Tải bản đầy đủ (.pdf) (231 trang)

Nhân vô thập toàn xây dựng một hệ thống y tế an toàn hơn viện y khoa hoa kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 231 trang )


Tài liệu nội bộ của CLB Quản lý Chất Lượng – An toàn Người bệnh
CÁC VIỆN HÀN LÂM QUỐC GIA
Viện Hàn Lâm Khoa Học Quốc Gia là một hội tư nhân, phi lợi nhuận, tồn tại độc lập có
thành viên là các học giả xuất sắc trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và kĩ thuật, mục
đích của viện là thúc đẩy sự phát triển của khoa học và kĩ thuật cũng như các ứng dụng
của nó nhằm phục vụ lợi ích của cơng chúng. Theo hiến chương của viện được Quốc Hội
thông qua năm 1863, viện được ủy nhiệm để cố vấn cho chính phủ liên bang trong các
vấn đề về khoa học và kĩ thuật. Tiến sĩ Bruce M. Alberts là chủ tịch của viện.
Viện Hàn Lâm Kĩ Thuật Quốc Gia được thành lập năm 1964, hoạt động dưới hiến
chương của Viện Hàn Lâm Khoa Học Quốc Gia, đóng vai trị là một tổ chức của những
chun gia kĩ thuật xuất sắc hoạt động song song với Viện Hàn Lâm Khoa Học Quốc Gia.
Viện được tự chủ trong điều hành cũng như trong việc lựa chọn các thành viên của viện,
viện cùng với Viện Hàn Lâm Khoa Học Quốc Gia chịu trách nhiệm cố vấn cho chính phủ
liên bang. Viện Hàn Lâm Kĩ Thuật Quốc Gia cũng bảo trợ cho các chương trình kĩ thuật
đáp ứng cho các nhu cầu của quốc gia, viện khuyến khích các hoạt động giáo dục và
nghiên cứu và ghi nhận những thành tựu nổi bật của các chuyên gia kĩ thuật. Tiến sĩ
William A. Wulf là chủ tịch của Viện Hàn Lâm Kĩ Thuật Quốc Gia.
Viện Y Khoa được thành lập năm 1970 bởi Viện Hàn Lâm Khoa Học Quốc Gia nhằm
kết nối các thành viên có chun mơn phù hợp với các hoạt động đánh giá, tư vấn các
chính sách liên quan đến sức khỏe người dân. Các hoạt động của Viện Y Khoa thể hiện
trách nhiệm do quốc hội giao phó cho Viện Hàn Lâm Khoa Học Quốc Gia trong việc tư
vấn cho chính phủ liên bang và, dựa trên các sáng kiến của mình, nhận diện các vấn đề
trong chăm sóc y tế cũng như hỗ trợ nghiên cứu và giáo dục y khoa. Tiến sĩ Kenneth I.
Shine là chủ tịch của Viện Y Khoa.
Hội Đồng Nghiên Cứu Quốc Gia được thành lập năm 1916 bởi Viện Hàn Lâm Khoa
Học Quốc Gia nhằm gắn kết cộng đồng khoa học và kĩ thuật với mục đích là thúc đẩy
kiến thức và cố vấn cho chính phủ liên bang. Hoạt động trong khn khổ các chính sách
chung của Viện Hàn Lâm Khoa Học Quốc Gia, hội đồng đã trở thành cơ quan chính của
Viện Hàn Lâm Khoa Học Quốc Gia và Viện Hàn Lâm Kĩ Thuật Quốc Gia trong việc
cung cấp các dịch vụ cho chính phủ, cơng chúng và các cộng đồng khoa học và kĩ thuật.


Hội đồng được điều hành bởi cả ba cơ quan là Viện Hàn Lâm Khoa Học Quốc Gia, Viện
Hàn Lâm Kĩ Thuật Quốc Gia và Viện Y Khoa. Tiến sĩ Bruce M. Alberts và tiến sĩ
William A. Wulf lần lượt theo thứ tự đó là chủ tịch và phó chủ tịch của Hội Đồng Nghiên
Cứu Quốc Gia.

b


Tài liệu nội bộ của CLB Quản lý Chất Lượng – An toàn Người bệnh
ỦY BAN CHẤT LƯỢNG Y TẾ HOA KỲ
WILLIAM C. RICHARDSON (Chủ tịch ủy ban), President and CEO, W.K. Kellogg
Foundation, Battle Creek, MI
DONALD M. BERWICK, President and CEO, Institute for HealthcareImprovement,
Boston
J. CRIS BISGARD, Director, Health Services, Delta Air Lines, Inc., Atlanta
LONNIE R. BRISTOW, Past President, American Medical Association,Walnut Creek,
CA
CHARLES R. BUCK, Program Leader, Health Care Quality and StrategyInitiatives,
General Electric Company, Fairfield, CT
CHRISTINE K. CASSEL, Professor and Chairman, Department of Geriatrics and Adult
Development, Mount Sinai School of Medicine, New York City
MARK R. CHASSIN, Professor and Chairman, Department of Health Policy, Mount
Sinai School of Medicine, New York City
MOLLY JOEL COYE, Senior Vice President and Director, West Coast Office, The
Lewin Group, San Francisco
DON E. DETMER, Dennis Gillings Professor of Health Management, University of
Cambridge, UK
JEROME H. GROSSMAN, Chairman and CEO, Lion Gate Management Corporation,
Boston
BRENT JAMES, Executive Director, Intermountain Health Care, Institute for Health

Care Delivery Research, Salt Lake City, UT
DAVID McK. LAWRENCE, Chairman and CEO, Kaiser Foundation Health Plan, Inc.,
Oakland, CA
LUCIAN LEAPE, Adjunct Professor, Harvard School of Public Health
ARTHUR LEVIN, Director, Center for Medical Consumers, New York City
RHONDA ROBINSON-BEALE, Executive Medical Director, Managed
Care Management and Clinical Programs, Blue Cross Blue Shield of Michigan,
Southfield

c


Tài liệu nội bộ của CLB Quản lý Chất Lượng – An toàn Người bệnh
JOSEPH E. SCHERGER, Associate Dean for Clinical Affairs, University of California at
Irvine College of Medicine
ARTHUR SOUTHAM, Partner, 2C Solutions, Northridge, CA
MARY WAKEFIELD, Director, Center for Health Policy and Ethics, George Mason
University
GAIL L. WARDEN, President and CEO, Henry Ford Health System, Detroit

Nghiên cứu viên
JANET M. CORRIGAN, Director, Division of Health Care Services, Director, Quality of
Health Care in America Project
MOLLA S. DONALDSON, Project Co-Director
LINDA T. KOHN, Project Co-Director
TRACY McKAY, Research Assistant
KELLY C. PIKE, Senior Project Assistant
Nhân viên hỗ trợ
MIKE EDINGTON, Managing Editor
KAY C. HARRIS, Financial Advisor

SUZANNE MILLER, Senior Project Assistant
Biên tập viên
FLORENCE POILLON

d


Tài liệu nội bộ của CLB Quản lý Chất Lượng – An tồn Người bệnh
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI BÌNH DUYỆT
ản thô của báo cáo này được xem xét bởi những cá nhân được chọn dựa trên
nhận thức và chuyên môn đa dạng của họ, việc lựa chọn phù hợp với quy trình
đã được phê duyệt bởi Hội Đồng Bình Duyệt Báo Cáo trực thuộc Hội Đồng
Nghiên Cứu Quốc Gia. Mục đích của việc bình duyệt độc lập này là đưa ra các phê bình
thẳng thắn nhằm giúp Viện Y Khoa ban hành được một bản báo cáo đáng tin cậy và đảm
bảo rằng báo cáo đáp ứng được các tiêu chuẩn của viện về tính khách quan, dựa trên
chứng cứ và cập nhật. Các nhận xét trong quá trình bình duyệt và bản thô được bảo mật
nhằm đảm bảo sự thẳng thắn trung thực trong quá trình thảo luận. Ủy ban xin được cảm
ơn các cá nhân sau vì đã tham gia vào quá trình bình duyệt báo cáo này:

B

GERALDINE BEDNASH, Executive Director, American Association of Colleges of
Nursing, Washington, DC
PETER BOUXSEIN, Visiting Scholar, Institute of Medicine, Washington, DC
JOHN COLMERS, Executive Director, Maryland Health Care Cost and Access
Commission, Baltimore
JEFFREY COOPER, Director, Partners Biomedical Engineering Group, Massachusetts
General Hospital, Boston
ROBERT HELMREICH, Professor, University of Texas at Austin
LOIS KERCHER, Vice President for Nursing, Sentara-Virginia Beach General Hospital,

Virginia Beach, VA
GORDON MOORE, Associate Chief Medical Officer, Strong Health, Rochester, NY
ALAN NELSON, Associate Executive Vice President, American College of
Physicians/American Society of Internal Medicine, Washington, DC
LEE NEWCOMER, Chief Medical Officer, United HealthCare Corporation, Minnetonka,
MN
MARY JANE OSBORN, University of Connecticut Health Center
ELLISON PIERCE, Executive Director, Anesthesia Patient Safety Foundation, Boston

Tuy các cá nhân nêu trên đã có những lời nhận xét và đề nghị quý giá cho báo cáo này
nhưng trách nhiệm đối với nội dung của bản báo cáo hoàn chỉnh chỉ thuộc về ủy ban tác
giả và Viện Y Khoa.

e


Tài liệu nội bộ của CLB Quản lý Chất Lượng – An tồn Người bệnh
LỜI GIỚI THIỆU
hân Vơ Thập Tồn: Xây Dựng Một Hệ Thống Y Tế An Toàn Hơn. Tựa đề của
báo cáo này tóm gọn mục đích của nó. Dù ở trong loại hình cơng việc nào thì
con người đều có thể mắc các sai sót. Sai sót có thể được ngăn chặn bằng cách
thiết kế các hệ thống mà trong đó con người khó làm điều sai và dễ làm điều đúng. Xe hơi
được thiết kế để người lái không thể khởi động khi đang đi lùi điều này giúp phịng tránh
tai nạn. Lịch trình bay của các phi công được thiết kế để họ không phải làm việc quá
nhiều giờ liên tục không nghỉ bởi như vậy thì sự tỉnh táo và khả năng thực hiện công việc
của họ sẽ bị ảnh hưởng.

