Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Kết quả đánh giá bệnh viện an toàn trong tình huống khẩn cấp và thảm họa của BVĐK Hà Giang 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.49 KB, 19 trang )

MÔN PHÒNG CHỐNG THẢM HỌA
BÀI TẬP HẾT MÔN
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ BỆNH VIỆN AN TOÀN TRONG TÌNH HUỐNG
KHẨN CẤP VÀ THẢM HỌACỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ GIANG
NĂM 2015

Nhóm 2 – QLBV7:
1. Đàm Trọng Hiếu
2. Lê Phú Gia
3. Phân Thị Thanh Tâm
4. Hoàng Thị Hoa

1


Hà Nội, tháng 6 năm 2015

2


MỤC LỤC

Bảng 4.1: Khả năng luân chuyển nội bộ và khả năng phối kết hợp
Bảng 4.2: Khả năng chính sách, thủ tục, hướng dẫn quản lý tình huống khẩn cấp
Bảng 4.3: Kế hoạch cho tình trạng khẩn cấp thảm họa
Bảng 4.4: Nguồn nhân lực
Bảng 4.5: Theo dõi, đánh giá
Bảng 4.6: Trang thiết bị
Bảng 4.7: Hệ thống hậu cần, dịch vụ thiết yếu
Bảng 4.8: Hệ thống đảm bảo an toàn, an ninh
Bảng 4.9 : Hệ thống thông tin truyền thông, vận chuyển



3


TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm mô tả thực trạng khả năng sẵn sàng đáp ứng với tình huống khẩn cấp
và thảm họa của bệnh viện đa khoa Hà Giang – Tỉnh Hà Giang. Nghiên cứu được thực hiện vào
tháng 5-6/2015. Đánh giá nhóm chức năng liên quan đến chính sách, nhân lực và nhóm chức
năng liên quan đến trang thiết bị theo Bộ công cụ Bệnh viện an toàn do tổ chức Y tế thế giới xây
dựng. Kết quả nhóm chỉ số chức năng đạt đầy đủ chiếm 67,0%, đạt chưa đầy đủ chiếm 25,8%,
không đạt chiếm 7,2%. Trong đó, nhóm liên quan đến chính sách, nhân lực đạt đầy đủ với
63,4%, đạt chưa đầy đủ với 32,3%, không đạt với 4,3%; nhóm chức năng liên quan đến trang
thiết bị đạt đầy đủ với 80,5%, đạt chưa đầy đủ với 12,4%, không đạt với 7,1% . Bệnh viện rất cần
tiếp tục hoàn hiện các chính sách, thủ tục, hướng dẫn quản lý tình huống khẩn cấp, diễn tập ứng
phó với các tình huống khẩn cấp mô phỏng, bồi dưỡng kiến thức và quản lý thảm họa cho nhân
viên để sẵn sàng ứng phó khi tình huống khẩn cấp và thảm họa xảy ra.

4


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một trong mười quốc gia có số lượng thảm họa tự nhiên và số người bị ảnh hưởng
bởi thiên tai lớn nhất trên thế giới. Và hiện nay thiện tai có chiều hướng tăng cả về số lượng và
cường độ. Trong năm 2014 ,báo cáo tại hội nghị cho thấy, thiên tai năm 2014 đã làm 133 người
chết và mất tích, 145 người bị thương, gần 2.000 nhà đổ, sập, hơn 42.000 nhà bị ngập, hư hại, tốc
mái, hơn 230.000 ha diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại, hàng triệu mét khối đất đá giao thông,
thủy lợi bị sạt lở bồi lấp…ước tính thiệt hại khoảng 2.830 tỷ đồng.
Năm 2014 được coi là năm hỏa hoạn, khi xảy ra nhiều vụ cháy lớn trên cả nước. Theo thống kê
của Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, tính đến hết tháng 9-2014, cả nước đã xảy ra hơn 1.550
vụ cháy (trung bình 1 tháng xảy ra 172 vụ cháy)

