Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

đề tài: Cloud Computing-Consolidation

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 39 trang )

Đề tài: Cloud Computing-Consolidation

Danh sách nhóm 2:

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

MSSV
1020003
1020043
1020071
1020097
1020126
1020156
1020187
1020213
1020231
1020263

Họ
Ngô Minh
Đặng Thế Nhất


Trần Ngọc
Lê Hữu
Nguyễn Cao
Nguyễn Hoàng
Lê Minh
Võ Cự
Mai Thành
Nguyễn Thanh

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Tên
Anh
Đạt
Huân
Lâm
Nguyên
Phúc
Tâm
Thân
Tín
Tùng

Giới tính
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam

Nam
Nam
Nam
Nam

Email











Trang 1


Đề tài: Cloud Computing-Consolidation

MỤC LỤC
1

Tổng quan về Cloud Computing ............................................................................... 6
1.1

Khái niệm: .............................................................................................................. 6


1.2

Phân loại. ................................................................................................................ 8

1.2.1

Mô hình dịch vụ: ............................................................................................. 8

1.2.2

Mô hình triển khai: ........................................................................................ 10

1.3

Ưu và nhược điểm của điện toán đám mây ......................................................... 11

1.3.1
1.4
2

3

Nhược điểm: .................................................................................................. 12

Các ứng dụng: ...................................................................................................... 13

Khái quát các mô hình Cloud Computing.............................................................. 14
2.1

Consolidation (Hợp nhất)..................................................................................... 14


2.2

Virtualization (Ảo hóa) ........................................................................................ 17

2.3

Automation (Tự động hóa) .................................................................................. 18

2.4

Ultility (Tiện ích) ................................................................................................. 19

2.5

Cloud (Mây) ......................................................................................................... 21

Server Consolidation ................................................................................................ 22
3.1

Đặt vấn đề ............................................................................................................ 22

3.2

Khái niệm ............................................................................................................. 23

3.3

Lợi ích .................................................................................................................. 23


3.4

Hạn chế ................................................................................................................ 24

3.5

Phân loại Server ................................................................................................... 25

3.5.1

Innovations Servers (máy chủ đổi mới) ........................................................ 25

3.5.2

Production Servers (máy chủ sản xuất) ......................................................... 25

3.5.3

Mission Critical Servers (các máy chủ có nhiệm vụ quan trọng) ................. 26

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Trang 2


Đề tài: Cloud Computing-Consolidation
3.6

4


5

Các bước thực hiện .............................................................................................. 26

3.6.1

Xác định số máy chủ ..................................................................................... 26

3.6.2

Phân loại các tài nguyên server ..................................................................... 26

3.6.3

Phân loại các tài nguyên ứng dụng ............................................................... 27

3.6.4

Phân phối tài nguyên máy tính ...................................................................... 27

Data center consolidation ......................................................................................... 28
4.1

Đặt vấn đề ............................................................................................................ 28

4.2

Các khái niệm....................................................................................................... 28

4.3


Một số trung tâm dữ liệu ...................................................................................... 29

4.4

Lợi ích của Consolidation data center – 5 lợi ích chính: ..................................... 30

4.4.1

Reduced costs (giảm chi phí) ........................................................................ 30

4.4.2

Increased control for IT : Tăng cường kiểm soát đối với IT......................... 31

4.4.3

Reducing the scope of security: giảm phạm vi an ninh ................................ 31

4.4.4

Disaster recovery (khắc phuc các sự cố - thảm họa) ..................................... 31

4.4.5

Compliance (sự tuân thủ ) ............................................................................. 31

4.5

Lợi ích của Consolidation data center (một số lợi ích chung) ............................. 32


4.6

Các bước thực hiện Consolidation data center .................................................... 32

4.6.1

Step 1: Discovery .......................................................................................... 32

4.6.2

Step 2: Planning ............................................................................................ 32

4.6.3

Step 3: Implementation ................................................................................. 33

4.6.4

Step 4: Management ...................................................................................... 33

Xu hướng phát triển của điện toán đám mây ........................................................ 33
5.1

Nền tảng của sự phát triển công nghệ “ Điện toán đám mây” ............................. 33

5.2

Một số xu hướng phát triển của điện toán đám mây............................................ 34


Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Trang 3


Đề tài: Cloud Computing-Consolidation

6

5.3

Hiện trạng phát triển công nghệ “điện toán đám mây” tại thế giới ..................... 35

5.4

Hiện trạng phát triển công nghệ “điện toán đám mây” tại Việt Nam .................. 37

Tài liệu tham khảo .................................................................................................... 39

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Trang 4


Đề tài: Cloud Computing-Consolidation

Hình ảnh sử dụng trong báo cáo
Hinh 1-1: Mọi thứ đều tập trung vào đám mây. .................................................................. 7
Hinh 1-2: Minh họa về các dịch vụ ..................................................................................... 9
Hinh 1-3: Mô hình giải pháp dịch vụ điện toán đám mây. ................................................. 9

