Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

TRẮC NGHIỆM VIÊM dạ DÀY,UNG THƯ ðại TRÀNG và hôn mê GAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.33 KB, 14 trang )

TRẮC NGHIỆM : VIÊM DẠ DÀY
Câu 1. Trên lâm sàng, phân biệt viêm dạ dày cấp và mạn là dựa vào tính chất khởi phát
đột ngột rầm rộ của cơn đau.
A. Sai
B. Hoàn toàn đúng.
Câu 2 Nguyên nhân nào sau đây không gây bệnh cảnh viêm cấp ở dạ dày .
A Dịch mật trào ngược
B. Các thuốc kháng viêm.
C. Stress.
D. Cytomegalovirus.
E. Rượu.
Câu 3. Các đặc điểm nào sau đây không phải của loét dạ dày cấp do stress.
A. Sau sang chấn tinh thần.
B. Sau chấn thương sọ não.
C. Sau bệnh lý gan, thận có rối loạn đông máu.
D. Bệnh xãy ra sau tình trạng choáng nặng , sau bỏng nặng.
E. Xãy ra sớm trong vòng 24 giờ đầu của các sang chấn thực thể và có thể chảy
máu.
Câu 4. Chẩn đoán viêm dạ dày mạn dựa vào :
A. Mô học cho thấy có thâm nhiễm nhiều tế bào limphô quanh tuyến
B.Triệu chứng lâm sàng với biểu hiện ăn châm tiêu.
C. Chụp dạ dày có baryte cho hình ảnh dạ dày phù nề.
D. Siêu âm cho hình ảnh dày thành dạ dày.
E. Nội soi cho hình ảnh niêm mạc dạ dày đỏ rực.
Câu 5. Phân biệt viêm dạ dày mạn type A và B dựa vào các tính chất sau đây, ngoại trừ:
A. Có teo tuyến.
B. Có thiếu máu.
C. Có yếu tố tự miễn.
D. Vị trí tổn thương.
E. Có thâm nhiễm tế bào limphô, tương bào.
Câu 6. Nguyên nhân của viêm dạ dày mạn type B đa số là do:


A. Helicobacter pylori (HP)
B. Streptococcus.
C. Ăn nhiều chất kích thích.
D. Tăng áp tĩnh mạch cửa.
E. Thiếu máu do thiếu sắt.
Câu 7. Diễn tiến của viêm dạ dày mạn type B có thể gặp là:
A. Teo tuyến.
B. Polype tuyến.
C. Phì đại tuyến.
D. Tạo thành các u hạt.
E. Dị sản mạch máu.
Câu 8. Nguyên nhân chính gây viêm dạ dày do trào ngược dịch mật là:
A. Sau cắt dạ dày bán phần.
B. Do viêm gan siêu vi A cấp.


C. Do viêm cơ vòng Oddi.
D. Do biến chứng của thủ thuật ERCP.
E. Do viêm tuỵ mạn.
Câu 9. Bệnh dạ dày do tăng áp cửa có các đặc điểm sau đây, ngoại trừ:
A. Thâm nhiễm nhiều tế bào limphô và tương bào và ít neutrophill
B. Nội soi thấy niêm mạc đỏ rực.
C. Biến đổi hình khảm (mozaic) theo thời gian.
D. Chảy máu từng đám trong niêm mạc.
E. Gặp ở nhiều vị trí của dạ dày.
Câu 10. Tác nhân nào sau đây có thể gây viêm dạ dày cấp lẫn mạn:
A. NSAIDs.
B. Rượu.
C. Viêm dạ dày u hạt.
D. Crohn.