N

Trong y tế, xây dựng một hệ thống an tồn hơn có nghĩa là thiết kế các q trình chăm

sóc để đảm bảo rằng người bệnh được an tồn và khơng bị các sự cố gây tổn thương. Khi
đã có sự đồng thuận về một hoạt động điều trị, người bệnh phải được đảm bảo rằng hoạt
động đó sẽ diễn ra chính xác và an toàn để khả năng đạt được kết quả điều trị mong muốn
là cao nhất.
Báo cáo này mô tả một mối quan ngại lớn trong y tế mà cho dù có được thảo luận đến thì
chỉ diễn ra trong những cuộc họp kín. Khi bản chất của các hoạt động chăm sóc y tế và hệ
thống cung cấp các dịch vụ này trở nên phức tạp, khả năng xảy ra sai sót cũng tăng lên.
Để khắc phục vấn đề này đòi hỏi một nỗ lực nhịp nhàng giữa các nhân viên y tế, cơ sở y
tế, bên mua dịch vụ, người sử dụng dịch vụ, nhưng cơ quan ban hành quy định và những
nhà hoạch định chính sách. Các rào cản truyền thống của ngành y và văn hóa buộc tội
phải bị phá dỡ. Nhưng điều quan trọng nhất là chúng ta phải, bằng một phương pháp
mang tính hệ thống, thiết kế lồng ghép vấn đề an toàn vào các quy trình chăm sóc.
Báo cáo này là một phần của một dự án lớn nhằm đánh giá chất lượng chăm sóc y tế tại
Hoa Kỳ và nằm trong nỗ lực tìm ra cách thức đạt được một sự thay đổi mang tính bản lề
trong chất lượng y tế. Khởi đầu, ủy ban tập trung sự chú ý vào các quan ngại về chất
lượng thuộc phạm trù sai sót y khoa. Có một vài lý do cho việc này. Thứ nhất, các sai sót
là thủ phạm tạo gánh nặng lớn về những thương tổn, suy giảm chất lượng cuộc sống và tử
vong ở người bệnh. Thứ hai, sai sót trong cung cấp các dịch vụ y tế dù đã dẫn đến thương
tổn hoặc chưa đều là những sự kiện mà mọi người đều đồng ý là chúng không nên xảy ra.
Thứ ba, thuật ngữ sai sót cũng tương đối dễ hiểu đối với cơng chúng Hoa. Thứ tư, đã có
sẵn một nguồn kiến thức vững chắc và những kinh nghiệm thành cơng lớn từ các ngành
khác có thể được áp dụng để giải quyết vấn đề an toàn trong y tế. Thứ năm, hệ thống
cung cấp dịch vụ y tế đang thay đổi nhanh chóng và đang được tái cấu trúc, việc này có
thể đem đến nhiều cải tiến nhưng cũng có thể làm xuất hiện các nguy cơ mới. Trong năm
tới, ủy ban sẽ xem xét các vấn đề khác về chất lượng như vấn đề về lạm dụng (overuse)
và thiểu dụng (underuse).


Trong báo cáo này, khi không đề cập gì thêm thì từ “ủy ban” được dùng để chỉ Ủy ban Chất lượng Y tế Hoa Kỳ


f


Tài liệu nội bộ của CLB Quản lý Chất Lượng – An tồn Người bệnh
Kinh phí cho Dự án Chất lượng Y tế Hoa Kỳ chủ yếu được hỗ trợ bởi phần ngân sách của
IOM được tài trợ bởi Viện Y khoa Howard Hughes và phần ngân sách của Hội đồng
Nghiên cứu Quốc gia được tài trợ bởi Quỹ Kellogg. Quỹ Cộng đồng (The
Commonwealth Fund) đã tài trợ một cách hào phóng để tổ chức một hội nghị tập hợp các
bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ để góp ý cho bản báo cáo này. Viện Hàn lâm Quốc gia về
Chính sách Y tế Liên bang cũng đã hỗ trợ bằng cách tổ chức một nhóm gồm các nhà lãnh
đạo lập pháp, hành pháp để thảo luận về vấn đề an tồn người bệnh.
Đã có 38 người tham gia làm nên bản báo cáo này. Một Tiểu ban Xây dựng Môi trường
Bên ngoài để Thúc đẩy Chất lượng, dưới sự lãnh đạo của J. Cris Bisgard và Molly Joel
Coye đã đối mặt với một loạt các vấn đề phức tạp và nhạy cảm nhưng họ vẫn giữ được
tinh thần hợp tác và tơn trọng. Bên cạnh đó Tiểu ban Xây dựng Hệ thống Y tế Của Thế
kỷ 21, dưới sự lãnh đạo của Donald Berwick phải cân bằng giữa một bên là việc phải đẩy
lùi các giới hạn một bên kia là những khó khăn mà các cơ sở y tế phải đối mặt khi chuyển
đổi. Cuối cùng, dưới sự lãnh đạo của Janet Corrigan, các nghiên cứu viên Linda Kohn,
Molla Donaldson, Tracy McKay và Kelly Pike đã hỗ trợ một cách xuất sắc.
Tại một thời điểm nào đó, mỗi người trong chúng ta đều có thể là một người bệnh nhận
được sự chăm sóc của hệ thống y tế. Hi vọng rằng bản báo cáo này sẽ là một lời kêu gọi
để giải quyết vấn đề mà tất cả chúng ta đều có thể phải đối diện.
Tiến sĩ William C. Richardson
Chủ Tịch
Tháng 11 năm 1999

g


Tài liệu nội bộ của CLB Quản lý Chất Lượng – An tồn Người bệnh

LỜI NĨI ĐẦU
ản báo cáo này là cơng trình đầu tiên trong một chuỗi các báo cáo sắp được phát
hành bởi dự án Chất Lượng Y Tế Hoa Kỳ. Dự án này được phát động bởi Viện Y
khoa trong tháng 6 năm 1998 với mục đích là phát triển một chiến lược hướng
đến một sự cải thiện mang tính đột phá về chất lượng trong vịng 10 năm kế tiếp.

B

Dưới sự lãnh đạo của chủ tịch William C. Richardson, Uy ban Chất lượng Y tế Hoa Kỳ
thực hiện các công việc:
 xem xét và tổng hợp các kết quả từ các nghiên cứu liên quan đến chất lượng chăm
sóc y tế tại hệ thống y tế Hoa Kỳ;
 phát triển một chiến lược truyền thông nhằm gia tăng nhận thức của công chúng và
những đối tượng có liên quan về các mối quan ngại về chất lượng cũng như các cơ
hội cải tiến;
 hình thành một khung chính sách trong đó khuyến khích việc cải thiện chất lượng
và gia tăng sự chịu trách nhiệm;
 nhận diện các đặc điểm và yếu tố tạo điều kiện hoặc khuyến khích các nhân viên,
cơ sở y tế, các cơng ty bảo hiểm sức khỏe và các hội nhóm cộng đồng tham gia
vào việc cải thiện chất lượng y tế; và
 phát triển một chương trình nghiên cứu trong các lĩnh vực chưa có nhiều hiểu biết.
Bản báo cáo đầu tiên này đề cập đến một vấn đề nghiêm trọng đang ảnh hưởng đến chất
lượng y tế. Các báo cáo tiếp theo trong chuỗi báo cáo sẽ đề cập đến các vấn đề khác cũng
có liên quan đến chất lượng và nói đến các lĩnh vực khác như tái thiết kế hệ thống y tế
cho thế kỷ 21, bố trí để các động cơ tài chính khuyến khích chất lượng chăm sóc và vai
trị quan trọng của cơng nghệ thơng tin trong việc trở thành một công cụ đo lường và tìm
hiểu chất lượng. Các báo cáo này sẽ được ra đời trong những năm kế tiếp.
Dự án Chất Lượng Y Tế Hoa Kỳ nằm trong trọng tâm hướng đến các vấn đề về chất
lượng của IOM. Hội nghị Bàn tròn Quốc gia IOM về Chất lượng Y tế đã mô tả sự chênh
lệch lớn trong chất lượng y tế trong nước và nhấn mạnh nhu cầu cấp bách của việc cải

thiện nó. Gần đây, một báo cáo được phát hành bởi Ban Chính sách Ung thư Quốc gia
IOM đã kết luận rằng có một khoảng cách lớn giữa sự chăm sóc lý tưởng cho bệnh nhân
ung thư và sự chăm sóc thực tế mà họ nhận được.
IOM sẽ tiếp tục kêu gọi một sự phản hồi toàn diện và mạnh mẽ đối với vấn đề cấp bách
nhất mà người Mỹ đang phải đối diện này. Bản báo cáo này đã tiếp tục củng cố cho quan
điểm của chúng tôi rằng chúng ta không thể chờ đợi thêm được nữa.
Bác sĩ Kenneth I. Shine, Chủ Tịch Viện Y khoa
Tháng 11 năm 1999
h


Tài liệu nội bộ của CLB Quản lý Chất Lượng – An toàn Người bệnh
LỜI CẢM ƠN
rước hết, Ủy ban Chất lượng Y tế Hoa Kỳ xin ghi nhận sự đóng góp to lớn từ các
thành viên của hai tiểu ban trực thuộc ủy ban. Cả hai tiểu ban đã dành ra rất nhiều
giờ làm việc với các vấn đề vô cùng phức tạp, đi từ các chủ đề liên quan đến kì
vọng của hệ thống cung cấp dịch vụ y tế đến các chi tiết về cách thức vận hành hệ thống
báo cáo. Mặc dù mỗi thành viên của các tiểu ban có những nhận thức khác nhau về nhiều
vấn đề nhưng khơng có sự bất đồng về mục tiêu cuối cùng là làm sao cho hệ thống y tế an
tồn hơn cho người bệnh. Khơng có sự nỗ lực của hai tiểu ban thì sẽ khơng có bản báo
cáo này. Nhân đây chúng tôi xin được cảm ơn từng thành viên của hai tiểu ban về những
đóng góp của họ.

