Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

sáng kiến xây dựng mô hình tư vấn sản xuất cho nông dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.63 KB, 6 trang )

SỞ NN & PTNT CÀ MAU

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRUNG TÂM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KHUYẾN NÔNG-KHUYẾN NGƯ

Cà Mau, ngày 13 tháng 01 năm 2014

BÁO CÁO
NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN

- Tên sáng kiến: Xây dựng mô hình “Tư vấn sản xuất cho nông dân”
- Tên cá nhân thực hiện: Nguyễn Trần Thức
- Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ 2011 - 2013
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Trong những năm qua mặc dù công tác thông tin tuyên truyền Khuyến nông
- Khuyến ngư chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân đã được đẩy
mạnh thực hiện rộng khắp. Song, công tác tuyên truyền, chuyển giao khoa học kỹ
thuật chỉ mang tính chất chung và theo thời vụ không thể giải quyết được hết
những khó khăn diễn biến phát sinh trong sản xuất, đặc biệt vấn đề thời tiết dịch
bệnh diễn biến bất thường, đột xuất. Mặc khác đội ngũ cán bộ Khuyến nông Khuyến ngư, cán bộ kỹ thuật của các ban ngành không đủ đáp ứng nhu cầu phục
vụ sản xuất, phụ trách cho toàn địa bàn quản lý.
Xuất phát từ hạn chế khó khăn trên, tôi đã có sáng kiến xây dựng mô hình
“Tư vấn sản xuất cho nông dân”.


Mục đích, yêu cầu xây dựng mô hình này là tuyển chọn hình thành 1 đội ngũ


cán bộ Khuyến nông - Khuyến ngư nồng cốt có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác, có thực tiễn sản xuất, có các kỹ
năng phương pháp giao tiếp nông dân ở các lĩnh vực sản xuất như: Trồng trọt, chăn
nuôi, nuôi trồng thủy sản, cơ giới hóa....Đội ngũ cán bộ này sẽ trực tiếp tư vấn cho
người nông dân giải quyết những vấn đề bức xúc diễn ra trong sản xuất thông qua
công tác tư vấn bằng nhiều hình thức như: Tư vấn trực tiếp ngoài hiện trường, tư
vấn qua điện thoại (trên 80% nông dân có điện thoại cá nhân), tư vấn qua trang
Website của ngành, qua Báo, Đài, Bản tin Nông nghiệp – Nông thôn, tài liệu kỹ
thuật....
2. Phạm vi triển khai, thực hiện:
Trên địa bàn toàn tỉnh từ những vùng sản xuất thành thị đến các vùng sâu,
vùng xa, vùng khó khăn đi lại. Đối tượng triển khai nông dân sản xuất trên tất cả
các lĩnh vực sản xuất Ngư - Nông – Lâm; Chủ doanh nghiệp, trang trại, tổ hợp tác,
hợp tác xã, câu lạc bộ khuyến nông khuyến ngư, hội đoàn thể, hội nghề nghiệp ...
3. Mô tả sáng kiến:
- Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư đã ra hành lập Tổ tư vấn sản xuất
trong toàn tỉnh bao gồm 3 nhóm:
+ Nhóm 1 gồm cán bộ Khuyến nông – Khuyến ngư cấp tỉnh,
+ Nhóm 2: gồm cán bộ Khuyến nông – Khuyến ngư cấp huyện,
+ Nhóm 3: Gồm cán bộ Khuyến nông – Khuyến ngư cấp xã, phường, thị
trấn


Ngoài ra còn phối hợp với các chuyên môn khác trong ngành như: Trung
tâm giống Nông nghiệp; Chi cục BVTV; Chi cục Thú y; Chi cục NTTS ....để mở
rộng nội dung tư vấn đa lĩnh vực.
- In danh sách tên cán bộ tư vấn cho từng lĩnh vực, có số điện thoại,
email...trên tất cả các tài liệu kỹ thuật, bản tin Nông nghiệp – Nông thôn cấp phát
cho người dân trong toàn tỉnh để qua đó trong quá trình sản xuất người dân có thắc
mắc hoặc gặp khó khăn phát sinh trong sản xuất có thể tra cứu số điện thoại của