Khi thảm họa xảy ra, vai trò của bệnh viện đặc biệt quan trọng, là nơi cứu chữa nhằm
giảm tỷ lệ tử vong, giảm gánh nặng bệnh tật cho người gặp nạn và giảm thiệt hại do thiên tai gây
nên.Chiến dịch “Bệnh viện an toàn trong tình huống khẩn cấp” được Tổ chức Y tế thế giới đã
khởi từ năm 2009, trong đótập trung trước hết và mức độ chuẩn bị sẵn sàng của bệnh viện để
đáp ứng với tình huống khẩn cấp và thảm họa.
Bệnh viện đa khoa Hà Giang là một bệnh viện đa khoa của khu vực có chức năng nhiệm
vụ :
- Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các bệnh viện khác chuyển
đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú.
- Tổ chức khám sức khoẻ và chứng nhận sức khoẻ theo quy định của Nhà nước.
- Có trách nhiệm giải quyết hầu hết các bệnh tật trong tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương và
các ngành.
- Bệnh viện là cơ sở thực hành đào tạo cán bộ y tế ở bậc đại học và trung học
- Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong Bệnh viện và tuyến dưới để nâng cấp trình độ
chuyên môn…..
Nhóm thực hiện áp dụng bộ công cụ đánh giá bệnh viện an toàn trong tình huống khẩn cấp và
thảm họa được tổ chức y tế thế giới xây dựng nhằm hướng dẫn các bệnh viên tự đánh giá khả
năng đáp ứng trong tình huống khẩn cấp và thảm họa tại Bệnh viện đa khoa Hà Giang.
B. Nhóm phi kết cấu liên quan đến hệ thống trang thiết bị công trình đảm bảo an toàn cho người
sử dụng: 130 tiêu chí
C. Nhóm chức năng liên quan đến chính sách, nhân lực: 64 tiêu chí
D. Nhóm chức năng liên quan đến trang thiết bị: 54 tiêu chí
2. MỤC TIÊU
− Áp dụng bộ công cụ đánh giá bệnh viện an toàn trong tình huống khẩn cấp để
đánh giá khả năng đáp ứng trong tình huống khẩn cấp và thảm họa của bệnh viện
đa khoa tỉnh Hà Giang.

5



− Đưa ra những kết luận và kiến nghị sau khi áp dụng bộ công cụ đánh giá bệnh
viện an toàn tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang.

6


3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hồ sơ sổ sách, tài liệu, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng của Viện.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu định lượng được thu thập thông qua bộ công cụ đánh giá bệnh viện an toàn trong
tình huống khẩn cấp và thảm họa được Bộ Y tế ban hành theo Quyết định số 4695/QĐ-BYT
ngày 21 tháng 11 năm 2013 .
B. Nhóm phi kết cấu liên quan đến hệ thống trang thiết bị công trình đảm bảo an toàn cho người
sử dụng: 130 tiêu chí
C. Nhóm chức năng liên quan đến chính sách, nhân lực: 64 tiêu chí
D. Nhóm chức năng liên quan đến trang thiết bị: 54 tiêu chí
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Giới thiệu tóm tắt về bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang là Bệnh viện Hạng II theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế và là cơ sở
khám chữa bệnh công lớn nhất của tỉnh Hà Giang. Tính đến thời điểm hiện tại với quy mô
420 giường bệnh, 515 cán bộ CCVC.
Bệnh viện đang đồng thời triển khai hai nhiệm vụ: Khám chữa bệnh và xây dựng bệnh viện
quy mô 500 giường và tiếp tục được các Bệnh viện tuyến Trung ương hỗ trợ về chuyên
môn.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ:
4.1.1. Cấp cứu - Khám bệnh - Chữa bệnh:

- Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các bệnh viện khác chuyển
đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú.
- Tổ chức khám sức khoẻ và chứng nhận sức khoẻ theo quy định của Nhà nước.
- Có trách nhiệm giải quyết hầu hết các bệnh tật trong tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương và
các ngành.
- Tổ chức khám giám định sức khoẻ, khám giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa tỉnh,
thành phố hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.
- Chuyển người bệnh lên tuyến khi Bệnh viện không đủ khả năng giải quyết.
4.1.2. Đào tạo cán bộ y tế:
- Bệnh viện là cơ sở thực hành đào tạo cán bộ y tế ở bậc đại học và trung học.

