Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Câu hỏi trắc nghiệm nhiễm trùng đường mật và ung thư tế bào gan 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.82 KB, 11 trang )

NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG MẬT-2009
1. Biến chứng nguy hiểm nhất của viêm đường mật túi mật cấp là:
A.
Chảy máu đường mật
B.
Áp xe mật quản
C.
Choáng nhiễm khuẩn Gram âm
D.
Viêm phúc mạc
E.
Tắc ruột
2. Biến chứng tắc ruột trong sỏi túi mật là do:
A.
Sỏi quá lớn
B.
Liệt ruột chức năng kéo dài
C.
Lỗ dò túi mật-tá tràng
D.
Túi mật lớn chén ép vào tá tràng
E.
Không có câu nào đúng
3. Một phụ nữ 50 tuổi, tiền sử sỏi mật , vào viện vì sốt 40 OC, lạnh run, tiểu đậm màu. Khám
thấy hạ sườn phải mềm, nhu động ruột bình thường. Sỏi mật đã gây ra biến chứng gì :
A.
Tắc ruột do sỏi mật
B.
Viêm túi mật cấp điển hình
C.
Viêm phúc mạc mật


D.
Xơ gan mật thứ phát
E.
Viêm đường mật cấp
4. Gan lớn trong ứ mật thường có tính chất :
A.
Bờ đều, có thể không đau
B.
Bờ sắc, không đau
C.
Gan chắc kèm lách lớn
D.
Gan cứng không đau
E.
Tất cả đều đúng
5. Một điểm khác biệt giữa viêm đường mật cấp và viêm túi mật cấp là :
A.
Có thể có phản ứng thành bụng
B.
Thường có ứ mật
C.
Thứ tự xuất hiện tam chứng đau, sốt ,vàng da.
D.
Tăng bạch cầu
E.
Đe doạ choáng nhiễm trùng
6. Sỏi túi mật không có triệu chứng gặp trong :
A.
10% trường hợp
B.

20%
C.
40%
D.
60%
E.
80%
7. Biến chứng thường gặp nhất của sỏi túi mật là :
A.
Viêm túi mật cấp
B.
Viêm tụy cấp
C.
Ung thư túi mật
D.
Sỏi ống mật chủ
E.
Viêm gan
8. Đặc trưng cơ bản nhất của triệu chứng đau trong viêm túi mật cấp là :


A.
Khởi phát đột ngột
B.
Triệu chứng đau ở hạ sườn phải
C.
Lan xuyên ra sau lưng
D.
Ức chế động tác thở sâu
E.

Thường kèm theo sốt
9. Trong các vi khuẩn sau đây, hãy chỉ ra tác nhân thuờng gặp nhất gây viêm túi mật cấp do sỏi
A.
Tụ cầu vàng
B.
E. Coli
C.
Streptococcus
D.
Bacteroide fragilis
E.
Salmonella Typhi
10. Sỏi sắc tố mật có thể có các tính chất sau đây, trừ một :
A.
Không có triệu chứng
B.
Không cản quang
C.
Cản quang
D.
Thành phần Cholesterol trên 30%
E.
Giàu chất khoáng
11. Trong các tình trạng sau đây, một yếu tố không phải là yếu tố làm dễ của sỏi mật Cholesterol
A.
Bệnh Crohn hồi tràng
B.
Béo phì
C.
Lớn tuổi

D.
Túi thừa đại tràng
E.
Thai nghén
12. Liềìu dùng của acid Ursodesoxycholic trong điều trị sỏi túi mật là
A. 5-10 mg/kg/ngày
B. 10-15 mg/kg/ngày
C. 15-20 mg/kg/ngày
D. 20-30 mg/kg/ngày
E. 30-50 mg/kg/ngày
12. Acid Ursodesoxycholic thường được dùng:
A. Ngay sau ăn
B. Khi đói
C. Buổi tối
D. Buổi sáng
E. Buổi sáng khi đói
13. Các dẫîn xuất của muối mật chỉ nên sử dụng để điều trị
A. Sỏi cholesterol dưới 5 mm
B. Sỏi sắc tố mật dưới 5 mm
C. Sỏi cholesterol từ 5-15 mm
D. Sỏi sắc tố mật tư ì 5-10 mm
E. Tất cả đều đúng
14. Thời gian điều trị trung bình của các dẫîn xuất của muối mật là:
A. 3 tháng
B. 3-6 tháng
C. 6 tháng- 12 tháng
D. suốt đời