Hinh 1-4: Mô hình triển khai điện toán đám mây ............................................................. 11
Hinh 1-5: Các dịch vụ lưu trữ đám mây. ........................................................................... 14
Hinh 2-1: Bảng khái quát các mô hình Cloud Computing. ............................................... 14
Hinh 2-2: Tai sao là điện toán đám mây ........................................................................... 15
inh 2- :

rv r- onsoli ation

inh 2- : á

ư

p nh t máy h ........................................................ 15

ti n hành st ps . .............................................................................. 16

Hinh 2-5: Strategy ( hi n lư

. ....................................................................................... 16

Hinh 2-6: Cloud-computing: Virtualization. ..................................................................... 17
Hinh 2-7: Technology trends model 2. .............................................................................. 18
Hinh 2-8: Cloud Building. ................................................................................................. 19
Hinh 2-9: Cloud-computing 3 flavors. .............................................................................. 20
Hinh 2-10: Cloud computing values.................................................................................. 20
Hinh 2-11: Tại sao là điện toán đám mây. ........................................................................ 21
Hinh 2-12: IaaS-Cloud-Computing. .................................................................................. 22
Hinh 4-1: Trung tâm c a Microsoft tại Dublin, Ireland. .................................................. 29
Hinh 4-2: Trung tâm siêu điện toán Barcelona, Tây Ban Nha. ........................................ 29
Hinh 4-3: Trung tâm dữ liệu xanh, Đại học Syracuse, New York, Mỹ.............................. 30

Hinh 5-1: Phát triển c a điện toán đám mây. ................................................................... 34
Hinh 5-2: Điện toán đám mây đang mang lại những l i ích to l n. ................................. 37
Hinh 5- : Điện toán đám mây. .......................................................................................... 37
Hinh 5-4: Hiện trạng phát triển điện toán đám mây. ........................................................ 38

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Trang 5


Đề tài: Cloud Computing-Consolidation
1

Tổng quan về Cloud Computing
Ngày nay, đối với các công ty, doanh nghiệp, việc quản lý tốt, hiệu quả dữ liệu của

riêng công ty cũng như dữ liệu khách hàng, đối tác là một trong những bài toán được ưu
tiên hàng đầu và đang không ngừng gây khó khăn cho họ. Để có thể quản lý được nguồn
dữ liệu đó, ban đầu các doanh nghiệp phải đầu tư, tính toán rất nhiều loại chi phí như chi
phí cho phần cứng, phần mềm, mạng, chi phí cho quản trị viên, chi phí bảo trì, sửa chữa,
…. Ngoài ra họ còn phải tính toán khả năng mở rộng, nâng cấp thiết bị; phải kiểm soát
việc bảo mật dữ liệu cũng như tính sẵn sàng cao của dữ liệu.
Từ một bài toán điển hình như vậy, chúng ta thấy được rằng nếu có một nơi tin cậy
giúp các doanh nghiệp quản lý tốt nguồn dữ liệu đó, các doanh nghiệp sẽ không còn quan
tâm đến cơ sở hạ tầng, công nghệ mà chỉ tập trung chính vào công việc kinh doanh của
họ thì sẽ mang lại cho họ hiệu quả và lợi nhuận ngày càng cao hơn.
Thuật ngữ “cloud computing” ra đời bắt nguồn từ một trong những hoàn cảnh như
vậy. Thuật ngữ “cloud computing” còn được bắt nguồn từ ý tưởng đưa tất cả mọi thứ như
dữ liệu, phần mềm, tính toán,…lên trên mạng Internet. Chúng ta sẽ không còn trông thấy
các máy PC, máy chủ của riêng các doanh nghiệp để lưu trữ dữ liệu, phần mềm nữa mà

chỉ còn một số các “máy chủ ảo” tập trung ở trên mạng. Các “máy chủ ảo” sẽ cung cấp
các dịch vụ giúp cho doanh nghiệp có thể quản lý dữ liệu dễ dàng hơn, họ sẽ chỉ trả chi
phí cho lượng sử dụng dịch vụ của họ, mà không cần phải đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng
cũng như quan tâm nhiều đến công nghệ. Xu hướng này sẽ giúp nhiều cho các công ty,
doanh nghiệp vừa và nhỏ mà không có cơ sở hạ tầng mạng, máy chủ để lưu trữ, quản lý
dữ liệu tốt.Vậy “cloud computing” là gì ? Nó có thể giải quyết bài toán trên như thế nào
và có những đặc điểm nổi bật gì ? Chúng ta sẽ đi qua các phần sau để nắm rõ vấn đề này.
1.1 Khái niệm:
Theo Wikipedia: Điện toán đám mây (tiếng Anh: Cloud computing), còn gọi là điện
toán máy chủ ảo, là mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa
vào mạng Internet. Thuật ngữ "đám mây" ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet (dựa
vào cách được bố trí của nó trong sơ đồ mạng máy tính) và như một liên tưởng về độ
Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Trang 6


