Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu đề xuất quy trình, cơ chế phối hợp của các bên liên quan trong việc xây dựng kế hoạch hành động thích ứng với biến đổi khí hậu cấp tỉnh ở việt nam qua kinh nghiệm thực tế của quảng nam và bế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 81 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

Đỗ Thế Trung

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH,
CƠ CHẾ PHỐI HỢP CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG
VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THÍCH ỨNG
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM QUA KINH
NGHIỆM THỰC TẾ CỦA QUẢNG NAM VÀ BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

Đỗ Thế Trung

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH,
CƠ CHẾ PHỐI HỢP CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG
VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THÍCH ỨNG
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM QUA KINH
NGHIỆM THỰC TẾ CỦA QUẢNG NAM VÀ BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm


Người hướng dẫn khoa học: TS. Bạch Tân Sinh

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện
dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Bạch Tân Sinh, không sao chép các công
trình nghiên cứu của ngƣời khác. Số liệu và kết quả của luận văn chƣa từng
đƣợc công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc trích
dẫn đầy đủ, trung thực và đúng quy cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
Tác giả

Đỗ Thế Trung


LỜI CẢM ƠN
Qua luận văn này tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các thầy giáo Khoa
Sau đại học - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo, giúp đỡ tôi
trong những năm học vừa qua, giúp tôi trƣởng thành hơn trong chuyên môn cũng nhƣ
trong cuộc sống.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Bạch Tân Sinh, là ngƣời hƣớng dẫn khoa học và
trực tiếp hỗ trợ, giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu, thu thập số liệu, tài liệu và
hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn về những góp ý, nhận xét quý báu và có
giá trị cho luận văn này của các chuyên gia, các nhà quản lý của Cục Khí tƣợng, Thủy
văn và Biến đổi khí hậu - Bộ TN&MT. Bên cạnh đó, Tôi cũng xin chân thành gửi lời
cám ơn đến các cán bộ Lãnh đạo, Chuyên viên thuộc Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam,

tỉnh Bến Tre và các đồng nghiệp thuộc các Bộ, Sở, ban, ngành và các địa phƣơng có
liên quan đã tạo điều kiện giúp đỡ Tôi thu thập các số liệu, tài liệu trong quá trình thực
hiện luận văn này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thành viên lớp Cao học BĐKH- K3 của
Khoa Sau đại học - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ, động viên và chia sẽ khó
khăn cùng tôi trong quá trình học tập tại trƣờng
Do hạn chế về điều kiện thời gian, địa lý và năng lực bản thân nên kết quả
nghiên cứu của luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót, Tôi rất mong nhận
đƣợc sự đóng góp của các thầy giáo, các chuyên gia, các nhà quản lý, các nhà khoa
học và các bạn đồng nghiệp trong thời gian tới.
Trân trọng cảm ơn./.

Đỗ Thế Trung


MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt .................................... 1
Danh mục các hình vẽ ..................................... 2
Danh mục các bảng ....................................... 3
MỞ ĐẦU .............................................. 4
CHƢƠNG 1: ........................................... 6
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG KHHĐ THÍCH ỨNG VỚI
BĐKH CẤP TỈNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM .............. 6
1.1. Một số khái niệm. ..........................................................................................................................6
1.2. Bối cảnh pháp lý và các chính sách liên quan đến hoạt động xây dựng KHHĐ thích ứng với
BĐKH. .................................................................................................................................................8
1.2. Tổng quan về hoạt động xây dựng KHHĐ thích ứng với BĐKH cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay
........................................................................................................................................................... 11
1.3. Tổng quan và kinh nghiệm quốc tế về hoạt động xây dựng KHHĐ thích ứng với BĐKH cấp
tỉnh/ thành phố................................................................................................................................... 18


CHƢƠNG 2: .......................................... 23
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. Mục tiêu, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 23
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................................ 24

CHƢƠNG 3: .......................................... 30
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................... 30
3.1. Kết quả nghiên cứu .................................................................................................................... 30
3.1.1. Kết quả nghiên cứu, rà soát, đánh giá quá trình xây dựng KHHĐ thích ứng với BĐKH của
Quảng Nam ................................................................................................................................... 30
3.1.2. Kết quả nghiên cứu, rà soát, đánh giá quá trình xây dựng KHHĐ thích ứng với BĐKH của
Bến Tre .......................................................................................................................................... 42
3.1.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế quá trình xây dựng KHHĐ thích ứng với BĐKH của
Quảng Nam và Bến Tre ................................................................................................................. 53
3.1.4. Đề xuất/ khuyến nghị về quy trình xây dựng và cơ chế phối hợp của các bên liên quan
trong xây dựng KHHĐ thích ứng BĐKH cấp tỉnh ở Việt Nam ..................................................... 55
3.2. Thảo luận.................................................................................................................................... 63

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................ 64
1. Kết luận ......................................................................................................................................... 64
2. Một số khuyến nghị ....................................................................................................................... 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................. 66
PHỤ LỤC ............................................ 70


Danh mục các từ viết tắt
BĐKH


Biến đổi khí hậu

KHHĐ

Kế hoạch hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

UPBĐKH

Ứng phó với biến đổi khí hậu

QTXD

Quy trình xây dựng

CCPH

Cơ chế phối hợp của các bên liên quan

NTP-NRC

Chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu

CKTTVBDKH

Cục Khí tƣợng, Thủy văn và Biến đổi khí hậu

TN&MT

Tài nguyên và Môi trƣờng


GP

Thực hành tốt

IACCC

Liên Ủy ban về biến đổi khí hậu

IPCC

Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu

KH&CN

Khoa học và Công nghệ

KTV&MT

Khí tƣợng, Thủy văn và Môi trƣờng

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

NAP

Kế hoạch thích ứng Quốc gia

NCCC


Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu

NCKH

Nghiên cứu khoa học

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

PTBV

Phát triển bền vững

SPRCC

Chƣơng trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu

UBND

Ủy ban nhân dân

UNCCC

Công ƣớc Khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu

ĐVTV

Đơn vị tƣ vấn kỹ thuật


1


Danh mục các hình vẽ
Hình 1.2:

So sánh tính khả thi/giá trị của nội dung KHHĐ trên cơ

Trang 15

sở tự đánh giá của chính quyền địa phƣơng tại Việt Nam
Hình 3.1.1.1:

Quy trình xây dựng KHHĐ thích ứng với BĐKH của

Trang 35

Quảng Nam
Hình 3.1.1.2:

Sơ đồ tổ chức triển khai công tác thích ứng với BĐKH

Trang 35

của Quảng Nam
Hình 3.1.2.1:

Quy trình xây dựng KHHĐ thích ứng với BĐKH của

Trang 44


Bến Tre
Hình 3.1.2.2:

Sơ đồ tổ chức công tác thích ứng BĐKH của Bến Tre

Trang 46

Hình 3.1.4.1:

Quy trình xây dựng KHHĐ thích ứng với BĐKH cấp tỉnh Trang 57
ở Việt Nam

Hình 3.1.4.2:

Sơ đồ mô tả cơ chế phối hợp của các bên liên quan trong
xây dựng KHHĐ thích ứng với BĐKH cấp tỉnh ở Việt
Nam

2

Trang 59


Danh mục các bảng
Bảng 1:

Vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan trong xây

Trang 35


dựng KHHĐ thích ứng với BĐKH của Quảng Nam
Bảng 2:

Bảng ma trận phân tích về mức độ ảnh hƣởng/ hỗ trợ của

Trang 36

các bên liên quan của Quảng Nam
Bảng 3:

Bảng ma trận phân tích về mức độ mối quan tâm/ lợi ích

Trang 37

của các bên liên quan của Quảng Nam
Bảng 4:

Kết quả khảo sát về năng lực chuyên môn của các bên

Trang 39

liên quan tại Quảng Nam
Bảng 5:

Kết quả khảo sát về sự phối hợp/ liên kết của các thành

Trang 40

viên chủ chốt của các bên liên quan tại Quảng Nam

Bảng 6:

Vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan trong xây

Trang 46

dựng KHHĐ thích ứng BĐKH của Bến Tre
Bảng 7:

Bảng ma trận phân tích về mức độ ảnh hƣởng/ hỗ trợ của

Trang 47

các bên liên quan của Bến Tre
Bảng 8:

Bảng ma trận phân tích về mối quan tâm/ lợi ích của các

Trang 49

bên liên quan của Bến Tre
Bảng 9:

Kết quả khảo sát về năng lực chuyên môn của một số bên Trang 50
liên quan của Bến Tre

Bảng 10:

Kết quả sự phối hợp/ liên kết của các thành viên chủ chốt
của một số bên liên quan của Bến Tre


3

Trang 51


MỞ ĐẦU
Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong những nƣớc chịu tác động mạnh mẽ
của BĐKH. Hậu quả tác động của BĐKH đối với kinh tế - xã hội và môi trƣờng
chƣa thể lƣờng hết đƣợc, song chắc chắn BĐKH là nguy cơ hiện hữu đối với mục
tiêu xóa đói giảm nghèo và là nguy cơ tiềm tàng đối với sự phát triển bền vững và
việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ. Ứng phó với BĐKH, vì thế, phải đƣợc
tiến hành trên nguyên tắc phát triển bền vững, tổng hợp, ngành/ liên ngành, vùng/
liên vùng.
Nhận thức rõ những tác động hiện hữu và nguy cơ tiềm tàng của BĐKH
đến sự phát triển bền vững của đất nƣớc, Chính phủ đã sớm tham gia và phê
chuẩn Công ƣớc khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH và Nghị định thƣ Kyoto.
Nhiều Bộ, ngành và địa phƣơng đã triển khai các chƣơng trình, dự án nghiên
cứu diễn biến và tác động của BĐKH đến tài nguyên, môi trƣờng, sự phát triển
kinh tế - xã hội, đề xuất và bƣớc đầu thực hiện những giải pháp ứng phó. Chính
phủ cũng đã chỉ đạo triển khai nhiều chƣơng trình, dự án liên quan, trong đó có
nhiều chƣơng trình, đề tài nghiên cứu tình hình diễn biến khí hậu, tác động của
chúng, các giải pháp ứng phó, chƣơng trình phòng chống thiên tai, khai thác, sử
dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng.
Tuy nhiên, BĐKH là một vấn đề phức tạp, nhận thức của các tầng lớp xã
hội còn rất hạn chế. Mặt khác, cơ sở hạ tầng ở nhiều vùng có nguy cơ cao về tác
động của BĐKH còn rất thấp, trình độ khoa học, công nghệ còn hạn chế, xuất
phát điểm của nền kinh tế thấp. Nền kinh tế phát triển nhanh nhƣng khó bền vững
trong điều kiện BĐKH. Trong quá trình thực hiện, Việt Nam nhận thấy phải đối
mặt với những thách thức về pháp lý liên quan và cần những cải cách về chính

sách trong thích ứng với BĐKH, tận dụng các cơ hội phát triển nền kinh tế theo
hƣớng các-bon thấp và tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong nỗ lực giảm nhẹ
tác động BĐKH. Chính phủ cũng đã nỗ lực rất lớn để xây dựng một hệ thống
chính sách khá đồng bộ từ trung ƣơng tới địa phƣơng nhằm ứng phó với BĐKH.
Việc xây dựng và triển khai thực hiện một cách hiệu quả KHHĐ thích ứng với

4


BĐKH của các tỉnh/ thành phố trong cả nƣớc là hoạt động quan trọng để thực
hiện các chính sách này.
Vì vậy, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu đề xuất quy trình,
cơ chế phối hợp của các bên liên quan trong việc xây dựng KHHĐ thích ứng
với BĐKH cấp tỉnh ở Việt Nam qua kinh nghiệm thực tế của Quảng Nam và
Bến Tre” là hƣớng đi đúng đắn, và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
Để làm rõ nghiên cứu này, ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham
khảo và các phụ lục kèm theo thì luận văn đƣợc bố cục gồm 03 Chƣơng sau:
Chƣơng 1: Tổng quan về hoạt động xây dựng KHHĐ thích ứng với
BĐKH cấp tỉnh trên thế giới và ở Việt Nam
Chƣơng 2: Mục tiêu, đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

5


CHƢƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG KHHĐ THÍCH ỨNG VỚI
BĐKH CẤP TỈNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.1. Một số khái niệm.
1.1.1. Thích ứng với BĐKH

Thích ứng với biến đổi khí hậu là “sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc
con ngƣời đối với hoàn cảnh hoặc môi trƣờng thay đổi nhằm mục đích giảm khả
năng bị tổn thƣơng do dao động hoặc BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận
dụng các cơ hội do nó mang lại” (Bộ TN&MT, 2008).
Nhƣ vậy, thích ứng bao gồm những hoạt động điều chỉnh trong các hệ
thống tự nhiên và con ngƣời để đối phó với những tác động có thể có của
BĐKH, làm giảm bớt sự nguy hại hoặc khai thác những cơ hội có lợi từ BĐKH.
Các hoạt động thích ứng đƣợc thực hiện nhằm giảm thiểu khả năng bị tổn
thƣơng và tăng cƣờng khả năng chống chịu với BĐKH.
1.1.2. Quy trình xây dựng KHHĐ thích ứng với BĐKH
“Quy trình” là trình tự (thứ tự, cách thức) thực hiện một hoạt động đã
đƣợc quy định, mang tính chất bắt buộc, đáp ứng những mục tiêu cụ thể của
hoạt động quản trị (quản lý và cai trị). Quy trình là cách thức cụ thể để tiến hành
một hoạt động hay quá trình. Nó có thể đƣợc hiểu là tài liệu hƣớng dẫn cách tiến
hành một công việc nhất định theo trình tự các bƣớc cần thiết (Ai làm và làm
theo cái gì ứng với mỗi bƣớc) theo một quá trình nhất định nhằm đảm bảo cho
quá trình đó đƣợc kiểm soát (ISO 9000:2007).
“Kế hoạch hành động” là
những gì bạn muốn đạt đƣợc (bạn muốn vận động chính sách cho vấn đề gì)
trong một khoảng thời gian nhất định và đƣa ra kế hoạch chi tiết về việc làm thế
nào để bạn đạt đƣợc mục tiêu đó KHHĐ sẽ giúp bạn tập trung
ý tƣởng của bạn và quyết định các bƣớc mà bạn cần để đạt đƣợc một mục tiêu
cụ thể (RightsNow Action Plan Handbook, GlobalDisabilityRightsNow.org).
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, Quy trình xây dựng KHHĐ

