Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Cẩm nang nuôi dạy chó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 152 trang )

NGUYỄN DUY ĐẠT

CẨM NANG
NUÔI DẠY CHÓ

HÀ NỘI 2014


Sách dành cho người sẽ và
đang nuôi chó...


www.petgold.vn

MỤC LỤC
Lời nói đầu......................................................................................6
I. Dinh dưỡng
1. Phải làm gì với một con chó khó tính trong vấn đề ăn uống……..8
2. Chó ăn nhiều Protein thì có tốt không?………………….………………………....9
II. Các bệnh thường gặp và phòng tránh.
1. Bệnh viêm phổi ở chó ……………………………………………………...…………………….12
2. Loạn sản khung xương …………………………………………………..…………………….…15
3. Bệnh viêm ruột ở chó …………………………………………………………………………....19
4. Bệnh ký sinh trùng …………………………………………………………....…………………….20
5. Bệnh mò bao lông trên chó …………………………………………………………………..21
6. Bệnh ve ký sinh ……………………………………………………………......……………...……22
7. Bệnh rận ký sinh …………………………………………………………….......………………….23
8. Bệnh bọ chét ký sinh …………………………………………………...…………………………24
9. Bệnh giun ở mắt ………………………………………………………………....…………...…….25
10. Bệnh viêm miệng do nấm ……………………………………….………………………….26
11. Bệnh ca rê ……………………………………………………………………........…...……………27


12. Bệnh parvovirus …..……………………………………………………...………………...….29
13. Bệnh ghẻ …………………………………………………………………...…….......……………..34
14. Bệnh giun móc ở chó …………………………………………………………………………..35
III. Các tật xấu của chó và cách sữa chữa.
1. Chó sủa …………………………………………………….………………………...........…………….38
2. Con chó nhai, gặm đồ vật ……………………………………………………………………..41
3. Con chó đào bới ……………………………………………………………….....………………...43
4. Đi vệ sinh bừa bãi……………………………………………………….......………………………44
5. Con chó ăn xin …………………………………………………………….......……………………..47

3


Cẩm nang nuôi dạy chó
6. Đuổi theo bất kỳ cái gì ………………………………………………..………………….………47
7. Nhảy lên người ……………………………………………………………….......………………….48
8. Phòng ngừa chó cắn …………………………………………………………..……...….………49
9. Kéo bạn đi khi dắt bằng dây xích …………….………….………......………….…52
10. Khi con chó nhát hoặc sợ tiếng ồn ………………………………........……...54
IV. Kinh nghiệm nuôi chó.
1. Hướng dẫn “ lựa chọn ” và kinh nghiệm “ mua chó ”………………..57
2. 8 lời khuyên khi bạn bắt đầu nuôi một con chó con ……….……….61
3. Thiết kế nhà ở cho cún cưng của bạn ……………….……..............…….63
4. Bí quyết chăm sóc chó tốt …………………………………………………....……………..64
5. Khi nào thì nên tắm cho chó? ……………………………………………………..………66
6. Tẩy giun cho chó …………………………………………………………………......……..………68
7. Phương pháp cho chó uống thuốc dễ dàng ……………......………………70
8. Chăm sóc chó già ………………………………………………………………......……………..72
V. Huấn luyện chó.
1. Cho chó làm quen với clicker ……………………………………………………………….78

2. Đặt tên cho chó (dạy cho chó biết tên của nó) …………....……...….79
3. Dạy chó làm quen với thanh huấn luyện ……………………….......……….81
4. Dạy chó lệnh ngồi ………………………………………………………………….....……….…..83
5. Dạy chó lệnh nằm …………………………………………………………………......………..…84
6. Dạy chó lệnh đứng …………………………………………………………………....……….....85
7. Dạy con chó lệnh yên …………………………………………………………...…………....87
8. Dạy chó lệnh lại đây ………………………………………………………………......………..89
9. Đi cạnh chủ khi dắt dây xích ……………………………………………………………….90
10. Dạy chó nhặt đồ …………………………………………………………………….....………….92
11. Dạy chó tìm hiểu tên các đồ vật ………………………………….............…..94
12. Dạy chó lệnh nhảy qua chướng ngại vật …………............…………..96
13. Nhảy qua một vòng tròn …………………………………………………………………….98
14. Dạy chó đi đến một điểm cho sẵn …………………………...........………...99
15. Dạy chó lệnh quay vòng tại chỗ …………………………..............………….101
16. Dạy chó lệnh bắt tay ………………………………………………………...…………………103
17. Dạy chó lệnh nhảy tại chỗ ………………………………………….……………………104

4


www.petgold.vn
18. Dạy chó lệnh xoay tròn hoặc cuộc tròn dưới mặt đất …....……106
19. Dạy chó lệnh ngồi cao, ngồi bằng 2 chân …………............………108
20. Dạy lệnh sủa ……………….…………………………………....................……………110
21. Dạy lệnh im lặng …………………………………………………..........……………………112
22. Dạy chó kéo một cái gì đó …………………………………....…………………………114
23. Dạy chó mở và đóng cửa ……………………………………………………………………116
24. Dạy chó đi lùi ……………………………………………………….......................…….119
25. Dạy chó mang đồ vật cho chủ …………………………………………………………120
26. Dạy chó tìm đồ vật ………………………………………………....……………………………122

