Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Phát thanh trên điện thoại di động sử dụng công nghệ 3g (khảo sát trường hợp viettel radio)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 158 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

VŨ THỊ THÙY LINH

PHÁT THANH TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ 3G
(KHẢO SÁT TRƢỜNG HỢP VIETTEL RADIO)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

VŨ THỊ THÙY LINH

PHÁT THANH TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ 3G
(KHẢO SÁT TRƢỜNG HỢP VIETTEL RADIO)
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
Mã số: 60.32.01.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Bá Dung

Hà Nội - 2016




LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Vũ Thị Thùy Linh, tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ báo
chí với đề tài “Phát thanh trên điện thoại di động sử dụng công nghệ 3G
(Khảo sát trường hợp Viettel Radio)” là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
là kết quả làm việc nghiêm túc, trung thực và cẩn trọng của tôi dưới sự hướng
dẫn của TS. Trần Bá Dung. Mọi số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
là hoàn toàn trung thực.
Các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tôi
xin chịu trách nhiệm đối với Luận văn tốt nghiệp của mình.

Hà nội, Ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Vũ Thị Thùy Linh

1


LỜI CẢM ƠN
Qua luận văn này, tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo
trong Khoa Báo chí và Truyền thông – Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy và tạo điều kiện tốt nhất
cho tôi trong suốt quá trình học tập.

Đặc biệt, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến TS. Trần Bá Dung đã
tận tình hướng dẫn, hết lòng động viên khích lệ, nhiệt tình truyền đạt những
kiến thức và kinh nghiệm quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm Media – Tổng
công ty viễn thông quân đội Viettel cùng toàn thể cán bộ nhân viên trung tâm
đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu và tiến hành nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin chân thành gửi tới những người thân trong gia đình
lời cảm ơn sâu sắc nhất. Sự động viên, hậu thuẫn và ủng hộ vô điều kiện của
gia đình và người thân đã giúp tôi có nhiều động lực để hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà nội, Ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Vũ Thị Thùy Linh

2


MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt .............................................................................. 6
Danh mục các bảng biểu ................................................................................. 8
Mở đầu ........................................................................................................... 10
1. Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................... 10
2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài ..................................................... 12
3. Nội dung và mục đích nghiên cứu .............................................................. 14

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 15
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 16
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn..................................................................... 17
7. Bố cục của luận văn .................................................................................... 18
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của phát thanh trên điện thoại di
động sử dụng công nghệ 3G ......................................................................... 19
1.1. Phát thanh hiện đại và thị trường phát thanh Việt Nam .......................... 19
1.1.1. Đặc điểm của phát thanh hiện đại ........................................................ 19
1.1.2. Thị trường phát thanh tại Việt Nam ...................................................... 22
1.2. Phát thanh sử dụng công nghệ 3G ........................................................... 28
1.2.1. Sự ra đời của phát thanh sử dụng công nghệ 3G ................................. 28
1.2.2. Quy trình sản xuất chương trình phát thanh trên điện thoại di động 3G . 30
1.3. Sự phát triển của công nghệ di động và sự ra đời của Viettel Radio ....... 31
1.3.1. Sự phát triển của công nghệ di động .................................................... 31
1.3.2. Sự ra đời của Viettel Radio ................................................................... 36
1.3.3. Các giai đoạn phát triển của Viettel Radio .......................................... 38
Chƣơng 2: Thực trạng các chƣơng trình phát thanh của Viettel Radio
(Khảo sát từ 09/2010 đến 09/2014)............................................................... 45
2.1. Quy trình sản xuất của Viettel Radio và ưu, nhược điểm ........................ 45
3


2.1.1. Quy trình sản xuất ................................................................................. 45
2.1.2. Ưu điểm ................................................................................................. 46
2.1.3. Nhược điểm ........................................................................................... 47
2.2. Nội dung các chương trình của Viettel Radio.......................................... 48
2.2.1. Tin tức ................................................................................................... 48
2.2.2. Giải trí ................................................................................................... 51
2.2.3. Chương trình chuyên đề ........................................................................ 53
2.2.4. Đọc truyện Istory................................................................................... 57

2.2.5. Khảo sát số lượng chương trình Viettel Radio sản xuất ....................... 58
2.3. Hình thức thể hiện các chương trình của Viettel Radio ........................... 62
2.3.1. Thời lượng ............................................................................................. 62
2.3.2. Kết cấu................................................................................................... 64
2.3.3. Thể loại .................................................................................................. 67
2.3.4. Yếu tố đa phương tiện ........................................................................... 67
2.4. Công chúng của Viettel Radio ................................................................. 69
2.4.1. Quy mô công chúng ............................................................................... 69
2.4.2. Đặc điểm của công chúng ..................................................................... 74
2.4.3. Kênh tiếp nhận sản phẩm của công chúng ........................................... 76
2.4.4. Đánh giá của công chúng đối với các chương trình Viettel Radio ...... 80
Chƣơng 3: Đề xuất giải pháp và chiến lƣợc phát triển nội dung cho
Viettel Radio .................................................................................................. 87
3.1. Ưu điểm, hạn chế và những thách thức đặt ra cho Viettel Radio ............ 87
3.1.1. Ưu điểm ................................................................................................. 87
3.1.2. Hạn chế ................................................................................................. 92
3.1.3. Thách thức đặt ra cho Viettel Radio ..................................................... 94
3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng chương trình .............................. 96
3.2.1. Xây dựng chiến lược và kế hoạch nội dung .......................................... 96
4