E. không có câu nào đúng

15. Tác dụng phụ thường gặp nhất của các acid mật là:
A. đau bụng
B. dị ứng
C. tiêu chảy
D. táo bón
E. tấït cả đều đúng
16. Một trong các câu sau không phải là nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong viêm đường mật
túi mật cấp:
A. Kháng sinh phối hợp đường tiêm. liều cao.
B. Kháng sinh chọn ban đầu có tác dụng tốt lên các vi khuẩn Gram âm, kỵ khí
C. Điều chỉnh theo tình trạng chức năng thận.
D. Dùng kéo dài, từ 15 -21 ngày.
E. Bắt buộc là kháng sinh có chu kỳ ruộüt-gan
17. Một trong các phác đồ sau đây không thường được sư dụng trong nhiễm trùng đường mật:
A. Augmentin 1 g/12 g tiêm TM chậm
B. Ceftriaxone + Flagyl
C. Ciprofloxacin + Flagyl
D. Ceftriaxon + Gentamycin + Flagyl
E. Cephalexin + Metronidazol
18. Sỏi sắc tố đen
A. thường chỉ gặp trong huyết tán
B. thường gặp trong huyết tán và xơ gan
C. thườn là hậu quả của giun chui ống mật
D. thường do biến chứng nhiễm trùng sau giun chui ống mật
E. tất cả đều đúng
19. Siêu âm trong chẩín đoán sỏi đường mật có các tính chất sau, trừì một:
A. độ nhạy cảm trong chẩn đoán sỏi đường mật chỉ 50%
B. các dấu hiệu gợi ý là: dãn đường mật trong và ngoài gan
C. có thể thấy hình ảnh trực tiếp của sỏi mật
D. có thể kèm theo sỏi túi mật.

E. Là xét nghiệm tiêu chuẩn trong chẩn đoán
20. Một trong các câu sau không tham gia vào cơ chế tạo sỏi ở bệnh nhân nhiễm trùng đường
mật:
A. viêm nhiễm làm đường mật giãn, nhu động kém và ứ đọng mật
B. thành ống mật phù nề và niêm mạc có thể bị bong ra
C. men vi khuẩn (Glucuronidase) sẽ biến Bilirubin thành Bilirubinat dễ kết tủa
D. men vi khuẩn làm tăng nồng độ Calci trong dịch mật

E. xác giun và trứng giun đũa trong trường hợp giun chui ống mật
21. Về dịch tễ học sỏi mật, chọn câu trả lời đúng nhất:
A. Ở các nước Tây Âu, tần suất sỏi túi mật khoảng 20%.


B. Ở Mỹ, trong số bệnh nhân có bệnh lý về túi mật, nguyên nhân chủ yếu là sỏi.
C. Ở Việt Nam, theo kết quả một thống kê thì sỏi ống mật chủ chiếm >50%.
D. Sỏi hỗn hợp chiếm tỷ lệ cao nhất ở bệnh nhân sỏi ống mật chủ.
E. Sỏi cholesterol chiếm tỷ lệ cao hơn sỏi sắc tố mật ở bệnh nhân sỏi túi mật.
22. Ở Việt Nam, loại sỏi mật gặp chủ yếu là:
A. Sỏi cholesterol.
B. Sỏi sắc tố đen.
C. Sỏi sắc tố nâu.
D. Sỏi hỗn hợp.
E. Cả 4 loại trên.
23. Về cơ chế bệnh sinh sỏi mật, chọn câu trả lời đúng nhất:
A. Sỏi sắc tố đen có tỷ lệ cản quang cao nhất.
B. Sỏi sắc tố nâu có tỷ lệ cản quang 15%.
C. Sỏi sắc tố đen thường liên quan với bệnh lý nhiễm trùng đường mật.
D. Sỏi sắc tố đen là loại sỏi mềm, dễ vỡ.
E. Sỏi sắc tố nâu là loại sỏi cứng.
24. Cơ chế chính tham gia vào bệnh sinh của sỏi cholesterol:

A. Sự thay đổi thành phần dịch mật.
B. Sự kết nhân của các tinh thể cholesterol.
C. Sự suy giảm chức năng của túi mật.
D. A, B đúng.
E. A, B, C đúng.
25. Yếu tố nguy cơ trong cơ chế bệnh sinh tạo sỏi cholesterol, trừ:
A. Tuổi.
B. Giới, đặc biệt là giới nữ.
C. Cân nặng (béo phì hoặc sụt cân nhanh).
D. Thai nghén.
E. Không có yếu tố nào.
26. Sự ứ trệ đường mật, nhiễm trùng hoặc ký sinh trùng thường là yếu tố chính hình thành loại
sỏi:
A. Sỏi cholesterol.
B. Sỏi sắc tố đen.
C. Sỏi sắc tố nâu.
D. A, B đúng.
E. A, B, C đúng
27. Bệnh lý tan máu, xơ gan thường là yếu tố hình thành loại sỏi:
A. Sỏi cholesterol.
B. Sỏi sắc tố nâu.
C. Sỏi sắc tố đen
D. Sỏi hỗn hợp
E. Không có loại sỏi nào.
28. Diễn biến tự nhiên của sỏi túi mật:
A. 80% sỏi túi mật không có triệu chứng.
B. 15% trường hợp có các biến chứng: viêm túi mật, viêm tụy cấp.
C. 5% trường hợp có cơn đau quặn gan.
D. A, B đúng.



E. A, B, C đúng.
29. Vàng da trong viêm túi mật cấp:
A. Gặp trong 15% trường hợp.
B. Khi có sỏi đường mật kèm theo.
C. Khi sỏi cổ túi mật chèn ép ống gan chung.
D. Viêm lan tỏa vùng cuống gan.
E. Tất cả đều đúng.
30. Siêu âm xác định viêm túi mật cấp khi:
A. Thành túi mật dày >5mm (loại trừ trường hợp có báng, viêm gan cấp, suy tim…).
B. Túi mật căng to.
C. Có lớp dịch hoặc viền halo quanh túi mật.
D. A, B đúng.
E. A, B, C đúng.
31. Phương pháp điều trị sỏi mật ít được sử dụng:
A. Thuốc làm tan sỏi cholesterol bằng đường uống.
B. Chụp đường mật ngược dòng qua nội soi.
C. Tán sỏi ngoài cơ thể.
D. Làm tan sỏi trực tiếp bằng thuốc MTBE.
E. Phẫu thuật lấy sỏi.
32. Tác dụng phụ hay gặp của thuốc làm tan sỏi cholesterol bằng đường uống:
A. Táo bón.
B. Đi chảy.
C. Tăng men gan.
D. A, C đúng.
E. B, C đúng.
UNG THƯ TẾ BÀO GAN 2009
1. Yếu tố quan trọng nhất trong bệnh nguyên của ung thư gan nguyên phát ở Việt nam :
A.


Virus viêm gan B

B.

Virus viêm gan C

C.

Aflatoxin B1

D.

Rượu

E.

Tất cả đều đúng

2. Một trong các triệu chứng sau đây không thường gặp trong ung thư gan nguyên phát :
A.

Đau tức hạ sườn phải

B.

Gan to

C.

Sụt cân


D.

Chán ăn

E.

Điểm đau liên sườn

3. Các ghi nhận sau đây liên quan tới Alpha foeto-protein đều đúng, trừ một


A. Có giá trị chẩn đoán ung thư gan nguyên phát khi tăng trên 1000 ng/ml.
B. Có thể tăng cao trong ung thư gan thứ phát
C. Thường tăng trong u quái buồng trứng và tinh hoàn
D. Bình thường chỉ có khoảng 4-10 ng/ml.
E. Có thể giúp theo dõi điều trị và theo dõi sau mổ.
4. Các biến chứng thường gặp của ung thư gan nguyên phát , trừ một :
A. Tràn dịch màng bụng
B. Nôn ra máu
C. Xuất huyết phúc mạc
D. Di căn
E. Tất cả đều đúng
5. Các triệu chứng sau đây là các hội chứng cận ung thư thường gặp trong ung thư gan nguyên
phát, trừ một :
A. Tăng calci máu
B. Hạ đường máu
C. Tăng yếu tố V nghịch lý
D. Tăng hồng cầu
E. Giảm hồng cầu