6


thích ứng với BĐKH đƣợc hiểu là cách thức, trình tự (các bƣớc triển khai) trong
việc xây dựng bản KHHĐ thích ứng với BĐKH theo Hƣớng dẫn của Bộ

TN&MT đối với cấp tỉnh/ thành phố ở Việt Nam.
1.1.3. Cơ chế phối hợp của các bên liên quan
"Cơ chế" là từ chuyển ngữ của từ mécanisme của phƣơng Tây (Từ điển
Le Petit Larousse, 1999) giảng nghĩa "mécanisme" là "cách thức hoạt động của
một tập hợp các yếu tố phụ thuộc vào nhau". Còn Từ điển Tiếng Việt (Viện
Ngôn ngữ học, 1996) giảng nghĩa cơ chế là "cách thức theo đó một quá trình
thực hiện".
“Các bên liên quan” là một trong những thành phần quan trọng của bất
kỳ dự án nào, và việc quản lý các bên liên quan tham gia vào dự án một cách
hiệu quả là điều không thể thiếu để giúp cho một dự án thành công tốt đẹp. Các
bên liên quan ở đây có thể là một ngƣời, một nhóm ngƣời, hay một tổ chức,
thành viên hoặc hệ thống mà họ chịu ảnh hƣởng bởi những hoạt động của tổ
chức và việc quản lý các bên liên quan trong suốt dự án là rất quan trọng
(Department for International Development, 1993).
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, Cơ chế phối hợp của các
bên liên quan đƣợc hiểu là cách thức phối hợp của các cơ quan, tổ chức liên
quan trong việc xây dựng KHHĐ thích ứng với BĐKH cấp tỉnh/ thành phố ở
Việt Nam, bao gồm các mối quan hệ chỉ đạo, điều hành; phối hợp, hỗ trợ và
cung cấp thông tin của các các cơ quan, tổ chức liên quan ở địa phƣơng. Các bên
liên quan trong nghiên cứu này đƣợc xác định bao gồm: (i) Cơ quan ra quyết
định của chính quyền địa phƣơng; (ii) Cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm xây
dựng KHHĐ thích ứng với BĐKH; (iii) Đơn vị tƣ vấn độc lập trong nƣớc; (iv)
Các cố vấn, chuyên gia đến từ các cơ quan quản lý nhà nƣớc ở trung ƣơng, các
viện nghiên cứu, trƣờng đại học và các đối tác quốc tế; (v) Các cơ quan quản lý
nhà nƣớc ở địa phƣơng trong các ngành, lĩnh vực nhƣ: công nghiệp, diêm
nghiệp, giao thông vận tải, y tế và sức khỏe, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản,
quản lý nguồn nƣớc; (vi) Các doanh nghiệp tƣ nhân; (vii) Các nhóm cộng đồng
dân cƣ dễ bị tổn thƣơng do BĐKH; (viii) Các nhà tài trợ song phƣơng; (ix) Các

7



tổ chức khác.
1.2. Bối cảnh pháp lý và các chính sách liên quan đến hoạt động xây
dựng KHHĐ thích ứng với BĐKH.
1.2.1. Bối cảnh pháp lý
BĐKH cùng với suy thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi
trƣờng, suy giảm đa dạng sinh học là những thách thức lớn nhất của nhân loại
trong thế kỷ 21, đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện, sâu sắc các hệ sinh thái tự
nhiên, đời sống kinh tế - xã hội, quá trình phát triển, đe dọa nghiêm trọng đối
với an ninh môi trƣờng, năng lƣợng, nguồn nƣớc, lƣơng thực trên phạm vi toàn
cầu, trong đó có Việt Nam. Với những thách thức hiện hữu đòi hỏi Việt Nam
phải có những chủ trƣơng, quyết sách phù hợp nhằm ứng phó hiệu quả với tác
động tiêu cực của BĐKH, thúc đẩy các hoạt động bảo vệ môi trƣờng, sử dụng
hợp lý tài nguyên thiên nhiên góp phần thực hiện mục tiêu thiên nhiên kỷ về
phát triển bền vững.
Nhận thức rõ những tác động hiện hữu và nguy cơ tiềm tàng của BĐKH
đến sự phát triển bền vững của đất nƣớc, Chính phủ đã sớm tham gia và phê
chuẩn Công ƣớc khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH và Nghị định thƣ Kyoto.
Nhiều Bộ, ngành và địa phƣơng đã triển khai các chƣơng trình, dự án nghiên
cứu diễn biến và tác động của BĐKH đến tài nguyên, môi trƣờng, sự phát triển
kinh tế - xã hội, đề xuất và bƣớc đầu thực hiện những giải pháp ứng phó.
Trong quá trình thực hiện, Việt Nam nhận thấy phải đối mặt với những
thách thức về pháp lý liên quan và cần những cải cách về chính sách trong thích
ứng với BĐKH, tận dụng các cơ hội phát triển nền kinh tế theo hƣớng các-bon
thấp và tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong nỗ lực giảm nhẹ tác động
BĐKH.
Hiện văn bản pháp lý quan trọng và cao nhất của Việt Nam liên quan đến
BĐKH là Chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH, đƣợc Thủ tƣớng
Chính phủ phê duyệt tháng 12/2008. Đây là một trong những thành công ban

đầu quan trọng trong nỗ lực của Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế ứng phó với
BĐKH và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Chƣơng trình Mục tiêu