3.2.2. Lựa chọn hình thức thể hiện.................................................................. 98
3.2.3. Tổ chức và nhân lực ............................................................................ 101
3.2.4. Tăng cường nghiên cứu, điều tra thính giả ......................................... 102
3.3. Một số kiến nghị..................................................................................... 102
3.3.1. Về cơ sở pháp lý .................................................................................. 102
3.3.2. Về bản quyền nội dung ........................................................................ 104
3.3.3. Về giá thành sản phẩm ........................................................................ 105
3.3.4. Về việc truyền thông, quảng bá cho sản phẩm ................................... 105

Kết luận ........................................................................................................ 109
Tài liệu tham khảo ...................................................................................... 111
Phụ lục .......................................................................................................... 114

5


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BBT: Ban biên tập.
BTV: Biên tập viên.
CDMA: Code Division Multiple Access: Đa truy cập phân chia theo mã.
DAB: Digital Audio Broadcasting: Radio kỹ thuật số.
DSL: Digital Subscriber Line: Đường Thuê bao Số.
Ericsson ConsumerLab: Trung tâm nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng.
G: Generation wireless telephone technology: Công nghệ điện thoại di động
(không dây).
GPRS: General Packet Radio Service: Công nghệ chuyển mạch gói.
GPS: Global Positioning System: Hệ thống định vị toàn cầu.
GSM: Global System for Mobile Communication: Hệ thống thông tin di động
toàn cầu.
HSDPA: Hight Speed Downlink Package Access: Gói đường truyền tốc độ cao.
IP: Internet Protocol: Giao thức Internet.
IVR: Interactive Voice Response: Phản hồi Tiếng nói Tương tác.
KTV: Kỹ thuật viên.
Mbit: Megabit - một đơn vị để chỉ dung lượng dữ liệu máy tính.
POST: Plain Old Telephone Service: Mạng điện thoại công cộng.
SMS: Short Message Services: Dịch vụ tin nhắn ngắn.
TDMA: Time – Division Multiple Access: Đa truy cập phân chia theo thời gian.
TNVN: Tiếng nói Việt Nam.
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh

VN: Việt Nam.
VOD: Video on Demand: Video theo yêu cầu.
VOV: Đài Tiếng nói Việt Nam.
VR: Viettel Radio.
6


VTC: Đài truyền hình kỹ thuật số.
VTV: Đài truyền hình Việt Nam.
WAP: Wireless Applications Protocol: Giao thức ứng dụng không dây.

7


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
1. Quy trình sản xuất chương trình phát thanh trên điện thoại 3G ............... 30
2. Tóm lược quá trình phát triển của mạng thông tin di động tế bào ........... 36
3. Sơ đồ quy trình sản xuất của Viettel Radio .............................................. 45
4. Số lượng chương trình Viettel Radio sản xuất (từ 09/2010 đến 09/2014).... 60
5. Số lượng chương trình Viettel Radio sản xuất tính theo năm .................. 60
6. Số lượng chương trình sản xuất trung bình theo tháng............................. 61
7. Biểu đồ thể hiện sự biến động số lượng chương trình phát sóng của Viettel Radio.....61
8. Thời lượng các chương trình của Viettel Radio ....................................... 63
9. Kết cấu các chương trình của Viettel Radio ............................................. 66
10. Quy mô và sự phát triển số lượng khách hàng/ công chúng của Viettel Radio ...69
11. Số liệu doanh thu của Viettel Radio theo kênh bán (2011-2014) ............. 72
12. Biểu đồ thể hiện doanh thu của Viettel Radio – phân kênh (2011-2014).72
13. Biểu đồ tổng doanh thu của Viettel Radio (2011-2014) ........................... 73
14. Tổng hợp các gói dịch vụ của Viettel Radio............................................. 80
15. Biểu đồ đánh giá của thính giả về chất lượng các chương trình của Viettel

Radio (Đơn vị: %) ........................................................................................... 81
16. Biểu đồ đánh giá của thính giả về thời lượng các chương trình của Viettel
Radio (Đơn vị: %) ........................................................................................... 82
17. Biểu đồ đánh giá của thính giả về giao diện, màu sắc các trang wapsite
của Viettel Radio (Đơn vị: %) ........................................................................ 83
18. Biểu đồ yếu tố thính giả chưa hài lòng khi nghe Viettel Radio (Đơn vị: %) ……84
19. Biểu đồ đánh giá của thính giả về chất lượng kết nối mạng khi nghe/tải
các chương trình của Viettel Radio (Đơn vị: %) ............................................ 95
20. Giới tính của thính giả (Đơn vị %) ......................................................... 119
21. Độ tuổi của thính giả (Đơn vị %) ............................................................ 119
22. Trình độ học vấn của thính giả (Đơn vị %) ............................................ 119
8


