Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Nhiều thanh niên mới 20 tuổi đã bị gout

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.23 KB, 2 trang )

Nhiều thanh niên mới 20 tuổi đã bị gout
Vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi liên tục như hiện nay, những bệnh nhân bị
gout thường dễ bị diễn biến bệnh nặng hơn, kéo theo đó là số ca phải nhập viện điều trị
tăng. Theo ghi nhận của chúng tôi tại Bệnh viện Bạch Mai chiều 16-3, lượng bệnh nhân
mắc gout phải điều trị đang có xu hướng tăng nhanh và ngày càng trẻ hóa.

Ảnh minh họa

Bệnh

gút

ngày

càng

trẻ

hóa

Tỉnh dậy sau buổi nhậu với nhóm bạn, anh Nguyễn Tiến Dược (42 tuổi, ở Thanh Xuân, Hà Nội)
cảm thấy đau nhói ở phần khớp nhô ra ngay gần ngón chân cái bên phải. Chiều tối hôm trước,
anh Dược đá bóng với bạn bè nên anh nghĩ có thể là bị chấn thương khớp do va chạm trên sân
bóng. Thế nhưng dù đã dùng cao xoa bóp song suốt cả buổi sáng vẫn không thấy đỡ mà cơn
đau cứ nhói liên tục chỗ khớp ngón chân, anh liền đến Bệnh viện Bạch Mai kiểm tra. Sau khi
thăm khám, anh Dược bất ngờ khi được bác sĩ thông báo anh bị mắc căn bệnh gout - vốn vẫn
được
coi

bệnh
của


người
giàu,
người
cao
tuổi.
Bác sĩ chỉ định anh đi làm xét nghiệm máu và kết quả cho thấy, axít uric trong máu của anh cao
vọt lên tới 540 mmol/l (người bình thường ngưỡng tối đa là 420 mmol/l với nam, 380 mmol/l với
nữ). Bác sĩ khám cho anh Dược giải thích, bệnh gout thường phát ra sau vài năm tích tụ tinh thể
axít uric trong khớp và các mô bao quanh. Khi mới phát bệnh, những cơn đau nhẹ có thể ngưng
sau vài giờ hay kéo dài 1-2 ngày và thường bị chẩn đoán sai là “bong gân” dù rằng không bị tổn
thương
nặng
hay
vận
động
quá
nhiều.
Theo dõi tại Khoa Khám bệnh theo yêu cầu và Khoa Cơ - Xương - Khớp Bệnh viện Bạch Mai,
lượng bệnh nhân bị gout vào khám, điều trị thời gian gần đây tăng nhẹ, đa số là nam giới, trong
đó

nhiều
trường
hợp
còn
rất
trẻ.
Trao đổi với chúng tôi, PGS.TS Đỗ Trung Quân, Trưởng khoa Khám bệnh theo yêu cầu, Bệnh
viện Bạch Mai - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nội tiết Việt Nam cho biết, bệnh gout không chỉ



đang có xu hướng gia tăng mà còn ngày càng trẻ hóa. Nếu như trước đây, bệnh thường gặp ở
những nam giới ngoài 40 tuổi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao, thì thời gian gần đây, tại Bệnh
viện Bạch Mai đã tiếp nhận những trường hợp thanh niên mới 20 tuổi đã bị gout.
Bệnh

diễn

biến

nặng

khi

chuyển

mùa

PGS.TS Đỗ Trung Quân phân tích, có 3 lý do khiến lượng bệnh nhân gout đi viện khám, điều trị
tăng mạnh thời điểm này, gồm: nhận thức, ý thức phòng bệnh, chăm lo sức khỏe của người dân
tốt hơn nên khi có dấu hiệu sớm của bệnh là họ chủ động đi khám nhiều hơn; bệnh gout gia tăng
mạnh liên quan đến chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập thể dục thể thao nên thường những
tháng đầu năm do còn dư âm sau Tết, vui xuân, người dân ăn nhậu nhiều khiến số người bị phát
bệnh
phải
đi
viện
tăng
hơn.
Lý do nữa là do sự chuyển đổi thời tiết, vì bệnh gout cũng giống như các bệnh lý về khớp khác,

thường diễn biến nặng khi thay đổi thời tiết, nhất là khi trời chuyển lạnh.
PGS.TS Đỗ Trung Quân cho biết thêm, ngoài nguyên nhân liên quan đến yếu tố tiền sử gia đình
(xảy ra ở khoảng 20% người trẻ mắc gout) thì nguyên nhân quan trọng vẫn là do thay đổi lối
sống sinh hoạt, ăn uống, luyện tập thể dục thể thao. Trong đó, bia rượu nhiều, ăn nhiều đường,
thịt đỏ, hải sản… và ít vận động, luyện tập thể dục thể thao, nhịp sinh học của cơ thể bị xáo trộn
là yếu tố quan trọng khiến bệnh nhân bị gout gia tăng và trẻ hóa nhanh.
Đặc biệt với những trường hợp còn trẻ tuổi nhưng có hàm lượng axit uric trong máu cao vượt
ngưỡng giới hạn cho phép, có thể chưa có biểu hiện, triệu chứng của bệnh nhưng nếu không
biết
cách
phòng
bệnh
thì
rất
dễ
xảy
ra
các
triệu
chứng
cấp.
Theo các bác sĩ, gout là bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin làm tăng nồng độ axit uric trong máu,
dẫn tới lắng đọng natri urat trong dịch khớp, sụn, xương hay tổ chức dưới da… Dù vậy, chỉ
khoảng 25/100 người có hàm lượng axit uric cao mới bị gout, còn lại là không triệu chứng. Bệnh
chủ yếu xảy ra ở nam giới. Để phòng bệnh, cần duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý, giảm ăn các chất
giàu
purin,
chất
béo...
Với người đã bị gout cần có chế độ dự phòng hợp lý để ngăn ngừa bệnh tái phát khi thời tiết

chuyển mùa. Cụ thể, khi thời tiết thay đổi, bệnh nhân gout, cần giữ ấm cơ thể (đặc biệt là chân,
tay), không nên ra ngoài lúc trời rét đậm, mưa phùn, cai rượu bia và hạn chế món ăn giàu đạm,
giàu chất béo.



×