dịch vụ chiếm 7% (584 lao động) số còn lại 13% (1.084 lao động) chưa có
việc làm ổn định;
- Công tác bồi dưỡng lao động trong thời gian qua cũng đã được quan tâm
nhưng số lượng được đào tạo chưa nhiều. Trong thời gian qua đã đào tạo 254 lao
động có trình độ sơ cấp (3 tháng trở lên) trong đó có khoản 194 lao động trong lĩnh
vực nông nghiệp và kỹ thuật nuôi trồng thủy sản; Đào tạo lao động trung cấp là 162
người;
- Trình độ lao động của thị trấn nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa;
- Mặt khác, công tác giảm nghèo trên địa bàn thị trấn Trần Văn Thời còn gặp
không ít khó khăn như: các hộ nghèo, cận nghèo thiếu đất sản xuất, thậm chí có hộ
không có đất để sản xuất, không có nghề nghiệp ổn định, trình độ lao động thấp. Đặc
biệt hộ nghèo, cận nghèo người dân tộc, có hộ được nhà nước hỗ trợ vốn chăn nuôi,
trồng trọt, sản xuất thoát nghèo nhưng sau đó tái nghèo lại, nguyên nhân tái nghèo là
do sau khi thoát nghèo thì không còn được hưởng nguồn vốn ưu đãi của nhà nước
hoặc làm ăn thất bại, thiên tai, dịch bệnh v.v.. điều này làm ảnh hưởng không nhỏ
đến công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn.
Trước thực trạng trên bản thân tôi nhận thấy cần đưa ra giải pháp thực hiện

công tác giảm nghèo bền vững tại địa phương mình quản lý cụ thể như sau:
2. Giải pháp thực hiện giảm nghèo bền vững:

4


- Học hỏi kinh nghiệm trong thực tiển nên tiến hành vận động nhân dân xây
dựng và thành lập các tổ hùn vàng, hùn tiền, hùn lúa giao lại cho các Chi hội, Tổ hội
ở các khóm quản lý và cho vay luân phiên xoay vòng vốn đối với các thành viên để
có vốn chuộc đất, chăn nuôi, trồng trọt v.v..từ đó số hộ nghèo, cận nghèo có điều
kiện sản xuất, kinh doanh vươn lên thoát nghèo trong cuộc sống;
- Kết hợp với Trung tâm Dạy nghề và các ban, ngành, đoàn thể thị trấn mở
được 08 lớp cho 401 học viên, trong đó: 01 Lớp chứng chỉ B Tiếng Anh: 57 học
viên; 01 lớp chứng chỉ B Tin học: 30 học viên; 01 lớp nuôi cá nước ngọt: 34 học
viên; 02 lớp trồng nấm rơm và ủ phân vi sinh trồng màu: 60 học viên; 01 lớp Tập
huấn hội thao về nuôi cá sặc rằn: 60 học viên; 01 lớp tập huấn về thuốc bảo vệ thực
vật: 60 học viên; 01 lớp Hội thảo về phòng, chống bệnh đạo ôn trên lúa: 100 học
viên. Ngoài ra, kết hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện tổ
chức tập huấn mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” có 16 lớp với 480 nông dân tham dự
và triển khai tập huấn mô hình “Ba giảm ba tăng” có 08 lớp với 224 nông dân tham
dự.
- Tiếp tục tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả các chế độ, chính sách của
Đảng và Nhà nước về bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững giai đoạn 20112015 và định hướng đến năm 2020;
- Vận động cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể của
thị trấn cần tập trung, nâng cao hơn nữa tinh thần, trách nhiệm cuả mình trong công
tác chỉ đạo, phối hợp thực hiện đối với công tác giảm nghèo; và xem công tác này là
5


nhiệm vụ quan trọng trong chỉ đạo phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng,

an ninh tại địa phương.
- Thực hiện tốt việc sử dụng các nguồn vốn vay ưu đãi theo chương trình mục
tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững theo quyết định số 1489 ngày 08/10/2012 của
Thủ tưởng Chính phủ, quyết định số 74/2008 và quyết định số 22/2013 của Chính
phủ về hỗ trợ người có công cách mạng về nhà ở, Nghị định số 78/2002 của Chính
phủ về tín dụng đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác, các văn bản chỉ
đạo của tỉnh, huyện về công tác giảm nghèo bền vững tại địa phương.
- Kiến nghị cấp có thẩm quyền trong thời gian tới nên duy trì vốn vay cho
những hộ thoát nghèo ít nhất được tiếp tục cho vay vốn chăn nuôi, trồng trọt, sản
xuất là 2 năm để các hộ thoát nghèo có điều kiện vươn lên thoát nghèo bền vững. Vì
trên thực tế thời gian qua các hộ nghèo được hỗ trợ vốn vay sau khi làm ăn thoát
nghèo thì không được tiếp tục cho vay vốn ưu đãi, cho nên có hộ thoát nghèo rồi sau
đó lại tái nghèo, nguyên nhân là do làm ăn thất bại vấn đến không còn vốn để tái sản
xuất.
- Đề xuất cấp trên cần quan tâm, đầu tư nhiều hơn nữa đối với công tác đạo tạo
nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn để có nghề nghiệp ổn định góp
phần phát triển kinh tế gia đình, khắc phục được tình trạng dư thừa lao động, làm
tăng tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo và phát sinh các vấn đề về tệ nạn xã hội khác.
- Xây dựng kế hoạch cho Ban chỉ đạo giảm nghèo của thị trấn phát động mạnh
mẽ phong trào lập quỹ “ vì người nghèo”; “ quỹ đền ơn đáp nghĩa”; “ quỹ mái ấm
6