T

Tiểu ban Xây dựng Mơi trường Bên ngồi để Thúc đẩy Chất lượng
J. Cris Bisgard (Đồng trưởng tiểu ban), Delta Air Lines, Inc.; Molly Joel Coye (Đồng
trưởng tiểu ban), The Lewin Group; Phyllis C. Borzi, The George Washington
University; Charles R. Buck, Jr., General Electric Company; Jon Christianson, University
of Minnesota; Charles Cutler, formerly of The Prudential HealthCare; Mary Jane

England, Washington Business Group on Health; George J. Isham, HealthPartners; Brent
James, Intermountain Health Care; Roz D. Lasker, New York Academy of Medicine;
Lucian Leape, Harvard School of Public Health; Patricia A. Riley, National Academy of
State Health Policy; Gerald M. Shea, American Federation of Labor and Congress of
Industrial Organizations; Gail L. Warden, Henry Ford Health System; A. Eugene
Washington, University of California, San Francisco School of Medicine; và Andrew
Webber, Consumer Coalition for Health Care Quality.
Tiểu ban Xây dựng Hệ thống Y tế Của Thế kỷ 21
Don M. Berwick (Trưởng tiểu ban), Institute for Healthcare Improvement; Christine K.
Cassel, Mount Sinai School of Medicine; Rodney Dueck, HealthSystem Minnesota;
Jerome H. Grossman, Lion Gate Management Corporation; John E. Kelsch, Consultant in
Total Quality; Risa LavizzoMourey, University of Pennsylvania; Arthur Levin, Center for
Medical Consumers; Eugene C. Nelson, Hitchcock Medical Center; Thomas Nolan,
Associates in Proc-ess Improvement; Gail J. Povar, Cameron Medical Group; James L.
Reinertsen, CareGroup; Joseph E. Scherger, University of California, Irvine; Stephen M.
Shortell, University of California, Berkeley; Mary Wakefield, George Mason University;
và Kevin Weiss, Rush Primary Care Institute.
Nhiều cá nhân đã hào phóng dành nhiều thời giờ và cơng sức tham gia vào các cuộc thảo
luận của ủy ban cũng như của hai tiểu ban. Xin được ghi nhận các đóng góp của họ ở đây.

i


Tài liệu nội bộ của CLB Quản lý Chất Lượng – An toàn Người bệnh
Những người tham gia vào Hội nghị Bàn trịn về Vai trị Của Các Hội nhóm Chuyên
ngành Trong việc Cải thiện An toàn Người bệnh đã cung cấp nhiều góc nhìn sâu sắc và
chúng đã được thể hiện trong bản báo cáo. Họ gồm: J. Cris Bisgard, Delta Air Lines, Inc.;
Terry P. Clemmer, Intermountain Health Care; Leo J. Dunn, Virginia Commonwealth
University; James Espinosa, Overlook Hospital; Paul Friedmann, Bay State Hospital;
David M. Gaba, V.A. Palo Alto HCS; Larry A. Green, American Academy of Family

Physicians; Paul F. Griner, Association of American Medical Colleges; Charles Douglas
Hepler, University of Florida; Carolyn Hutcherson, Health Policy Consultant; Lucian L.
Leape, Harvard School of Public Health; William C. Nugent, Dartmouth Hitchcock
Medical Center; Ellison C. Pierce Jr., Anesthesia Patient Safety Foundation; Bernard
Rosof, Huntington Hospital; Carol Taylor, Georgetown University; Mary Wakefield,
George Mason University; và Richard Womer, Children’s Hospital of Philadelphia.
Chúng tôi cũng rất biết ơn các đại diện từ các cơ quan nhà nước đã tham gia vào nhóm
thảo luận về an tồn người bệnh được tổ chức bởi Viện Hàn lâm Quốc gia về Chính sách
Y tế bao gồm: Anne Barry, Minnesota Department of Finance; Jane Beyer, Washington
State House of Representatives; Maureen Booth, National Academy of State Health
Policy Fellow; Eileen Cody, Washington State House of Representatives; John Colmers,
Maryland Health Care Access and Cost Commission; Patrick Finnerty, Virginia Joint
Commission on Health Care; John Frazer, Delaware Office of the Controller General;
Lori Gerhard, Commonwealth of Pennsylvania, Department of Health; Jeffrey Gregg,
State of Florida, Agency for Health Care Administration; Frederick Heigel, New York
Bureau of Hospital and Primary Care Services; John LaCour, Louisiana Department of
Health and Hospitals; Maureen Maigret, Rhode Island Lieutenant Governor’s Office;
Angela Monson, Oklahoma State Senate; Catherine Morris, New Jersey State Department
of Health; Danielle Noe, Kansas Office of the Governor; Susan Reinhard, New Jersey
Department of Health and Senior Services; Trish Riley, National Academy for State
Health Policy; Dan Rubin, Washington State Department of Health; Brent Ewig,
ASTHO; Kathy Weaver, Indiana State Department of Health; và Robert Zimmerman,
Pennsylvania Department of Health.
Một số cá nhân tại các sở y tế các bang đã hào phóng cung cấp thơng tin về các chương
trình báo cáo sự cố tại các bang của họ. ủy ban xin cảm ơn những người sau vì sự giúp đỡ
nhiệt thành: Karen Logan, California; Jackie Starr-Bocian, Colorado; Julie Moore,
Connecticut; Anna Polk, Florida; Mary Kabril, Kansas; Lee Kelly, Massachusetts;
Vanessa Phipps, Mississippi; Nancy Garvey, New Jersey; Ellen Flink, New York;
Kathryn Kimmet, Ohio; Larry Stoller, Jim Steel and Elaine Gibble, Pennsylvania; Laurie
Round, Rhode Island; và Connie Richards, South Dakota. Bên cạnh đó Renee Mallett tại

Ohio Hospital Association cũng đã có sự trợ giúp.
Tại Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, ủy ban đặc biệt ghi nhận đóng góp của
Janet Woodcock, Director, Center for Drug Evaluation and Research; Ralph Lillie,
j


Tài liệu nội bộ của CLB Quản lý Chất Lượng – An toàn Người bệnh
Director, Office of Post-Marketing Drug Risk Assessment; Susan Gardner, Deputy
Director, Center for Devices and Radiological Health; Jerry Phillips, Associate Director,
Medication Error Program và Peter Carstenson, Senior Systems Engineer, Division of
Device User Programs and System Analysis.
Tại Cục Nghiên cứu và Chất lượng Y tế, sự giúp đỡ đã đến từ John M. Eisenberg,
Administrator; Gregg Meyer, Director of the Center for Quality Measurement and
Improvement; Nancy Foster, Coordinator for Quality Activities and Marge Keyes, Project
Officer. At the Health Care Financing Administration, Jeff Kang, Director, Clinical
Standards and Quality và Tim Cuerdon, Office of Clinical Standards and Quality cũng đã
có sự hỗ trợ hữu ích. Tại Cơ quan Quản lý Y tế Cựu chiến binh có Kenneth Kizer, former
Undersecretary for Health và Ronald Goldman, Office of Performance and Quality cũng
đã chia sẻ quan điểm của họ về cách xây dựng văn hóa an tồn tại các tổ chức y tế lớn.
Nhiều cá nhân khác đã cung cấp các dữ liệu và thơng tin, đóng góp lớn cho hiểu biết về
an tồn người bệnh của ủy ban. Ủy ban đặc biệt ghi nhận đóng góp của Charles Billings
tại Đại học Ohio State, ông cũng là nhà thiết kế của Hệ thống Báo cáo An tồn Hàng
khơng; Linda Bland tại Ban Y học Nội khoa Hoa Kỳ; Michael Cohen tại Viện Thực hành
thuốc An toàn; Linda Connel tại Hệ thống Báo cáo An tồn Hàng khơng thuộc Trung tâm
Nghiên cứu NASA/Ames; Diane Cousins và Fay Menacker tại U.S. Pharmacopeia,
Martin Hatlie và Eleanor Vogt tại Quỹ An toàn Người bệnh Quốc gia; Henry Manasse và
Colleen O’Malley tại Hội Dược sỹ Hệ thống Y tế Hoa Kỳ, Cynthia Null tại Bộ phận
Nghiên cứu và Công nghệ về Yếu tố Con người tại Trung tâm Nghiên cứu NASA/Ames;
Eric Thomas tại University of Texas at Houston; Margaret VanAmringe tại Hội đồng
chung về Chứng nhận các Cơ cở Y tế; và Karen Williams tại Hội đồng Dược phẩm Quốc

gia.
Xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến Randall R. Bovbjerg và David W. Shapiro vì đã chuẩn bị
một nghiên cứu về việc tiết lộ pháp lý đối với các dữ liệu được báo cáo lên hệ thống báo
cáo sự cố. Nghiên cứu của họ đã có đóng góp quan trọng vào chương 6 của báo cáo này,
tuy nhiên trách nhiệm về các kết luận của chương hoàn toàn thuộc về ủy ban (người đọc
không nên xem các thông tin họ cung cấp như là những lời khuyên về pháp lý, cũng
khơng nên xem đó là quan điểm của những tổ chức mà họ đang làm việc).
Xin cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến các đồng nghiệp tại IOM. Claudia Carl và Mike
Edington đã hỗ trợ cho quán trình chuẩn bị cũng như bình duyệt báo cáo. Ellen Agard và
Mel Worth đã có đóng góp lớn cho các tình huống nghiên cứu được sử dụng trong báo
cáo. Wilhelmine Miller đã chuẩn bị chu đáo cho cuộc họp với các bác sĩ, điều dưỡng,
dược sĩ và đảm bảo một cuộc họp thành công. Suzanne Miller đã hỗ trợ cho quá trình
xem xét các nghiên cứu tham khảo. Tracy McKay đã có nhiều sự giúp đỡ trong suốt các
giai đoạn của dự án từ điều phối việc tìm kiếm các nghiên cứu có sẵn đến giám sát việc
biên tập bản báo cáo. Xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến Kelly Pike. Sự hỗ trợ xuất sắc và sự
k