Đề tài: Cloud Computing-Consolidation
phức tạp của các cơ sở hạ tầng chứa trong nó. Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng
liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các "dịch vụ", cho phép
người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó "trong đám
mây" mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như
không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó.
Theo IEEE: "Nó là hình mẫu trong đó thông tin được lưu trữ thường trực tại các máy
chủ trên Internet và chỉ được được lưu trữ tạm thời ở các máy khách, bao gồm máy tính
cá nhân, trung tâm giải trí, máy tính trong doanh nghiệp, các phương tiện máy tính cầm
tay, ...".
Theo Cisco: “Điện toán đám mây là khi tài nguyên và dịch vụ IT được xử lý tách rời
khỏi hạ tầng bên dưới và được cung cấp theo nhu cầu của người sử dụng, với quy mô tùy
biến và phục vụ cho môi trường nhiều người sử dụng từ cùng một phiên bản triển khai”


Hinh 1-1: Mọi thứ đều tập trung vào đám mây.

Có rất nhiều khái niệm đã được đưa ra bởi nhiều người, nhiều tổ chức khác nhau, họ
cố gắng định nghĩa Cloud Computing theo hướng thương mại, từ góc nhìn của người
dùng đầu cuối. Theo đó, tính năng chủ yếu của Cloud Computing là cung cấp cơ sở hạ
tầng và các ứng dụng về Công nghệ thông tin dưới dạng “dịch vụ” có khả năng mở rộng
được. Tuy nhiên, theo Ian Foster: “Cloud Computing là một mô hình điện toán phân tán
Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Trang 7


Đề tài: Cloud Computing-Consolidation
có tính co giãn th o yêu

u về mặt kinh t , là nơi hứa các sức mạnh tính toán, kho lưu

trữ, các nền tảng và các dịch vụ đư c trực quan, ảo hóa và o giãn linh động, sẽ đư c
phân phối theo nhu c u cho á khá h hàng ên ngoài thông qua Int rn t”. Đây là khái
niệm được sử dụng phổ biến trên thế giới.
Nói đơn giản điện toán đám mây là các nguồn điện toán khổng lồ như phần mềm, các
dịch vụ sẽ nằm tại các máy chủ ảo (đám mây) trên Internet thay vì trong máy tính gia đình
và văn phòng (trên mặt đất) để mọi người kết nối và sử dụng mỗi khi họ cần. Với các dịch
vụ sẵn có trên Internet, doanh nghiệp không phải mua và duy trì hàng trăm, thậm chí hàng
nghìn máy tính cũng như phần mềm.
1.2 Phân loại.
Dựa vào đặc điểm, tính chất ta chia làm 2 loại:
 Mô hình dịch vụ: phân loại các dịch vụ của nhà cung cấp dịch vụ Cloud
Computing

 Mô hình triển khai: phân loại cách thức triển khai dịch vụ Cloud Computing đến
với khách hàng.
1.2.1 Mô hình dịch vụ:
Có ba loại dịch vụ Cloud Computing cơ bản là: dịch vụ cơ sở hạ tầng
(Infrastructure as a Service – IaaS), dịch vụ nền tảng (Platform as a Service – PaaS) và
dịch vụ phần mềm (Software as a Service – SaaS). Cách phân loại này thường được gọi
là “mô hình SPI”.
Trong đó: Ph n mềm hoạt động như ịch vụ (SaaS – Software as a Service):

hách

hàng thuê những phần mềm của các nhà cung cấp điện toán đám mây để sử dụng các cơ
sở hạ tầng và ứng dụng.

ột phần mềm sẽ được phân phối qua trình duyệt tới hàng nghìn

khách hàng. Về phía người sử dụng, SaaS đồng nghĩa với việc họ không cần đầu tư tiền
bạc cho máy chủ và bản quyền phần mềm. Còn đối với nhà cung cấp, ví dụ như
Salesforce.com, họ chỉ phải duy trì một ứng dụng chung cho nhiều đơn vị nên chi phí rẻ
hơn so với kiểu hosting truyền thống.

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Trang 8


Đề tài: Cloud Computing-Consolidation

Hinh 1-2: Minh họa về các dịch vụ


Hinh 1-3: Mô hình giải pháp dịch vụ điện toán đám mây.