tình thương” để tiếp tục hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà vì
người nghèo, nhà cho người đồng bào dân tộc, để đưa chủ trương của Đảng, nhà
nước đối với công tác giảm nghèo bền vững ngày càng đạt hiệu quả góp phần giải
quyết được vấn đề an sinh xã hội, khắc phục được tình trạng tái nghèo tại địa
phương.
3. Hiệu quả mang lại của giải pháp.
Sau khi đưa giải pháp vào áp dụng trong quá trình giảm nghèo tại địa bàn thị

trấn Trần Văn Thời thực hiện thì số hộ nghèo hiện nay có 164 hộ, chiếm 6,12%, hộ
cận nghèo 113 hộ chiếm 4,18%. So với đầu năm hộ nghèo giảm 62 hộ, tỷ lệ giảm
2,31%, hộ cận nghèo tăng 01 hộ, tỷ lệ tăng 0,03%. So với nghị quyết của Đảng ủy
thị trấn giao thì tỷ lệ hộ nghèo giảm 2%.
Bảng đánh giá sơ lược hộ nghèo, cận nghèo từ năm 2010-2013 như sau:
Năm 2010
Hộ

nghèo

chiếm 3,81%

2011
102 Hộ

nghèo

chiếm 10,94%

2012
293 Hộ

nghèo

chiếm 8,44%

2013
226 Hộ

nghèo


164

chiếm 6,12%

Cận nghèo 77 hộ Cận nghèo 139 hộ Cận nghèo 112 hộ Cận nghèo 113 hộ
chiếm 2,87%

chiếm 5,19 %

chiếm 4,18%

chiếm 4,22 %

Trên cơ sở đánh giá sơ lược số liệu hộ nghèo, cận nghèo so sánh giữa năm 2012
và 2013 và nhìn lại của năm 2011 đã đạt được kết quả đúng theo nghị quyết của
Đảng uỷ thị trấn đề ra tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm 2%. Đạt được kết quả trên thời
gian qua với sự chỉ đạo kỳ quyết của Đảng uỷ-HĐND-UBND-UBMTTQVN thị
7


trấn, sự nổ lực chung tay thực hiện của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, các
mạnh thường quân trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo đã đem lại kết quả
đáng trân trọng góp phần thực hiện công tác giảm nghèo bền vững, thức đẩy phát
triển kinh tế, văn hoá xã hội, quốc phòng, an ninh tại địa phương; phát huy được bản
chất tốt đẹp của dân tộc ta về “ uống nước nhớ nguồn; lá lành đùm lá rách” của
người Việt Nam.
Thời gian qua các Chi hội, Tổ hội của thị trấn đã duy trì và thành lập thêm rất
nhiều tổ hùn vàng, hùn tiền, hùn lúa. Đến nay có 51 tổ với 606 thành viên, trong đó:
tổ hùn vàng có 29 tổ có 342 thành viên với số vàng 1.705 chỉ(24k); tổ hùn tiền 22 tổ

có 219 thành viên với số vốn là 339.500.000 đồng; tổ hùn lúa có 45 thành viên với
số lúa 24.240 giạ.
- Từng bước đưa các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước đối với công
tác giảm nghèo bền vững đi vào cuộc sống.
- Đẩy mạnh công tác phối hợp thực hiện của cả hệ thống chính trị ở cơ sở trong
công tác giảm nghèo bền vững tại địa phương.
- Quản lý và sử dụng tốt vấn đề vốn vay ưu đãi để thực hiện các dự án chăn
nuôi, sản xuất của các hộ nghèo, cận nghèo một cách có hiệu quả, tránh việc đầu tư
dàn trải kém hiệu quả.
- Duy trì và thành lập mới nhiều các tổ hùn vốn như: tổ hùn vàng, hùn tiền, hùn
lúa v.v..để tạo điều kiện tiếp tục cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn thị trấn
tiếp tục vươn lên để thoát nghèo bền vững.
8


- Hỗ trợ vốn vay cho các hộ thoát nghèo để tiếp tục đầu tư cho chăn nuôi, sản
xuất, đào tạo giải quyết việc làm cho người lao động có việc làm ổn định là biện
pháp căn cơ để giải quyết tình trạng tái nghèo tại địa phương, góp phần cho công tác
thoát nghèo bền vững để thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá-xã hội, quốc phòng-an
ninh trong thời gian tới của thị trấn./.

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

NGƯỜI BÁO CÁO

XÁC NHẬN, ĐỀ NGHỊ

(Ký, ghi rõ họ và tên)

(Ký, đóng dấu)


Trịnh Minh Châu

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
TRỰC TIẾP XÁC NHẬN
(Ký, đóng dấu)

9



×