8


Quốc gia ứng phó với BĐKH đã xác định những nhiệm vụ giải pháp chủ yếu
nhƣ đánh giá mức độ của BĐKH, tác động BĐKH đến các lĩnh vực, các ngành
và địa phƣơng; xác định các giải pháp ứng phó với BĐKH ; đẩy mạnh hoạt động
khoa học và công nghệ; củng cố và tăng cƣờng năng lực tổ chức, thể chế, chính
sách về ứng phó với BĐKH; nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực;
đẩy mạnh hợp tác quốc tế; tích hợp vấn đề BĐKH vào các chiến lƣợc phát triển
kinh tế xã hội, ngành và địa phƣơng; xây dựng và thực hiện KHHĐ của các Bộ,
ngành và địa phƣơng để ứng phó với BĐKH .
Nhƣ vậy, xây dựng KHHĐ thích ứng với BĐKH là một trong những
nhiệm vụ quan trọng thuộc Chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH
(NTP-RCC). Theo đó, các Bộ, ngành và chính quyền địa phƣơng chịu trách
nhiệm xây dựng KHHĐ và phải nêu rõ các đề xuất ƣu tiên của địa phƣơng ứng
phó với BĐKH. Giai đoạn đầu của KHHĐ (giai đoạn 2011-2025) đƣợc đề xuất
tập trung chủ yếu vào hoạt động thích ứng. Để tiếp tục hoàn thiện các giải pháp
ứng phó với BĐKH, sau khi ban hành KHHĐ ứng phó với BĐKH, các tỉnh,
thành phố sẽ phải tiếp tục triển khai đánh giá tác động, ảnh hƣởng của BĐKH,
nƣớc biển dâng, xây dựng và hoàn thiện các giải pháp nhằm giảm thiểu, ứng phó
với BĐKH tới các lĩnh vực do địa phƣơng mình quản lý.
1.2.2. Các văn bản pháp lý và hướng dẫn liên quan đến xây dựng
KHHĐ thích ứng với BĐKH
Việt Nam là một trong số ít các quốc gia đã xây dựng cơ sở pháp lý cho
việc xây dựng KHHĐ. Thành quả đáng ghi nhận Việt Nam là một trong số ít các
quốc gia đã ban hành đƣợc một hƣớng dẫn chính thức, thống nhất toàn quốc cho
việc xây dựng KHHĐ. Có thể liệt kê sau đây một số văn bản liên quan đến hoạt

động xây dựng KHHĐ nhƣ sau:
- Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/8/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ
về việc phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia về BĐKH;
- Quyết định số 1092/QĐ-TTg ngày 16/8/2012của Thủ tƣớng Chính phủ
phê duyệt Khung ma trận chính sách năm 2012 thuộc Chƣơng trình Hỗ trợ ứng
phó với BĐKH (SP-RCC);

9


- Quyết định số 1183/QĐ-TTg ngày 30/8/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ
về phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn
2012-2015;
- Quyết định số 1474/QĐ-TTg ngày 05/10/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ
về việc ban hành KHHĐ quốc gia về BĐKH giai đoạn 2012-2020;
- Quyết định số 2623/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thủ tƣớng
Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với
BĐKH giai đoạn 2013 - 2020";
- Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ
về việc Phê duyệt KHHĐ quốc gia về tăng trƣởng xanh giai đoạn 2014-2020;
- Quyết định số 2730/QĐ-BNN-KHCN ngày 05/9/2008 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Khung Chƣơng trình hành động thích
ứng với BĐKH ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Quyết định số 3815/BTNMT-KTTVBĐKH ngày 13/10/2009 của Bộ
TN&MT về hƣớng dẫn các địa phƣơng xây dựng KHHĐ giai đoạn đầu;
- Quyết định số 2418/QĐ-BTNMT ngày 20/12/2010 của Bộ TN&MT ban
hành KHHĐ ứng phó với BĐKH của Bộ TN&MT giai đoạn 2011-2015;
- Quyết định số 1788/QĐ-BTNMT ngày 27/09/2012 của Bộ TN&MT về
việc ban hành hệ thống chỉ tiêu theo dõi, giám sát và đánh giá thực hiện chƣơng
trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012 - 2015;

- Quyết định số 1485/QĐ-BKHĐT ngày 17/10/2013 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tƣ ban hành khung hƣớng dẫn lựa chọn ƣu tiên thích ứng với BĐKH trong
lập kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội;
- Quyết định số 209/QĐ-BXD ngày 04/3/2014 của Bộ trƣởng Bộ Xây
dựng

BĐKH

giai đoạn 2014-2020;
- Công văn số 990/BTNMT-KTTVBĐKH ngày 24/03/2014 Bộ TN&MT
về việc hƣớng dẫn cập nhật bản KHHĐ cho giai đoạn từ năm 2016-2020 và các
năm tiếp theo;
- Các Chƣơng trình, KHHĐ thực hiện Chiến lƣợc Quốc gia phòng chống

10


và giảm nhẹ rủi ro thiên tai đến năm 2020 của các Bộ ngành, địa phƣơng.
1.2. Tổng quan về hoạt động xây dựng KHHĐ thích ứng với BĐKH
cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay
Theo Báo cáo của Bộ TN&MT thì cho đến nay, Chính quyền địa phƣơng
của 63/63 tỉnh, thành phố ở Việt Nam đều đã xây dựng và ban hành bản KHHĐ
ứng phó với BĐKH, nƣớc biển dâng trong khuôn khổ Chƣơng trình Mục tiêu
Quốc gia về Ứng phó với BĐKH (NTP-RCC). Bộ TN&MT đã phê duyệt công
văn chính thức, yêu cầu tất cả các tỉnh phải cập nhật bản KHHĐ cho giai đoạn
từ năm 2016-2020 (Công văn số 990/BTNMT-KTTVBĐKH ngày 24/03/2014).
Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đã phê duyệt Quyết định số 1485/KHĐT ngày
17/10/2013 yêu cầu lồng ghép các vấn đề về BĐKH vào Kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội ở tất cả các cấp. Thêm vào đó, Bộ Xây dựng đã phê duyệt Quyết
định số 2623/BXD ngày 31/12/2013 quy định rằng BĐKH phải đƣợc tính đến

trong quy hoạch tổng thể đô thị và quy hoạch xây dựng cấp tỉnh. Các chính sách
cấp quốc gia này nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý cho chính quyền địa phƣơng triển
khai thực hiện các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ BĐKH tại địa bàn.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu tại một số tỉnh, thành phố đã chỉ ra rằng,
trừ một số trƣờng hợp cá biệt, ở hầu hết các địa phƣơng, các khuyến nghị ƣu tiên
đã nêu trong bản KHHĐ xây dựng trong giai đoạn đầu đều chƣa đƣợc triển khai.
Chính quyền các địa phƣơng còn lúng túng trong việc xác định các hành động
ƣu tiên thích ứng với BĐKH cũng nhƣ lồng ghép hành động thích ứng BĐKH
vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tính đến năm 2014, các địa
phƣơng vẫn chủ yếu tập trung triển khai hoạt động truyền thông, tuyên truyền
nâng cao nhận thức về BĐKH; tiếp tục đánh giá tác động, cập nhật KHHĐ ứng
phó với BĐKH. Chỉ riêng đối với hai tỉnh thí điểm Quảng Nam và Bến Tre đƣợc
Chính phủ Đan Mạch tài trợ kinh phí là đã xây dựng đƣợc bản KHHĐ thích ứng
với BĐKH cấp tỉnh tƣơng đối hoàn chỉnh và đã triển khai nghiên cứu, thực hiện
một số mô hình thí điểm nhằm ứng phó, giảm thiểu tác động của BĐKH cụ thể.
Theo báo cáo kết quả nghiên cứu của Dự án “Đánh giá kinh nghiệm của
chính quyền địa phƣơng trong hoạt động xây dựng KHHĐ ứng phó với BĐKH