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Trang 9


Đề tài: Cloud Computing-Consolidation
Nền tảng như một dịch vụ (PaaS – Platform as a Service): Khách hàng thuê cơ sở hạ
tầng và công cụ lập trình của các công ty có liên kết với điện toán đám mây để tự viết
những phần mềm ứng dụng riêng cho nhu cầu của mình. Đây cũng là một biến thể của
SaaS nhưng mô hình cloud computing này mang đến môi trường phát triển như một dịch
vụ: bạn xây dựng ứng dụng chạy trên cơ sở hạ tầng của nhà cung cấp và phân phối tới
người dùng qua máy chủ của nhà cung cấp đó. Bạn sẽ không hoàn toàn được tự do bởi bị
ràng buộc về thiết kế và và công nghệ. Một số ví dụ điển hình về PaaS là Force.com của
Salesforce.com, Google App Engine, Yahoo Pipes…
Dịch vụ hạ tầng (IaaS - Infrastructure as a Service ) cung cấp dịch vụ cơ bản bao
gồm năng lực tính toán, không gian lưu trữ, kết nối mạng tới khách hàng. Nghĩa là khác
hàng thuê toàn bộ hạ tầng (bao gồm kiến trúc xử lý, hạ tầng lưu trữ, hạ tầng mạng và các
công cụ cần thiết khác) nhằm phục vụ cho tất cả các nhu cầu của mình.
1.2.2


Mô hình triển khai:
á đám mây ông ộng(Public Cloud): là các dịch vụ đám mây được một bên thứ
ba (người bán) cung cấp. Chúng tồn tại ngoài tường lửa công ty, chúng được lưu
trữ và được nhà cung cấp đám mây quản lý.




á đám mây riêng(Private Cloud): là các dịch vụ đám mây được cung cấp trong
doanh nghiệp, tổ chức. Những đám mây này tồn tại bên trong tường lửa công ty và
chúng được bản thân doanh nghiệp, tổ chức sở hữu nó quản lý.



á đám mây lai(Hybrid Cloud): là một sự kết hợp của các đám mây công cộng và
riêng. Những đám mây này thường do doanh nghiệp tạo ra và các trách nhiệm
quản lý sẽ được phân chia giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp đám mây công
cộng. Đám mây lai sử dụng các dịch vụ có trong cả không gian công cộng và
riêng.

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Trang 10


Đề tài: Cloud Computing-Consolidation

Hinh 1-4: Mô hình triển khai điện toán đám mây

1.3 Ưu và nhược điểm của điện toán đám mây
Ưu điểm:
 Tốc độ xử lý nhanh, cung cấp cho người dùng những dịch vụ nhanh chóng và giá
thành rẻ dựa trên nền tảng cơ sở hạ tầng tập trung (đám mây).


Chi phí đầu tư ban đầu về cơ sở hạ tầng, máy móc và nguồn nhân lực của người
sử dụng điện toán đám mây được giảm đến mức thấp nhất.


 Không còn phụ thuộc vào thiết bị và vị trí địa lý, cho phép người dùng truy cập và
sử dụng hệ thống thông qua trình duyệt web ở bất kì đâu và trên bất kì thiết bị nào
mà họ sử dụng (chẳng hạn là PC hoặc là điện thoại di động…).
 Chia sẻ tài nguyên và chi phí trên một địa bàn rộng lớn, mang lại các lợi ích cho
người dùng.
 Tập trung cơ sở hạ tầng tại một vị trí giúp người dùng không tốn nhiều giá thành
đầu tư về trang thiết bị.
 Công suất xử lý nhanh hơn do tài nguyên được tập trung. Ngoài ra, người dùng
không cần phải đầu tư về nguồn nhân lực quản lý hệ thống.

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Trang 11


Đề tài: Cloud Computing-Consolidation


Khả năng khai thác và hiệu suất được cài thiện hơn 10 - 20% so với hệ thống máy
tính cá nhân thông thường.

 Với độ tin cậy cao, không chỉ giành cho người dùng phổ thông, điện toán đám
mây phù hợp với các yêu cầu cao và liên tục của các công ty kinh doanh và các
nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, một vài dịch vụ lớn của điện toán đám mây đôi
khi rơi vào trạng thái quá tải, khiến hoạt động bị ngưng trệ.

hi rơi vào trạng thái

này, người dùng không có khả năng để xử lý các sự cố mà phải nhờ vào các
chuyên gia từ đám mây tiến hành xử lý.

 Khả năng mở rộng được, giúp cải thiện chất lượng các dịch vụ được cung cấp trên
“đám mây”.
-

Khả năng bảo mật được cài thiện do sự tập trung về dữ liệu.

-

Các ứng dụng của điện toán đám mây dễ dàng để sửa chữa hơn bởi lẽ
chúng không được cài đặt cố định trên một máy tính nào. Chúng cũng dễ
dàng hỗ trợ và cài thiện về tính năng.

-

Tài nguyên sử dụng của điện toán đám mây luôn được quản lý và thống kê
trên từng khách hàng và ứng dụng, theo từng ngày, từng tuần, từng tháng.
Điều này đảm bảo cho việc định lượng giá cả của mỗi dịch vụ do điện toán
đám mây cung cấp để người dùng có thể lựa chọn phù hợp.