Tài liệu nội bộ của CLB Quản lý Chất Lượng – An toàn Người bệnh
chú ý đến từng chi tiết nhỏ của cơ đã góp phần quan trọng cho sự thành công của báo cáo.
Cô đã luôn hỗ trợ hết mình với sự vui vẻ.
Cuối cùng, ủy ban xin ghi nhận sự giúp đỡ nhiệt thành từ Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia
và Viện Y khoa trong việc tiến hành dự án này. Thêm vào đó, ủy ban xin cảm ơn Brian
Biles vì sự quan tâm của ơng dành cho dự án và, với lòng biết ơn, xin ghi nhận đóng góp
của Quỹ Commonwealth, một quỹ tư nhân độc lập có trụ sở tại thành phố New York. Các
quan điểm trình bày ở đây thuộc về các tác giả và không nhất thiết là của Quỹ
Commonwealth hoặc các giám đốc, lãnh đạo hoặc nhân viên của quỹ.

l



Tài liệu nội bộ của CLB Quản lý Chất Lượng – An tồn Người bệnh

MỤC LỤC
TĨM TẮT NỘI DUNG SÁCH ........................................................................................... 1
CÁC ĐỀ XUẤT ........................................................................................................................................ 5
TỔNG KẾT ............................................................................................................................................. 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................................... 15

Chương 1 MỘT CÁCH TIẾP CẬN TOÀN DIỆN NHẰM NÂNG CAO AN TOÀN
NGƯỜI BỆNH................................................................................................................... 17
AN TOÀN NGƯỜI BỆNH: MỘT THÀNH PHẦN THEN CHỐT CỦA CHẤT LƯỢNG ................... 17
BỐ CỤC CỦA BÁO CÁO ...................................................................................................................... 21

Chương 2 SAI SÓT Y KHOA: NGUYÊN NHÂN HÀNG ĐẦU DẪN ĐẾN TỬ VONG
VÀ THƯƠNG TỔN .......................................................................................................... 26
GIỚI THIỆU ........................................................................................................................................... 27
TẦN SUẤT XẢY RA SAI SÓT LÀ BAO NHIÊU? .............................................................................. 29
CÁC YẾU TỐ GÓP PHẦN DẪN ĐẾN SAI SÓT.................................................................................. 35
TỔN THẤT DO SAI SÓT GÂY RA ...................................................................................................... 41
NHẬN THỨC CỦA CÔNG CHÚNG VỀ VẤN ĐỀ AN TOÀN NGƯỜI BỆNH ................................. 42

Chương 3 TẠI SAO CÁC SAI SÓT XẢY RA?................................................................ 50
CÓ THẬT SỰ LÀ MỘT VÀI HỆ THỐNG DỄ XẢY RA SỰ CỐ HƠN CÁC HỆ THỐNG KHÁC? .. 59
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ CON NGƯỜI ........................................................................................ 63
TÓM TẮT ............................................................................................................................................... 65

Chương 4 GẦY DỰNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ KIẾN THỨC VỀ AN TOÀN
NGƯỜI BỆNH................................................................................................................... 69
CÁC ĐỀ XUẤT ...................................................................................................................................... 69

TẠI SAO CẦN CÓ MỘT TRUNG TÂM AN TOÀN NGƯỜI BỆNH? ................................................ 70
CÁC NGÀNH NGHỀ KHÁC TRỞ NÊN AN TOÀN HƠN NHƯ THẾ NÀO ...................................... 71
PHƯƠNG ÁN THIẾT LẬP MỘT TRUNG TÂM AN TOÀN NGƯỜI BỆNH ..................................... 75
CÁC CHỨC NĂNG CỦA TRUNG TÂM AN TOÀN NGƯỜI BỆNH ................................................. 78
CÁC NGUỒN LỰC CẦN CHO TRUNG TÂM AN TOÀN NGƯỜI BỆNH ........................................ 82

Chương 5 CÁC HỆ THỐNG BÁO CÁO SAI SÓT .......................................................... 86
CÁC ĐỀ XUẤT ...................................................................................................................................... 87
ĐÁNH GIÁ CÁC HỆ THỐNG BÁO CÁO HIỆN CÓ TRONG NGÀNH Y TẾ ................................... 90
BÀN LUẬN VỀ CÁC KIẾN NGHỊ CỦA ỦY BAN ............................................................................ 100

Chương 6 BẢO VỆ CÁC HỆ THỐNG BÁO CÁO TỰ NGUYỆN KHỎI CÁC CUỘC
ĐIỀU TRA PHÁP LÝ ..................................................................................................... 109
m


Tài liệu nội bộ của CLB Quản lý Chất Lượng – An toàn Người bệnh
CÁC ĐỀ XUẤT .................................................................................................................................... 112
GIỚI THIỆU ......................................................................................................................................... 112
QUY ĐỊNH CƠ BẢN VỀ CHỨNG CỨ VÀ TIẾT LỘ THƠNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN SAI SĨT .. 113
BẢO VỆ CỦA PHÁP LUẬT CHỐNG VIỆC ĐIỀU TRA PHÁT HIỆN THƠNG TIN VỀ SAI SĨT 117
SỰ BẢO VỆ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI MỘT SỐ HỆ THỐNG BÁO CÁO CỤ THỂ ................................. 121
PHƯƠNG PHÁP BẢO VỆ THỰC TIỄN NHẰM CHỐNG LẠI ĐIỀU TRA PHÁT HIỆN DỮ LIỆU
LIÊN QUAN ĐẾN SAI SÓT ................................................................................................................ 124
TÓM TẮT ............................................................................................................................................. 127

Chương 7 ĐỀ RA CÁC TIÊU CHUẨN VÀ KÌ VỌNG VỀ AN TỒN TRONG CÁC
HOẠT ĐỘNG .................................................................................................................. 132
CÁC ĐỀ XUẤT .................................................................................................................................... 133
CÁC CÁCH TIẾP CẬN HIỆN NAY TRONG VIỆC THIẾT LẬP CÁC TIÊU CHUẨN TRONG Y TẾ

............................................................................................................................................................... 136
CÁC TIÊU CHUẨN VÀ KÌ VỌNG CHO CÁC CƠ SỞ Y TẾ ............................................................ 137
CÁC TIÊU CHUẨN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ ................................................................................... 141
CÁC TIÊU CHUẨN VỀ DƯỢC PHẨM VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ ............................................. 148
TÓM TẮT ............................................................................................................................................. 151

Chương 8 TẠO RA CÁC HỆ THỐNG AN TOÀN TRONG CÁC TỔ CHỨC Y TẾ.... 154
CÁC ĐỀ XUẤT .................................................................................................................................... 155
GIỚI THIỆU ......................................................................................................................................... 157
CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH YẾU VỀ THIẾT KẾ AN TOÀN .............................................................. 161
CÁC NGUYÊN TẮC VỀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG AN TOÀN TRONG TỔ CHỨC Y TẾ................ 164
AN TOÀN THUỐC .............................................................................................................................. 180
TÓM TẮT ............................................................................................................................................. 188

PHỤ LỤC......................................................................................................................... 200
A NỀN TẢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN ....................................................................................... 201
B THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT .................................................................................................... 206
C CÁC HOẠT ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN AN TOÀN NGƯỜI BỆNH TRONG CÁC TỔ CHỨC Y TẾ. 211

n


Tài liệu nội bộ của CLB Quản lý Chất lượng – An tồn Người bệnh

TĨM TẮT NỘI DUNG SÁCH
etsy Lehman, một phóng viên kì cựu chun viết bài cho mục sức khỏe của tờ
Boston Globe, đã tử vong vì quá liều thuốc khi đang được hóa trị. Willie King bị
cắt nhầm chi. Ben Kolb, một đứa bé tám tuổi, tử vong do nhầm lẫn thuốc trong
một ca “tiểu phẫu”.1