23. Nghề nghiệp của thính giả (Đơn vị %) ................................................... 120
24. Thời gian nghe radio của thính giả (Đơn vị %) ...................................... 120
25. Mức độ quan tâm của thính giả đối với các chuyên mục (Đơn vị %) .... 121
26. Lý do thính giả chọn nghe chương trình (Đơn vị %).............................. 121
27. Nhận xét của thính giả về chất lượng các chương trình của Viettel Radio
(Đơn vị %) ..................................................................................................... 122
28. Nhận xét của thính giả về hình thức thể hiện các chương trình của Viettel
Radio (Đơn vị %) .......................................................................................... 122
29. Nhận xét của thính giả về thời lượng các chương trình của Viettel Radio
(Đơn vị %) ..................................................................................................... 123
30. Nhận xét của thính giả về số lượng các chương trình của Viettel Radio
(Đơn vị %) ..................................................................................................... 123
31. Nhận xét của thính giả về mức độ bổ ích của các chương trình Viettel
Radio (Đơn vị %) .......................................................................................... 124
32. Nhận xét của thính giả về giọng đọc và dẫn của các phát thanh viên
Viettel Radio (Đơn vị %) .............................................................................. 124

33. Đánh giá của thính giả về chất lượng nghe/ tải các chương trình ( Đơn vị %) .... 125
34. Nhận xét của thính giả về giao diện, màu sắc của trang (Đơn vị %)...... 125
35. Nhận xét của thính giả về các tính năng, thao tác sử dụng trên trang (Các
nút bấm nghe/tải/nghe tiếp) (Đơn vị %) ....................................................... 126
36. Yếu tố khiến thính giả chưa hài lòng khi sử dụng dịch vụ của Viettel
Radio (Đơn vị %) .......................................................................................... 126
37. Góp ý của thính giả nhằm cải thiện chất lượng nội dung cũng như hình
thức thể hiện của Viettel Radio (Đơn vị %) .................................................. 127

9


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Từ nhiều thế kỷ nay, báo in vẫn luôn được coi là công cụ để phản ánh
các thông tin trong xã hội. Sau báo in, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ
thuật hiện đại, những năm hai mươi của thế kỷ XX, nhân loại đã chứng kiến
sự bùng nổ của truyền thông đại chúng với sự xuất hiện của loại hình báo phát
thanh. Sự ra đời của những chiếc radio là bước ngoặt to lớn trong quá trình
phát triển của báo chí, làm thay đổi cách tiếp cận thông tin của con người.
Xã hội ngày càng hiện đại, khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển
không ngừng, chiếc điện thoại di dộng hay còn gọi là Mobile ra đời khiến
khoảng cách giữa con người được thu hẹp lại. Kéo theo nó là những dịch vụ
di động đa dạng, phong phú từ các nhà cung cấp mạng. Tiêu biểu nhất là sự ra
đời và phát triển công nghệ mạng 3G, đánh dấu bước chuyển biến lớn trong
quá trình phát triển công nghệ hiện nay.
Nhằm phát huy tối đa những hiệu quả mà công nghệ 3G mang lại, các
nhà mạng đã áp dụng công nghệ này để truyền tải thông tin qua các loại hình
khác nhau. Chưa bàn tới yếu tố cạnh tranh, thương mại nhưng quả thực các
ứng dụng trên điện thoại di động ngày càng mở rộng song song với sự phát

triển của cơ sở hạ tầng – công nghệ mạng điện thoại di động, trong đó có sự
xuất hiện của mô hình phát thanh mới là phát thanh trên điện thoại di động sử
dụng công nghệ 3G hứa hẹn mang lại những trải nghiệm mới trong kỹ thuật
giải trí truyền thông đa phương tiện của công chúng.
Viettel là một trong những nhà mạng đi tiên phong trong việc khai
thác cơ sở hạ tầng công nghệ sẵn có của một tập đoàn viễn thông để cho ra
đời kênh phát thanh trên điện thoại di động sử dụng công nghệ 3G, với tên gọi
Viettel Radio. Tháng 9-2010, những chương trình phát thanh đầu tiên trên
điện thoại di động 3G của Viettel đến với công chúng thính giả. Việc mở
10


đường cho một mô hình phát thanh mới chắc chắn sẽ gặp phải những khó
khăn, thách thức. Từ khi ra đời cho đến nay, Viettel Radio đã trải qua chặng
đường hơn 5 năm tồn tại, phát triển và đã dần gặt hái được những thành quả
nhất định, trong khi thị trường phát thanh trong nước đang loay hoay tìm
hướng đi mới.
Thời kỳ đầu, số lượng công chúng (thuê bao/ khách hàng) sử dụng
dịch vụ phát thanh trên điện thoại di động 3G của Viettel chỉ vài trăm. Nhưng
đến nay, số lượng này đã lên đến hàng trăm ngàn thuê bao, mang lại cho
Viettel doanh thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Bước đầu thành công của
Viettel Radio cũng đặt ra nhiều câu hỏi cho những nhà nghiên cứu báo chí nói
chung và nghiên cứu phát thanh nói riêng. Đứng trước rất nhiều khó khăn
thách thức, sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường báo chí truyền thông nhưng
Viettel Radio đã tạo cho mình một chỗ đứng khá vững chắc trong lĩnh vực
phát thanh tại Việt Nam. Tại sao công chúng lại chấp nhận bỏ tiền túi ra để
nghe các chương trình phát thanh của Viettel Radio mà bỏ qua các chương
trình phát thanh miễn phí? Chương trình phát thanh trên điện thoại di động
3G có những đặc trưng, ưu thế gì? Nó giống và khác như thế nào so với các
chương trình phát thanh truyền thống? Đó là một vấn đề cần được nghiêm túc

tìm hiểu, nghiên cứu.
Chính vì vậy, nghiên cứu về phát thanh trên điện thoại di động sử
dụng công nghệ 3G là cái nhìn khá mới mẻ. Việc đi sâu tìm hiểu về vấn đề
này trước hết nhằm mang đến cho những người làm báo phát thanh nói riêng
và người làm báo nói chung cái nhìn đa diện, sâu sắc về những hình thức
truyền tải thông tin qua công nghệ di động mới hiện nay. Đặc biệt hơn, Radio
đang được dự báo là loại hình báo chí chiếm ưu thế trong xã hội hiện đại, khi
con người ngày càng trở nên bận rộn.