6. Một trong các xét nghiệm sau đây thường không có giá trị chẩn đoán ung thư gan là :
A. AFP
B. Descarboxyprothrombin
C. Siêu âm
D. Kháng nguyên u phôi (ACE)
E. Chụp động mạch gan.
7. Các dấu hiệu sau đây thường gặp trên hình ảnh siêu âm của ung thư gan nguyên phát, trừ một :
A. Tăng sinh mạch máu
B. Huyết khối tĩnh mạch cửa
C. Dấu xô đẩy mạch máu
D. Cấu trúc siêu âm đồng nhất
E. Viền giảm âm chung quanh khối u
8. Biện pháp phòng ung thư gan nguyên phát hữu hiệu nhất ở nước ta là :


A. Theo dõi đều đặn AFP ở các bệnh nhân xơ gan
B. Điều trị tốt viêm gan virus mạn bằng Interferon
C. Kiểm tra định kỳ bệnh nhân viêm gan mạn, xơ gan bằng siêu âm và AFP
D. Tiêm chủng vắc xin phòng viêm gan virus B
E. Tất cả đều đúng
9. Khác biệt quan trọng nhất giữa ung thư gan nguyên phát và ung thư gan thứ phát là :
A.

Số lượng thương tổn u

B.

Tính chất gan trên lâm sàng

C.


Có hay không có triệu chứng của ung thư nguyên phát

D.

Nồng độ AFP

E.

Không có câu nào đúng.

10. Một trong các yếu tố sau đây thường không có vai trò trong cơ chế bệnh sinh của ung thư gan
nguyên phát :
A. Protein p 53
B. Thiếu alpha 1-antitrypsin
C. Rượu
D. Sốt rét
E. Sán lá gan
11. Tràn máu màng bụng trên một bệnh nhân đang được theo dõi xơ gan mất bù thường gợi ý
chẩn đoán trước tiên đến :
A.

rối loạn chức năng đông máu

B.

vỡ nhân ung thư gan trên nền xơ gan

C.


ung thư gan thứ phát

D.

viêm màng bụng do vi khuẩn

E.

lao màng bụng trên bẹnh nhân xơ gan

12. Tỷ lệ chuyển sang ung thư trên bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B mạn tính càng cao khi:
A. nhiễm trong giai đoạn chu sinh
B. HBeAg (+) kéo dài
C. Có nhiều đợt viêm gan tiến triển
D. Có nghiện rượu kèm theo
E.

Tất cả đều đúng


13.

AFP có thể âm tính ở bệnh nhân ung thư gan trong các trường hợp
sau, trừ một
A.

Khối u quá nhỏ

B.


Ung thư gan thứ phát

C.

Ung thư gan nguyên phát thể xơ lớp

D.

Ung thư biểu mô đường mật

E.

Khối u biệt hóa tốt

14. Một trong các câu sau không phải là chống chỉ định cắt gan trong ung thư gan nguyên phát:
A.

Child-Pugh C

B.

Khối u xâm lấn cả 2 thuỳ gan

C.

Huyết khối tĩnh mạch cửa

D.

Chảy máu trong khối u


E.

Khối u xâm lấn hạch lympho

15. Một trong các câu sau khong phải là chỉ định của kỹ thuật tiêm Ethanol tuyệt đối trong điều
trị ung thư gan nguyên phát
A.

Số lượng u dưới 3

B.

U có vỏ bọc

C.

Kích thước 4 dưới 5 cm

D.

Child pugh C

E.

Tỷ prothrombin > 60%

16. Kỹ thuật gây tắc mạch trong điều trị ung thư gan nguyên phát
A. Có thể thay thế cắt gan đối với các khối u < 3 cm
B. Có thể điều trị cấp cứu u gan vở vào phúc mạc

C. Có thể chỉ định ngay cả khi có huyết khối tĩnh mạch cửa
D. Không bao giờ chỉ định trước phẫu thuật cắt gan
E. Cần có sự hướng dẫn của siêu âm mạch máu
17. Một trong các câu sau không phải là chỉ định của kỹ thuật RFA trong điều trị ung thư gan
A. Kích thước u dưới 5 cm
B. Số lượng u không quá 3
C. Child Pugh C