27. Dạy chó bắt đồ vật …………………………………………………………………………….124
28. Dạy chó hành động xấu hổ ……………………………..........…………………126
29. Dạy chó lệnh sát chân …………………………………………………………………….127
30. Dạy chó ngồi bên trái, bên phải …………………....................………129
31. Dạy chó đi hình zic zắc qua chướng ngại vật ………......………..130
32. Dạy chó làm phép tính toán học ……………….................…………….132
33. Dạy chó nhảy dây ……..…..…….………………………………………………………….134
34. Dạy chó lệnh giả chết .………………………...................…………………..137
35. Dạy chó không ăn bậy, không ăn thức ăn rơi vãi ……....………138
36. Dạy chó đi bằng ba chân ……………………………...............……………….140
37. Dạy chó đi bằng hai chân sau ……………………..............………………..143
38. Dạy chó đi bằng hai chân trước …………………..........………………………145
39. Huấn luyện chó bò trườn trên mặt đất ……....……………………………..147
40. Dạy chó dọn nhà, vứt rác vào thùng....................................150
Lời kết..........................................................................................152

5


Cẩm nang nuôi dạy chó

LỜI NÓI ĐẦU
Mục đích tôi viết cuốn sách này là để cung cấp cho những
người sắp nuôi và đang nuôi chó có thêm thông tin và sự hiểu
biết nhất đònh về tâm, sinh lý của những con chó cũng như cách
chăm sóc, kỹ năng huấn luyện cần thiết của từng giống. Qua sự
hiểu biết về các giống chó và nuôi chó trong nhiều năm cùng
những tài liệu tôi nghiên cứu từ nước ngoài, tôi đã viết cuốn
sách này.
Tôi hy vọng cuốn sách này sẽ giúp ích được cho nhiều người

tránh bò mất tiền điều trò sức khỏe cho chó, và hạn chế được
hàng trăm nghìn con chó chết do dòch bệnh hàng năm. Khi nhìn
những con chó bò hạ bàn, đi ngoài, ra máu …. càng cho tôi có
động lực để viết cuốn sách này thật nhanh và mang nó đến với
các bạn đọc quan tâm sớm hơn. Cuốn sách này bao gồm các
chương về huấn luyện chó giúp các bạn giảm chi phí gửi chó đi
huấn luyện, thay vì chúng ta tự tìm hiểu và tự huấn luyện nó
thông qua cuốn sách này.
Cuốn sách này cung cấp những kiến thức cơ bản để bạn hiểu
rõ quá trình nuôi và phát triển của một con chó theo thời gian,
vấn đề sức khoẻ, chăm sóc cho đến vấn đề huấn luyện. Phương
pháp huấn luyện tôi đề cập đến trong cuốn sách này là phương
6


www.petgold.vn
pháp huấn luyện hưng phấn sử dụng thức ăn. Phương pháp này
phù hợp với tất cả các giống chó, từ chó nhỏ đến chó lớn. Tôi
sẽ đi sâu và giải thích chi tiết về các phương pháp huấn luyện
chó trong những phần sau.
Mọi ý kiến đóng góp quý báu từ phía các bạn độc giả xin gửi
về hòm thư của tôi tại đòa chỉ:
hoặc thông qua website của tôi tại đòa chỉ: www.petgold.vn.Tôi
xin ghi nhận tất cả những đóng góp của các bạn để tôi chỉnh
sửa lại nội dung trong những lần tái bản sau.
Chân thành cảm ơn.

7



Cẩm nang nuôi dạy chó

I. Dinh dưỡng
1. Phải làm gì với một con chó khó tính trong vấn đề ăn
uống?
Bạn làm thức ăn ngon và bổ dưỡng, nhưng con chó chỉ ngửi
và liếm thức ăn. Để từ sáng đến tối nó vẫn chưa ăn hết. Có vẻ
như con chó của bạn kén ăn và khó tính trong vấn đề ăn uống.
Chúng ta cùng đi sâu vào vấn đề này và phân tích. Con chó
thường xuyên không ăn hết và bỏ ăn không phải là hành vi
xấu. Mà ngược lại có thể là hành vi tốt vì nếu chó ăn quá nhiều
có thể tăng nguy cơ béo phì. Con chó tránh ăn, hoặc ăn ít với
hy vọng nhận được thức ăn khác thú vò hơn những gì có trong
khay thức ăn của nó. Điều tốt nhất để làm trong tình huống này
là phải cắt giảm thức ăn để ngăn chặn thói quen ăn, ngửi và
liếm này.
Cách tốt nhất và hiệu quả của việc điều chỉnh hành vi này
là giúp con chó của bạn hiểu rằng nó không có sự lựa chọn.
Đó là: Mang thức ăn ra cho con chó của bạn ăn trong vòng 30
phút. Nếu nó không ăn hoặc không ăn hết, mang bát thức ăn