11


tại Việt Nam” do Trung tâm Công nghệ Ứng phó BĐKH (CLITECH) thuộc Cục
Khí tƣợng, Thủy văn và BĐKH - Bộ TN&MT thực hiện năm 2014 (Báo cáo
tổng kết dự án CAP, 2014), về cơ bản, việc xây dựng KHHĐ của tất cả các địa
phƣơng đáp ứng đƣợc các yêu cầu về nội dung của hƣớng dẫn xây dựng KHHĐ
theo Quyết định số 3815/BTNMT-KTTVBDKH, có đƣợc xác nhận góp ý đóng
góp của Văn phòng Chƣơng trình mục tiêu ứng phó với BĐKH (NTP-RCC).
Tuy nhiên, dự thảo KHHĐ sẽ phải chỉnh sửa lại nếu nhƣ chƣa tuân thủ đầy đủ
các nội dung hƣớng dẫn của Bộ TN&MT, cho đến khi tất cả các góp ý của NTPRCC đƣợc hoàn thiện. Hầu nhƣ tất cả các KHHĐ đã đƣợc soạn thảo bởi chuyên
gia tƣ vấn kỹ thuật, đặc biệt là các đơn vị kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực khí

tƣợng, thủy văn, môi trƣờng nhƣ các Trung tâm thuộc Viện Khí tƣợng, Thủy
văn và Môi trƣờng (IMHEN), các Trung tâm sự nghiệp của Bộ TN&MT, các cơ
sở khoa học thuộc những trƣờng đại học trong lĩnh vực liên quan trên cả nƣớc.
Khi Dự thảo KHHĐ đã đƣợc chỉnh sửa theo góp ý của NTP-RCC, nó sẽ đƣợc
gửi đến Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh/thành phố phê duyệt và ban hành
chính thức. Mặc dù cũng có sự góp ý của NTP-RCC nhƣng vẫn có sự khác biệt
đáng kể giữa các KHHĐ này. Nhìn chung, các tiêu chí đánh giá về chất lƣợng
của các KHHĐ trong Dự án này đã chỉ ra rằng nó khác hơn so với nhƣng yêu
cầu về mặt nội dung trong hƣớng dẫn của Bộ TN&MT (Báo cáo tổng kết dự án
CAP, 2014).
Mức khác biệt lớn trong vòng đầu tiên của hoạt động KHHĐ giữa các địa
phƣơng trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 không nằm ngoài quy luật
khách quan ở tất cả mọi quốc gia. Thực tế, đây là một hoạt động hoàn toàn mới
cho tất cả các địa phƣơng, và mới ngay cả với các chính quyền Trung ƣơng nhƣ
Bộ TN&MT trong việc ban hành hƣớng dẫn hàng năm cho hoạt động này. Tại
thời điểm năm 2009, các đơn vị liên quan từ Trung ƣơng đến địa phƣơng đã có
một nền tảng các kiến thức chuyên môn về khí tƣợng, thủy văn và môi trƣờng,
cùng với phƣơng pháp tiếp cận để đáp ứng các yêu cầu của hoạt động lập kế
hoạch mới. Tuy nhiên, để tiếp cận một vấn đề mới nhƣ KHHĐ ứng phó với
BĐKH, ngay cả khi có hƣớng dẫn của NRP-RCC, nhiều địa phƣơng đã tự nhận

12


thấy thiếu năng lực để tự thực hiện các KHHĐ của chính mình. Kết quả khảo sát
cho thấy Sơn La, Lào Cai và Kon Tum đều cho thấy tỉnh chỉ có một vài chuyên
viên của Sở TN&MT giữ vai trò giám sát quy trình thực hiện KHHĐ. Kon Tum
nói riêng dựa gần nhƣ hoàn toàn vào tƣ vấn kỹ thuật cho tất cả các hoạt động
liên quan từ việc soạn thảo đề cƣơng, điều tra, khảo sát, xin ý kiến tham vấn và
giúp đƣa ra các kiến nghị trong toàn bộ KHHĐ (Báo cáo tổng kết dự án CAP,

2014).
Năm 2009, trong bối cảnh thiếu hụt thông tin và kiến thức hạn chế về xây
dựng KHHĐ, NTP-RCC đã đƣa ra hƣớng dẫn cách xây dựng KHHĐ cho chính
quyền địa phƣơng để có cách thức thực hiện nhiệm vụ. Mặt khác, Trung ƣơng
có kế hoạch giao vốn cho tất cả các địa phƣơng 1 tỷ đồng (~50 nghìn USD) để
thực hiện việc xây dựng KHHĐ bao gồm tất cả các chi phí theo định mức của
nhà nƣớc (Báo cáo tổng kết dự án CAP, 2014). Trong các trƣờng hợp khảo sát
của nghiên cứu, tất cả các địa phƣơng đếu đã tiến hành sử dụng hết kinh phí 1 tỷ
từ quỹ từ nguồn ngân sách theo NTP-RCC. Ngoài ra, một số địa phƣơng cũng sử
dụng thêm vốn địa phƣơng cho hoạt động này nhƣ Hà Nội, Kontum và vốn quốc
tế nhƣ Cần Thơ, Bến Tre, Quảng Nam. Rõ ràng chi phí cho việc xây dựng
KHHĐ đƣợc xem là một yếu tố có liên quan đến chất lƣợng của nó. Nghiên cứu
cũng cho thấy không có mối liên hệ giữa số dân và tầm quan trọng kinh tế của
địa phƣơng với chất lƣợng của KHHĐ.
Ở cấp địa phƣơng, Sở TN&MT chịu trách nhiệm là đầu mối giúp UBND
tỉnh/thành phố xây dựng KHHĐ theo yêu cầu của Bộ TN&MT và hƣớng dẫn
của NTP-RCC, nhƣng vì những hạn chế về nguồn nhân lực trong lĩnh vực mới
nhƣ BĐKH, hầu hết các địa phƣơng đều thuê chuyên gia tƣ vấn để lập KHHĐ
cho địa phƣơng. Sở TN&MT sẽ nêu ra các tiêu chí/yêu cầu để xác định các nội
dung của báo cáo sẽ đƣợc đơn vị tƣ vấn thực hiện trên cơ sở tiến hành thu thập
cơ sở dữ liệu, phân tích và báo cáo. Một số địa phƣơng cũng đã nhận đƣợc sự hỗ
trợ từ các nhà tài trợ quốc tế để xây dựng kế hoạch này nhƣ từ Quỹ
DANIDA/UNDP (Bến Tre, Quảng Nam) hay Quỹ Rockefeller /ACCCRN (Cần
Thơ, Bình Định) (Báo cáo tổng kết dự án CAP, 2014). Trong những trƣờng hợp

