Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề kiểm tra Địa lý 6 HK II - Đề số 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.3 KB, 4 trang )

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN ĐỊA LÍ LỚP 6 HỌC KÌ II
ĐỀ 2
Các chủ đề/ nội dung Các mức độ tư duy Tổng
điểm
Nhận biết Thông
hiểu
Vận dụng/
kĩ năng
I. Lớp nước:
1. Sông Câu 1a
(0,5 đ)
0,5 điểm
2. Một số hình thức vận động của
nước biển và đại dương; nguyên
nhân của chúng
Câu 1c
(0,5 đ)
Câu 2
(1,5đ)
Câu 1b
(0,5 đ)
2,5 điểm
3. Độ muối của nước biển và đại
dương
Câu 3
(1,0 đ)
1,0 điểm
II. Lớp đất và lớp vỏ sinh vật:
1. Các nhân tố hình thành đất Câu 4
(3,0 đ)
3,0 điểm


2. Ảnh hưởng của các nhân tố tự
nhiên đến sự phân bố thực vật
Câu 5a
(1,0 đ)
Câu 5a
(0,5 đ)
1,5 điểm
3. Mối quan hệ giữa thực vật và
động vật
Câu 5b
(1,0 đ)
Câu 5b
(0,5 đ)
1,5 điểm
Tổng điểm 2,0 điểm 6,0 điểm 2,0 điểm 10 điểm

1
ĐỀ KIỂM TRA MÔN ĐỊA LÍ LỚP 6 HỌC KÌ II
ĐỀ 2
(Thời gian: 45 phút, không kể thời gian giao đề)
I . Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm)
Khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa đứng ở đầu ý đúng trong các câu sau:
a) Lưu lượng của một con sông là:
A. lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm nào đó.
B. lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm nào đó,
trong một giây đồng hồ.
C. lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm nào đó,
trong một khoảng thời gian nhất định.
D. lượng nước chảy trong lòng sông ở một địa điểm nào đó trong một

giây đồng hồ.
b) Sóng biển là hiện tượng:
A. dao động thường xuyên, có chu kì của nước biển.
B. chuyển động của nước biển từ ngoài khơi xô vào bờ.
C. dao động tại chỗ của lớp nước trên mặt biển.
D. chuyển động của lớp nước biển trên mặt.
c) Hiện tượng triều cường thường xảy ra vào các ngày:
A. không trăng đầu tháng và trăng lưỡi liềm đầu tháng.
B. trăng tròn giữa tháng và không trăng đầu tháng.
C. trăng tròn giữa tháng và trăng lưỡi liềm đầu tháng.
D. trăng lưỡi liềm đầu tháng và trăng lưỡi liềm cuối tháng.
2
Câu 2 (1,5 điểm)
Ghép mỗi ý ở bên trái với một ý ở bên phải cho đúng
Các hình thức vận động của nước biển Nguyên nhân của mỗi hình thức
1. Sóng
2. Sóng thần
3. Thuỷ triều
a. Động đất ngầm dưới đáy biển
b. Gió
c. Sức hút của Mặt Trăng
d. Sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời

II . Tự luận (7 điểm)
Câu 3 (1 điểm)
Độ muối trung bình của nước trong các biển và đại dương là 35%
o
, vì sao độ muối của
biển nước ta chỉ là 33%
o

?
Câu 4 (3 điểm)
Kể tên các nhân tố hình thành đất quan trọng nhất và giải thích vì sao.
Câu 5 (3 điểm)
a. Vì sao nói khí hậu là nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố thực vật?
Bằng hiểu biết của mình, em hãy cho ví dụ để chứng minh .
b. Hãy nối các ô chữ dưới đây bằng các mũi tên để thể hiện mối quan hệ giữa
thực vật, động vật và giải thích
A.
B C
3
Thực vật
Động vật
ăn cỏ
Động vật
ăn thịt
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
I . Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm, mỗi ý đúng được 0,5 điểm)
a): B; b): C; c): B.
Câu 2 (1,5 điểm, mỗi ý ghép đúng được 0,5 điểm)
Ghép: 1 – b ; 2 – a ; 3 – d.
II . Tự luận (7 điểm)
Câu 3 (1 điểm)
Độ muối của biển nước ta thấp hơn độ muối trung bình của nước trong các biển
và đại dương vì biển nước ta có nhiều sông đổ vào (0,5 điểm), lại nằm trong khu vực
mưa nhiều (0,5 điểm).
Câu 4 (3 điểm)
- Các nhân tố hình thành đất quan trọng nhất là: đá mẹ, sinh vật, khí hậu (0,5 điểm)
- Giải thích:

+ Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra các chất khoáng (0,75 điểm)
+ Sinh vật là nguồn gốc sinh ra chất hữu cơ trong đất (0,75 điểm)
+ Khí hậu: nhiệt độ và lượng mưa tạo môi trường thuận lợi hoặc khó khăn cho quá
trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ trong đất. (1,0 điểm)
Câu 5 (3 điểm)
a) Giải thích: tuỳ theo đặc điểm khí hậu ở mỗi nơi mà có các loài thực vật khác
nhau. Khí hậu còn ảnh hưởng quyết định đến mức độ phong phú hay nghèo nàn của thực
vật ở một nơi (1,0 điểm)
- Ví dụ (cho ví dụ đúng được 0,5 điểm)
b) Nối đúng mũi tên từ ô A đến B và từ B đến C (0,5 điểm)
- Giải thích : Có thực vật mới có động vật ăn cỏ, có động vật ăn cỏ mới có động
vật ăn thịt => sự phân bố thực vật có ảnh hưởng đến sự phân bố động vật (1,0 điểm).
Nhóm biên soạn:
1. Phạm Thị Thu Phương (Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục)
2. Phạm Thị Thanh (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội)
3. Lê Mỹ Phong (Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục)
4

×