11


Hiện nay, thông tin báo chí trên mạng Internet khá đa dạng. Riêng đối
với loại hình báo phát thanh, nhiều tờ báo mạng đã bổ sung vào trang web của
mình thêm chuyên mục Radio Online như Vietnamnet, Megafun, Tuổi trẻ
Online… Tuy nhiên, với xu hướng hiện nay, có thể nói Radio trên điện thoại
di động sử dụng công nghệ 3G đang mở ra một tương lai mới cho loại hình
báo phát thanh.
Một lý do nữa khiến tác giả đến với đề tài này, đó là, tôi có may mắn
được trực tiếp làm việc, sản xuất ra các sản phẩm phát thanh từ khi Viettel
Radio ra đời cho đến nay. Vì vậy, tác giả có điều kiện để tiếp cận cũng như
bám sát nội dung, phương thức sản xuất - kinh doanh, qua đó có thể đưa ra
được những đánh giá cụ thể, sát thực.
Trên những cơ sở phân tích đó, tác giả lựa chọn đề tài “Phát thanh
trên điện thoại di động sử dụng công nghệ 3G (Khảo sát trường hợp
Viettel Radio)” làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành báo chí học.
2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài
Việc nghiên cứu về phát thanh trên điện thoại di động sử dụng công
nghệ 3G là một khía cạnh khá mới mẻ, chưa được nhiều nhà nghiên cứu báo
chí đề cập đến. Trong quá trình tìm hiểu tư liệu cho luận văn, tác giả nhận

thấy có một số đề tài nghiên cứu về phát thanh hiện đại nói chung: Luận văn
của tác giả Nguyễn Thị Thúy Bình (năm 1999) với đề tài: “Ứng dụng truyền
thông đa phương tiện trên báo trực tuyến của các cơ quan phát thanh truyền
hình” làm rõ việc ứng dụng truyền thông đa phương tiện trên báo chí trực
tuyến ở Việt Nam, đưa ra một số đề xuất nâng cao chất lượng ứng dụng
truyền thông đa phương tiện trên các ấn phẩm báo chí trực tuyến. Ngoài ra,
còn có một số luận văn của các tác giả Đồng Mạnh Hùng (năm 2001): “Đổi
mới, nâng cao chất lượng chương trình thời sự đài TNVN”; tác giả Nguyễn
Sơn Minh (năm 2002): “Phát thanh trên mạng Internet”; tác giả Phạm
12


Nguyên Long (năm 2009): “Đổi mới và nâng cao chất lượng các chương
trình phát thanh Kinh tế của đài TNVN”. Các đề tài đã nghiên cứu và đề xuất
nhiều biện pháp tăng cường hiệu quả các chương trình phát thanh và bước đầu
đề cập đến một số phương thức phát thanh hiện đại…
Với tư cách là người được tham gia vào nhóm Đề án phát thanh – truyền
hình trên di động của Viettel từ ngày còn là sinh viên, bản thân tác giả đã mạnh
dạn lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu mô hình phát thanh trên điện thoại di động sử
dụng công nghệ 3G: Nghiên cứu trường hợp Viettel Radio” cho công trình
nghiên cứu khoa học cấp trường đồng thời là khóa luận tốt nghiệp của mình do
TS. Đặng Thị Thu Hương trực tiếp hướng dẫn (năm 2011). Đề tài tập trung khảo
sát, tìm hiểu về ưu điểm và hạn chế của mô hình phát thanh trên điện thoại di
động 3G, từ đó đề xuất những cách thức và biện pháp nhằm nâng cao chất lượng
nội dung, đồng thời đánh giá được giá trị của mô hình phát thanh mới mẻ này
đối với người làm báo và giới truyền thông phát thanh Việt Nam.
Liên quan đến vấn đề nghiên cứu phát thanh trên điện thoại di động sử
dụng công nghệ 3G, luận văn thạc sĩ “Xu thế phát triển của phát thanh phi
truyền thống tại Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp của Viettel Radio và Tuổi
trẻ Online)” (năm 2013) của Phạm Thị Huệ, khoa Báo chí, trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng đã có những khảo sát về nội dung, hình
thức của mô hình phát thanh mới – phát thanh trên điện thoại di động sử dụng
công nghệ 3G. Từ đó, đề xuất những kiến nghị và giải pháp để đẩy mạnh mô
hình phát thanh này ở nước ta.
Luận văn thạc sĩ báo chí “Hành vi đọc báo trên điện thoại di động của
công chúng thanh niên tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Phước hiện
nay” của Hoàng Thị Thu Hằng (2014), Học viện Báo chí và tuyên truyền,
nghiên cứu hành vi, tập quán sử dụng thông tin báo chí trên điện thoại di động
của công chúng ở hai địa phương, để đo lường mức độ, phạm vi và ảnh hưởng
13