D. Không có thai
E. Không còn chỉ định phẫu thuật
18. Liên quan đến dịch tễ học UTBMTBG, câu nào sai:
A. Trên thế giới, UTBMTBG xếp hàng thứ 5 trong các loại ung thư ở nam giới.
B. UTBMTBG thường gặp ở nữ hơn ở nam.
C. Có liên quan với dịch tễ học của nhiễm virus viêm gan
D. UTBMTBG có tần suất cao ở Đông Nam Á, Đài Loan, Singapo…
E. UTBMTBG là nguyên nhân của hơn 1 triệu trường hợp tử vong hằng năm trên thế giới.
19. Các yếu tố bệnh nguyên của UTBMTBG:
A. Virus viêm gan B.
B. Virus viêm gan C.
C. Aflatoxin B1.
D. Nghiện rượu.
E. Tất cả các trên.
20. Các yếu tố bệnh nguyên thường được xem là quan trọng nhất của UTBMTBG ở trên thế giới:
A. Virus viêm gan B.
B. Virus viêm gan C.
C. Nghiện rượu.
D. A, B đúng.
E. A, B, C đúng.
21. Triệu chứng cơ năng của UTBMTBG:

A. Cảm giác đau và nặng tức vùng hạ sườn phải hoặc thượng vị.
B. Đau bụng, chán ăn và sụt cân.
C. Sốt kéo dài.
D. A, B đúng.
E. A, B, C đúng.
22. Triệu chứng thực thể của bệnh nhân UTBMTBG, trừ:
A. Triệu chứng thực thể tùy thuộc vào người bệnh.
B. Gan lớn là triệu chứng bao giờ cũng gặp.
C. Tràn dịch màng bụng gặp ở 60% các bệnh nhân phương Tây.
D. Lách to gặp từ 15-48% trường hợp.


E. Tiếng thổi trên bề mặt gan được mô tả ở 5-25% bệnh nhân.
23. Các biến đổi sinh học thường gặp ở ở bệnh nhân UTBMTBG, trừ:
A. Thiếu máu, có thể gặp tăng hồng cầu, tăng bạch cầu trong hội chứng cận u.
B. Albumin máu giảm.
C. Transaminase tăng vừa phải, SGPT thường tăng cao hơn SGOT.
D. Bilirubin có thể giảm ở giai đoạn sớm nhưng thường tăng nhẹ ở các giai đoạn tiến triển.
E. Cholesterol máu tăng.
24. Chất chỉ điểm có giá trị trong chẩn đoán phân biệt UTBMTBG với các bệnh gan mạn tính:
A. AFP.
B. AFP-L3.
C. DCP.
D. AFU.
E. PIVKA-II.
25. Xét nghiệm có tính chất quyết định chẩn đoán UTBMTBG:
A. Siêu âm bụng.
B. Chụp cắt lớp vi tính.
C. Chụp cộng hưởng từ.
D. Sinh thiết gan.

E. Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ.
26. Phương pháp điều trị triệt để nhất đối với UTBMTBG:
A. Tiêm cồn tuyệt đối qua da vào khối u dưới sự hướng dẫn của siêu âm.
B. Phương pháp tắc mạch: chọn lọc động mạch nuôi dưỡng khối u.
C. Nhiệt trị liệu bằng sóng cao tần.
D. Hóa trị liệu.
E. Phẫu thuật cắt bỏ khối u.
27. Chống chỉ định phẫu thuật trong điều trị UTBMTBG:
A. Khối u xâm lấn cả 2 thùy gan.
B. Chức năng gan kém do xơ gan.
C. Khối u xâm lấn hoặc làm tắc ống gan chung.
D. Khối u xâm lấn tĩnh mạch chủ dưới.
E. Tất cả các câu trên.


28. Thuốc điều trị ung thư tế bào gan dựa trên cơ chế ức chế tân sinh mạch là:
A. Tamoxifen
B. Levamisol
C. Sorafenib
D. Interferon alpha
E. Lamivudine
29. Thuốc điều trị ung thư tế bào gan dựa trên cơ chế thụ thể Estrogen là :
A. Sorafenib
B. Methotrexate
C. BCG
D. Tamoxifen
E. Mithomycine C
30. Lamivudine trong ung thư tế bào gan do HBV
A. Không nên chỉ định ở giai đoạn ung thư
B. Có thể dùng sau cắt gan để ngăn ngừa đợt viêm gan tiến triển

C. Chỉ được bắt đầu dùng sau ghép gan
D. Không có hiệu quả kéo dài thời gian sống còn có ý nghĩa
E. C và D đúng



×