7


- Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong Bệnh viện và tuyến dưới để nâng cấp trình độ
chuyên môn.
4.1.3. Nghiên cứu khoa học về y học:
- Tổ chức nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các đề tài y học ở cấp Nhà nước, cấp Bộ hoặc cấp Cơ
sở, chú trọng nghiên cứu về y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa
bệnh không dùng thuốc.
- Nghiên cứu triển khai dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu lựa
chọn ưu tiên thích hợp trong địa bàn tỉnh, thành phố và các ngành.
- Kết hợp với Bệnh viện tuyến trên và các Bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ
thuật của Bệnh viện.
4.1.4. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật.
- Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới (Bệnh viện hạng III) thực hiện việc phát triển kỹ thuật
chuyên môn.
- Kết hợp với Bệnh viện tuyến dưới thực hiện các chương trình về chăm sóc sức khoẻ ban đầu
trong địa bàn tỉnh, thành phố và các ngành.
4.1.5. Truyền thông Giáo Dục sức khỏe và Phòng bệnh

- Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng
dịch.
4.1.6. Hoạt động kinh tế y tế
- Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy
định của Nhà nước về thu, chi tài chính, từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh, chữa
bệnh.
- Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư của nước ngoài và
các tổ chức kinh tế khác.
4.1.7.Hợp tác quốc tế

4.2.

CƠ CẤU TỔ CHỨC

8


9


Mức
Nhóm chỉ số chức
năng

Đầy đủ

chưa đầy đủ

Không đạt


67% 25,8 %

7,2 %

Bảng : Tỷ lệ đánh giá theo nhóm chỉ số chức năng
Dựa vào biểu đồ ta thấy, chỉ số chức năng liên quan đến trang thiết bị được bệnh viện
thực hiện đầy đủ hơn nhóm chức năng liên quan đến chính sách và nhân lực. Đạt đầy đủ ở nhóm
chức năng liên quan trang thiết bị là 80,5% cao so với nhóm nhóm chức năng liên quan đến
chính sách và nhân lực là 63,4%. Chỉ số không đạt ở hai nhóm không khác nhau nhiều 7,1% và
4,3%.Và kết quả đánh giá chi tiết từng nhóm được trình bày dưới đây.
Kết quả đánh giá nhóm chỉ số chức năng
Dựa vào biểu đồ 2 chúng ta thấy, các chỉ số nhóm chức năng liên quan đến chính sách và
nhân lực đã được bệnh viện thực hiện. Chỉ có chỉ số khả năng luân chuyển nội bộ và khả năng
phối kết hợp được thực hiện một các đầy đủ cao nhất cũng chỉ với 64,3%. Còn các chỉ số khác đã
được thực hiện nhưng chưa đầy đủ, đặc biệt chỉ số nguồn nhân lực đạt chưa đầy đủ tới 90,9%.
Chỉ số không đạt chủ yếu nằm ở nhóm theo dõi, đánh giá tới 23,4%.
4.2.1. Khả năng luân chuyển nội bộ và khả năng phối kết hợp
Bảng 4.1: Khả năng luân chuyển nội bộ và khả năng phối kết hợp
Nhóm chỉ số chức năng
Khả năng luân chuyển nội
bộ
Khả năng phối kết hợp