của truyền thông kỹ thuật số và đưa ra những căn cứ khoa học xác thực về
hình thức tiếp nhận thông tin mới này ở Việt Nam.
Tuy nhiên, các đề tài mới chỉ bước đầu mô tả những cái nhìn bao quát
về mô hình phát thanh trên điện thoại di động 3G chứ chưa tập trung đi sâu
vào phân tích về quy trình sản xuất, nội dung chương trình, hình thức thể hiện
và công chúng tiếp nhận. Đồng thời chưa có những đánh giá, so sánh với phát
thanh truyền thống và phát thanh qua mạng Internet. Vì vậy, nghiên cứu về
phát thanh trên điện thoại di động 3G là vấn đề mới mẻ, cần được khai thác.
Nghiên cứu này sẽ tập trung làm rõ những đặc trưng, đặc điểm của phát thanh
trên điện thoại di động 3G từ nội dung, hình thức, quy trình sản xuất đến công
chúng tiếp nhận, so sánh với những mô hình phát thanh trước đó để tìm ra
những điểm giống và khác nhau, những ưu thế và hạn chế; nghiên cứu cũng đi
sâu tìm hiểu về quá trình phát triển của Viettel Radio (từ 09/2010 đến
09/2014), phân tích những thay đổi về nội dung chương trình, hình thức thể
hiện, đối tượng công chúng của Viettel Radio để từ đó để xuất những giải
pháp nâng cao chất lượng chương trình và những chiến lược dài hạn cho sự
phát triển của mô hình phát thanh mới còn nhiều tiềm năng ở Việt Nam.
3. Nội dung và mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, khảo sát các chương trình phát
thanh trên điện thoại di động sử dụng công nghệ 3G của Viettel Radio (20102014), luận văn hy vọng sẽ chỉ ra được những đặc điểm của mô hình phát
thanh mới này từ tiêu chí lựa chọn thông tin, quy trình sản xuất đến công
chúng tiếp nhận... Luận văn cũng sẽ có những đánh giá về ưu, nhược điểm,
thời cơ cũng như thách thức đặt ra đối với Viettel Radio. Qua đó, đi đến đề
xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình cũng như hình
thức thể hiện để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng. Đồng thời,

14


luận văn cũng vạch ra những chiến lược dài hạn cho quá trình phát triển của
Viettel Radio trong những năm tiếp theo.
Đặc điểm của báo phát thanh vốn mang tính thân mật, gần gũi, nay lại
được tích hợp trên chính chiếc điện thoại di động, một thiết bị cầm tay đã rất
quen thuộc đối với mỗi người dân. Đó được xem như là một phương tiện, một
công cụ của người làm báo phát thanh để phát huy những thế mạnh sẵn có của
mình, đồng thời giúp phát thanh tìm ra một hướng đi mới, một cách làm và
cách tiếp cận mới, phù hợp với xu hướng truyền thông hiện đại.
Phát thanh trên điện thoại di động 3G không những tăng tính chủ động
cho thính giả trong việc lựa chọn thông tin, nghe lúc nào, nghe ở đâu mà còn
giúp người làm chương trình phát huy tính sáng tạo, mở rộng nội dung phát
sóng, kể cả những nội dung nhạy cảm, thầm kín, những vấn đề khó có thể đưa
lên các loại hình báo chí khác, thậm chí phát thanh truyền thống. Bởi phát
thanh trên điện thoại mang tính cá nhân nhiều hơn, người nghe tiếp nhận
chương trình một cách riêng lẻ chứ không theo nhóm. Chương trình phát
thanh sẽ trở thành người bạn tâm tình thân thiết và gần gũi với từng thính giả.
Bởi vậy, nghiên cứu về phát thanh trên điện thoại di động sử dụng
công nghệ 3G nhằm phân tích, đánh giá, tìm ra những đặc điểm, ưu thế, hạn
chế và sự khác biệt của Viettel Radio so với phát thanh truyền thống để từ đó

có những giải pháp, chiến lược phát triển dài hạn cho mô hình phát thanh mới
sẽ là mục đích nghiên cứu của luận văn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề phát thanh trên điện thoại di
động thông qua sóng 3G của Viettel Radio. Đó là nội dung, hình thức, quy
trình sản xuất và công chúng tiếp nhận tác phẩm phát thanh trên điện thoại di
động 3G. Qua đó, chỉ ra mục đích và ý nghĩa của mô hình phát thanh mới này
đối với thị trường phát thanh ở Việt Nam. Luận văn cũng phân tích tiêu chí
15


lựa chọn thông tin, đối tượng thính giả và các nhóm nội dung mà Viettel
Radio sản xuất để tìm ra những đặc điểm chung nhất của mô hình phát thanh
mới này…
Về phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung khảo sát các chương trình
Radio trên Mobile 3G của Viettel trong 4 năm, từ tháng 09/2010 đến tháng
09/2014. Qua đó, đánh giá từng bước phát triển của Viettel Radio, sự thay đổi
của các chương trình/ chuyên mục; sự tăng trưởng của số lượng công chúng/
thuê bao; sự mở rộng của quy mô sản xuất cũng như những biến động về
doanh thu mang lại cho Viettel.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó có phương
pháp nghiên cứu tài liệu, điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu kết hợp các
phương pháp so sánh, phân tích, thống kê, tổng hợp….
-