B

Những trường hợp nghiêm trọng trở thành tiêu điểm của báo chí như trên chỉ là phần nổi
của một tảng băng chìm. Hai nghiên cứu lớn, một được tiến hành ở Colorado và Utah và
một ở New York, cho thấy các tai biến xảy ra ở 2,9% trong số các trường hợp nhập viện
tại Colorado và Utah và 3,7% trong số các trường hợp nhập viện tại New York.2 Tại các
bệnh viện ở Colorado và Utah, 6,6% số tai biến dẫn đến tử vong trong khi con số này là
13.6% tại các bệnh viện ở New York. Trong cả hai nghiên cứu trên, hơn một nửa số tai
biến là do sai sót y khoa và vốn có thể ngăn ngừa được.
Khi khái quát hóa số phần trăm bên trên cho hơn 33,6 triệu lượt người nhập viện tại các
bệnh viện Mỹ năm 1997, kết quả của nghiên cứu ở Colorado và Utah ám chỉ rằng ít nhất
là 44.000 người Mỹ chết mỗi năm do sai sót y khoa.3 Kết quả của nghiên cứu ở New
York ám chỉ con số có thể lên tới 98.000.4 Ngay cả khi sử dụng con số ước lượng thấp
nhất, tử vong do sai sót y khoa cũng vượt quá con số tử vong do nguyên nhân thứ tám
trong những nguyên nhần hàng đầu dẫn đến tử vong.5 Hằng năm số người chết vì sai sót y
khoa nhiều hơn số người chết vì tai nạn xe cộ (43.458), ung thư vú (42.297) hoặc AIDS
(16.516).6
Tổng tổn thất (tổn thất thu nhập, tổn thất sản phẩm lao động, chi phí y tế và các chi phí
liên quan đến khuyết tật) do các tai biến (sai sót y khoa dẫn đến thương tổn) gây ra ước
chừng từ khoảng 17 tỷ đến 29 tỷ đơ-la, trong đó chi phí chăm sóc y tế chiếm hơn một
nửa.7
Xét riêng tổn thất sinh mạng, an tồn người bệnh là một vấn đề quan trọng khơng thua
kém an toàn lao động. Mỗi năm hơn 6.000 người Mỹ chết vì thương tích nơi làm việc.8
Trong khi đó, chỉ tính riêng sai sót về thuốc, tính cả khi chúng xảy ra tại bên trong hoặc
bên ngoài bệnh viện, đã dẫn đến khoảng hơn 7.000 cái chết mỗi năm.9
Các sai sót liên quan đến thuốc xuất hiện thường xuyên tại các bệnh viện và mặc dù
không phải tất cả chúng đều gây hại nhưng một khi chúng gây hại thì đó sẽ là những tổn
thất nghiêm trọng. Một nghiên cứu mới đây, được tiến hành tại hai bệnh viện thực hành
danh giá chỉ ra rằng khoảng hai trong số 100 bệnh nhân nội trú đã từng trải qua một tai
biến về thuốc vốn có thể ngăn chặn được, điều này dẫn đến chi phí cho một bệnh nhân



Trong báo cáo này, “tai biến” được định nghĩa là “thương tổn do can thiệp y khoa gây ra”

1


Tài liệu nội bộ của CLB Quản lý Chất lượng – An tồn Người bệnh
tăng lên trung bình 4.700 đơ-la, tính cho một bệnh viện thực hành 700 giường bệnh thì
mỗi năm con số tổn thất là 2,8 triệu đơ-la.10 Khái quát hóa các kết quả này lên tầm quốc
gia thì con số tổn thất do các tai biến về thuốc ảnh hưởng trên bệnh nhân nội trú là 2 tỷ
đơ-la.
Các con số này chỉ nói lên một phần rất nhỏ của vấn đề vì người bệnh tại bệnh viện chỉ là
một phần nhỏ của tổng số người đang được chăm sóc y tế và viện phí trực tiếp chỉ là một
phần nhỏ của tổng chi phí y tế. Đa số các dịch vụ y tế đang được cung cấp tại các cơ sở
chăm sóc y tế ngoại trú, ngồi ra mức độ phức tạp của các dịch vụ loại này cũng đang
tăng lên. Các trung tâm phẫu thuật ngoại trú, các phịng mạch bác sĩ gia đình và các
phịng khám đang phục vụ cho hàng ngàn người bệnh mỗi ngày. Việc chăm sóc y tế tại
nhà đang địi hỏi người bệnh và thân nhân của họ sử dụng các thiết bị phức tạp theo các
hướng dẫn khi xuất viện. Các cửa hàng dược phẩm đóng một vai trị quan trọng trong
việc cung cấp thuốc cho người bệnh và giáo dục người bệnh về việc dùng thuốc. Các cơ
sở khác, như các viện dưỡng lão, cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau cho các đối tượng dễ
tổn thương. Mặc dù cho tới thời điểm hiện tại nhiều nghiên cứu tập trung vào mơi trường
bệnh viện, sai sót y khoa xảy ra ở mọi nơi chứ không chỉ ở bệnh viện.
Về mặt chi phí cơ hội, sai sót y khoa cũng tốn kém. Mỗi đồng đô-la chi cho việc làm lại
các xét nghiệm chẩn đoán hoặc khắc phục các tai biến về thuốc là một đồng đô-la mất đi
không thể thực hiện các mục đích khác. Người mua dịch vụ và người bệnh chịu tổn thất
từ sai sót khi chi phí mua bảo hiểm và các khoản đồng chi trả tăng lên do có các dịch vụ
vốn đã khơng cần phải thực hiện nếu có các dịch vụ phù hợp, chính xác hơn. Dù đã chi
nhiều tỷ đơ-la cho chăm sóc y khoa nhưng nước Mỹ sẽ khơng thể nào có được những

dịch vụ y tế có chất lượng tốt nhất nếu các dịch vụ đó chứa sai sót.
Tuy nhiên khơng phải mọi chi phí đều có thể đo lường một cách trực tiếp. Sai sót cũng
thật đắt giá khi xét đến sự mất lòng tin của người bệnh vào hệ thống y tế và sự sụt giảm
mức độ hài lòng của cả người bệnh và nhân viên y tế. Những người bệnh phải nằm viện
lâu hoặc bị khuyết tật do hậu quả của sai sót phải trả giá bằng sự không thoải mái về thể
chất và tâm lý. Nhân viên y tế trả giá bằng việc bị xuống tinh thần và buồn phiền vì
khơng thể cung cấp được dịch vụ chăm sóc tốt nhất có thể. Những nhà tuyển dụng và nói
chung là cả xã hội trả giá khi năng suất lao động giảm, học sinh vắng mặt do bị ốm và
giảm mức độ khỏe mạnh của cộng đồng.
Bất kể những gì vừa nêu, có một sự im lặng đang bao trùm trên vấn đề sai sót y khoa. Đối
với hầu hết các khía cạnh của chăm sóc y tế, khách hàng tin rằng họ đã được bảo vệ. Các
phương tiện truyền thông chỉ đưa tin về những trường hợp cá biệt. Trong mắt dân chúng
các giấy phép và chứng nhận là một bằng chứng đảm bảo cho chất lượng. Tuy nhiên, bản
thân các quy trình cấp phép và chứng nhận chỉ tập trung vào một vài khía cạnh của vấn
2


Tài liệu nội bộ của CLB Quản lý Chất lượng – An toàn Người bệnh
đề, và ngay cả khi thực hiện như vậy cũng vấp phải một số sự phản đối từ phía các cơ sở
y tế và nhân viên y tế. Nhân viên y tế xem hệ thống pháp lý về y tế như một rào cản lớn
trong các nỗ lực mang tính hệ thống nhằm tiếp cận thơng tin và học hỏi từ các sai sót.11
Bản chất phân tán và thiếu tính kết nối của hệ thống chăm sóc y tế (một vài người nói
rằng nó khơng phải là hệ thống) cũng góp phần vào tình trạng khơng an toàn cho người
bệnh và là một rào cản ngăn trở nỗ lực cải thiện an toàn người bệnh. Ngay cả trong các
bệnh viện và tập đoàn y khoa lớn cũng có các điểm cứng nhắc về chuyên khoa và sự phối
hợp. Ví dụ như khi người bệnh khám chữa bệnh với nhiều nhân viên y tế khác nhau tại
nhiều cơ sở khác nhau, không ai trong số các nhân viên này tiếp cận được tồn bộ các
thơng tin, khi đó sai sót sẽ có nhiều khả năng xảy ra hơn so với trường hợp có sự phối
hợp tốt hơn giữa các nhân viên y tế. Cũng trong trường hợp này, sự thiếu liên kết giữa các
tổ chức cũng như con người đã gây ra khó khăn cho việc áp dụng các hệ thống thông tin

lâm sàng tiên tiến giúp tiếp cận kịp thời với các thông tin đầy đủ về người bệnh. Các dịch
vụ chăm sóc khơng an tồn là cái giá mà chúng ta phải trả cho việc khơng có được một hệ
thống tổ chức tốt với sự phân chia trách nhiệm rõ ràng.
Điểm cuối cùng là bối cảnh của việc mua các dịch vụ y tế đã làm vấn đề thêm xấu đi. Các
đối tượng khách hàng lớn như các cơng ty chẳng hạn đã có q ít địi hỏi cho việc cải
thiện an tồn.12 Các hệ thống chi trả từ bên thứ ba ít đem đến cho các cơ sở y tế động lực
để cải thiện an tồn, họ cũng khơng ghi nhận và khen thưởng cho các nỗ lực về an toàn
hoặc chất lượng.
Mục tiêu của bản báo cáo này là phá vỡ vòng lẩn quẩn của sự thụ động này. Tình trạng
hiện nay là không thể chấp nhận được và không thể chịu đựng thêm được nữa. Bất kể áp
lực về chi phí, các rào cản pháp lý, sự chống đối với các thay đổi và các rào cản dường
như không thể vượt qua được, chỉ đơn giản là không thể chấp nhận được tình trạng người
bệnh bị tổn hại từ chính hệ thống chăm sóc y tế vốn có nghĩa vụ đem đến sự chữa lành và
dễ chịu. “Đầu tiên là không làm hại” là một câu danh ngôn của Hippocrates được nhắc lại
nhiều lần.13 Mọi người trong ngành y đều quen thuộc với nó. Ở mức độ tối thiểu, hệ
thống y tế cần đem đến sự đảm bảo và an toàn như vậy cho người dân.
Cần có một cách tiếp cận mang tính tồn diện để cải thiện an tồn người bệnh. Cách tiếp
cận này không thể tập trung vào một giải pháp duy nhất do khơng có một “nút nhấn kỳ
diệu” nào để giải quyết vấn đề này, và chắc chắn rằng khơng có một đề xuất đơn lẻ nào
trong báo cáo này nên được xem như câu trả lời cho tồn bộ vấn đề. Thay vào đó, các vấn
đề lớn, phức tạp địi hỏi các câu trả lời chín chắn, đa diện. Mục tiêu chung của các đề xuất
là khiến cho mơi trường bên ngồi bệnh viện tạo ra đủ áp lực nhằm làm cho sai sót trở
nên đắt giá với các cơ sở y tế cũng như nhân viên y tế, buộc họ phải hành động để cải
thiện an tồn. Đi song song với đó là nhu cầu bổ sung kiến thức và công cụ để cải thiện
3