8


www.petgold.vn
đi. Đến bữa tiếp theo mang thức ăn vào một lần nữa và lại
mang đi sau đó 30 phút. Sau đó, nhiều con chó có thể ma
mãnh và nhất quyết không ăn; nó có thể sủa hoặc tìm kiếm
thức ăn khác trong nhà… Khi đó tuyệt đối không cho nó tìm
kiếm các thức ăn khác. Nếu con chó không ăn hết thức ăn

trong khay, con chó của bạn không đói, nếu đói con chó sẽ
phải ăn. Biện pháp trên rất hiệu quả trong việc ngăn chặn
hành vi kén ăn. Sau đó nó sẽ phải hiểu nó không có sự lựa
chọn.
Nếu bạn thay đổi thức ăn cho chó của bạn, bạn nên làm
điều đó dần dần. Bắt đầu pha trộn một chút thức ăn mới với
thức ăn cũ, dần dần tăng lượng thức ăn mới và giảm lượng
thức ăn cũ. Điều này sẽ rất hữu hiệu trong việc con chó không
quen thức ăn mới, vì có thể nó sẽ bỏ ăn. Nếu bạn đang muốn
chuyển thức ăn ướt sang thức ăn khô, hãy thử pha trộn một
chút nước ấm với thức ăn khô.
Tuy nhiên, nếu con chó của bạn đột nhiên bỏ ăn mà trước
đấy không có hiện tượng này, thì có thể con chó của bạn đang
bò rối loạn chức năng tiêu hoá. Nếu nó bỏ ăn quá lâu và ăn ít,
bạn hãy mang con chó đi bác sỹ thú y ngay để được giải quyết
các vấn đề về giun sán và đường ruột.
2. Chó ăn nhiều Protein thì có tốt không?
Nhiều người trong số chúng ta nghó rằng cho chó ăn nhiều
thức ăn có chứa hàm lượng cao protein ví dụ như thòt bò, thòt
lợn … vv.. để nhằm mục đích giúp con chó khoẻ mạnh hơn và
sống lâu hơn. Tuy nhiên điều đó có thực sự tốt không?
2.1. Chó là động vật ăn thòt?
Nhiều người nghó rằng con chó cần ăn nhiều thòt để to khoẻ
và phát triển tốt. Tuy nhiên điều này không đúng. Chó cũng
như người, nó ăn tạp và nó phát triển tốt nhất với một chế độ
ăn uống cân bằng bao gồm cả protein, carbohydrate và chất
béo. Tiêu thụ protein quá mức là không cần thiết mà thậm chí

9



Cẩm nang nuôi dạy chó
còn nguy cơ mắc một số triệu chứng xấu
Protein là cần thiết giúp cho con chó hoạt động hàng ngày.
Tuy nhiên khi một con chó tiêu thụ quá nhiều protein trong bữa
ăn thì lượng protein dư thừa sẽ đi đâu? Trong trường hợp thừa
thì cơ thể sau đó sẽ tiết ra các protein dư thừa thông qua thận
và ra khỏi cơ thể qua nước tiểu.
Khi tỷ lệ protein quá nhiều trong khẩu phần ăn thì sẽ rất khó
để cơ thể chó duy trì một tỷ lệ canxi và photpho thích hợp, do
đó sẽ dẫn đến gián đoạn và mất cân bằng trong sự phát triển
xương hoặc tổn thương thận của con chó. Vì vậy thức ăn cho
chó hàng ngày tốt nhất là phải có sự cân bằng thích hợp của
protein, chất béo và carbohydrate.
2.2. Béo phì?
Protein là một chất dinh dưỡng có nhiều calo và đạm cao,
sẽ dẫn đến việc con chó nhanh chóng tăng cân. Theo thống kê
tại Mỹ có hơn 50% các con chó thừa cân hoặc béo phì. Chủ sở
hữu của các con chó cần phải nhận thức được thức ăn nào
nhiều calo và đạm. Nếu một con chó ăn quá nhiều thức ăn có
protein thì gan và thận sẽ gặp vấn đề vì tiêu thụ quá nhiều và
làm tăng khối lượng công việc trên các cơ quan này, làm phá
vỡ sự cân bằng các chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng con
chó đã béo phì càng béo hơn.
Lời khuyên cho chủ nuôi là hãy tìm hiểu về giống chó mình
đang nuôi. Sau đó chúng ta sẽ tìm kiếm một công thức “thức
ăn” phù hợp cho từng giống chó cũng như trong từng giai đoạn
sống, hay kích thước của từng con. Tôi lấy ví dụ một con chó
kéo xe trượt tuyết làm việc, sẽ cần yêu cầu một lượng calo
nhiều hơn so với các con chó cảnh khác, hoặc các giống chó

nhỏ khác. Vì thế 2 con chó khác nhau không thể có chế độ ăn
giống nhau.
Thông thường các thức ăn khô đều đã được các công ty sản
xuất thức ăn vật nuôi đầu tư vào nghiên cứu khoa học, tham

10


www.petgold.vn
khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng nên lượng chất
trong thức ăn luôn cân bằng dinh dưỡng. Chính vì vậy chúng ta
hoàn toàn yên tâm với việc không có các chất dinh dưỡng dư
thừa không cần thiết và không làm hại con chó của bạn.

