Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Giải bài tập trang 161 SGK Sinh lớp 7: Đa dạng của lớp thú (Tiếp theo) Bộ dơi và bộ cá voi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.21 KB, 1 trang )

Giải bài tập trang 161 SGK Sinh lớp 7: Đa dạng của lớp thú (Tiếp theo)
Bộ dơi và bộ cá voi
A. Tóm tắt lý thuyết: Đa dạng của lớp thú (Tiếp theo) Bộ dơi và bộ cá voi
Bộ Dơi là thú có cấu tạo thích nghi với đời sống bay: Chúng có màng cánh rộng, thân
ngắn và hẹp nên có cách bay thoăn thoắt, thay hướng đổi chiều linh hoạt. Chân yếu có tư
thế bám vào cành cây treo ngược cơ thể. Khi bắt đầu bay chân rời vật bám, tự buông
mình từ cao. Bộ Cá voi thích nghi với đời sống hoàn toàn trong nước, có cơ thể hình thoi,
cổ rất ngắn, lớp mỡ dưới da rất dày, chi trước biến đổi thành chi bơi có dạng bơi chèo,
vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều học.cau-tao-cua-doi
B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 161 Sinh Học lớp 7: Đa dạng của lớp thú (Tiếp theo)
Bộ dơi và bộ cá voi
Bài 1: (trang 161 SGK Sinh 7)
Trình bày đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay.
Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:
– Chi trước biến đổi thành cánh da: là một màng da rộng phủ lông mao thưa, mềm mại
nối liền với cánh tay, ống tay, các xương bàn và các xương ngón (rất dài) với mình, chi
sau và đuôi.
– Đuôi ngắn, thân ngắn và hẹp. Chân yếu có tư thế bám vào cành cây treo ngược cơ thể.
Bài 2: (trang 161 SGK Sinh 7)
Trình bày đặc điểm cấu tạo của cá voi thích nghi với đời sống trong nước.
Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:
– Cơ thể hình thoi, lông gần như tiêu biến hoàn toàn, có lớp mỡ dưới da rất dày, cổ không
phân biệt với thân, vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc.
– Chi trước biến đổi thành vây dạng chèo, song vẫn được nâng đỡ bởi các xương chi như
các động vật có xương sống ở cạn, xương cánh tay và xương ống tay ngắn, các xương
ngón tay rất dài.



×