Trước tiên, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu: Dựa

trên các tài liệu thu được từ các nguồn sách, báo, tạp chí, mạng Internet… để
tìm hiểu về lý luận của phát thanh hiện đại, sự ra đời và bùng nổ của công

nghệ 3G, ứng dụng công nghệ 3G để phát triển phát thanh trên điện thoại,
việc kênh Radio 3G thâm nhập vào đời sống thông tin và nhu cầu giải trí của
công chúng.
-

Phương pháp khảo sát, thống kê, đánh giá: Tiến hành khảo sát

các các chương trình phát thanh của Viettel Radio trong thời gian từ 09/2010
đến 09/2014. Thống kê, tổng hợp số liệu để đánh giá về sự thay đổi về quy
mô, số lượng chương trình, hình thức thể hiện cũng như số lượng thuê bao và
doanh thu trong từng giai đoạn phát triển. Từ đó, so sánh, phân tích về đặc
điểm, những ưu thế và hạn chế của Viettel Radio.
-

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Học viên tổng hợp 300

phiếu khảo sát thính giả của Viettel Radio để đưa ra nhận định về nhu cầu của
16


công chúng và đánh giá của họ đối với mô hình phát thanh trên điện thoại đi
động 3G. Từ đó rút ra những giải pháp, kiến nghị và chiến lược phù hợp.
-

Phương pháp phỏng vấn sâu: Gặp gỡ, trao đổi với nhóm sản xuất

Viettel Radio, bao gồm lãnh đạo, chủ đề án và biên tập viên để biết quy trình
sản xuất, phương thức phát sóng, nội dung phát sóng cũng như một số dự
định phát triển trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Đề tài là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu,
nghiên cứu và khảo sát các sản phẩm của Viettel Radio, mô hình phát thanh
được phát sóng thông qua công nghệ 3G đến các điện thoại do Viettel cung
cấp dịch vụ.
Về mặt khoa học, đề tài hệ thống hóa một số vấn đề lý luận của phát
thanh hiện đại và phát thanh sử dụng công nghệ 3G. Qua việc đưa ra những
con số thống kê, đánh giá về thị trường, về công chúng phát thanh tại Việt
Nam, luận văn phân tích về xu hướng phát triển của phát thanh Việt Nam, mà
việc tích hợp với công nghệ di động sẽ là xu hướng tất yếu. Luận văn cũng
nêu bật lịch sử phát triển của công nghệ di động từ 1G đến 4G để thấy được
cơ sở hạ tầng kỹ thuật mở đường cho mô hình phát thanh trên Mobile 3G.
Về mặt thực tiễn, bằng việc khảo sát, tìm hiểu, phân tích, đánh giá nội
dung và hình thức thể hiện các chương trình Radio của Viettel, đề tài sẽ đưa
ra những ý kiến đề xuất nhằm giúp cho công ty Viettel nâng cao chất lượng
dịch vụ của mình, có những chiến lược phát triển dài hạn trong những năm
tới, đồng thời đề tài cũng có những đóng góp đối với việc phát triển ngành
công nghiệp phát thanh Việt Nam hiện nay. Những vấn đề rút ra được từ khảo
sát hy vọng sẽ trở thành nguồn tư liệu giúp ích cho các nhà nghiên cứu, nhà
quản lý, người làm báo và đặc biệt là những người làm phát thanh. Đồng thời,

17


luận văn có thể được dùng làm tư liệu để các giảng viên, sinh viên sử dụng
trong quá trình học tập cũng như hoạt động chuyên môn của mình.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của phát thanh trên điện thoại di
động sử dụng công nghệ 3G.

Chương 2: Thực trạng các chương trình phát thanh của Viettel Radio
(Khảo sát từ 09/2010 đến 09/2014).
Chương 3: Đề xuất giải pháp và chiến lược phát triển nội dung cho
Viettel Radio.

18


Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của phát thanh
trên điện thoại di động sử dụng công nghệ 3G
1.1. Phát thanh hiện đại và thị trƣờng phát thanh Việt Nam
1.1.1. Đặc điểm của phát thanh hiện đại
Phát thanh hiện đại không tự nảy sinh mà là sự kế thừa và phát triển của
phát thanh truyền thống. Đó là sự thay đổi phương thức trong sản xuất các
chương trình phát thanh cho phù hợp với tình hình mới và đáp ứng nhu cầu của
công chúng. Sự thay đổi của phương thức sản xuất không chỉ dựa trên nền tảng
của công nghệ, kỹ thuật mới mà còn đòi hỏi kỹ năng mới để tạo ra được chất
lượng nội dung và hình thức mới và qua đó có thể hình thành công chúng
mới…. Trong phương thức sản xuất các chương trình phát thanh hiện đại,
những ưu điểm của phát thanh truyền thống (như: có đối tượng thính giả rộng
rãi; tính tức thời và tỏa khắp; ưu thế chiếm lĩnh không gian và toàn bộ thời
gian trong ngày; tính giao tiếp cá nhân; thông điệp len lỏi khắp nơi và có
khả năng tác động nhanh; dễ tác động vào tình cảm; sinh động trong cách thể
hiện; sự thuyết phục, lôi kéo của lời nói tác động vào thính giác; kích thích trí
tưởng tượng, buộc thính giả phải tự hình dung, liên tưởng; thiết bị rẻ tiền, đơn
giản, dễ phổ biến…) vẫn tiếp tục được phát huy mạnh mẽ và lại được sự hỗ trợ
đắc lực của công nghệ mới nên càng trở nên hấp dẫn hơn, hiệu quả hơn.
Phát thanh hiện đại phải dựa trên nền tảng kỹ thuật cao. Đây là yếu tố
quan trọng tác động đến sự xuất hiện và phát triển của phương thức sản xuất
chương trình phát thanh theo kiểu hiện đại. Dù có muốn sản xuất theo phương

thức mới nhưng nếu không có yếu tố kỹ thuật hỗ trợ thì phát thanh hiện đại
cũng khó mà phát triển. Các yếu tố kỹ thuật ở đây được khai thác, sử dụng
một cách toàn diện không chỉ trong quá trình sản xuất các chương trình (các
thiết bị kỹ thuật số, phần mềm biên tập âm thanh…) mà còn cả trong quá trình