Tài liệu nội bộ của CLB Quản lý Chất lượng – An toàn Người bệnh
an toàn và dỡ bỏ các rào cản về pháp lý và văn hóa đang ngăn chặn việc cải thiện sự an
toàn. Dựa trên hiểu biết về mức độ nghiêm trọng của vấn đề, ủy ban tin rằng sẽ là vơ

trách nhiệm khi kì vọng bất kì con số nào thấp hơn 50% trong giảm tỷ lệ sai sót trong
khoảng thời gian năm năm.
Trong báo cáo này, an tồn được định nghĩa là khơng có các sự cố gây thương tổn. Định
nghĩa này nói lên rằng đây chính là mục tiêu an tồn quan trọng nhất xét trên nhận thức từ
phía người bệnh. Sai sót được định nghĩa là khơng hồn tất được một hành động được lên
kế hoạch trước hoặc sử dụng một kế hoạch sai khi muốn đạt một mục tiêu nào đó. Theo
chuyên gia James Reason, sai sót phụ thuộc vào hai loại thất bại: loại thứ nhất là một
hành động đúng không diễn ra như dự định (một sai sót trong khâu thực hiện) hoặc hành
động dự tính làm là khơng đúng (một sai sót trong khâu lập kế hoạch).14 Sai sót có thể xảy
ra tại mọi giai đoạn trong tiến trình chăm sóc, từ chẩn đốn, điều trị đến chăm sóc phịng
ngừa.
Khơng phải mọi sai sót đều gây hại. Các sai sót gây hại đơi lúc được gọi là các tai biến
vốn có thể ngăn chặn được. Một tai biến là một thương tổn gây ra bởi một can thiệp y
khoa, nói cách khác nó khơng đến từ bản chất của tình trạng sức khỏe người bệnh. Mặc
dù mọi tai biến đều đến từ hệ thống y khoa, không phải tất cả chúng đều có thể ngăn chặn
được (nghĩa là khơng phải mọi tai biến đều là do sai sót mà ra). Ví dụ như nếu một người
bệnh trải qua phẫu thuật và chết vì viêm phổi trong giai đoạn hậu phẫu, đó là một tai biến.
Nếu việc phân tích ngun nhân trong trường hợp này chỉ ra rằng người bệnh bị viêm
phổi do nhân viên đã vệ sinh tay hoặc dụng cụ kém, tai biến này là có thể ngăn chặn được
(đến từ sai sót trong việc thực hiện). Nhưng nếu phân tích ngun nhân kết luận rằng
khơng xảy ra một sai sót nào và cho rằng người bệnh đã trải qua một ca mổ và q trình
hồi sức khó khăn (khơng phải là một tai biến vốn có thể ngăn chặn được).
Quá nhiều điều để học thông qua việc phân tích các sai sót. Tất cả các tai biến dẫn đến
thương tổn nặng nề hoặc tử vong nên được đánh giá để xem có thể thực hiện các cải tiến
trên hệ thống nhằm giảm khả năng xảy ra các tai biến tương tự trong tương lai hay không.
Các sai sót chưa dẫn đến thương tổn cũng là những cơ hội quan trọng để tìm ra các cải
tiến trong hệ thống có tiềm năng ngăn chặn được các tai biến trong tương lai. Ngăn chặn
sai sót nghĩa là thiết kế hệ thống chăm sóc tại mọi cấp độ khiến nó trở nên an toàn hơn.
Gầy dựng sự an toàn trong các quy trình chăm sóc là một cách thức hiệu quả để giảm sai
sót, nó tốt hơn việc đổ lỗi cho cá nhân (một số chuyên gia, như Deming, tin rằng cải tiến

các quá trình là cách duy nhất để nâng cao chất lượng15). Phải chuyển trọng tâm từ việc
đổ lỗi cho các cá nhân về những sai sót trong hệ thống sang việc tập trung ngăn chặn các
sai sót trong tương lai bằng cách thiết kế bổ sung sự an tồn vào hệ thống. Điều này
khơng có nghĩa là mỗi người có thể bất cẩn. Con người vẫn phải cẩn trọng và chịu trách
4


Tài liệu nội bộ của CLB Quản lý Chất lượng – An toàn Người bệnh
nhiệm cho các hành động của mình. Nhưng khi xảy ra một sai sót, đổ lỗi cá nhân ít giúp
hệ thống an tồn hơn và ít giúp ngăn chặn một cá nhân khác lặp lại sai sót đó.
Ngành y đã đi sau các ngành nghề có mức độ rủi ro cao khác một thập kỉ hoặc hơn trong
việc đảm bảo an toàn ở mức độ cơ bản. Ngành hàng khơng đã có những nỗ lực tồn diện
trong việc xây dựng các hệ thống an toàn và đã làm điều này từ Thế chiến Thứ hai. Giữa
các năm 1990 và 1994, tỷ lệ số vụ tai nạn hàng không chết người bằng chưa tới một phần
ba của tỷ lệ đó tại giai đoạn giữa thế kỷ 20.16 Năm 1998, trong tồn nước Mỹ khơng có
một ai tử vong bởi tai nạn hàng không trên các chuyến bay thương mại. Trong ngành y,
các thương tổn vốn có thể ngăn chặn được gây ra bởi sự chăm sóc y tế được ước tính đã
ảnh hưởng đến khoảng 3-4% số người bệnh của bệnh viện.17 Mặc dù ngành y có thể sẽ
không bao giờ đạt được kỷ lục ấn tượng của ngành hàng khơng nhưng rõ ràng là có cơ
hội cho việc cải thiện tình hình.
Nhân vơ thập tồn, sai sót là một phần bản chất của con người, nhưng sai sót có thể được
ngăn chặn. Đảm bảo an tồn là bước đi quan trọng và đầu tiên để cải thiện chất lượng
chăm sóc y tế. Nghiên cứu Thực hành Y khoa Harvard, một nghiên cứu quan trọng về
chủ đề này, được công bố gần mười năm về trước; các nghiên cứu khác cũng đã củng cố
thêm kết luận của nghiên cứu Harvard. Mặc dù vậy có rất ít hành động dứt khốt nhằm
cải thiện an tồn người bệnh. Lẽ nào chúng ta phải đợi thêm mười năm nữa để có được
một hệ thống y tế an tồn?

CÁC ĐỀ XUẤT
Ủy ban Chất lượng Y tế Hoa kỳ trực thuộc Viện Y khoa Hoa Kỳ được thành lập trong

tháng 6 năm 1998 nhằm xây dựng một chiến lược đột phá về chất lượng trong mười năm
kế tiếp. Báo cáo này đề cập đến các vấn đề thuộc an toàn người bệnh, nó là một phần của
các vấn đề tổng thể liên quan đến chất lượng, và đề xuất một chương trình hành động
quốc gia nhằm giảm sai sót y khoa và gia tăng mức độ an toàn cho người bệnh. Mặc dù
đó là một chương trình hành động quốc gia, nhiều hoạt động trong chương trình này
hướng tới việc phản ứng tức thời ở cấp độ các tiểu bang và cấp độ địa phương cũng như ở
cấp độ nội bộ một cơ sở y tế và các nhóm chun mơn.
Ủy ban tin rằng mặc dù cần phải tìm hiểu thêm về các dạng sai sót trong y tế cùng với
nguyên nhân của chúng nhưng chúng ta đã có đủ cơ sở để nói rằng người bệnh đang phải
đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng. Dù là một người đang bị bệnh hoặc đang cố duy
trì sức khỏe, đáng lẽ ra họ không phải lo lắng về việc bị tổn thương từ chính hệ thống
chăm sóc sức khỏe. Bản báo cáo này là một lời kêu gọi hành động vì một nền y tế an toàn
hơn cho người bệnh.

5


Tài liệu nội bộ của CLB Quản lý Chất lượng – An toàn Người bệnh
Ủy ban tin rằng một nguồn động lực to lớn để cải thiện an toàn người bệnh là động cơ từ
chính bên trong bản thân nhân viên y tế, nó được định hình bởi y đức, các quy định và các
mong đợi. Tuy nhiên sự tương tác giữa các yếu tố thuộc về môi trường bên ngồi và mơi
trường bên trong cơ sở y tế cũng có thể thúc đẩy sự thay đổi để cải thiện an tồn người
bệnh. Các yếu tố thuộc về mơi trường bên ngồi bao gồm sự sẵn có của các kiến thức và
cơng cụ để cải thiện an tồn, sự cam kết mạnh mẽ của giới lãnh đạo các chuyên ngành,
các thay đổi tích cực của luật và các quy định và các địi hỏi về việc cải thiện an tồn từ
phía người mua và người sử dụng dịch vụ y tế. Các yếu tố bên trong cơ sở y tế bao gồm
sự cam kết mạnh mẽ của lãnh đạo cơ sở đối với vấn đề an toàn người bệnh, một nền văn
hóa nội bộ khuyến khích sự xác định và học hỏi từ các sai sót, và một chương trình hiệu
quả về an toàn người bệnh.
Khi xây dựng các đề xuất, ủy ban đã hướng đến sự cân bằng giữa các giải pháp pháp lý

và các giải pháp thuộc cơ chế thị trường cũng như sự cân bằng giữa vai trị của các tổ
chức chun mơn trong ngành và các cơ sở y tế. Khơng có hành động đơn lẻ nào đủ tạo
nên một câu trả lời hồn chỉnh, khơng có một nhóm hoặc một chuyên ngành nào có thể
đưa ra một giải pháp hoàn chỉnh cho vấn đề. Tuy nhiên các nhóm khác nhau có thể, và
nên, đóng góp tích cực cho giải pháp. Hội đồng nhận thấy rằng nhiều nhóm đã hành động
để thúc đẩy an tồn người bệnh như Quỹ An toàn Người bệnh Quốc gia và Quỹ An toàn
Người bệnh Gây mê.
Các đề xuất của báo cáo này đưa ra một cách tiếp cận gồm bốn lớp:
 thiết lập một sự ưu tiên ở tầm quốc gia trong việc tạo ra sự cam kết của lãnh đạo,
xây dựng các nghiên cứu, công cụ và phác đồ nhằm nâng cao hiểu biết về an toàn;
 nhận diện sai sót và học hỏi từ các sai sót thơng qua hệ thống báo cáo bắt buộc tức
thời cũng như khuyến khích các báo cáo tự nguyện, mục tiêu của cả hai loại báo
cáo là khiến cho hệ thống y tế ngày càng an toàn hơn cho người bệnh;
 đề ra các tiêu chuẩn và kì vọng cao hơn cho việc cải thiện an tồn thơng qua các tổ
chức giám sát, các tổ chức mua dịch vụ theo nhóm và các hội nhóm chun mơn;

 tạo dựng các hệ thống thúc đẩy sự an toàn nằm bên trong các cơ sở y tế bằng cách
áp dụng các cách thực hành an toàn ngay tại cấp độ cung cấp dịch vụ. Cấp độ này
là tiêu điểm sau cùng của mọi khuyến nghị.