1.3.1 Nhược điểm:
 Tính riêng tư: Các thông tin người dùng và dữ liệu được chứa trên điện toán đám
mây có đảm bảo được riêng tư, và liệu các thông tin đó có bị sử dụng vì một mục
đích nào khác.
 Tính sẵn dùng: Liệu các dịch vụ đám mây có bị “treo” bất ngờ, khiến cho người
dùng không thể truy cập các dịch vụ và dữ liệu của mình trong những khoảng thời
gian nào đó khiến ảnh hưởng đến công việc.
 Mất dữ liệu: Một vài dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến trên đám mây bất ngờ
ngừng hoạt động hoặc không tiếp tục cung cấp dịch vụ, khiến cho người dùng phải
sao lưu dữ liệu của họ từ “đám mây” về máy tính cá nhân. Điều này sẽ mất nhiều
Nhóm thực hiện: Nhóm 2


Trang 12


Đề tài: Cloud Computing-Consolidation
thời gian. Thậm chí một vài trường hợp, vì một lý do nào đó, dữ liệu người dùng
bị mất và không thể phục hồi được. Dữ liệu chứa trên các "đám mây" sẽ phải giao
phó toàn bộ "số phận" cho "đám mây”.
 Tính di động của dữ liệu và quyền sở hữu: Một câu hỏi đặt ra, liệu người dùng có
thể chia sẻ dữ liệu từ dịch vụ đám mây này sang dịch vụ của đám mây khác. Hoặc
trong trường hợp không muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ cung cấp từ đám mây, liệu
người dùng có thể sao lưu toàn bộ dữ liệu của họ từ đám mây? Và làm cách nào để
người dùng có thể chắc chắn rằng các dịch vụ đám mây sẽ không hủy toàn bộ dữ
liệu của họ trong trường hợp dịch vụ ngừng hoạt động.
 Khả năng bảo mật: Vấn đề tập trung dữ liệu trên các “đám mây” là cách thức hiệu
quả để tăng cường bảo mật, nhưng mặt khác cũng lại chính là mối lo của người sử
dụng dịch vụ của điện toán đám mây. Bởi lẽ một khi các đám mây bị tấn công
hoặc đột nhập, toàn bộ dữ liệu sẽ bị chiếm dụng. Tuy nhiên, đây không thực sự là
vấn đề của riêng “điện toán đám mây”, bởi lẽ tấn công đánh cắp dữ liệu là vấn đề
gặp phải trên bất kì môi trường nào, ngay cả trên các máy tính cá nhân.
1.4 Các ứng dụng:
Hiện trạng phát triển công nghệ điện toán đám mây trên thế giới và ở Việt Nam: trên
thế giới đã có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây, các dịch vụ có thể kể
đến như: Google

Apps

( của Google, Windows Live

( ) của Microsoft, iCloud ( của Apple,...Ở

Việt Nam có IBM là doanh nghiệp đầu tiên khai trương trung tâm điện toán đám mây tại
Việt Nam, FPT là doanh nghiệp Việt đi tiên phong trong việc xây dựng và cung cấp dịch
vụ trên nền điện toán đám mây tại Việt Nam trên cơ sở hợp tác với Microsoft châu Á và
Trend Micro và còn rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức khác đang trong quá trình xây dựng
cho riêng mình các Trung tâm dữ liệu riêng của mình sử dụng Công nghệ điện toán đám
mây.

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Trang 13


Đề tài: Cloud Computing-Consolidation

Hinh 1-5: Các dịch vụ lưu trữ đám mây.

2

Khái quát các mô hình Cloud Computing

Hinh 2-1: Bảng khái quát các mô hình Cloud Computing.

2.1 Consolidation (Hợp nhất)
Là khái niệm dùng để chỉ việc hợp nhất các máy chủ, không gian lưu trữ, tài nguyên
mạng (nói chung là các máy chủ vật lý) để hình thành máy chủ mạnh hơn, làm nền tảng
Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Trang 14



Đề tài: Cloud Computing-Consolidation
cho việc ảo hóa thành các máy chủ khác với các chức năng khác nhau trên cùng một máy
chủ vật lý.

Hinh 2-2: Tai sao là điện toán đám mây

Hinh 2-3:

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

rv r- onsoli ation

p nh t máy h .

Trang 15


Đề tài: Cloud Computing-Consolidation

Hinh 2-4: á

ư

ti n hành st ps .

Hinh 2-5: trat gy

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

hi n lư


.

Trang 16


Đề tài: Cloud Computing-Consolidation
2.2 Virtualization (Ảo hóa)
Ảo hóa là công nghệ được thiết kế để tạo ra tầng trung gian giữa hệ thống phần cứng
máy chủ và phần mềm chạy trên nó. Công nghệ ảo hóa máy chủ là từ một máy vật ký đơn
lẻ có thể tạo thành nhiều máy ảo độc lập. Mỗi máy ảo đều có một thiết lập nguồn hệ
thống riêng rẽ, hệ điều hành và các ứng dụng riêng. Người dùng không cần quan tâm tới
hệ thống đang ở đâu, các hoạt động tính toán, xử lý dữ liệu xảy ra như thế nào. Người
dùng chỉ cần gửi yêu cầu và nhận kết quả. Có 2 hình thức ảo hóa máy chủ:


o hóa hệ điều hành (OS virtualization): Đây là hình thức ảo hóa ban đầu của máy
chủ. Thường gọi là Hosted. Chứ năng ảo hóa đư c xây dựng trên một nền OS thông
dụng. Một số sản phẩm thông dụng: Microsoft's Virtual PC, and VMWare's
Workstation.