Chỉ số đạt đầy đủ
Số lượng Tỉ lệ %
4
57,1%

Chỉ số đạt chưa đầy đủ
Số lượng

Tỉ lệ %
1
14,3

Chỉ số không đạt
Số lượng Tỉ lệ %
2
28,6

2

2

2

33,3%

33,3%

33,3

Chỉ số khả năng luân chuyển nội bộ đã được thực hiện với 57,1%. Tồn tại nằm ở khả
năng phối kết hợp, chỉ số không đạt tới 33,3%.
4.2.2. Khả năng chính sách, thủ tục, hướng dẫn quản lý tình huống khẩn cấp
Bảng 4.2: Khả năng chính sách, thủ tục, hướng dẫn quản lý tình huống khẩn cấp
Nhóm chỉ số chức năng
Các quy trình vận hành
chuẩn
Các quy trình khác
Các hướng dẫn


Chỉ số đạt đầy đủ
Số lượng Tỉ lệ %
0
0

Chỉ số đạt chưa đầy đủ
Số lượng
Tỉ lệ %
3
100

Chỉ số không đạt
Số lượng Tỉ lệ %
0
0

3
2

5
5

1
0

37,5
28,6

10


62,5
71,4

11,1
0


Khả năng chính sách, thủ tục, hướng dẫn quản lý tình huống khẩn cấp đã được bệnh viện
thực hiện nhưng chưa đầy đủ. Đặc biệt chỉ số quy trình vận hành chuẩn chưa đầy đủ lên tới
100%.

11


4.2.3. Kế hoạch cho tình trạng khẩn cấp thảm họa
Bảng 4.3: Kế hoạch cho tình trạng khẩn cấp thảm họa
Nhóm chỉ số chức năng
Hệ thống chỉ huy ứng phó
sự cố
Kế hoạch chuẩn bị ứng
phó
Hướng dẫn vận hành, bảo
trì dự phòng và khôi phục
các dịch vụ thiết yếu

Chỉ số đạt đầy đủ
Số lượng Tỉ lệ %
0
0


Chỉ số đạt chưa đầy đủ
Số lượng
Tỉ lệ %
4
100

Chỉ số không đạt
Số lượng Tỉ lệ %
0
0

0

0

6

100

0

0

2

25

4


50

2

25

Kế hoạch cho tình trạng khẩn cấp thảm họa đã được bệnh viện để ý đến tuy nhiên chỉ có
hướng dẫn vận hành, bảo trì dự phòng và khôi phục các dịch vụ thiết yếu là có chỉ số đạt đầy đủ
với 25%, còn chỉ số hệ thống chỉ huy ứng phó sự cố và kế hoạch chuẩn bị ứng phó vẫn chưa
được thực hiện đầy đủ.
4.2.4. Nguồn nhân lực
Bảng 4.4: Nguồn nhân lực
Nhóm chỉ số chức năng
Tổ chức các phòng ban
chống thảm họa bệnh viện
và trung tâm điều hành
tình trạng khẩn cấp
Xây dựng năng lực cho
nhân viên
Thực hành diễn tập

Chỉ số đạt đầy đủ
Số lượng Tỉ lệ %
0
0

Chỉ số đạt chưa đầy đủ
Số lượng
Tỉ lệ %
0

0

Chỉ số không đạt
Số lượng Tỉ lệ %
5
100

0

0

1

33,3

3

66,7

1

50

1

50

0

0


Vấn đề nguồn nhân lực là thách thức của bệnh viện, việc Tổ chức các phòng ban chống
thảm họa bệnh viện và trung tâm điều hành tình trạng khẩn cấp và Xây dựng năng lực cho nhân
viên không đạt là 66,7% và duy chỉ việc thực hành diễn tập là được thực hiện đầy đủ hơn cả
nhưng cũng chỉ đạt đầy đủ 50% ( PCCC ).

