Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Những dấu hiệu nhận biết con bạn bị tự kỷ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.46 KB, 3 trang )

Những dấu hiệu nhận biết con bạn bị tự kỷ
BS Lê Công Thiện: Trẻ không bập bẹ nói khi 12 tháng tuổi, không có cử chỉ khi 12 tháng tuổi,
chỉ tay, vẫy tay gia đình nên gặp bác sĩ.
Chuyên gia tâm thần, Thạc sĩ - bác sĩ Lê Công Thiện, Trưởng phòng Phòng Điều trị Tâm thần Nhi và
Người già (Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai); Phó trưởng Bộ môn Tâm thần, Trường Đại
học Y Hà Nội cho biết: rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là một khuyết tật phát triển gây ra bởi những khác biệt
trong não bộ.
Các nhà khoa học không biết chính xác nguyên nhân gây ra những khác biệt này đối với hầu hết
những người mắc ASD. Tuy nhiên, một số người mắc ASD có một sự khác biệt đã biết, chẳng hạn
như điều kiện di truyền. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ASD, mặc dù hầu hết các nguyên nhân vẫn
chưa được biết.

Gia đình là điểm tựa vững chắc cho trẻ.
BS Thiện nhấn mạnh: Thông thường, hình thức bên ngoài của người mắc ASD không có gì khác biệt
với người khác, nhưng họ có thể giao tiếp, tương tác, cư xử, và học tập theo cách khác với hầu hết
mọi người. Khả năng học tập, tư duy, và giải quyết vấn đề của người mắc ASD có thể nằm trong
phạm vi từ tài năng đến gặp khó khăn nghiêm trọng.
Còn theo các chuyên gia tâm thần, tự kỷ là một rối loạn phát triển lan tỏa xuất hiện sớm ở trẻ nhỏ và
kéo dài với các biểu hiện sau:
Giảm tương tác xã hội: Ít nhìn mắt, ít chỉ tay, ít cử chỉ giao tiếp, không chơi với bạn, gọi ít quay đầu
lại, không biết khoe, không chia sẻ quan tâm với người khác.
Giảm giao tiếp: Chậm nói, phát âm vô nghĩa, nếu nói được thường không biết hội thoại, giọng nói
khác thường, không biết chơi giả vờ.
Hành vi bất thường: Rập khuôn, cầm lâu một thứ, cuốn hút quá mức với ti vi, quảng cáo, logo, sách,


chữ, bẩm nút đồ điện, đi kiễng gót, chạy vòng quanh, ăn ít nhai…
Dấu hiệu nhận biết, có thể nghĩ đến tự kỷ:
-Không bập bẹ nói khi 12 tháng tuổi
-Không có cử chỉ khi 12 tháng tuổi, chỉ tay, vẫy tay, bắt tay, nhìn mắt, cười đáp.
-Không nói được từ đơn giản khi 16 tháng.


-Không nói được câu 2 từ khi 24 tháng.
- Mất kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp ở bất kỳ lứa tuổi nào.
-Có những phản ứng bất thường với mùi, vị, hình thức, cảm giác hoặc âm thanh mất các kỹ năng
từng có (ví dụ như, thôi nói những từ đã từng sử dụng)…
Những trẻ nào có nguy cơ tự kỷ cao?
-Mẹ mang thai bị nhiễm một số virus
-Khi sinh bị ngạt, sang chấn não khi can thiệp sản khoa, sinh non.
-Khuyết tật tâm thần, tổn thương hệ thần kinh bẩm sinh
-Các tình trạng nhiễm sắc thể bất thường
-Gia đình ít quan tâm, xem ti vi nhiều làm mức độ tự kỷ nặng thêm, đây không phải là nguyên nhân tự
kỷ.
Gia đình cần làm gì khi trẻ bị tự kỷ?
BS Lê Công Thiện cho biết: Khi một đứa trẻ được chẩn đoán tự kỷ, cha mẹ có thể sẽ trải qua hàng
loạt những cảm xúc khác nhau, từ việc bối rối không tin vào sự thật cho đến buồn rầu lo lắng và thậm
chỉ nhẹ nhõm vì cuối cùng cũng biết chuyện gì đang xảy ra với con mình. Điều này hoàn toàn bình
thường. Vì vậy, chúng ta cần can thiệp sớm ngay khi trẻ có biểu hiện bất thường, chẩn đoán xác
định.
Các bác sĩ, nhà tâm lý, giáo viên giáo dục đặc biệt sẽ can thiệp sớm bao gồm trị liệu hành vi dạy ngôn
ngữ và giao tiếp, điều trị tâm vận động và điều hòa cảm giác, tự phục vụ, chơi tương tác, kỹ năng xã
hội. Gia đình cần dạy cho trẻ các kỹ năng cơ bản dạy trẻ chú ý bằng nhìn, lắng nghe, bắt chước, giao
tiếp cử chỉ, chơi phù hợp, hiểu lời, kỹ năng phát âm.
Hiện chưa có thuốc chữa khỏi tự kỷ mà chỉ có thuốc điều trị rối loạn đi kèm như tăng động, khó kiểm
soát cảm xúc, cơn co giật.
Tự kỷ được chữa trị như thế nào?
Theo BS Thiện, kế hoạch chữa trị đề xuất cho trẻ mắc chứng tự kỷ được bắt đầu ngay sau khi trẻ
được chẩn đoán bệnh, bao gồm nhiều giờ làm việc riêng với từng trẻ. Bác sỹ của con bạn hoặc
chuyên gia khác sẽ lên kế hoạch chữa trị cụ thể theo đúng nhu cầu của con bạn. Để việc điều trị được


kết quả tốt, bạn nên cho con đến cơ sở chuyên khoa để tham khám cụ thể.

“Đối với trẻ tự kỷ, gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đồng hành với trẻ. Gia đình nên
tích cực tìm hiểu tự kỷ, điều chỉnh cảm xúc bản thân, tạo môi trường sống an toàn, ổn định cho trẻ.
Dành nhiều thời gian cho trẻ quan sát, hiểu, tương tác và dạy trẻ phù hợp. Đặc biệt, gia đình nên kết
hợp với bác sĩ chuyên khoa tâm thần, nhà tâm lý học, giáo viên giao dục đặc biệt để hướng dẫn
trẻ…”./.



×