11


Cẩm nang nuôi dạy chó

II. Các bệnh thường gặp và phòng tránh.
1. Bệnh viêm phổi ở chó:
Bệnh viêm phổi thường là bệnh phát sinh ra từ các bệnh
viêm phế quản hay do bội nhiễm từ các bệnh truyền nhiễm
khác như bệnh carê; viêm phế khí quản truyền nhiễm ở chó,
mèo.
1.1. Triệu chứng:
- Thoạt đầu mới nhiễm bệnh, con vật mệt mỏi, uể oải, bỏ
ăn, sốt cao, niêm mạc đỏ.
- Tuy ít ho nhưng khó khăn, đau đớn, cơn ho khạc cũng tăng
dần lên ngày một nặng, cơn ho xảy ra nhiều vào ban đêm và

sáng sớm.
- Thở khó, con vật nằm một chỗ, yếu, cố thở nhanh và nông,
biểu hiện thiếu oxy trong máu nên niêm mạc mắt, miệng đỏ
xẫm, xung huyết, sau tím tái.
- Nếu không điều trò kòp thời, con vật sẽ chết sau vài ngày vì
khó thở và suy kiệt.

12


www.petgold.vn
* Chú ý: Khi mới bắt đầu, nếu thấy hiện tượng nước mũi, hắt
xì, ho khạc là phải đưa đi khám, hoặc điều trò ngay.
1.2. Nguyên nhân:
- Thường do nhiễm virut đường hô hấp, sau đó là kế nhiễm
vi khuẩn như các loại vi khuẩn: Pneumococcus, Streptococcus,
Klebsiella, Bordesella…
- Do một số loại ấu trùng của ký sinh trùng ở phế quản như
Filaroides, Actustrongylus, Paragonimus cũng gây viêm phổi.
- Do một số nấm như Asperrgillus, Histoplasnia.
Lúc đầu do tác động của virut xâm nhập qua đường hô hấp
gây viêm vách phế quản nhỏ, sau lan đến nhu mô phổi hoặc
có thể qua đường tuần hoàn làm cho chức năng phổi yếu đi.
Trên cơ sở đó các vi khuẩn có sẵn ở đường hô hấp sẽ phát
triển và gây bệnh viêm phổi, nặng hơn gây hoại tử hoặc sinh
mủ trong phổi.
1.3. Phòng bệnh:
- Phát hiện sớm vật bò bệnh (ho và thở khó) để điều trò và
cách ly kòp thời.
- Thực hiện vệ sinh thú y và vệ sinh môi trường, giữ nơi ở

khô sạch, thoáng vào mùa hè, kín ẩm vào mùa đông, phân rác
phải dọn hàng ngày cho vào hố tiêu độc.
- Đònh kỳ tẩy uế nơi ở của chó, mèo và dụng cụ phục vụ
nuôi dưỡng bằng Chloramin B 0,5% trong 10 phút, Cresyl 1-2%,
hoặc nước vôi 10%.
Hay có thể dùng ND.Iodine (thành phần gồm PVP Iodine,
Kalium iodine), sát trùng tiêu độc chuồng nuôi và môi trường
xung quanh.
- Chăm sóc và nuôi dưỡng chó tốt nhất cần phải chú ý tiêm
phòng các loại vacxin phòng bệnh cho chó, mèo: carê, parvovirut, dại, viêm gan truyền nhiễm, lepto… và đònh kỳ tẩy giun

13


Cẩm nang nuôi dạy chó
sán, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
1.4. Điều trò bệnh:
- Cũng theo nguyên tắc chung :
+ Sử dụng thuốc kháng sinh chữa nguyên nhân.
+ Thuốc chữa triệu chứng.
+ Thuốc trợ sức và hộ lý.
- Sử dụng một trong các loại kháng sinh sau đây:
+ Penicilin G: Tiêm bắp cho chó liều 500.000 UI/ngày, cho
mèo liều 200.000 UI/ngày, chia 2-3 lần trong ngày.
+ Streptomycin: Chó 1g/ngày, mèo 500mg/ngày. Tiêm bắp,
chia 2-3 lần trong ngày.
Thường nên phối hợp Penicilin với streptomycin thì hiệu quả
chữa bệnh viêm phổi tốt nên rất nhiều.
+ Kanamycin: Tiêm bắp liều 40mg/kg thể trọng/ngày, chia 23 lần trong ngày.
+ Erythromcycin: Tiê m bắ p thòt, liề u 20-25 mg/kg thể

trọng/ngày. Chia 2 lần trong ngày.
Erythromcycin hiệu lực cao với bệnh viêm phổi nhưng với
chó, mèo có thể có tác dụng phụ như nôn mửa, rối loạn tiêu
hóa, nhưng sau ít ngày sẽ hết.
Theo kinh nghiệm của các nhà điều trò: Nên phối hợp kháng
sinh tiêm với Trimazon (Bisepton) cho chó, mèo uống với liều
40mg/kg thể trọng/ngày. Kết quả chữa bệnh sẽ tốt hơn.
- Thuốc chữa triệu chứng:
+ Giảm ho dễ thở: Ephedrin tiêm bắp 1-2 ống x 1ml/ngày.
Ngày tiêm 1-2 lần.
+ An thần, giảm sốt, giảm đau: Dimedron tiêm bắp 0,5-1 ống
x 1ml/ngày. Ngày tiêm 1-2 lần.
Hoặc Promix 1ml/5kg thể trọng.
- Thuốc trợ tim, trợ sức :
+ Truyền Ringerlactat liều 100-150 ml/kg thể trọng/ngày.