12


4.2.5. Theo dõi, đánh giá
Bảng 4.5: Theo dõi, đánh giá
Nhóm chỉ số chức năng

Chỉ số đạt đầy đủ
Số lượng Tỉ lệ %
0
0

Đánh giá các hoạt động
ứng phó với thảm họa, tình
huống khẩn cấp
Đánh giá công tác thực tập 0
phòng chống cháy ít nhất 2
lần/năm
Đánh giá diễn tập ứng phó 0
với các tình huống khẩn
cấp mô phỏng ít nhất 1
lần/năm

Chỉ số đạt chưa đầy đủ

Số lượng
Tỉ lệ %
1
100

Chỉ số không đạt
Số lượng Tỉ lệ %
0
0

0

1

100

0

0

0

0

0

1

100


Đánh giá các hoạt động ứng phó với thảm họa, tình huống khẩn cấp và đánh giá công tác
thực tập phòng chống cháy ít nhất 2 lần/năm đã được bệnh viện thực hiện nhưng vẫn chưa đầy
đủ. Còn vấn đề đánh giá diễn tập ứng phó với các tình huống khẩn cấp mô phỏng ít nhất 1
lần/năm vẫn chưa được bệnh viện thực hiện.
4.3.

Tiêu chí về chức năng liên quan đến trang thiết bị
4.3.1. Trang thiết bị
Bảng 4.6: Trang thiết bị

Nhóm chỉ số chức năng
Trang thiết bị thiết yếu
Trang thiết bị, dụng cụ
phục vụ tình huống khẩn
cấp

Chỉ số đạt đầy đủ
Số lượng Tỉ lệ %
2
66,7
5
71,4

Chỉ số đạt chưa đầy đủ
Số lượng
Tỉ lệ %
1
33,3
1
14,3


Chỉ số không đạt
Số lượng Tỉ lệ %
0
0
1
14,3

Trang thiết bị của bệnh viện được đầu tư đầy đủ, các chỉ số phần lớn đạt đầy đủ nhưng
cũng có chỉ số không đạt.
4.3.2. Hệ thống hậu cần, dịch vụ thiết yếu
Bảng 4.7: Hệ thống hậu cần, dịch vụ thiết yếu
Nhóm chỉ số chức năng
Hệ thống hậu cần
Hệ thống cung cấp nước
Hệ thống điện
Hệ thống cung cấp khí y tế

Chỉ số đạt đầy đủ
Số lượng Tỉ lệ %
12
100
2
100
2
100
3
100

13


Chỉ số đạt chưa đầy đủ
Số lượng
Tỉ lệ %
0
0
0
0
0
0
0
0

Chỉ số không đạt
Số lượng Tỉ lệ %
0
0
0
0
0
0
0
0


Hệ thống hậu cần, dịch vụ thiết yếu đạt đầy đủ 100% với tất cả các chỉ số chức năng.
4.3.3. Hệ thống đảm bảo an toàn, an ninh
Bảng 4.8: Hệ thống đảm bảo an toàn, an ninh
Nhóm chỉ số chức năng
Hệ thống an toàn báo động

Hệ thống an ninh

Chỉ số đạt đầy đủ
Số lượng Tỉ lệ %
7
87,5
2
50

Chỉ số đạt chưa đầy đủ
Số lượng
Tỉ lệ %
0
0
2
50

Chỉ số không đạt
Số lượng Tỉ lệ %
1
12.5
0

Hệ thống đảm bảo an toàn an ninh được bệnh viện đầu tư đồng bộ, thực hiện đầy đủ các
chỉ số
4.3.4. Hệ thống thông tin truyền thông, vận chuyển
Bảng 4.9 : Hệ thống thông tin truyền thông, vận chuyển
Nhóm chỉ số chức năng
Hệ thống truyền thông vận
chuyển