13


này, KHHĐ địa phƣơng đã đƣợc cam kết thực hiện theo yêu cầu của Quỹ tài trợ
trƣớc khi có yêu cầu của Trung ƣơng. Vì vậy các địa phƣơng này thƣờng đã bắt

đầu quá trình lập KHHĐ trƣớc so với các địa phƣơng còn lại.
Trong hầu hết các trƣờng hợp nghiên cứu, ngoại trừ Cần Thơ, nhƣ đã giải
thích ở trên, các đơn vị tƣ vấn kỹ chuyên môn do chính quyền địa phƣơng thuê
chủ yếu xây dựng nội dung KHHĐ (Báo cáo tổng kết dự án CAP, 2014). Điều
này đƣợc lý giải do hạn chế về nguồn nhân lực trong lĩnh vực BĐKH của Sở
TN&MT, đặc biệt là lần đầu tiên chƣa có kinh nghiệm trong việc xây dựng
KHHĐ. Riêng Cần Thơ, nhóm soạn thảo KHHĐ tại Cần Thơ là một Trung tâm
Quan trắc môi trƣờng thuộc Sở TN&MT đã tự hoàn thành soạn thảo nội dung
KHHĐ mà không thuê đơn vị tƣ vấn ngoài Sở nhƣ hầu hết các địa phƣơng khác.
Tuy nhiên, quá trình đánh giá, xây dựng kế hoạch vẫn có sự hỗ trợ từ các chuyên
gia quốc tế và trong nƣớc trong khuôn khổ dự án ACCCRN. Trong tất cả các
trƣờng hợp, ngoại trừ Kon Tum, chính quyền địa phƣơng chuẩn bị phần khuyến
nghị/các dự án ƣu tiên trong KHHĐ. Tuy nhiên, tính khả thi của KHHĐ không
chỉ là do sự thiếu thốn về nhân sự địa phƣơng trong việc soạn thảo, chỉ đạo và
giám sát thực hiện KHHĐ, mà còn là hạn chế về kinh nghiệm của đơn vị tƣ vấn
tại thời điểm đó.
Một hạn chế là nội dung của KHHĐ còn thiếu phần đánh giá tính dễ bị
tổn thƣơng (khu vực, lĩnh vực, đối tƣợng), đánh giá tính rủi ro. Ngoài ra,
KHHĐ có xu hƣớng chỉ tập trung nhiều vào ngành khoa học khí hậu và mô hình
thủy văn. Bên cạnh đó, sự phối hợp chƣa đồng bộ giữa các Sở, Ban, Ngành liên
quan cũng là han chế. Đây là xu hƣớng thƣờng xảy ra khi địa phƣơng lần đầu
tiên xây dựng KHHĐ, chỉ nhấn mạnh nội dung về khoa học khí hậu và đánh giá
tác động của BĐKH trong xây dựng nội dung KHHĐ (Füssel và Klein, 2006;
Preston và cộng sự, 2011).
Một sự hạn chế nữa trong việc thực hiện các khuyến nghị của KHHĐ là
chƣa nêu rõ đƣợc trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng trong việc triển khai
giải quyết các khuyến nghị đó mặc dù có đề xuất các dự án ƣu tiên. Khi đƣợc
hỏi về tầm quan trọng/tính khả thi từ việc xây dựng KHHĐ ở địa phƣơng, hầu

14



hết các địa phƣơng đều đã nhận thấy giá trị của việc xây dựng KHHĐ cho địa
phƣơng, tính khá thi khi trong việc chia sẻ thông tin và định hƣớng rõ ràng về
các biện pháp thích ứng với BĐKH (Hình 1.2).

Hình 1.2: So sánh tính khả thi/giá trị của nội dung KHHĐ trên cơ sở tự đánh giá
của chính quyền địa phƣơng tại Việt Nam
(Báo cáo tổng kết dự án CAP, 2014)
Tuy nhiên, cũng có các trƣờng hợp ngoại lệ là Lào Cai, Kon Tum và Huế
đã tự đánh giá tính khả thi và hạn chế từ bản kế hoạch KHHĐ của mình. Việc
triển khai xây dựng KHHĐ là theo một quy trình khá giống nhau trong hầu hết
các địa phƣơng bằng một quyết định chính thức từ UBND về việc thành lập Ban
chỉ đạo và Tổ công tác soạn thảo. Mặc dù còn hạn chế cả về năng lực và kinh
nghiệm nhƣng các cán bộ địa phƣơng đã tuân thủ các hƣớng dẫn tốt nhất mà họ
có thể tại thời điểm đó. Lãnh đạo địa phƣơng trong các khảo sát đƣợc đánh giá
đã làm tốt và khá tốt nhiệm vụ, thƣờng xuyên quan tâm, nắm bắt đƣợc tầm quan
trọng và tham gia vào việc chuẩn bị của KHHĐ. Trong hầu hết các trƣờng hợp
nghiên cứu, các sở, ban, ngành liên quan đã tham gia vào nhóm công tác/ soạn

15


thảo và một số hội thảo để đóng góp ý kiến vào dự thảo KHHĐ. Các sở, ban,
ngành khác tại địa phƣơng khi đƣợc hỏi khác cũng cho biết là họ đã khá quen
thuộc với KHHĐ và trong nhiều trƣờng hợp, có đƣợc yêu cầu xem xét và thông
qua các khuyến nghị trƣớc khi dự thảo KHHĐ đƣợc UNBND phê duyệt. Riêng
ở Kon Tum có tƣơng đối ít sự tham gia của các sở, ban ngành liên quan, khi chỉ
có các chuyên viên của Sở TN&MT trong tổ công tác/soạn thảo. Chỉ có một quá
trình lấy ý kiến góp ý của các sở ban ngành liên quan cho bản dự thảo cuối cùng,

trƣớc khi đƣợc phê duyệt (Báo cáo tổng kết dự án CAP, 2014). Điều này có thể
là điển hình của quá trình tham vấn sở ban ngành ở nhiều địa phƣơng tại Việt
Nam.
Mặt khác, sự tham gia của các nhóm cộng đồng dễ bị tổn thƣơng, và cách
họ đƣợc tham vấn (hoặc không) cũng có sự khác nhau đáng kể giữa các địa
phƣơng. Bình Định đã tiến hành một số cuộc điều tra và tham vấn với các nhóm
dễ bị tổn thƣơng, nhƣng dƣờng nhƣ không chia sẻ thông tin trong dự thảo
KHHĐ cuối cùng đƣợc phê duyệt. Một số địa phƣơng khác cũng đã thực hiện
một số hình thức tƣ vấn và chia sẽ kết quả quan trọng của KHHĐ với các nhóm
dễ bị tổn thƣơng. Nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn các đại diện của các nhóm dễ
bị tổn thƣơng của một số địa phƣơng và có thể xác nhận rằng họ đã đƣợc tham
khảo ý kiến cho việc hoạch định, hoặc đã tham dự ít nhất một cuộc họp để thảo
luận về kế hoạch và cung cấp thông tin phản hồi, hoặc thông tin phản hồi của họ
đã đƣợc tiếp nhận.
Các trƣờng hợp nghiên cứu đều đƣa ra cảm nhận chung là họ không có đủ
kinh phí để thực hiện các khuyến nghị thích ứng khí hậu đã đƣợc đƣa ra. Hầu
hết bên tham gia đƣợc phỏng vấn báo cáo rằng thiếu kinh phí là rào cản lớn nhất
đối với sự thực thi của khuyến nghị của KHHĐ. Chỉ Bến Tre và Quảng Nam
không phải đối mặt với rào cản tài chính trong việc thực hiện các khuyến nghị
KHHĐ, khi họ nhận đƣợc tài trợ của Quỹ DANIDA cho nhiều dự án ƣu tiên
đƣợc xác định trong KHHĐ. Đây là một sự chênh lệch lớn so với các địa
phƣơng khác khi báo cáo rằng các khuyến nghị của họ đƣa ra vẫn chƣa đƣợc
thực hiện do thiếu kinh phí. Điều này cần đƣợc nhấn mạnh là dƣờng nhƣ có ít