19


truyền dẫn thông tin (vệ tinh, mạng interrnet,…) và các thiết bị thu phát đầu
cuối (radio, máy tính, điện thoại di động, v.v.).
Trong phát thanh hiện đại, sự xuất hiện của các phóng viên, biên tập
viên và người dẫn làm cho chương trình có nhiều màu sắc, sinh động, gần gũi,
hấp dẫn công chúng hơn. Việc sử dụng nhiều giọng nói và âm thanh phong
phú - trong đó có nhiều tiếng nói của người dân và việc sử dụng phương thức
nói với ngôn ngữ đời sống bình dị có thể tạo ra cảm giác gần gũi, thân mật
cho thính giả. Bên cạnh đó, việc xây dựng các dạng chương trình mở, trong
đó thính giả có thể tham gia trực tiếp vào chương trình (ở những mức độ khác
nhau) cũng là những ưu thế của phương thức sản xuất các chương trình phát
thanh hiện đại.
Thực tế cho thấy, trên nền tảng của công nghệ kỹ thuật số, loại hình
báo phát thanh đã có những bước phát triển mới, nhảy vọt. Có thể nói, kỹ
thuật số đã góp phần quan trọng để thúc đẩy phát thanh truyền thống bước
sang thời kỳ hiện đại. Phát thanh kỹ thuật số có chất lượng âm thanh tốt như
đĩa CD, tín hiệu không còn bị nhiễu hay bị cản trở bởi các yếu tố tự nhiên.
Trong thực tế, không chỉ riêng phát thanh mà báo in và truyền hình
cũng đang tận dụng tối đa công nghệ và kỹ thuật mới (kỹ thuật số, mạng
Internet…) để hiện đại hóa chính mình nhằm tiếp tục thích ứng và phát huy
sức mạnh trong bối cảnh mới. Riêng với loại hình phát thanh, các phương
thức sản xuất chương trình hiện đại, mới mẻ như phát thanh trên mạng, phát
thanh qua điện thoại… thực sự là một cuộc cách mạng giúp cho nó đổi mới

toàn diện trong việc nỗ lực thích ứng để tồn tại, phát triển.
Phương thức sản xuất các chương trình phát thanh hiện đại cũng hạn
chế được những nhược điểm của phát thanh truyền thống (như: công chúng
chỉ tiếp nhận thông tin qua duy nhất một giác quan là tai nghe; nặng tính độc
thoại; khó diễn tả được những hình ảnh phức tạp; độ xác thực của thông tin
20


không cao; thính giả khó nhớ được toàn bộ thông tin do tính chất hình tuyến;
nghe càng nhiều, độ ghi nhớ càng giảm...).
Công chúng của phát thanh hiện đại không chỉ nghe mà còn có thể
nhìn (phát thanh có hình), không chỉ nghe một lần một cách bị động mà có thể
nghe nhiều lần một cách chủ động (phát thanh qua mạng Internet, phát thanh
qua điện thoại di động); không chỉ tiếp nhận thông tin một chiều mà có thể
trực tiếp tham gia vào các chương trình đang phát sóng (phát thanh tương tác,
phát thanh thực tế) v.v.
Nếu ở phát thanh truyền thống “thông tin phụ thuộc vào quy luật thời
gian” người nghe phải theo dõi một cách tuyến tính từ đầu đến cuối thì giờ
đây thính giả có thể hoàn toàn chủ động quyết định nghe lúc nào, nghe ở đâu,
nghe nội dung nào.
Thay cho việc nghe đài theo lịch phát sóng cố định, thính giả có xu thế
nhấn mạnh yếu tố “thời gian theo ý tôi”. Vấn đề đặt ra không còn là trực
tuyến hay không trực tuyến (online/offline) mà là thời gian thực của tôi với
thời gian thực của bạn (my time vs. your/real-time).
Theo xu hướng biến đổi của ngôn ngữ truyền thông, ngôn ngữ đa
giọng của phát thanh hiện đại phù hợp với tâm lý và nhu cầu hưởng thụ thông
tin của công chúng báo chí nhiều hơn. Trong cuộc sống hiện đại, tác phong
công nghiệp tạo ra áp lực rất lớn về công việc và thời gian cho con người,
phát thanh sẽ tạo ra sự thư giãn giải trí cũng như tiếp nhận thông tin tiện lợi
bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, kể cả khi đang nghỉ ngơi cũng như đang làm

việc mà các loại hình báo chí khác không thể có được. Với thế mạnh riêng
của mình, phát thanh sẽ không ngừng củng cố vị trí của mình trong hệ thống
báo chí, truyền thông.
Từ những vấn đề nêu trên, có thể dự đoán trong thế kỷ XXI, báo phát
thanh nói chung và phát thanh ở Việt Nam nói riêng sẽ lấy lại vị thế trước đây
21