14


www.petgold.vn
+ Cafein 5%: Tiêm bắp 3-5ml/con, ngày 2 lần.
+ Vitamin B1 2,5%: Tiêm bắp 3-5ml/con, ngày 2 lần.
+ Vitamin C 5%: Tiêm bắp 3-5ml/con, ngày 2 lần.
+ Glucoza 30%: Tiêm tónh mạch, liều 5ml/con.
- Hộ lý: Chăm sóc và nuôi dưỡng chu đáo.

2. Loạn sản khung xương:
Thuật ngữ “loạn sản” đơn giản là chỉ sự phát triển bất
thường của các khớp xương. Cách gọi khác ở Việt Nam hay gọi
là lỗi khớp xương, lỗi khung xương, có vấn đề về xương và

hông. Khi viết bài này, tôi sẽ cố gắng nói chi tiết và cụ thể cho
những ai mới nuôi chó cũng có thể hiểu.
2.1. Loạn sản hông (Hip Dysplasia)

Các bất thường chung ở xương :Nó bắt nguồn từ sự phát
triển không bình thường của khớp hông, khớp hông có phần
đầu xương đùi gắn vào xương chậu. Trong đó phần đầu xương
đùi gắn không khít vào ổ xương chậu, các cơ, dây chằng và các
mô liên kết lỏng lẻo cũng không hỗ trợ các khớp xương hông
của con chó thì được gọi là loạn sản hông. Loạn sản xương
hông nhẹ thì có thể không ảnh hưởng gì nhiều đến hoạt động
của chó, nặng thì có thể gây viêm khớp dẫn đến tê liệt.
Các triệu chứng của loạn sản xương hông tạo ra những con

15


Cẩm nang nuôi dạy chó

chó bò ảnh hưởng được thấy rõ ràng nhất là dáng đi bộ và dáng
chạy không bình thường. Điều này giải thích trong cuộc thi
dogshow, giám khảo thường yêu cầu các con chó xem dáng
đứng, dắt, và chạy vòng quanh. Chó bò loạn sản là các con chó
không được chứng nhận, vì nó sẽ di truyền sang đời con, đời
cháu.
2.2. Loạn sản khuỷu tay - 2 chân trước của chó (Elbow
Dysplasia)
Các khớp khửu tay liên quan đến ba xương: xương cánh tay
của chân trước và 2 xương trụ nằm cạnh nhau. Loạn sản gây
ra sự phát triển không đồng đều của các xương, hoặc sự phát

triển không bình thường của sụn bao phủ bề mặt khớp. Tất cả
các vấn đề trên có thể dẫn đến một khửu tay con chó bò loạn
sản.

16


www.petgold.vn
Các bất thường:
- Chó bò loạn sản xương hông hay khửu tay sẽ xoay các
khớp không trôi chảy như mong muốn, dẫn đến tình trạng viêm
và đau khớp về sau. Theo thời gian, sẽ dẫn đến viêm xương
khớp.
- Trường hợp nặng thì đứng lên khó khăn, lên xuống cầu
thang khó khăn
- Đau khi nhảy hoặc nằm
- Cơ bắp teo, mềm, không săn chắc.
2.3. Một số yếu tố gây ra sự phát triển của loạn sản
xương hông và khuỷu tay:
- Do di truyền: những con chó di truyền dễ bò loạn sản xương
hông, có nguy cơ cao hơn phát triển loạn sản hông và cuối
cùng là viêm xương khớp.
- Kích thước lớn: Béo phì có thể làm tăng mức độ nghiêm
trọng của căn bệnh này trong những giống chó dễ bò biến đổi
gen và trọng lượng của chó sẽ tăng cường sự thoái hóa của
khớp hông. Thường hay gặp phải ở các con chó có cân lượng
lớn trên 30kg, như các chó chăn cừu, chó tha mồi, chó săn do
các khớp phải chòu khối lượng cơ thể đè lên.
- Chó phát triển nhanh cũng dễ bò loạn sản: Là do chế độ ăn
giàu calo, protein và canxi.. rất cần bổ sung, nhưng phải có

cách bổ xung, và vận động hợp lý.
Loạn sản xương hông xảy ra ở chó nhỏ từ 3 đến 12 tháng
tuổi, khi các con trưởng thành sẽ thể hiện dấu hiệu lâm sàng
và có thể được nhìn rõ bằng chụp x-quang, hoặc thông qua các
bước chạy của con chó.
2.4. Phòng ngừa và Điều trò:
Loạn sản xương hông là một rối loạn di truyền, không có
phương pháp hiệu quả ngăn ngừa tuyệt đối sự phát triển của