16


hoặc không có kết nối nào giữa quá trình lập KHHĐ và các quá trình quy hoạch
khác của tỉnh khác gắn liền với kế hoạch đầu tƣ công và phát triển cơ sở hạ tầng
đô thị, diễn ra dƣới trách nhiệm của các Sở, ban ngành khác nhau.

Giả định rằng KHHĐ đƣợc tài trợ kinh phí thực hiện các hành động thích
ứng từ một số nguồn khác, và thực tế trong một số trƣờng hợp, nhiều địa
phƣơng cũng đã và đang nhận đƣợc sự hỗ trợ cả các nguồn tài chính từ đơn vị
tài trợ và từ Trung ƣơng. Điều này cho thấy thách thức trong việc điều phối lập
kế hoạch chi tiêu công cấp Bộ, thậm chí ở cấp địa phƣơng. Dƣờng nhƣ là chƣa
có cơ chế nào cho các khuyến nghị của KHHĐ đƣợc đƣa vào các quyết định
đƣợc thực hiện trong quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc quy
hoạch phát triển kinh tế xã hội.
Các đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện KHHĐ pha đầu tiên đều có những
đề xuất khác nhằm cải thiện quá trình này. Chung nhất là sự hy vọng cho hƣớng
dẫn tốt hơn của NTR-RCC và kinh phí từ ngân sách, đặc biệt là thực hiện các
đánh giá thực trạng, sự thiếu hụt và tƣ vấn cho các nhóm và cộng đồng bị ảnh
hƣởng. Họ cũng yêu cầu cung cấp dữ liệu khoa học phục vụ cho việc xây dựng
kế hoạch đƣợc lƣu trữ tại Trung ƣơng hoặc đƣợc tƣ vấn kỹ thuật rõ ràng hơn, có
liên quan, đầy đủ và dễ hiểu từ quan điểm của địa phƣơng. Cũng có quan điểm
rằng các cơ chế nội bộ địa phƣơng cần đƣợc cải thiện tốt hơn để việc phối hợp
và hợp tác trong quá trình lập kế KHHĐ và đảm bảo bám sát thực tế nhằm đề
xuất và thực hiện các hoạt động có thể đƣợc tài trợ. Sau khi rút kinh nghiệm ban
đầu này, nhiều địa phƣơng khu vực vùng sâu vùng xa cũng báo cáo rằng mối
quan tâm của họ là thiếu hụt cán bộ kỹ thuật đủ năng lực để hỗ trợ quá trình lập
KHHĐ có hiệu quả. Pha đầu của KHHĐ là rất quan trọng trong việc giới thiệu
các khái niệm về KHHĐ cho chính quyền địa phƣơng. Vào thời điểm đó, đã có
vài ví dụ về một cách tiếp cận có hệ thống để lập KHHĐ cho chính quyền địa
phƣơng, và văn bản hƣớng dẫn của Bộ TN&MT cho các địa phƣơng (về cơ bản
là khung tóm tắt các nội dung cần có của KHHĐ) dƣờng nhƣ đã đem lại kết quả
tích cực hơn rất nhiều. Đối với các địa phƣơng, các lợi ích chính mà họ nhận
thấy là một sự hiểu biết, chia sẻ nhiều hơn về các vấn đề BĐKH giữa các ngành

17



và định hƣớng rõ ràng cho việc thích ứng. Hầu hết các địa phƣơng đã báo cáo
rằng họ đƣợc hƣởng lợi từ việc thực hiện KHHĐ và bây giờ có thể tiếp nối với
những hành động thiết thực để giảm thiểu rủi ro khí hậu. Danh mục dự án ƣu
tiên đề xuất là một sản phẩm quan trọng cung cấp cho họ định hƣớng. Đối với
hầu hết các địa phƣơng đƣợc nghiên cứu, những nơi mà nhân viên kỹ thuật đƣợc
tham gia trực tiếp vào xây dựng hoặc xem xét dự thảo KHHĐ, năng lực chuyên
môn về BĐKH đã đƣợc cải thiện đáng kể. Trong nhóm các địa phƣơng có
KHHĐ đƣợc đánh giá tốt, các nhà lãnh đạo chủ chốt đều nhận thức đƣợc về
KHHĐ cũng nhƣ các hoạt động thích ứng cần tiến hành trong thời gian tới. Một
số trƣờng hợp đã trả lời trong cuộc phỏng vấn công nhận rằng họ cần phối hợp
tốt hơn và chú ý đến tài chính để thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả của KHHĐ.
Cuối cùng, vì sự hạn chế về của nhân lực, tƣ vấn kỹ thuật sẽ luôn là rất quan
trọng để chuẩn bị xây dựng và thực hiện KHHĐ. Tuy vậy, địa phƣơng có thể
không/chƣa có hƣớng dẫn đầy đủ, hoặc thiếu năng lực kỹ thuật để đánh giá chất
lƣợng công việc thực hiện bởi các chuyên gia tƣ vấn. Điều này đặt ra câu hỏi về
cách tốt nhất để đảm bảo rằng chuyên gia tƣ vấn kỹ thuật cho việc xây dựng
KHHĐ đáp ứng đƣợc chất lƣợng theo nhu cầu của địa phƣơng.
1.3. Tổng quan và kinh nghiệm quốc tế về hoạt động xây dựng KHHĐ
thích ứng với BĐKH cấp tỉnh/ thành phố
Kinh nghiệm quốc tế cho việc nghiên cứu xây dựng KHHĐ cấp tỉnh/thành
phố trên thế giới cũng chƣa có nhiều. Tuy nhiên, trên thế giới cũng có một số
chính quyền địa phƣơng, đặc biệt là ở các nƣớc có thu nhập cao, đã thực hiện lập
KHHĐ theo sáng kiến riêng của họ. Quá trình xây dựng KHHĐ ngày càng trở
nên phổ biến nhƣng chƣa có tiêu chuẩn cụ thể, và các phƣơng pháp thực hiện
còn khá đa dạng, chƣa thống nhất. Các phiên bản KHHĐ đầu tiên cấp địa
phƣơng thƣờng rất đa dạng, cả về nội dung, chất lƣợng và trong phƣơng pháp
luận. Họ tập trung chủ yếu vào các dự án về BĐKH và các tác động của BĐKH.
Các kế hoạch này chú ý ít đến đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng, đánh giá rủi ro và
đề xuất các khuyến nghị cho biện pháp thích ứng ƣu tiên.