Hệ thống thông tin công
cộng
Hệ thống quản lý thông
tin

Chỉ số đạt đầy đủ
Số lượng Tỉ lệ %
2
50

Chỉ số đạt chưa đầy đủ
Số lượng
Tỉ lệ %
2
50

Chỉ số không đạt
Số lượng Tỉ lệ %
0
0

1

20

2

40

2


40

0

0

4

100

0

0

Hệ thống truyền thông vận chuyển đạt đầy đủ ở mức 50%, đặc biệt hệ thống quản lý
thông tin đã được thực hiện nhưng chưa đầy đủ 100%. Chỉ số không đạt nằm chủ yếu ở nhóm hệ
thống thông tin công cộng với 40%.
5. BÀN LUẬN
5.1. Về tiêu chí chức năng liên quan đến chính sách và nhân lực
Nhóm chỉ số chức năng liên quan đến chính sách và nhân lực đạt đầy đủ là 32,3% và
chưa đầy đủ là 63,4%. Tổng số đạt của nhóm này là 95,7% cao hơn so với kết quả đánh giá một
bệnh viện tại TP. Hồ Chí Minh (90,4%) , kết quả đánh giá một bệnh viện : huyết học truyền màu
TƯ ( 2014 ) , tại Quảng Ninh (91,3%) và kết quả đánh giá một bệnh viện tại Đăk Lắk (70,5%) .
Sự khác biệt này là do BV đa khoa Hà Giang được xây dựng mới hoàn toàn và hiện đại, lãnh đạo
bệnh viện có ý thức cao và cố gắng hết sức về phòng chống thảm họa, thiên tai, sẵn sàng đáp ứng
với tình huống khẩn cấp. Tuy nhiên bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải do nguồn bệnh nhân
không chỉ từ các huyện, thị xã trong tỉnh mà còn các tỉnh lân cận , nên công tác khám chữa vẫn
được coi trọng trên hết nên các chỉ số thực hiện chưa đầy đủ vẫn rất cao lên tới 63,4%.Trong đó
khả năng luân chuyển nội bộ và khả năng phối kết hợp được thực hiện một cách chưa đầy đủ cao


14


nhất cũng chỉ đạt 33,3%. Và vấn đề nổi bật trong nhóm này là trong khi khả năng luân chuyển
nội bộ đã được thực hiện đầy đủ hơn thì khả năng phối kết hợp còn yếu kém vì diện tích bệnh
viện có hạn, cơ sở vật chất ưu tiên dành cho việc khám chữa bệnh, khu vực dự phòng cho sơ tán
là phòng kiêm nhiệm, không có riêng khu vực dự phòng cho sơ tán và các khoa lâm sàng (xét
nghiệm, X-Quang, xạ trị), đặc biệt trạm biến thế, trung tâm oxi, nơi cấp ga nằm giữa khu dịch
vụ, không thể bố trí được khu vực riêng.
Chỉ số nguồn nhân lực đã được bệnh viện quan tâm nhưng thực hiện chưa đầy đủ cao.
Tổ chức các phòng ban chống thảm họa bệnh viện và trung tâm điều hành tình trạng khẩn cấp và
xây dựng năng lực cho nhân viên là không đạt lên tới 100%. Đây là thách thức lớn nhất của bệnh
viện vì ban phòng chống thảm họa do lãnh đạo kiêm nhiệm, khó có thể thực hiện việc có ban
riêng, và vấn đề xây dựng năng lực cho nhân viên được hô hào từ rất lâu nhưng đến nay vẫn chỉ
mang tính hình thức. Nếu như trang thiết bị được đầu tư đồng bộ ban đầu thì chính sách và nhân
lực là sự đầu tư dài hơi, theo quá trình và liên quan đến nhiều yếu tố hơn vì thể mà vấn đề nhóm
chức năng liên quan đến chính sách và nhân lực phải làm nhiều việc hơn, thời gian lâu hơn dưới
sự đồng thuận của tất cả mọi người mới có thể được thực hiện đầy đủ nhất. Vì vậy việc nâng cao
kiến thức về thảm họa và quản lý thảm họa là rất cần thiết để bệnh viện có thể sẵn sàng ứng phó
với tình trạng khẩn cấp và thảm họa khi nó xảy ra.
Việc thiếu tài liệu hướng dẫn, thông tin giáo dục truyền thông cho nhân viên y tế và
người bệnh về những việc cần làm trong tình huống khẩn cấp như cháy nổ, hỏa hoạn sẽ xử lý
tình huống không được tốt. Vì vậy, các chính sách, thủ tục, hướng dẫn quản lý tình huống khẩn
cấp cần hoàn thiện hơn nữa để mọi người có hướng dẫn cụ thể khi tình trạng khẩn cấp và thảm
họa xảy ra
Theo dõi đánh giá là chỉ số không đạt cao nhất với 100% và đánh giá các hoạt động ứng
phó với thảm họa, tình huống khẩn cấp và đánh giá công tác thực tập phòng chống cháy chỉ thực
hiện được 1 lần/năm. Còn vấn đề đánh giá diễn tập ứng phó với các tình huống khẩn cấp mô
phỏng thì chủ yếu vẫn là cháy nổ, bão lụt, còn những tình huống khác như chấn thương hàng

