Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề kiểm tra Địa lý 8 HK I - Đề số 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.56 KB, 5 trang )

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9 HỌC KÌ I
ĐỀ 1
Các chủ đề/ nội dung Các mức độ tư duy
Nhận biết Thông
hiểu
Vận dụng/
kĩ năng
1. Dân cư Câu 1a,1b
(1,0 đ)
1,0 điểm
2. Vùng Trung du và miền núi
Bắc Bộ
Câu 1d
(0,5 đ)
Câu 1c
(0,5 đ)
1,0 điểm
3. Vùng đồng bằng Sông Hồng Câu 2
(1,5 đ)
Câu 2
(2,5 đ)
4,0 điểm
4. Vùng Bắc Trung Bộ Câu 1đ
(0,5 đ)
0,5 điểm
5. Vùng Duyên hải Nam Trung
Bộ
Câu 1g
(0,5 đ)
Câu 1e
(0,5 đ)


1,0 điểm
6. Vùng Tây nguyên Câu 1h
(0,5 đ)
Câu 3
(2,0 đ)
2,5 điểm
Tổng điểm 1,5 điểm 4,0 điểm 4,5 điểm 10 điểm
1
ĐỀ KIỂM TRA MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9 HỌC KÌ I
ĐỀ 1
(Thời gian: 45 phút, không kể thời gian giao đề)
I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)
Câu 1 (4 điểm)
Khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa đứng trước ý đúng trong các câu sau:
a) Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi theo hướng:
A. tỉ lệ trẻ em giảm xuống, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao
động tăng lên.
B. tỉ lệ trẻ em tăng lên, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động
giảm xuống.
C. tỉ lệ trẻ em và tỉ lệ người trong độ tuổi lao động giảm xuống, tỉ lệ người trên độ
tuổi lao động tăng lên.
D. tỉ lệ trẻ em và tỉ lệ người trong độ tuổi lao động tăng lên, tỉ lệ người trên độ tuổi
lao động giảm xuống.
b) Xu hướng chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động của nước ta là:
A. tăng tỉ trọng lao động trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp; giảm tỉ trọng lao
động trong khu vực công nghiệp- xây dựng và dịch vụ.
B. giảm tỉ trọng lao động trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp; tăng tỉ trọng lao
động trong khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
C. tăng tỉ trọng lao động trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp; công nghiệp - xây
dựng và giảm tỉ trọng lao động trong khu vực dịch vụ.

D. giảm tỉ trọng lao động trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp; công nghiệp - xây
dựng và tăng tỉ trọng lao động trong khu vực dịch vụ.
c) Ý nào không thuộc thế mạnh kinh tế chủ yếu của vùng Trung du và miền núi
Bắc Bộ?
A. Khai thác khoáng sản, phát triển thủy điện.
B. Trồng cây công nghiệp lâu năm, rau quả cận nhiệt và ôn đới.
C. Trồng cây lương thực, chăn nuôi nhiều gia cầm.
D. Trồng rừng, chăn nuôi gia súc lớn.
2
d) Loại cây công nghiệp hàng năm nào trong các loại cây dưới đây được trồng nhiều
ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Đậu tương.
B. Bông.
C. Dâu tằm.
D. Thuốc lá.
đ) Sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp chủ yếu của vùng Bắc Trung Bộ là:
A. lúa, ngô, khoai, đậu, cá, tôm.
B. chè, hồi, quế, trâu, bò.
C. cao su, cà phê, đậu tương, mía, gỗ, cá.
D. trâu, bò, lạc, gỗ, cá, tôm.
e) Hoạt động kinh tế chủ yếu của Duyên hải Nam Trung Bộ là :
A. sản xuất lương thực.
B. trồng cây công nghiệp xuất khẩu.
C. du lịch, khai thác, nuôi trồng thuỷ sản.
D. khai thác khoáng sản.
g) Khó khăn trong phát triển nông nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là:
A. diện tích đồng bằng nhỏ hẹp.
B. thường bị thiên tai (hạn hán, bão lụt...).
C. đất xấu, cát lấn.
D. Tất cả các ý trên.

h) Loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất ở Tây nguyên là :
A. sắt.
B. bô xít.
C. kẽm.
D. thiếc.
3
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 2 (4 điểm)
Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
Tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực
theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng (%)
Năm
Tiêu chí
1995 1998 2000 2002
Dân số 100,0 103,5 105,6 108,2
Sản lượng lương thực 100,0 117,7 128,6 131,1
Bình quân lương thực theo đầu người 100,0 113,8 121,8 121,2
a) Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân
lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng
b) Từ biểu đồ đã vẽ, nêu nhận xét và giải thích về sự thay đổi của dân số, sản lượng
lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng
trong thời kì trên.
Câu 3 (2 điểm)
Vì sao Tây Nguyên trở thành vùng sản xuất cà phê lớn nhất nước ta?

4
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
I . Trắc nghiệm khách quan ( 4 điểm)
Câu 1 : 4 điểm (mỗi ý đúng được 0,5 điểm)
a): A; b): B; c): C; d): A; đ): D ; e): C ; g): D; h): B.

II . Tự luận (6 điểm)
Câu 2 (4 điểm)
a) Vẽ biểu đồ (2 điểm)
Vẽ đủ 3 đường, chính xác, đẹp; dùng các kí hiệu hoặc màu để phân biệt 3 đường
khác nhau; ghi đầy đủ: tên biểu đồ, chú thích, đơn vị cho các trục.
b) Nhận xét (0,5 điểm)
Dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người đều tăng
nhưng tốc độ tăng không giống nhau, sản lượng và bình quân lương thực theo đầu người
tăng nhanh hơn dân số
* Giải thích (1,5 điểm, mỗi ý đúng được 0,5 điểm)
- Sản lượng lương thực có hạt tăng nhanh nhất do đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ
(vụ đông) ; áp dụng khoa học, kĩ thuật.
- Dân số tăng chậm do thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa dân số.
- Sản lượng lương thực tăng nhanh, dân số cũng tăng nên bình quân lương thực
tăng nhưng không nhanh bằng sản lượng lương thực.
Câu 3 (2 điểm, mỗi ý đúng được 0,5 điểm)
- Địa hình cao nguyên, đất badan thích hợp với việc trồng cà phê
( chiếm khoảng 66% diện tích đất badan của cả nước).
- Khí hậu cận xích đạo, khí hậu cao nguyên thích hợp với trồng cây công nghiệp.
- Thị trường trong nước và quốc tế ngày càng mở rộng; công nghiệp chế biến nông
sản phát triển.
- Chính phủ có nhiều chính sách phát triển cây công nghiệp ở Tây nguyên.
Nhóm biên soạn:
1. Phạm Thị Thu Phương (Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục)
2. Phạm Thị Thanh (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội)
3. Lê Mỹ Phong (Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục)
5

×