17


Cẩm nang nuôi dạy chó
nó. Hậu quả của tình trạng này có thể được giảm qua chế độ
ăn uống thích hợp, tập thể dục, dùng thuốc chống viêm hay
thuốc giảm đau để bổ sung cho con chó có thể làm chậm sự
tiến triển của bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống cho thú
cưng của bạn.
Cần có chế độ ăn uống và vận động hợp lý, không cho chó
ăn no, ăn quá thừa chất cũng không tốt. Trong quá trình nuôi
cần phải đặc biệt quan tâm các khớp các khuỷu tay, bàn chân
của chó, dáng đi, bước chạy xem có bất thường không. Cần
luôn luôn quan sát con chó, các biểu hiện, xem nó cần gì và nó
có vấn đề gì để chúng ta can thiệp kòp thời là cách để giúp con
chó của bạn luôn khỏe mạnh.
Ở nước ngoài, tình trạng này thường được điều trò bằng phẫu
thuật tùy thuộc vào kích thước của con chó, tuổi tác, sức khỏe
tổng thể và mức độ nghiêm trọng của loạn sản. Tuy nhiên việc
phẫu thuật tốn kém và gây nguy hiểm. Vậy nên các trại chó
mà gặp phải các trường hợp này thì người ta sẽ bán rẻ hoặc

cho, tặng để nuôi trong gia đình vì không thể chữa khỏi hoàn
toàn bệnh này.
Quản lý cân nặng là một trong những phương pháp điều trò
quan trọng nhất cho chó loạn sản hông. Nếu con chó của bạn
đang bò thừa cân hoặc béo phì thì hãy thay đổi chế độ ăn uống
và thực hiện một chương trình tập thể dục với sự giúp đỡ của
bác só thú y. Giảm cân có thể giảm căng thẳng chung, ngăn
ngừa thoái hóa khớp, cải thiện tính di động, và giảm đau như
massage hàng ngày, vật lý trò liệu.
Bổ sung glucosamine và chondroitin có thể làm tăng tổng
hợp sụn, giúp sửa chữa sụn bò hư hỏng, và cải thiện sức khỏe
tổ n g thể chung khi dù n g lâ u dà i . Perna canaliculus,
bơ/unsaponifiables đậu tương, axit béo omega-3, và methylsulfonylmethane (MSM) cũng có lợi cho chó bò loạn sản xương
hông. Ngoài ra, các loại thuốc chống viêm, chẳng hạn như

18


www.petgold.vn
Novox và Rimadyl, có thể giảm đau và viêm để cải thiện hoạt
động của chó và thúc đẩy tập thể dục.

3. Bệnh viêm ruột ở chó:
Đây là những triệu chứng điển hình của bệnh viêm ruột, xin
giới thiệu về nguyên nhân triệu chứng và các phương pháp
phòng trò để người nuôi tham khảo.
3.1. Nguyên nhân gây bệnh : có thể có rất nhiều song có
một số nguyên nhân đặc trưng như:
- Do virút: Có thể do Parvovirut, virut gây bệnh carê, virut
gây viêm gan truyền nhiễm v.v …

- Do vi trùng như coli, Leptospira, Salmônella.
- Cũng có thể do ký sinh trùng.
- Ngoài ra cũng có thể do nấm hoặc không tiêu hoá được,
do ăn phải chất độc.
3.2. Triệu chứng bệnh: Điển hình nhất là hiện tượng tiêu
chảy đi đôi với nôn mửa, ở trường hợp này thường do chó bò
viêm đoạn trước ruột non. Khi con vật biểu lộ đau vùng bụng,
lúc đó biểu hiện viêm có thể đã lan xuống ruột già.
Con vật đi phân lỏng có mùi tanh hôi khó chòu và có thể có
màu xanh đậm hoặc đen do xuất huyết ở phần sau ruột già.
Con vật có thể bò sốt nếu do nguyên nhân nhiễm trùng, lúc đó
thường thấy thành bụng căng lên.
Một số chó có biểu hiện đau bụng con vật sẽ nằm ở tư thế
hai chân trước chống lên, bụng sôi hoặc chướng nhẹ.
3.3. Điều trò bệnh: Điều đầu tiên là cần tìm nguyên nhân
gây bệnh để đưa ra phác đồ điều trò bệnh có hiệu quả.
- Nên ngừng cho chó ăn trong vòng 24 giờ đầu, chỉ cho chó
uống đủ nước.
- Nếu chó bò nôn dùng Anticholinergic và thuốc an thần như

19


Cẩm nang nuôi dạy chó
Chlopromazin hoặc Metoclopramil.
- Truyền dòch để bù lượng nước và chất điện giải đã mất
(đây là biện pháp tốt nhất, nếu không truyền được thì dùng
chất điện giải cho uống).
- Nếu thấy chó bò đau bụng nhiều thì có thể dùng thuốc giảm
đau như Perimidine.

- Trò tiêu chảy bằng một số loại thuốc như hỗn hợp Kaolin và
Pectin, hoặc Bismuth Subcarbonate ….
- Nếu nghi là do vi trùng thì dùng các loại kháng sinh thông
thường như Kanamixin, Tetramixin.
Trong quá trình điều trò kết hợp dùng thuốc bổ trợ như vitamin B1, Bcomlex, ADE Bcomlex và chăm sóc nuôi dưỡng tốt để
nâng cao sức đề kháng cho con vật.

4. Ký sinh trùng:
Bệnh viêm tai ngoài do ve Otodectes cynotis là rất phổ biến
mà chó, mèo, cáo, thỏ đều có thể nhiễm ve này. Ve sống ở
mặt ngoài ống tai, ăn lớp da của vật chủ và hút chất bạch
huyết vật chủ để sống. Từ đó sẽ làm cho vật chủ ngứa ngáy
khó chòu, viêm, tiết dòch và hình thành vẩy trong tai. Ngoài ve
trên còn có loài Otobius megnini ký sinh trên chó và một số
loài gia súc khác như bò, ngựa, cừu.
4.1. Triệu chứng:
Ve ký sinh ở tai kích thích con vật lắc đầu thường xuyên cào
hay chà, cọ chỗ tai bò nhiễm ve. Thường xuyên có chất tiết từ
ống tai, có màu nâu sậm như sáp, đôi khi chất tiết bông ra. Khi
khám tai có thể thấy những ve có màu trắng, nhỏ, lẫn trong rái
tai màu sậm, ta có thể bắt bằng cách đặt dưới kính hiển vi để
tìm ve.