loạt, động đất… hầu vẫn chưa được thực hiện. Do đó bệnh viện cần lưu ý chỉ số này nhằm tăng
sự sẵn sàng đáp ứng với tình huống thiên tai, thảm họa.
5.2.

Tiêu chí về nhóm chỉ số chức năng liên quan đến trang thiết bị.

Nhóm chỉ số chức năng liên quan đến trang thiết bị được bệnh viện thực hiện đầy đủ hơn
nhóm chức năng liên quan đến chính sách và nhân lực. Đạt đầy đủ ở nhóm chức năng liên quan

15


trang thiết bị là 80,5% cao gấp đôi so với nhóm nhóm chức năng liên quan đến chính sách và
nhân lực là 63,4 %.
Có được kết quả nhóm chỉ số chức năng liên quan đến trang thiết bị cao hơn viện khác là
do do bệnh viện được đầu tư xây mới hoàn toàn và khi xây dựng lãnh đạo bệnh viện đã ý thức và
đầu tư đồng bộ về trang thiết bị ngay từ ban đầu. Quá trình sử dụng nhóm liên quan đến trang
thiết bị luôn được giám sát, bảo trì, bảo quản thường xuyên. Hệ thống hậu cần, dịch vụ thiết yếu
luôn trong tình trạng đầy đủ. Dụng cụ cấp cứu ở mỗi khoa, dụng cụ chuẩn đoán, điều trị trong
tình trạng tốt và được dán nhãn. Thuốc men, trang thiết bị phục vụ cấp cứu luôn sẵn có. Bên cạnh
đó, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống cung cấp điện, nước đều đồng bộ và đạt tiêu chuẩn,
hệ thống khí y tế luôn ổn định. Bệnh viện có máy phát điện dự phòng trong tình huống mất điện
đảm bảo đầy đủ và an toàn. Tuy nhiên còn một số yếu tố chưa đạt như vấn đề hệ thống thông tin
công cộng của bệnh viện còn bỏ trống, kế hoạch phân công mang tính hình thức, không được
bệnh viện quan tâm.
5.3.

Hạn chế của nghiên cứu

Bộ công cụ đánh giá do Tổ chức y tế thế giới xây dựng, đã được thử nghiệm và chỉnh sửa

cho phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam, tuy nhiên một số chỉ số về Bệnh viện an toàn vẫn chưa
toàn toàn phù hợp vì vậy cần lưu ý khi nhận định kết quả. Kết quả nghiên cứu này chỉ có tính
chất tham khảo và cần nhiều nghiên cứu trong tương lai có các cách nhìn nhiều phương diện
khác nhau để hoàn thiện phương pháp và nhận định kết quả hoàn thiện hơn.