E. Trào ngược dịch tá tràng.
Câu 11. Viêm dạ dày do HP có đặc điểm sau đây, ngoại trừ:
A. Triệu chứng viêm cấp rất rầm rộ, dễ nhận biết.
B. Đa số tổn thương ở vùng hang vị.
C. Đa số tổn thương mạn tính.
D. Có thể gây teo tuyến.
E. Có thể tạo các u limphô (MALT).
Câu 12. Nguyên nhân nào sau đây không phải của viêm dạ dày mạn:
A. Urê máu cao.
B. Trào ngược dịch mật.
C. Tự miễn
D. Lao.
E. Crohn.
Câu 13. Viêm dạ dày mạn type A có các đặc điểm sau đây, ngoại trừ:
A. Thâm nhiễm nhiều neutrophill quanh tuyến.
B. Teo tuyến và giảm tiết acide, pepsin
C. Thiếu máu.
D. Đa số tổn thương ở vùng thân dạ dày.
E. Thường gặp ở người trên 50 tuổi.
Câu 14. Viêm dạ dày mạn type B có đặc điểm sau đây, ngoại trừ:
A. Có thể gây dị sản nhưng không bao giờ có loạn sản nặng.
B. Tổn thương ở hang vị và có khi lan lên vùng thân dạ dày.
C. Đa số gặp ở người trẻ.
D. 80% có hiện diện HP.
E. Có thể gây teo tuyến dạ dày.
Câu 15. Viêm dạ dày mạn do trào ngược dịch mật có các đặc điểm sau đây, ngoại trừ:
A. Thường có teo tuyến và loạn sản nặng.
B. Tổn thương thường xảy ra ở ống môn vị và tiền môn vị.
C. Có tăng sản tuyến.
D. Phản ứng viêm nhẹ.

E. Có thể phối hợp với loét dạ dày.
Câu 16. Các loại viêm dạ dày thường hay gặp ở vùng hang vị, ngoại trừ:


A. Viêm dạ dày type tự miễn
B. Viêm dạ dày dạng limphô.
C. Viêm dạ dày ái toan..
D. Viêm dạ dày thể giả u limphô.
E. Viêm dạ dày mạn type B.
Câu 17. Trong bệnh Ménétrier (viêm dạ dày phì đại), tổn thương xảy ra ở :
A. Toàn bộ bờ cong lớn dạ dày.
B. Hang vị.
C. Tiền môn vị.
D. Bờ cong nhỏ dạ dày.
E. Tâm vị.
Câu 18. Chẩn đoán viêm hang vị có HP bằng cách nào là nhanh và rẻ tiền nhất :
A. CLO- test.
B. ELISA.
C. Test thở Urê có phóng xạ.
D. Cấy mảnh sinh thiết dạ dày
E. PCR.
Câu 19. Chẩn đoán viêm hang vị có HP bằng cách nào tiện lợi nhất:
A. Test thở Urê có phóng xạ.
B. Cấy mảnh sinh thiết dạ dày.
C. PCR.
D. CLO- test.
E. Cấy mảng bám răng.
Câu 20. Điều trị viêm dạ dày cấp chảy máu, nguyên nhân do rượu, phương tiện điều trị
chính là:
A. Thuốc kháng tiết + đảm bảo tuần hoàn

B. Thuốc băng niêm mạc + đảm bảo tuần hoàn.
C. Thuốc trung hoà acid + đảm bảo tuần hoàn.
D. Thuốc kháng sinh + đảm bảo tuần hoàn.
E. Thuốc chống co thắt + đảm bảo tuần hoàn.
Câu 21. Phương tiện chính để điều trị viêm dạ dày cấp do NSAIDs là:
A. Kháng tiết, ngưng NSAIDs.
B. Kháng sinh, ngưng NSAIDs.
C. Trung hoà acide, giảm dần rồi ngưng NSAIDs
D. Băng niêm mạc, giảm dần rồi ngưng NSAIDs.
E. Kháng tiết, băng niêm mạc, chống co thắt.
Câu 22. Hiện nay, điều trị viêm dạ dày có HP thông thường là:
A. 2 kháng sinh + 1 kháng tiết.
B. 1 kháng sinh + 1 kháng tiết.
C. 1 kháng sinh + 1 kháng tiết + băng niêm mạc.
D. 2 kháng sinh + băng niêm mạc + trung hoà acide.
E. 1 kháng sinh + 1 kháng tiết + băng niêm mạc.
Câu 23. Trường hợp viêm dạ dày cấp chảy máu nặng, phương tiện điều trị là:
A. Truyền máu + thuốc co mạch + kháng tiết + cầm máu qua nội soi.
B. Truyền máu + thuốc chẹn giao cảm β + thuốc băng niêm mạc.
C. Truyền máu + thuốc băng niêm mạc + cầm máu qua nội soi.