20


www.petgold.vn
4.2. Điều trò:
Dùng một loại dầu như dầu khoáng bôi nhẹ vào ống tai rồi
lau để làm sạch tai, chất tiết từ tai sẽ giúp lấy được ve ra. Sau

khi làm sạch tai dùng một loại thuốc diệt như là rotenone,
diethyl phtalate, hay pyrethrins để bôi 3 ngày 1 lần, lặp lại trong
4 lần liên tiếp (12 ngày). Khi tai có hiện tượng viêm mãn tính
thì phải bôi thuốc kháng sinh có corticoisteroide hay thuốc mỡ
có kháng sinh; hoặc dùng ivermectin với liều 200-300 mg/kg
tiêm dưới da.

5. Bệnh mò bao lông trên chó:
Bệnh mò bao lông do một ký sinh trùng da sống trong nang
lông gây ra ngứa ở các mức độ khác nhau. Bệnh ở chó phổ
biến hơn ở mèo.
5.1. Ký sinh trùng:
Ký sinh trùng có tên là Demodex canis sống trong nang bao
lông của chó, thân dài 0,25 mm. Có thể tìm thấy trên da con
vật khỏe.
5.2. Triệu chứng:
Bệnh ghẻ mò bao lông thường phát sinh ở phía trước mắt,
hoặc khủy chân. Bệnh có thể thay đổi từ rất nhẹ như chỉ một
mảng nhỏ, cho đến nặng như toàn thân đều có bệnh tích rướm
máu, có mủ. Với trường hợp bệnh nhẹ thì có thể chỉ bò một khu
vực tách biệt, bò rụng lông ở mặt, quanh mắt hay chân trước
hoặc cả chân sau. Những trường hợp này được xem là bệnh
nhẹ, không gây viêm da thứ phát. Còn trường hợp nặng thì da
bò mẩn đỏ lên, có mụn mủ, có máu và huyết thanh rỉ ra từ
những vùng nhiễm bệnh, kế đó là nhiễm trùng thứ phát mà
thường thấy là Staphylococcus aureus, thỉnh thoảng cũng thấy
Pseudomonas spp.

21



Cẩm nang nuôi dạy chó
5.3. Chẩn đoán:
Dùng dao tẩm dầu cạo chỗ có bệnh tích cho đến khi thấy đỏ
lên, bắt đầu chảy máu rồi soi dưới kính hiển vi để tìm ký sinh
trùng.
5.4. Điều trò:
Ký sinh trùng: Khi bệnh cư trú có giới hạn thì thường tự khỏi,
tuy nhiên để đề phòng bệnh lan ra toàn thân ta nên điều trò
sớm ở những trường hợp này bằng:
Amitra với nồng độ 0,025% trong nước, mỗi tuần bôi một
lần, cho đến khi dứt các bệnh tích, rồi tiếp tục bôi mỗi hai tuần
một lần, cho đến khi xét nghiệm không còn ký sinh trùng.

6. Bệnh ve kí sinh:
Ve là một loại ký sinh trên chó, nó không chỉ tranh chấp chất
dinh dưỡng của ký chủ mà còn truyền một số bệnh nguy hiểm
cho chó.
6.1. Ký sinh trùng:
Ve ký sinh trên chó có nhiều loại thường thấy nhất là
Rhipicephalus sanguineus ( có hình quả lê và màu nâu đen).
Ve này phân bố khắp nơi trên thế giới. Ngoài chó, ve còn thấy
trên trâu, bò, heo. Chu kỳ phát triển 7 tháng đến 1 năm. Ve có
thể nhòn đói 19 tháng. Ve phát triển qua các giai đoạn trứng, ấu
trùng, thiếu trùng và ve trưởng thành. Ve cái và đực giao phối
trên cơ thể ký chủ. Sau khi giao phối ve cái hút no máu rồi rời
ký chủ, đẻ trứng trên mặt đất. Mỗi giai đoạn phát triển là sau
khi ve hút no máu lại rời ký chủ, để để trứng trên mặt đất, sau
đó các ve con lại bám vào ký chủ mới. Khi bám vào da ve chích
chất kháng đông vào máu ký chủ, mỗi ve cái có thể hút 0,5ml

máu.