các cán bộ tư vấn.
- Phối hợp với Đài phát thanh truyền hình Cà Mau, tiếp nhận thông tin câu
hỏi thắc mắc của người dân trả lời cho người sản xuất thông qua chuyên đề “Bạn
nhà nông”, chuyên đề “Bàn chuyện nhà nông”.
- Đối với những vấn đề bình thường cán bộ tư vấn sẽ trả lời trực tiếp các câu
hỏi thắc của người dân qua các phương tiện thông tin đại chúng. Trong những tình
huống phức tạp, có mức độ nghiêm trọng, dịch bệnh xảy ra, thì cử cán bộ tư vấn
trực tiếp xuống tại hiện trường, tại mô hình, tại địa bàn các hộ nông dân đang sản
xuất để tư vấn trực tiếp giúp người dân tháo gỡ, khắc phục khó khăn đang xảy ra.
4. Kết quả, hiệu quả mang lại:
Qua 3 năm thực hiện công tư vấn sản xuất đã mang lại hiệu rất thiết thực,
mỗi năm có hàng ngàn lượt nông dân, các chủ doanh nghiệp, trang trại, các tổ hợp
tác, hợp tác xã, Câu lạc bộ khuyến nông, khuyến ngư ...đã được tư vấn qua các
phương tiện (điện thoại, in ternet, báo, đài, bản tin và tư vấn trực tiếp ngoài hiện
trường) về các lĩnh vực trồng trọt (sản xuất lúa, trồng rau màu, cây ăn trái, lâm


nghiệp) chăn nuôi (heo gà, vịt...), nuôi trồng thủy sản (nuôi tôm công nghiệp, nuôi
tôm QCCT, nuôi cua, nuôi cá chình, bống tượng, cá sặc rằn ....), trang thiết bị máy
móc sản xuất, các mô hình sản xuất có hiệu quả, thông tin gía cả thị trường nông
sản, thiết bị, các chủ trương chính sách Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn...
Qua tư vấn người dân đã nắm bắt và giải quyết được những khó khăn, bức
xúc trong sản xuất, đặc biệt trong các tình huống xảy ra dịch bệnh trên cây trồng,
vật nuôi, thủy sản ...người dân rất lúng túng trong xử lý. Do vậy, khi được cán bộ
tư vấn người sản xuất an tâm thực hiện đúng yêu cầu, quy trình góp phần ngăn
chặn được dịch bệnh, bảo vệ sản xuất.
Qua tư công tác vấn cũng đã góp phần giúp người sản xuất nâng cao trình
độ, kinh nghiệm sản xuất từ đó họ an tâm mạnh dạn đầu tư sản xuất góp phần nâng
cao năng suất chất lượng và hiệu quả sản xuất.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:

Mô hình tư vấn sản xuất cho người nông dân, đây là một mô hình mới được
xây dựng từ năm 2011 đến nay đã phát huy hiệu quả rất lớn, tác động đến nhiều
đối tượng bà nông dân, doanh nghiệp, trang trại ...quan tâm. Qua đó có sức lan tỏa
rộng lớn thông qua người nông dân này giới thiệu cho nhiều nông dân khác để
được tham gia được tư vấn.
Các chủ đề, nội dung tư vấn bao hàm rất rộng ở các lĩnh vực đa ngành, nghề
đáp ứng được nhu cầu sản xuất của người dân ngày càng tốt hơn.
Mô hình tư vấn này được sự đồng tình ủng hộ của cán bộ chuyên môn và
nhiều bà con nông dân không chỉ ở những vùng sản xuất thành thị mà cả vùng


nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, vùng sản xuất khó khăn,
điều kiện đi lại không thuận lợi đều có thể tham gia được tư vấn.
Mô hình này sẽ được phát triển rộng khắp địa bàn không chỉ toàn tỉnh mà
còn lan sang các tỉnh lân cận trong vùng thời gian tới, bởi lẻ với sự phát triển mạnh
mẽ của lĩnh vực thông tin, truyền thông (điện thoại, internet, Đài phát thanh truyền
hình...)
6. Kiến nghị đề xuất:
Nhà nước cần tiếp tục quan tâm đầu tư cho mô hình tư vấn sản xuất, trong
đó cần đầu tư thí điểm quán cà phê khuyến nông lắp máy vi tính kết nối internet để
giúp người dân tiếp cận KHKT trên hệ thống thông tin đại chúng đạt hiệu quả.

Xác nhận của

Người báo cáo

Hội đồng sáng kiến Sở NN & PTNT

Nguyễn Trần Thức





×