Sự lãnh đạo và kiến thức



các tổ chức mua dịch vụ theo nhóm (group purchasers): những khách hàng tổ chức của bệnh viện, ví dụ như các
cơng ty ký hợp đồng với bệnh viện để chăm sóc sức khỏe cho nhân viên. [ND]

6



Tài liệu nội bộ của CLB Quản lý Chất lượng – An tồn Người bệnh
Các ngành đã thành cơng trong việc nâng cao an tồn như hàng khơng hay sức khỏe lao
động đã thiết lập những cơ quan chuyên đề ra và truyền thông các vấn đề cần ưu tiên,
giám sát tiến độ thực hiện các mục tiêu, điều phối nguồn lực đến các khu vực có nhu cầu
và đưa ra các khuyến cáo về các vấn đề quan trọng. Mặc dù nhiều cơ quan và tổ chức y tế
đã thực hiện một số hành động tương tự nhưng vẫn chưa có sự nhấn mạnh và duy trì sự
chú ý cần thiết cho vấn đề an toàn người bệnh. Nếu khơng có sự nhấn mạnh đúng mức thì
y tế có lẽ sẽ khơng đạt được sự cải thiện an tồn như các ngành khác đã đạt được.
Sự nhận thức ngày càng rõ ràng về tần suất và sự nghiêm trọng của các sai sót trong y tế
đã buộc chúng ta phải tiếp tục cải thiện hiểu biết của mình về vấn đề và đề ra các giải
pháp khả thi. Với một số dạng sai sót nhất định, kiến thức về cách phòng chống chúng đã
hiện hữu. Việc cần làm là phổ biến các kiến thức này. Đối với những sai sót khác cần
thêm nhiều nỗ lực trong việc tìm hiểu và áp dụng kiến thức vào việc cải thiện an toàn
người bệnh. Đầu tư vào việc xây dựng kiến thức và chia sẻ chúng trong toàn ngành sẽ
mang lại lợi ích lớn cho người bệnh và nhân viên y tế, bên cạnh đó cịn đem lại lợi ích tài
chính cho hệ thống y tế.
ĐỀ XUẤT 4.1 Quốc hội nên lập một Trung tâm An toàn Người bệnh trực thuộc Cục
Nghiên cứu và Chất lượng Y tế. Trung tâm này nên:
 thiết lập các mục tiêu quốc gia vì an tồn người bệnh, theo dõi quá trình đạt
được các mục tiêu này và cung cấp báo cáo hằng năm cho Tổng thống và
Quốc hội Mỹ về an toàn người bệnh; và
 xây dựng kiến thức và hiểu biết về các sai sót trong ngành y tế bằng cách xây
dựng một chương trình nghiên cứu, cấp vốn cho Trung tâm Xuất sắc, đánh
giá các phương pháp nhận diện và ngăn ngừa các sai sót và cấp vốn cho hoạt
động phổ biến kiến thức và truyền thơng để nâng cao an tồn người bệnh.
Để có sự cải thiện lớn trong vấn đề an toàn người bệnh, một trung tâm mạnh với nguồn
quỹ đủ và ổn định là điều cần thiết. Trung tâm này cần đề ra các mục tiêu an toàn người
bệnh, xây dựng một chương trình nghiên cứu; xác định các hệ thống thử nghiệm về an
toàn người bệnh; phát triển và phổ biến các cơng cụ nhận diện và phân tích sai sót và
lượng giá các cơng cụ đã áp dụng; phát triển các công cụ và phương pháp để giáo dục

người dùng dịch vụ về vấn đề an toàn người bệnh; xuất bản một báo cáo thường niên về
tiến độ cải thiện an toàn người bệnh và đề xuất các cải tiến khác nếu cần thiết.
Hội đồng đề xuất ban đầu nên cấp kinh phí cho trung tâm vào khoảng từ 30 đến 35 triệu
đơ-la một năm. Khoảng kinh phí ban đầu này sẽ giúp trung tâm tiến hành các hoạt động
như đề ra mục tiêu, theo dõi tiến độ, nghiên cứu và phổ biến kiến thức. Theo thời gian,
nên tăng nguồn kinh phí này lên mức tối thiểu là 100 triệu đô-la, tức là xấp xỉ 1% của
7


Tài liệu nội bộ của CLB Quản lý Chất lượng – An tồn Người bệnh
khoảng tiền 8,8 tỷ đơ-la thiệt hại về chi phí y tế do các tai biến vốn có thể ngăn chặn được
gây ra.18 Mức độ ban đầu về vốn này là khiêm tốn so với các nguồn lực dành cho các vấn
đề y tế công cộng khác. Trung tâm An toàn Người bệnh nên trực thuộc Cục Nghiên cứu
và Chất lượng Y tế vì cơ quan này đã và đang tham gia vào một loạt các vấn đề về chất
lượng và an toàn, ngoài ra cơ quan này đã thiết lập sẵn các cơ cấu và có nhiều kinh
nghiệm trong việc cung cấp kinh phí cho các nghiên cứu và các hoạt động giáo dục và
điều phối.

Nhận diện và học hỏi từ các sai sót
Một thành phần quan trọng của một chiến lược toàn diện cải thiện an tồn người bệnh là
tạo ra một mơi trường trong đó khuyến khích các tổ chức nhận diện sai sót, đánh giá
ngun nhân và có những hành động thích hợp để cải thiện việc thực hiện các công việc
trong tương lai. Các hệ thống báo cáo bên ngoài là một dạng cơ chế giúp tăng cường hiểu
biết của chúng ta về các sai sót và các nguyên nhân tiềm ẩn góp phần tạo nên nó.
Các hệ thống báo cáo có thể được thiết kế để đáp ứng hai mục đích. Chúng có thể được
thiết kế như một thành phần của một hệ thống công cộng nhằm khiến các cơ sở y tế chịu
trách nhiệm về các hoạt động của mình. Trong trường hợp này, việc báo cáo thường là bắt
buộc và tập trung vào các trường hợp cụ thể có bao gồm thương tổn nghiêm trọng hoặc tử
vong, có thể dẫn đến các hình thức phạt tiền hoặc xử lý phù hợp với từng trường hợp cụ
thể và thông tin về việc này có thể được cơng chúng biết đến. Các hệ thống như vậy đảm

bảo có sự phản ứng phù hợp cho một số các báo cáo thương tổn nghiêm trọng nhất định,
khiến cho các cơ sở và nhân viên y tế có trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn người
bệnh, đáp ứng quyền được biết của công chúng, và là một động cơ thúc đẩy các cơ sở y tế
triển khai các hệ thống an toàn nội bộ nhằm giảm khả năng xảy ra các sự kiện tương tự.
Hiện tại, ít nhất là hai mươi bang đã có các hệ thống báo cáo sự cố bắt buộc.
Các hệ thống báo cáo tự nguyện, bảo mật cũng có thể là một phần trong chương trình
chung về cải thiện an tồn người bệnh và có thể được thiết kế để bổ túc cho các hệ thống
báo cáo bắt buộc vừa được đề cập. Các hệ thống báo cáo tự nguyện, thường đề cập đến
các sai sót trong một phạm vi rộng hơn và nhằm nhận diện các yếu điểm của hệ thống
trước khi các sự cố nghiêm trọng xuất hiện, có thể cung cấp các thơng tin quan trọng cho
các cơ sở y tế để giúp họ cải thiện an tồn người bệnh.
Dù là với mục đích nào thì mục tiêu của các hệ thống báo cáo đều là phân tích các thơng
tin đã thu thập về và tìm ra cách thức ngăn chặn các sai sót trong tương lai. Mục tiêu ở
đây khơng phải là có được các số liệu. Tổng hợp báo cáo mà không hành động khơng
đem lại lợi ích thiết thực. Cung cấp đủ nguồn lực và các sự hỗ trợ khác là điều cần có để
phân tích và phản ứng với các vấn đề nghiêm trọng.
8