22


www.petgold.vn
6.2. Triệu chứng:
Ve thường bám ở trong và ngoài vành tai, vùng cổ và ở các
kẽ của ngón chân. Nhiễm nặng thì thấy ve bám khắp cơ thể,
có khi hàng ngàn ve trên một ký chủ, gây tổn thương sinh ra
phản ứng viêm, làm chó ngứa ngáy khó chòu, gãi thường xuyên
có thể tạo nhiễm trùng thứ phát, áp xe hay loét. Nếu nhiều thì
làm cho ký chủ bò thiếu máu, một số chỗ của da xù xì, dày lên,
chó cứ gậm, liếm, cào cấu thường xuyên. Khi loại trừ được ve
thì các triệu chứng trên giảm ngay. Nguy hiểm nhất là ve truyền
các bệnh truyền nhiễm như: rickettsia, leptospirosis, babesiosis.
6.3. Điều trò:
Các loại thuốc có thể dùng điều trò như:
- Frontline với các hoạt chất fipronil xòt và xoa lên lông chó,
mèo, mỗi lần trừ ve được một tháng.
- Bayticol (flumethrin 6%) pha 1ml cho 2 lít nước tắm hay xòt
cho chó.
- Vòng đeo cổ Preventef (diazenon) trừ được ve trong 4
tháng.
6.4. Phòng bệnh:
Để kiểm soát ve ta có thể đònh kỳ xòt thuốc sát trùng vào chỗ
ở của chó như chuồng, góc nhà, vách tường, kẽ tường, sân.
Nhưng phải tách người và thú vật ra khỏi khu vực này cho đến
khi thuốc hết tác dụng. Dùng vòng đeo trừ ve.


7. Bệnh rận ký sinh:
Rận ký sinh ở chó phổ biến có 2 loại: Rận ăn lông và Rận
hút máu.
7.1. Rận ăn lông: gồm các loại như: Trichodectes canis,

23


Cẩm nang nuôi dạy chó
Trichodectes latus Heterodoxus spiniger. Các loại này không
hút máu chỉ ăn lông, vòng đời chỉ trải qua trên ký chủ, con cái
đẻ trứng, màu trắng đầu có nắp dính trên lông ký chủ, 5-12
ngày nở thành ấu trùng rồi lột xác 3 lần trong 12-16 ngày để
trở thành con trưởng thành.
7.2. Rận hút máu: Phổ biến là Linognathus selosus, rận đẻ
trứng trên lông, trứng nở ra ấu trùng và qua 3 lần lột xác thành
con trưởng thành, toàn bộ vòng đời mất 2-3 tuần.
7.3. Triệu chứng:
Trước hết rận bò trên da làm con vật ngứa ngáy không nghỉ
ngơi được. Nhiễm rận nhiều gây kém ăn, chậm lớn, vết đốt gây
viêm biểu bì, bao lông, gây ngứa ngáy, rụng lông lỗ chỗ. Rận
ăn lông Trichodectes còn là ký chủ trung gian cho sán dây
Dipylidium caninum.
7.4. Điều trò:
Các loại thuốc có thể dùng điều trò như:
- Bayticol (flumethrin 6%) pha 1ml cho 2 lít nước tắm hay xòt
cho chó.
- Để tiêu diệt mầm bệnh ta có thể lặp lại sau 14 ngày.

8. Bệnh bọ chét kí sinh:

Đây là một loại ký sinh trùng ngoài rất phổ biến ở chó. Bọ
chét không gây hại nặng trực tiếp nhưng lây lan rất nhanh và
khó tiêu diệt mầm bệnh.
8.1. Ký sinh trùng:
Bọ chét có nhiều loài: Ctenophalides canis, C. felis felis, C.
felis orientis. Bọ chét có thân hình dẹp, chân dài nên di chuyển
rất nhanh như bò trên da ký chủ hoặc bằng những bước nhảy

24


www.petgold.vn
rất xa. Bọ chét trưởng thành hút máu ký chủ, nhưng ấu trùng
thì ăn phân của cha mẹ chúng, bọ chét trưởng thành có thể
sống đến 2 tháng mà không cần phải hút máu. Con cái đẻ
trứng, trứng rớt xuống đất hoặc sàn nhà, trứng nở thành ấu
trùng dạng vòi, rồi thành nhộng. Ở môi trường thuận lợi bọ chét
hoàn thành vòng đời khoảng 3 tuần.
8.2. Triệu chứng:
Thấy dễ dàng ở vùng không lông hay ít lông như bụng,
háng. Gây cho ký chủ ngứa ngáy, viêm da, mụn loét, rụng
lông. Nguy hiểm nhất là truyền những bệnh khác như: sán dây
Dipyllidium caninum, vi trùng bệnh dòch hạch.
8.3. Điều trò:
Các loại thuốc có thể dùng điều trò như:
- Dipterex 0.3-0.5 %.
- Bayticol (flumethrin 6%) pha 1ml cho 2 lít nước tắm hay xòt
cho chó.
- Vòng đeo cổ Preventef (diazenon) trừ được bọ chét trong 4
tháng.

- Frontline với hoạt chất fipronil xòt và xoa lên lông chó, mèo
trừ được bọ chét 2 tháng.
- Program (lufenuron) mỗi tháng một viên.
Về sức khỏe cộng đồng :
Trẻ em có thể nhiễm sán dây Dipylidium caninum mà
nguyên nhân là do nuốt phải bọ chét mang ấu trùng sán dây.

9. Bệnh giun ở mắt:
Bệnh giun ở mắt chó, mèo thường gây ra do hai loài
Thelazia californiensis và T. callipaeda, chúng thường ký sinh
trong túi giác mạc hay trong giác mạc của chó và mèo, giun có
thể tìm thấy ký sinh ở trên mắt người. Ngoài ra bệnh có thể xảy

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×