Việc rà soát các KHHĐ cấp địa phƣơng thực hiện trƣớc năm 2010 tại Mỹ

18


đã chỉ ra rằng phần lớn các kế hoạch này chỉ tập trung vào mảng giảm thiểu.
Vấn đề thích ứng với BĐKH cũng đƣợc đề cập trong nội dung nhƣng rất hạn chế
(Bassett & Shandas, 2010). Các kế hoạch này rất đa dạng. Có rất ít mô hình hay
hƣớng dẫn về xây dựng KHHĐ, rất ít chuẩn hóa trong phƣơng pháp, và các
khuyến nghị đƣa ra cũng không phải đặc biệt mới mẻ. Mặc dù trong khá nhiều
trƣờng hợp, việc xây dựng KHHĐ đã lôi kéo đƣợc tham gia của cộng đồng và
nâng cao nhận thức, quá trình này có xu hƣớng sa vào các thảo luận mang tính
khoa học và kỹ thuật về tác động của BĐKH. Tập trung vào các vấn đề kỹ thuật
đƣợc xem nhƣ là một điểm yếu vì sẽ ít có sự liên kết giữa kế hoạch với giải pháp
thích ứng hoặc kém nhất quán với các quy trình, kế hoạch khác của địa phƣơng
(Bassett & Shandas 2010).
Một nghiên cứu tƣơng tự ở Anh cũng chỉ ra rằng, tuy các thành phố dù
lớn hay nhỏ nhận ra tình trạng dễ bị tổn thƣơng của họ trƣớc BĐKH và rằng cần
thực hiện các biện pháp thích ứng, các kế hoạch mà họ đƣa ra lại nhấn mạnh vào
giảm thiểu hơn là thích ứng, và rất khác nhau về tính nhất quán và toàn diện
(Heidrich et al., 2013). Một khảo sát gần đây đối với các thành phố là thành viên
của ICLEI (Chính quyền địa phƣơng vì sự phát triển bền vững) chỉ ra rằng mặc
dù nhiều thành phố quan tâm đến tính dễ bị tổn thƣơng với BĐKH, tƣơng đối ít
thành phố đƣa ra đƣợc đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng, KHHĐ và các biện pháp
thực hiện (Carmin et al., 2012). Theo báo cáo của các thành phố, có nhiều thách
thức cản trở nỗ lực của họ, bao gồm khó khăn trong tìm kiếm nguồn tài chính,
và khối lƣợng thời gian phải đầu tƣ cho việc lập kế hoạch và triển khai các giải
pháp thích ứng với BĐKH, cũng nhƣ khó khăn trong tạo dựng sự ủng hộ về mặt
chính trị và cam kết của chính quyền đối với vấn đề này trƣớc các mục tiêu ƣu
tiên khác.

Một đánh giá khác tập trung riêng vào kế hoạch thích ứng, trong đó có
kinh nghiệm của Úc và Anh cũng nhƣ các ví dụ từ Mỹ cùng giai đoạn 20002010, cũng đƣa ra kết luận tƣơng tự: rất ít trong số 57 KHHĐ thích ứng với
BĐKH của địa phƣơng thực sự đƣa ra đƣợc các biện pháp thích ứng, mặc dù đây
là các nƣớc có nền công nghiệp phát triển và năng lực cao (Preston et al., 2011).

19


Các KHHĐ thực tế hầu hết dựa trên những dự đoán về BĐKH , tác động của
BĐKH , và việc tuyên truyền, phổ biến thông tin này với các bên liên quan. Mặc
dù rất nhiều kế hoạch đã đƣa ra khuyến nghị cho nội dung tăng cƣờng năng lực
và nâng cao nhận thức, nhƣng có rất ít đánh giá ban đầu về khả năng thích ứng
hoặc tính dễ bị tổn thƣơng của các khu vực. Một số hạn chế khác của các KHHĐ
ban đầu này bao gồm sự thiếu chú ý đến yếu tố không chắc chắn trong các dự
đoán khí hậu và các yếu tố không liên quan đến khí hậu ảnh hƣởng đến tính dễ
bị tổn thƣơng, thiếu rõ ràng về các giả định và hạn chế trong phân tích, và hạn
chế của các thảo luận về tính khả thi hoặc nguồn tài chính cho việc triển khai
các giải pháp thích ứng.
Theo kết quả nghiên cứu của Dự án “Đánh giá kinh nghiệm của chính
quyền địa phƣơng trong hoạt động xây dựng KHHĐ ứng phó với BĐKH tại
Việt Nam” do Trung tâm Công nghệ Ứng phó BĐKH thuộc Cục Khí tƣợng,
Thủy văn và BĐKH - Bộ TN&MT thực hiện năm 2014 thì có 6 “Kinh nghiệm
thực hiện tốt - GP” cũng đã đƣợc tổng hợp một cách khái quát nhất cho quá trình
xây dựng KHHĐ. Mỗi GP với những hành động cụ thể nhƣ sau: (1) Sử dụng có
hiệu quả khoa học khí hậu; (2) Cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan; (3)
Đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng; (4) Đánh giá tiềm năng rủi ro dƣới tác động của
BĐKH ; (5) Triển khai đƣợc các khuyến nghị thích ứng ƣu tiên; và (6) Kiện toàn
công tác tổ chức và quản lý hoạt động quy hoạch.
Theo đó, việc thực hiện Kinh nghiệm thực hiện tốt 2 (GP 2) về Cơ chế
phối hợp giữa các bên liên quan có ảnh hƣởng trực tiếp, quyết định đến chất

lƣợng/ tính khả thi của bản KHHĐ. Chiến lƣợc thích ứng BĐKH liên quan đến
hầu hết các lĩnh vực, với chi phí và lợi ích cho từng nhóm đối tƣợng khác nhau.
Sự tham gia của các bên liên quan để xây dựng một KHHĐ cung cấp thông tin
có giá trị về tác động, rủi ro và khả năng ứng phó sẽ giúp các nhà hoạch định
xây dựng đƣợc một chiến lƣợc tốt hơn. Ngoài ra, sự tham gia của các bên liên
quan góp phần tăng cƣờng việc học tập chia sẻ, đẩy mạnh cam kết của các tổ
chức thực hiện, việc thực hiện chiến lƣợc.
Hiểu biết chuyên sâu về khoa học khí hậu là cần thiết để đƣa ra những

20


×