Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Sáng kiến xây dựng mô hình kinh tế gắn với công tác giảm nghèo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.67 KB, 8 trang )

BÁO CÁO SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM
Đề nghị công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh năm 2013
-------------------------------

ĐỀ TÀI:
“ XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH TẾ GẮN VỚI CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO ”.

Họ và tên: Lâm Trúc Giang
Chức vụ:

Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ

Đơn vị công tác: xã Tân Ân huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau

PHẦN I: Đặt vấn đề

Tân Ân là một trong những đơn vị khó khăn của Huyện, có 209 hộ nghèo, 200
hộ cận nghèo, chiếm 48% dân số của xã, phần lớn không có tư liệu sản xuất, thiếu vốn,
thiếu việc làm, một bộ phận khác có việc làm nhưng không ổn định thu nhập thấp, một
bộ phận lao động khác thiếu ý thức lao động không chịu vượt khó vươn lên còn trông
-1-


chờ sự giúp đỡ của cộng đồng của Nhà nước muốn duy trì hộ nghèo để được hưởng
chế độ.
Công tác phân công cấp ủy, các ban, ngành, đảng viên phụ trách giúp đỡ hộ
nghèo cũng gặp một số khó khăn, là một xã ven biển nên dân di cư tự do đông, hầu hết
hộ nghèo nhận thức hạn chế chưa mạnh dạn áp dụng khoa học kỷ thuật vào sản xuất,
không tận dụng nguồn đất hiện có của gia đình để sản xuất, nhu cầu về vốn cao nhưng
việc sử dụng vốn thì không đúng mục đích.
Từ những vấn đề nêu trên mà chúng ta phải quan tâm đó là: Công tác tuyên


truyền, giáo dục chưa có tính chiều sâu, chưa xây dựng được mô hình sản xuất phù hợp
trên vùng đất ngập mặm, chất lượng hộ nghèo thoát nghèo chưa đồng đều, còn nặng về
số lượng. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do trình độ dân trí của hộ
nghèo thấp, dân di cư từ nơi khác đến đông, không nghề nghiệp, không tư liệu sản
xuất.
Chính vì vậy, đối với người làm công tác Hội vừa là thành viên ban chỉ đạo
giảm nghèo, tôi chọn đề tài “Xây dựng mô hình kinh tế gắn với công tác giảm
nghèo” làm sáng kiến cho bản thân. Mục đích của đề tài sáng kiến, nhằm thu hút nhân
dân tham gia thực hiện các mô hình sản xuất tại gia đình góp phần giảm nghèo bền
vững trên các mô hình kinh tế. Tạo điều kiện cho nhân dân tham gia vào các phong
trào thi đua và tích cực tham gia vào hoạt động hỗ trợ nhau phát triển kinh tế, giảm
nghèo, tăng thu nhập được thực hiện đạt hiệu quả trên cở sở phát huy nội lực, tinh thần

-2-


hợp tác, thể hiện tương thân, tương ái vì lợi ích của cộng đồng góp phần vào việc phát
triển kinh tế - xã hội của xã.

Phần II: NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Nội dung thực hiện:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động tập hợp nhân dân tham gia vào
các tổ chức đoàn thể để thực hiện các mô hình kinh tế.
- Khảo sát nắm thực trạng hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn.
- Chọn mô hình sản xuất phù hợp từng khu vực, từng hộ, từng nhóm hộ gia đình
gắn với điều kiện tự nhiên và quy hoạch chung của xã cũng như quy hoach sản xuất
của các địa bàn giáp ranh.
- Tăng cường mở các lớp tập huấn nghiệp vụ và kỹ thuật sản xuất cơ bản; tham
quan học tập những mô hình phù hợp với điều kiện tự nhiên và có thể thực hiện được.
- Tổ chức các hoạt động phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức gắn với

làm theo Bác để chuyển biến về nhận thức. Thông qua những buổi sinh hoạt tổ, các
buổi nói chuyện, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, đề bạt nguyện vọng của mình.
- Hội phối hợp với Ủy Ban Nhân Dân và Ban chỉ đạo giảm nghèo xã tranh thủ
các nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội giúp hộ nghèo vay vốn sản xuất, huy
động vốn nội lực, giúp nhau con giống, ngày công, xây dựng mô hình kinh tế cụ thể

-3-


phù hợp ở địa phương. Theo dõi nguồn vốn vay chặt chẽ từ khâu nhận vốn đến sử
dụng đồng vốn, quay đồng vốn để tái sản xuất.
- Phân công cụ thể từng ban, ngành, cán bộ, đảng viên phụ trách địa bàn, hướng
dẫn khoa học kỹ thuật phù hợp với tình hình thực tế của từng hộ gia đình và phải theo
dõi giám sát thương xuyên và chặt chẽ.Theo phương pháp cầm tay chỉ việc, nêu gương
điển hình tiên tiến.
2. Giải pháp quản lý:
- Xây dựng kế hoạch phát động phong trào thi đua “Hỗ trợ hộ nghèo phát triển
kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập’’.
- Hội phối hợp với các ban ngành mở các lớp dạy nghề, tập huấn khoa học kỹ
thuật về chăn nuôi, sản xuất nhằm trang bị kiến thức cho nhân dân trong chăn nuôi,
trồng trọt,…Tham quan các mô hình đạt hiệu quả để trao đổi kinh nghiệm trong sản
xuất.
- Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các ngành đoàn thể, Uỷ Ban Nhân Dân
và Ban chỉ đạo giảm nghèo xã, các cơ quan, đơn vị, nhận giúp đỡ xã có tỷ lệ hộ nghèo
cao.
- Định hướng cho hộ gia đình làm ăn, vận động gia đình mở rộng mô hình và
hướng dẫn hộ nghèo áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cây trồng vật
nuôi phù hợp điều kiện từng hộ gia đình ở địa phương.
- Tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi các mô hình kinh tế.
-4-