16


5. KẾT LUẬN
Viện đa khoa Hà Giang mới được đầu tư xây mới nên về cơ sở vật chất, trang thiết bị đều
rất tốt đồng bộ, hiện đại và khá đầy đủ với chỉ số chức năng liên quan tới trang thiết bị không đạt
chỉ có 82,5.% . Chỉ số chức năng liên quan đến chính sách và nhân lực đạt đầy đủ thấp hơn
nhưng chỉ số không đạt cũng chỉ có 63,4%.
Các chỉ số nhóm chức năng liên quan đến chính sách và nhân lực đã được bệnh viện thực
hiện. Chỉ số khả năng luân chuyển nội bộ và khả năng phối kết hợp được thực hiện một cách đầy
đủ cao nhất chỉ với 33,3%. Các chỉ số khác đã được thực hiện nhưng chưa đầy đủ, đặc biệt chỉ
số nguồn nhân lực đạt chưa đầy đủ tới 33,3% . Chỉ số không đạt chủ yếu nằm ở nhóm theo dõi,
đánh giá tới 100%
Các tiêu chí về chức năng liên quan đến trang thiết bị như trang thiết bị, hệ thống hậu
cần, dịch vụ thiết yếu, hệ thống bảo đảm an toàn, an ninh, hệ thống thông tin, truyền thông, vận
chuyển được bệnh viện thực hiện đầy đủ. Chỉ có hệ thống thống thông tin, truyền thông, vận
chuyển không đạt mức cao nhất trong nhóm với 100 %.
6. KHUYẾN NGHỊ

- Hoàn thiện các chính sách, thủ tục, hướng dẫn quản lý tình huống khẩn cấp cụ thể hơn,
-

rõ ràng hơn.
Xác định rõ vai trò, nhiệm vụ, vấn đề về tổ chức các phòng ban chống thảm họa bệnh
viện và trung tâm điều hành tình trạng khẩn cấp và nâng cao, bồi dưỡng kiến thức cũng


-

như quản lý thảm họa cho nhân viên từ đó xây dựng năng lực cho nhân viên.
Thực hiện công tác thực tập phòng chống cháy ít nhất 2 lần/ năm và thực hiện thêm

-

diễn tập ứng phó với các tình huống khẩn cấp mô phỏng ít nhất 1lần/năm.
Đào tạo nhận thức của cán bộ quản lý về vấn đề phòng chống thảm họa.
Trung thực hóa các báo cáo thống kê từ cấp cơ sở trở nên để làm cơ sở ứng phó phù
hợp ( xây dựng công cụ, chế tài… ).

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn
(2014), Báo cáo tổng kết số 100/BC-BCA-BCĐ, ngày 12/3/2014 về Công tác
ƯPVBĐKH, PCLB&TKCN của lực lượng Công an nhân dân năm 2013; phương hướng
công tác năm 2014,Truy cập từ:
ngày 12/6/2014.

2. Bộ công cụ đánh giá bệnh viện an toàn trong tình huống khẩn cấp và thảm họa (ban hành
theo quyết định số 4695/QĐ-BYT ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ y tế)

3. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2013), Công văn 4137/BNN-TCTL năm 2013
cung cấp số liệu thiên tai, Truy cập từ:
ngày 12/6/2014.


4. Hà Văn Như (2011), Đánh giá bệnh viện an toàn trong tình huống khẩn cấp tại ba tỉnh
Quảng Ninh, Đà Nẵng và Cần Thơ, năm 2009, Tạp chí Y học thảm họa và Bỏng, số 4, tr.
12-16.

5. Hà Văn Như, Võ Hữu Thuận, Vũ Quang Hiếu, Lê Ngọc Ánh (2012), Đánh giá bệnh viện
an toàn trong tình huống khẩn cấp tại bốn bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh năm 2011,
Tạp chí Y học thực hành, số 12(855), tr. 102-106

6. Hà Văn Như, Đỗ Thị Thược và CS. (2013), Đánh giá bệnh viện an toàn trong tình huống
khẩn cấp và ứng phó với biến đổi khí hậu của bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk năm 2012,
Tạp chí Y học thực hành, số 4(867), tr. 53-56

18


19



×