Tài liệu nội bộ của CLB Quản lý Chất lượng – An toàn Người bệnh
ĐỀ XUẤT 5.1 Nên thiết lập hệ thống báo cáo bắt buộc quốc gia nhằm giúp chính
quyền các bang thu thập các thơng tin theo một biểu mẫu nhất định về các sự cố dẫn
đến tử vong hoặc thương tổn nghiêm trọng. Ban đầu việc báo cáo nên là bắt buộc
đối với các bệnh viện sau đó mở rộng ra cho các loại cơ sở y tế cũng như các cơ sở
điều trị ngoại trú khác. Quốc hội nên
 thiết lập một Diễn đàn Quốc gia về Đo lường và Báo cáo Chất lượng Y tế, đây
sẽ là thực thể chịu trách nhiệm ban hành và duy trì một bộ tiêu chuẩn về báo
cáo được sử dụng bởi các bang, bao gồm việc thống nhất thuật ngữ và cách
phân loại dùng trong báo cáo;
 bắt buộc các cơ sở y tế phải báo cáo các thông tin theo một mẫu nhất định và

theo danh mục các sự cố đã định;
 cung cấp kinh phí và hướng dẫn chính quyền các bang thiết lập hoặc điều
chỉnh các hệ thống báo cáo nhằm thu thập các thông tin tiêu chuẩn, phân tích
thơng tin và tiến hành các hành động cần thiết dựa trên các thơng tin đã có.
Nếu một bang quyết định không triển khai hệ thống báo cáo bắt buộc thì Bộ
Y tế và Dịch vụ Nhân sinh nên là thực thể chịu trách nhiệm;
 chỉ định Trung tâm An toàn Người bệnh nhằm:
(1) tổ chức hội họp giữa các bang nhằm chia sẻ thông tin và kiến thức chuyên
gia và đánh giá các cách tiếp cận thay thế trong triển khai các chương trình
báo cáo, tìm ra các cách làm tốt nhất cho việc triển khai và đánh giá tác động
của các chương trình tại các bang; và
(2) tiếp nhận và phân tích các báo cáo của các bang nhằm nhận diện các vấn
đề thường gặp về an tồn người bệnh địi hỏi phải có phân tích sâu và/hoặc
phản ứng tồn diện hơn (ví dụ như thiết kế các hệ thống thử nghiệm hoặc yêu
cầu sự phản hồi từ phía các cơ quan, các nhà sản xuất v.v.)
ĐỀ XUẤT 5.2 Nên khuyến khích xây dựng các hệ thống báo cáo tự nguyện. Trung
tâm An toàn Người bệnh nên
 mô tả và phổ biến thông tin về các chương trình báo cáo tự nguyện bên ngồi
nhằm khuyến khích sự tham gia vào các hệ thống hiện có và theo dõi tiến độ
xây dựng các hệ thống báo cáo mới;
 tổ chức thảo luận giữa những cơ quan có liên quan và giữa những cơ sở đang
sử dụng các hệ thống báo cáo bên ngoài nhằm đánh giá những phần nào của
chương trình báo cáo là tốt, những phần nào chưa tốt và tìm ra các giải pháp
để chương trình được hiệu quả hơn;

9


Tài liệu nội bộ của CLB Quản lý Chất lượng – An toàn Người bệnh
 định kỳ đánh giá xem cần thêm những công việc nào nữa để nâng cao sự hiểu

biết về an toàn người bệnh và để khuyến khích các cơ sở y tế tham gia vào các
chương trình báo cáo tự nguyện; và
 cấp kinh phí và đánh giá các dự án thử nghiệm về các hệ thống báo cáo, bao
gồm cả trong nội bộ một cơ sở y tế và khi có sự phối hợp giữa nhiều cơ sở y tế.
Ủy ban tin rằng cả hệ thống báo cáo bắt buộc, công khai và hệ thống báo cáo tự nguyện,
bảo mật đều có những vai trị riêng của nó. Do mỗi hệ thống có những mục đích riêng,
chúng nên được vận hành và duy trì độc lập với nhau. Một hệ thống báo cáo bắt buộc
toàn quốc nên được thiết lập bằng cách xây dựng nó trên nền các hệ thống báo cáo toàn
quốc tuy chưa toàn diện nhưng đã tồn tại sẵn, việc xây dựng này sẽ tiêu chuẩn hóa các
loại sự cố và các thông tin cần báo cáo. Diễn đàn Quốc gia về Đo lường và Báo cáo Chất
lượng Y tế, một hình thức hợp tác cơng-tư, nên có trách nhiệm thiết lập các tiêu chuẩn
trong báo cáo. Các hệ thống báo cáo tự nguyện nên được quảng bá rộng rãi và các tổ chức
chứng nhận chất lượng y tế nên có cơ chế khuyến khích các cơ sở y tế tham gia vào các
hệ thống báo cáo tự nguyện này.
ĐỀ XUẤT 6.1 Quốc hội cần thông qua luật để mở rộng sự bảo vệ thẩm định ngang
cấp với các dữ liệu liên quan đến an toàn bệnh nhân và cải thiện chất lượng được
thu thập và phân tích bởi các tổ chức y tế để sử dụng nội bộ hoặc chia sẻ với những
tổ chức khác cho mục đích duy nhất là cải thiện an toàn và chất lượng.
Ủy ban tin rằng thông tin về những sự cố nghiêm trọng nhất, trong đó có dẫn đến thương
tổn cho người bệnh và là do sai sót thì khơng nên được giữ kín. Tuy vậy, ủy ban cũng
thấy rằng đối với các sự cố khơng thuộc nhóm này thì sự e ngại về việc buộc phải cơng
bố thơng tin có thể làm giảm động lực nhận diện và phân tích sai sót nhằm cải thiện an
toàn. Trừ khi các dữ liệu như vậy được bảo mật một cách chắc chắn, chúng sẽ tiếp tục bị
che dấu và sai sót sẽ có khả năng lặp lại. Cần có một mơi trường dễ dàng hơn nhằm
khuyến khích nhân viên và các cơ sở y tế nhận diện, phân tích và báo cáo các sai sót mà
khơng phải đối diện với nguy cơ bị kiện cáo, song song đó vẫn đảm báo các quyền pháp
lý cho người bệnh.

Thiết lập tiêu chuẩn cho các hoạt động và các kỳ vọng về vấn đề an toàn
Thiết lập và áp dụng các tiêu chuẩn rõ ràng cho vấn đề an tồn thơng qua các quy định và

các cơ chế có liên quan như cấp phép, chứng nhận, công nhận sẽ giúp tạo các yêu cầu tối
thiểu cho các cơ sở y tế cũng như nhân viên y tế. Thêm vào đó, q trình xây dựng và sử
dụng các tiêu chuẩn sẽ giúp các nhân viên y tế cũng như khách hàng hình thành các kì
vọng về mức độ an tồn. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn và các kì vọng khơng chỉ được thiết
lập qua các quy định. Hành động của người mua và người sử dụng dịch vụ y tế cũng ảnh
10


Tài liệu nội bộ của CLB Quản lý Chất lượng – An toàn Người bệnh
hưởng đến hành vi của các cơ sở y tế, bên cạnh đó các giá trị và quy chuẩn đề ra bởi các
tổ chức chuyên môn cũng ảnh hưởng đến các tiêu chuẩn thực hành, đào tạo và giáo dục
cho nhân viên y tế. Các tiêu chuẩn về an tồn người bệnh có thể được áp dụng cho nhân
viên y tế, các cơ sở nơi các nhân viên này làm việc và các công cụ (dược phẩm và thiết
bị) mà họ sử dụng để chăm sóc người bệnh.
ĐỀ XUẤT 7.1 Các tiêu chuẩn và kì vọng về các hoạt động trong các cơ sở y tế nên
tập trung một cách mạnh mẽ hơn vào vấn đề an toàn người bệnh.
 Các cơ quan ban hành quy định và các tổ chức chứng nhận nên buộc các cơ
sở y tế triển khai các chương trình an tồn người bệnh có ý nghĩa thực tiễn và
có phát biểu rõ trách nhiệm của cấp lãnh đạo.
 Những bên mua các dịch vụ y tế dù là công hay tư thì cũng nên tạo động lực
cho các cơ sở y tế liên tục cải thiện vấn đề an toàn người bệnh.
Hiện nay các cơ sở y tế đang phải tuân thủ các tiêu chuẩn trong cấp phép và chứng nhận.
Mặc dù cả hai loại thủ tục này đã đề cập đến vấn đề an toàn người bệnh ở một mức độ
nào đó, vẫn cịn có nhiều cơ hội cho việc thúc đẩy các nỗ lực này. Các cơ quan ban hành
quy định và các tổ chức chứng nhận có vai trị trong việc khuyến khích và hỗ trợ các hành
động của bệnh viện bằng việc khiến họ chịu trách nhiệm đảm bảo một mơi trường an tồn
cho người bệnh. Sau một khoảng thời gian hợp lý để các cơ sở y tế xây dựng các chương
trình an tồn người bệnh, các cơ quan ban hành quy định và các tổ chức chứng nhận nên
biến điều đó trở thành một tiêu chuẩn tối thiểu.
Các đòi hỏi của người mua và người sử dụng cũng tác động đến các cơ sở y tế. Những

người mua dịch vụ y tế dù là công hay tư cũng nên xem xét các vấn đề về an toàn khi
quyết định hợp đồng và tái nhấn mạnh tầm quan trọng của an tồn người bệnh thơng qua
việc cung cấp các thơng tin có liên quan đến an toàn cho các nhân viên hoặc những người
thụ hưởng dịch vụ. Những người mua này cũng nên truyền đạt các quan ngại về an toàn
người bệnh đến các tổ chức chứng nhận nhằm đẩy mạnh sự giám sát an toàn người bệnh.
ĐỀ XUẤT 7.2 Các tiêu chuẩn và kì vọng về chất lượng công việc của nhân viên y tế
nên chú ý nhiều hơn đến vấn đề an toàn người bệnh.
 Các tổ chức cấp giấy phép hành nghề nên
(1) sử dụng hình thức tái kiểm tra và tái cấp phép một cách định kỳ cho các
bác sĩ, điều dưỡng và các nhân viên chủ chốt khác về cả năng lực và kiến thức
trong thực hành an toàn; và


Người mua: có thể là các tổ chức hoặc cá nhân; Ví dụ như một doanh nghiệp chọn mua các loại hình bảo hiểm sức
khỏe cho nhân viên của mình

Người sử dụng: người trực tiếp sử dụng các dịch vụ y tế

11


×