- Chú trọng, quan tâm đến công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao trình
độ dân trí cho hộ nghèo hiểu, có ý thức vượt khó vươn lên thoát nghèo.
- Đề xuất với Đảng ủy, UBND xã tranh thủ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu
hút các nguồn vốn, khoa học kỹ thuật để các mô hình ngày càng nhân rộng và phát
triển.
- Thường xuyên bám sát địa bàn phụ trách, nắm bắt, tâm tư nguyện vọng của
từng hộ, đẩy mạnh phong trào ‘‘hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng
thu nhập’’.

Phần III: KẾT QUẢ VIỆC PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG TRIỂN KHAI

Từ việc xác định được phong trào hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế gia đình,
giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Bởi có xóa được đói, giảm được nghèo
mới kích thích các phong trào thi đua phát triển, nhất là tập hợp được quần chúng nhân
dân vào các tổ chức, giảm đi các tệ nạn xã hội.
Qua khảo sát và họp dân lấy ý kiến việc xây dựng và chọn mô hình phù hợp cho
từng hộ được 06 mô hình: Mô hình nuôi cá nước ngọt; trồng rau màu; nuôi heo; nuôi
vịt xiêm, mua bán nhỏ, làm cá khô… Để thực hiện nhiệm vụ công tác giảm nghèo,
phải đẩy mạnh các hoạt động hổ trợ vay vốn cho hộ nghèo bằng nhiều nguồn như: Các
Hội đoàn thể đứng ra tín chấp với Ngân hàng chính sách xã hội huyện để vay vốn với
-5-


tổng dư nợ trên 2 tỷ đồng và vận động các hộ tham gia thực hiện mô hình, tiết kiệm
xây dựng vốn nội lực ở các tổ được 145 triệu đồng giúp đở 25 hộ nghèo thực hiện mô
hình. Bên cạch đó, Hội Đoàn thể phối hợp tổ chức 07 lớp tập huấn, hội thảo chuyển
giao khoa học kỷ thuật trồng rau màu, chăn nuôi, kiến thức chăm sóc sức khỏe gia
đình, nuôi dạy con…Không chỉ hỗ trợ vốn vay, cán bộ, đảng viên nhận giúp đở hộ

nghèo còn chia sẻ những khó khăn hàng ngày xem đó là khó khăn của bản thân mình
nhằm thấu hiểu hơn và định hướng cho hộ nghèo cách làm ăn và hướng dẫn hộ nghèo
áp dụng khoa học, kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt, chia sẻ những khó khăn hàng
ngày xem đó là khó khăn của bản thân mình nhằm thấu hiểu hơn … để phát huy tính
chủ động của hộ nghèo củng như thực hành tiết kiệm chi tiêu trong gia đình.
Nhờ vậy, đời sống hộ nghèo từng bước được cải thiện, Bản thân chủ động cùng
các hội Đoàn thể còn vận động cán bộ, hội viên giúp nhau 137 ngày công lao động, 55
con heo giống, 200 con vịt, gà giống, giúp cho 55 hộ nghèo. Hiện nay, có 04 mô hình
kinh tế đạt hiệu quả như: Mô hình nuôi cá nước ngọt; trồng rau màu; nuôi heo; nuôi vịt
xiêm. trong thời gian tới sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình làm ăn có hiệu quả, nhằm giúp
hộ nghèo thoát nghèo bền vững. Nhờ đó đời sống hộ nghèo trong xã được cải thiện, có
tích lũy. Hộ nghèo tự tin hơn trong cuộc sống, có kiến thức trong công việc chăm sóc
sức khỏe bản thân và gia đình, tham gia xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh,
góp phần tích cực trong công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Năm 2013 trên địa
bàn xã có 81 hộ nghèo thoát nghèo, giảm 7,39% ( Trong đó có 15 hộ tự nguyện đăng
ký thoát nghèo). Qua phát động phong thi đua có 01 tập thể; 06 cá nhân có thành tích
-6-


tiêu biểu trong ‘‘Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được Chủ tịch
Ủy Ban Nhân Dân Huyện khen thưởng. Trong việc hỗ trợ nhau phát triển kinh tế, thực
hành tiết kiệm giúp hộ nghèo đạt hiệu quả trên cở sở phát huy nội lực, tinh thần hợp
tác, thể hiện tương thân, tương ái và lợi ích hộ nghèo được bảo đảm, góp phần vào việc
phát triển kinh tế - xã hội của xã.
Từ kết quả đạt được, đây là tiền đề cơ bản cho xã Tân Ân giảm tỷ lệ hộ
nghèo,cận nghèo, giúp nhau phát triển kinh tế và xây dựng tổ chức Hội vững mạnh
toàn diện.

Trên đây là sáng kiến, kinh nghiệm và giải pháp của bản thân về “Xây dựng mô
hình kinh tế gắn với công tác giảm nghèo” đã góp phần thực hiện hoàn thành tốt

nhiệm vụ của đơn vị . Rất mong Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh xem xét, chấp
thuận.

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ

-7-

NGƯỜI BÁO CÁO SÁNG KIẾN


Lâm Trúc Giang

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT SÁNG KIẾN

-8-



×