o hóa ph n cứng (hardware virtualization): Hình thức ảo hóa này thường được gọi
là "bare-metal", được chạy trực ti p trên ph n cứng c a máy ch . Vì vậy sẽ giúp sử
dụng tài nguyên máy chủ tối ưu hơn là hình thức Hosted, tốc độ xử lý nhanh hơn.
Các sản phẩm thông dụng: ESX, Xen, and Hyper-V.

Hinh 2-6: Cloud-computing: Virtualization.


Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Trang 17


Đề tài: Cloud Computing-Consolidation

Hinh 2-7: Technology trends model 2.

2.3 Automation (Tự động hóa)
Việc triển khai một kiến trúc thống nhất cho phép đơn giản hóa cơ sở hạ tầng thông
qua kiến trúc ảo hóa được thiết kế sẵn và khả năng mở rộng kích thước. Làm cho hệ
thống có khả năng tự duy trì, nâng cao chất lượng của dịch vụ, giảm tối đa các lỗi phát
sinh do quá trình cấu hình bằng tay gây ra. Automation giúp giảm đi các yêu cầu kĩ năng
cần thiết cho việc triển khai, quản lý dịch vụ.
Tự động hóa là trung tâm của đám mây đề xuất giá trị tính toán. Tự động hóa cho
phép triển khai nhanh chóng và đáng tin cậy ứng dụng, phản ứng nhanh với điều kiện
thay đổi, và sử dụng tối ưu các nguồn lực, ngân sách. Tự động hóa giúp giảm chi phí và
tăng sự nhanh nhẹn vốn có để điện toán đám mây.

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Trang 18


Đề tài: Cloud Computing-Consolidation

Hinh 2-8: Cloud Building.

2.4 Ultility (Tiện ích)

Điện toán tiện ích là quá trình cung cấp dịch vụ điện toán thông qua nhu cầu của
khách hàng hoặc phương thức thanh toán trả tiền khi mỗi lần sử dụng dịch vụ.
Điện toán tiện ích là một trong những mô hình dịch vụ công nghệ thông tin phổ biến
nhất, bởi vì sự linh động và kinh tế mà nó cung cấp. Nguyên tắc trong điện toán tiện ích
rất đơn giản. Người sử dụng truy cập vào một nguồn cung cấp dịch vụ ảo hoặc qua một
mạng riêng ảo, các nguồn cung cấp dịch vụ ảo, mạng riêng ảo này có thể được dùng làm
nguồn dự trữ khi không có yêu cầu hoặc được sử dụng khi có yêu cầu từ phía người sử
dụng. Cơ sở hạ tầng và tài nguyên điện toán được điều khiển và phân phối bởi sự quản lý
của các nhà cung cấp dịch vụ. Các giải pháp điện toán tiện ích có thể bao gồm các máy
chủ ảo, lưu trữ ảo, phần mềm ảo, sao lưu và các giải pháp công nghệ thông tin. Điện toán
đám mây, điện toán lưới và các dịch vụ công nghệ thông tin quản lý dựa trên khái niệm
điện toán tiện ích.

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Trang 19


Đề tài: Cloud Computing-Consolidation

Hinh 2-9: Cloud-computing 3 flavors.

Hinh 2-10: Cloud computing values.

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Trang 20


Đề tài: Cloud Computing-Consolidation

2.5 Cloud (Mây)

Hinh 2-11: Tại sao là điện toán đám mây.

Điện toán đám mây (Thuật ngữ tiếng Anh: Cloud Computing, hay còn biết đến với
tên gọi “Điện toán máy chủ ảo”) là mô hình máy tính dựa trên nền tảng phát triển của
Internet. Điện toán đám mây là sự nâng cấp từ mô hình máy chủ mainframe sang mô hình
cleint-server. Cụ thể, người dùng sẽ không cần phải có các kiến thức chuyên môn để điều
khiển các công nghệ, máy móc, cơ sở hạ tầng, mà các chuyên gia trong “đám mây” của
các hãng cung cấp sẽ giúp thực hiện điều đó.
Thuật ngữ "đám mây" ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet (dựa vào cách được bố
trí của nó trong sơ đồ mạng máy tính) và như một liên tưởng về độ phức tạp của các cơ
sở hạ tầng chứa trong nó. Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng liên quan đến công
nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các "dịch vụ", cho phép người sử dụng truy
cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó "trong đám mây" mà không cần
phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến
các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó.
Ví dụ đơn giản, nếu một website được chứa trên một máy chủ, người dùng phải
lựa chọn hệ điều hành để cài đặt ( inux

indows

ac), tiến hành các thiết lập để máy

chủ và website có thể hoạt động. Tuy nhiên, nếu trang web được chứa trên “đám mây”,
Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Trang 21