trong hệ thống các phương tiện báo chí, truyền thông đại chúng và sẽ có bước
phát triển mạnh cả về bề rộng lẫn chiều sâu trong xu thế đa phương tiện.
1.1.2. Thị trường phát thanh tại Việt Nam
Ở thời điểm này, bức tranh chung về hệ thống phát thanh ở Việt Nam
vẫn có cả hai gam màu sáng – tối. Gam màu tối đó là phát thanh đang đứng
trước sự lấn át của truyền hình, báo in, báo mạng. Hiện tượng này thể hiện
khá phổ biến ở hệ thống các đài phát thanh và truyền hình cấp tỉnh, cấp
huyện, thị và cấp xã, phường tại các địa phương trong cả nước, đặc biệt là tại
các tỉnh miền núi vốn còn nghèo và tại các vùng sâu, vùng xa…
Gam màu tươi sáng chủ yếu được thể hiện trong sự vận động phát
triển của Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN) và một số Đài địa phương mạnh
như Đài Tiếng nói Nhân dân TP.Hồ Chí Minh, Đài Tiếng nói Nhân dân tỉnh
Phú Yên, Đài Phát thanh và Truyền hình các tỉnh Vĩnh Long, Bình Dương,
Quảng Ninh, Hải Phòng v.v. Ở các đài này, phát thanh vẫn tiếp tục phát huy
hiệu quả và có được lượng công chúng thính giả thường xuyên và đông đảo.
Hiện nay, mỗi ngày Đài Tiếng nói Việt Nam phát sóng trên 200 giờ
trên 8 hệ phát thanh chủ yếu. VOV1 – Hệ thời sự - Chính trị - Tổng hợp,
VOV2 – Hệ Văn hóa – Đời sống – Khoa giáo, VOV3 - Hệ âm nhạc – Thông
tin – Giải trí, VOV4 – Hệ phát thanh dân tộc, VOV5 – Hệ phát thanh đối
ngoại, VOVTV - Kênh truyền hình VOV, VOVQH – Kênh truyền hình quốc
hội và VOVGT – gồm Giao thông Hà Nội và Giao thông TP.HCM).
Có thể lấy ví dụ về một kênh phát thanh rất thành công hiện nay của

Đài Tiếng nói Việt Nam là Kênh VOV Giao thông phát trên sóng FM 91Mhz.
Với hơn 40% tổng thời lượng phát sóng trực tiếp, mục đích chính của VOV
giao thông FM 91 MHz là Thông tin, Chỉ dẫn tình trạng ùn tắc và tai nạn giao
thông tại Hà Nội, TP.HCM. Thời lượng còn lại của Kênh sẽ cung cấp cho
thính giả những thông tin hết sức bổ ích liên quan đến giao thông, văn hóa
22


giao thông, giao thông đô thị, phương tiện giao thông, thời tiết, ảnh hưởng
của giao thông đối với môi trường, sức khỏe… Xen kẽ là các thông tin kinh
tế, chính trị, xã hội, thể thao, quốc tế, thương mại, quảng cáo và ca nhạc.
Ngay từ khi ra đời, VOV Giao thông lập tức đã trở thành bạn đồng hành
thân thiết, là nơi giao lưu, tương tác, trao đổi tình cảm của hàng trăm nghìn
người lái xe ô tô - nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM. Chương
trình phát thanh hiện đại này vừa là phát thanh trực tiếp, vừa là phát thanh tương
tác, phát thanh thực tế và được phát đồng thời trên cả sóng FM và trong chương
trình của Hệ phát thanh có hình của Đài TNVN trên mạng Internet.
Đài cũng tận dụng sức mạnh công nghệ của Internet để tạo ra những
phương thức truyền tải mới đến công chúng phù hợp với xu thế phát triển của
thời đại. Đồng thời, đầu tư hiện đại hóa hệ thống trang thiết bị phục vụ biên tập
– sản xuất các chương trình phát thanh để cho ra đời các chương trình có chất
lượng cao, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và các phương tiện tiếp nhận hiện
đại, số hóa như máy tính bảng, điện thoại thông minh…
Trên mạng Internet, báo Điện tử VOV (www.vov.vn) là phương tiện
hữu hiệu, vừa làm báo điện tử, vừa truyền – phát, quảng bá các kênh phát
thanh, truyền hình của VOV lên mạng trực tuyến. Đài TNVN tiếp tục cải tiến,
đổi mới Kênh truyền hình VOVTV; Hệ phát thanh đối ngoại VOV5; Báo in
VOV; nâng cấp các chuyên trang như www.vovworld.vn bằng 12 thứ tiếng
(trong đó có 11 thứ tiếng nước ngoài và tiếng Việt dành cho Việt kiều), xây
dựng chuyên trang www.vov4.vov.vn để đưa các ngôn ngữ dân tộc thiểu số

lên mạng Internet phục vụ đồng bào.
Ngày 13/2/2013, trang thông tin điện tử Radio Việt Nam
(Radiovietnam.vn) chính thức ra mắt, đây là một sáng kiến mới về ứng dụng
công nghệ hiện đại trong hoạt động lĩnh vực phát thanh của Đài TNVN, nâng
tầm ảnh hưởng của phát thanh trong giai đoạn mới.
23


×