Đề tài: Cloud Computing-Consolidation
người dùng sẽ không cần phải thực hiện thêm bất cứ điều gì khác. Điều này cũng đảm
bảo yếu tố đầu tư về phần cũng được giảm tải ở mức tối đa.
Sơ đồ điện toán đám mây, với các dịch vụ được cung cấp nằm bên trong “đám mây”
được truy cập từ các máy tính ở bên ngoài. Tài nguyên, dữ liệu, phần mềm và các thông
tin liên quan đều được chứa trên các server (chính là các “đám mây”).

Hinh 2-12: IaaS-Cloud-Computing.

3

Server Consolidation

3.1 Đặt vấn đề
Theo Tony Iams, nhà phân tích cao cấp tại công ty D.H. Brown Associates ở Port
Chester, New York, các server trong nhiều công ty thường chỉ hoạt động ở 15-20% công
suất của chúng, có thể không phải là một tỷ lệ bền vững trong môi trường kinh tế hiện
nay. Doanh nghiệp đang ngày càng chuyển sang hợp nhất máy chủ (Server consolidation)
như một phương tiện cắt giảm chi phí không cần thiết và tối đa hóa lợi nhuận trong các
trung tâm dữ liệu.

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Trang 22


Đề tài: Cloud Computing-Consolidation
Trong một nghiên cứu của Gartner Group có 518 người được hỏi về việc họ có sử
dụng giải pháp Server consolidation, thì có 6% đã tiến hành một dự án hợp nhất máy chủ,
61% đã hiện đang tiến hành lần đầu tiên và 28% đã lập kế hoạch để làm như vậy trong

tương lai gần.
3.2 Khái niệm
Server consolidation (hợp nhất máy chủ) là một phương pháp để sử dụng hiệu quả các
tài nguyên của máy server để làm giảm tổng số các server hoặc các địa điểm của server
mà một tổ chức yêu cầu. Thực tế nó được phát triển để đáp ứng các vấn đề về server, một
tình huống mà trong đó nhiều sever chưa được tận dụng nên chiếm nhiều không gian và
tiêu thụ nhiều tài nguyên hơn.
3.3

Lợi ích
Tiết kiệm ban đầu từ sự hợp nhất, là kết quả chính từ việc giảm số lượng máy chủ cần

phải mua, triển khai và quản lý do đó làm giảm chi phí phần cứng, phần mềm và nhân
viên. Về lâu dài, tiết kiệm có thể đạt được thông qua việc sử dụng hiệu quả hơn tài
nguyên, cải thiện tính sẵn sàng, và chi phí hoạt động giảm.
Sự hợp nhất có lợi ích lâu dài khác nữa, chẳng hạn như sau:
 Tiêu chuẩn hóa được nâng cao: Các tiêu chuẩn được thực thi dễ dàng hơn trên các
máy chủ. Ví dụ, với các máy chủ ít hơn để theo dõi và quản lý, một tổ chức có thể
dễ dàng hơn đảm bảo rằng họ đang chạy cùng một phiên bản của phần mềm, bao
gồm các gói dịch vụ và các bản vá lỗi, có lợi cho các tổ chức trong việc quản lý
các máy chủ phù hợp và hiệu quả hơn.
 Cải thiện việc sử dụng: Cải thiện khả năng mở rộng máy chủ, nghĩa là khả năng
của một hệ thống để dễ dàng thích nghi bổ sung tải, cũng như khả năng chạy các
ứng dụng kép và quản lý việc cấp phát tài nguyên của họ dẫn đến việc sử dụng
máy chủ tốt hơn. Với các máy chủ ít hơn, mỗi máy chủ có nhiều khả năng được sử
dụng tất cả các nguồn tài nguyên của nó. Ví dụ, ít có khả năng một server đang
chạy hết công suất xử lý trong khi đó một server khác khả năng xử lý lại dư thừa.
có ít server cũng cần ít bản quyền phần mềm hơn hoặc đảm bảo sử dụng tốt hơn về
giấy phép phần mềm.


Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Trang 23


Đề tài: Cloud Computing-Consolidation
 Cải thiện việc bảo mật: server ít đưa ra một bề mặt tấn công nhỏ hơn và tạo ra một
môi trường dễ dàng hơn để theo dõi các vấn đề bảo mật và bản vá lỗi trong các sự
kiện lỗ hổng.
 Cải thiện vấn đề quản lý: server ít kết hợp với những cải tiến khác của sự hợp
nhất, chẳng hạn như giảm số lượng các địa điểm nơi các máy chủ được cài đặt, có
thể dẫn đến cần các quản trị viên ít hơn để quản lý các máy chủ hoặc chỉ đơn giản
là có thể cho phép các quản trị viên làm công việc quản lý của họ tốt hơn, chẳng
hạn như giữ cho các bản vá lỗi update hằng ngày. Server ít hơn có thể tăng tốc độ
hoạt động sao lưu dữ liệu và giảm sự phức tạp của các hoạt động khôi phục khi
cần thiết.
 Nâng cao việc kinh doanh thông minh: Hợp nhất dữ liệu trên ít máy chủ có thể tạo
ra cơ hội để khai thác nó cho thông tin có thể không được dễ dàng truy cập và
phân tích được, nó được lưu trữ trong nhiều cơ sở dữ liệu khác nhau.
 Cải thiện việc sử dụng cơ sở vật chất: Tập trung và giảm số lượng server có thể
giảm số lượng các máy tính hoặc phòng server mà đòi hỏi công suất đặc biệt, máy
điều hòa, và điều kiện an ninh.
3.4

Hạn chế
Có lẽ bất lợi được trích dẫn nhiều nhất của hợp nhất máy chủ là vấn đề single-point-

of-failure – lỗi của một thành phần hợp nhất duy nhất sẽ có một tác động lớn hơn so với
lỗi của một trong những thành phần dư thừa. Vấn đề này có thể được giảm thiểu bằng
cách có kế hoạch dự phòng với mức độ phù hợp và một kế hoạch khôi phục lỗi hoàn

chỉnh.
Các hạn chế khác bao gồm:
 Yêu cầu kỹ năng quản lý giỏi: Với các ứng dụng khác nhau chạy trên một máy chủ
duy nhất các kỹ năng và quá trình quản lý phức tinh vi là cần thiết, chẳng hạn như
kiểm soát thay đổi để đảm bảo rằng một sự thay đổi trong một ứng dụng không có
tác động tiêu cực khác và năng lực lập kế hoạch để đảm bảo tất cả các ứng dụng
có đủ nguồn tài nguyên. Như các ứng dụng chia sẻ chung một máy chủ, nó có thể
khó khăn hơn để có thời gian nghỉ cho việc bảo trì.
 Phân bổ chi phí phức tạp hơn: Nếu kết quả hợp nhất trong nhiều ứng dụng cho các
phòng ban khác nhau trong một tổ chức chạy trên cùng một máy chủ, quy trình bồi

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Trang 24


Đề tài: Cloud Computing-Consolidation
hoàn mới có thể được yêu cầu để phân bổ chi phí tính toán cho các cơ quan hoặc
cá nhân người sử dụng.
 Người sử dụng sẽ cảm thấy một sự thiếu kiểm soát: Các phòng ban hoặc khách
hàng IT mà trước đây đã có máy chủ riêng của họ có thể phản đối sự mất kiểm
soát và tính linh hoạt được tạo ra bởi máy chủ hợp nhất.
 Cơ sở hạ tầng có thể cần phải nâng cấp: Nếu server là tập trung vào một vị trí, lúc
đó cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như mạng, có thể cần phải nâng cấp để đảm bảo đủ
băng thông và đủ độ tin cậy cho traffic cần thiết. Ngoài ra, hệ điều hành trên các
máy chủ có thể cần phải được nâng cấp để đảm bảo lợi ích của việc hợp nhất.
3.5 Phân loại Server
3.5.1 Innovations Servers (máy chủ đổi mới)
Các máy chủ được triển khai chủ yếu trong môi trường máy tính chia sẻ, nơi đó có
một sự cung cấp bổ sung các máy chủ mới. Các ứng dụng trên các máy chủ này khi thực

thi yêu cầu tốc độ và tính linh hoạt, nên được hoàn thành một cách nhanh chóng.
Innovation Servers được triển khai tại các địa điểm nơi có tiềm năng rất lớn của phát
minh ra sản phẩm mới, sửa chữa các sản phẩm hiện có, phát triển và tăng cường quá trình
có tính cạnh tranh và hiệu quả hơn. Điều này tạo ra không gian để bổ sung các máy chủ
mới do đó số lượng của máy chủ có xu hướng tăng nhanh chóng, mà không xem xét việc
sử dụng thích hợp của máy chủ hiện có, tiêu thụ rất nhiều năng lượng và gây gia tăng
hiệu ứng nhà kính. Những máy chủ này thường được xem như là kiểm tra, triển khai,
đảm bảo chất lượng và khối lượng server. Các máy chủ này là các máy chủ thường sẵn có
trong một trung tâm dữ liệu.
3.5.2 Production Servers (máy chủ sản xuất)
Đây là các server được kiểm soát nhiều hơn và có khả năng được triển khai tại các địa
điểm, nơi ít có cơ hội bổ sung các máy chủ mới. Các yêu cầu về cấp độ dịch vụ cho các
ứng dụng và các máy chủ khác nhau quan trọng hơn tốc độ và tính linh hoạt. Đó là lý do
tại sao số lượng của Production Servers là thấp hơn so với Innovations server.

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Trang 25


×