D. Truyền máu + thuốc chống co thắt + thuốc băng niêm mạc.
E. Truyền máu + thuốc co mạch + cầm máu qua nôi soi.
Câu 24. Điều trị viêm dạ dày mạn type A chủ yếu là:
A. Thuốc kháng toan.
B. Thuốc kháng tiết.
C. Thuốc băng niêm mạc.
D. Truyền máu.
E. Sắt, a. folic.

Câu 25. Điều trị dự phòng viêm dạ dày chảy máu tái phát do phải dùng NSAIDs, thường
dùng:
A. Ức chế bơm H + (PPI) hoặc kháng H2.
B. Sucralfate.
C. Bismuth.
D. Mallox.
E. Prostaglandine.
Câu 26. Điều trị viêm dạ dày mạn do trào ngược dịch mật, phương tiện chính là:
A. Thuốc trung hoà dịch mật + thuốc tăng vận động dạ dày.
B. Thuốc kháng tiết dạ dày.
C. Thuốc trung hoà acid dạ dày.
D. Thuốc tăng vận động dạ dày.
E. Kháng sinh + băng niêm mạc dạ dày.
Câu 27. Phương tiện điều trị chính bệnh dạ dày tăng áp cửa là:
A. Thuốc chẹn giao cảm β + kháng H2.
B. Thuốc băng niêm mạc.
C. Thuốc băng niêm mạc + kháng sinh.
D. Thuốc băng niêm mạc + kháng tiết PPI.
E. Kháng tiết PPI.
Câu 28. Điều trị diệt vi khuẩn HP, kháng tiết hiện nay được dùng là:
A. PPI.
B. Kháng H2.
C. Kháng cholin.
D. Kháng gastrin.
E. Chọn 1 trong 4 loại kháng tiết được nêu ra.
Câu 29. Mục đích của điều trị viêm dạ dày mạn là:
A. Ngăn ngừa hiện tượng teo tuyến.
B. Gia tăng tái tạo, tăng sinh tế bào tuyến sau khi hết viêm.
C. Tăng sinh tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc.
D. Tăng lưư lượng máu đến dạ dày.

E. Duy trì khả năng chống viêm sau liền sẹo.
Câu 30. Viêm dạ dày cấp ăn mòn (viêm dạ dày cấp chảy máu) có các đặc điểm sau, ngoại
trừ:
A. Chảy máu luôn luôn nặng.
B. Tổn thương lan rộng khắp dạ dày.
C. Nhiều dạng tổn thương cùng hiện diện.
D. Biến mất nhanh khi chấm dứt nguyên nhân và khi được điều trị.
E. Không để lại sẹo về sau.


TRẮC NGHIỆM: UNG THƯ ÐẠI TRÀNG
Câu 1. Về vị trí, ung thư ở đại tràng chiếm tỷ lệ gặp thấp nhất là ở :
A. Ðại tràng xuống
B. Manh tràng.
C. Ðại tràng lên..
D. Trực tràng.
E. Ðại tràng ngang.
Câu 2. Thức ăn ít có nguy cơ liên quan đến ung thư đại trực tràng là :
A. Rau, củ , quả.
B. Tinh bột sắn.
C. Thịt bò.
D. Thịt lợn.
E. Trứng.
Câu 3. Khi phát hiện polyp ở đại tràng lần đầu tiên thì:
A. Phải sinh thiết và theo dõi nội soi định kỳ.
B. Không cần sinh thiết lần 2 khi kết quả lần 1 là loại chế tiết nhầy.
C. Không cần sinh thiết nếu là loại có cuống và bề mặt trơn láng.
D. Chỉ cần xét nghiệm CEA trong máu là đủ.
E. Chỉ cần xét nghiệm máu ẩn trong phân định kỳ mỗi 6 tháng.
Câu 4. Thức ăn nào sau đây khi xử dung thiếu cân đối thì ít có nguy cơ bị ung thư đại

trực tràng hơn:
A. Cá.
B. Thịt bò.
C. Thịt lợn.
D. Thịt gà.
E. Trứng.
Câu 5. Cơ chế gây ung thư đại tràng cuối cùng là do :
A. Viêm mạn kèm tăng sinh niêm mạc mạn tính.
B. Thiếu máu nuôi dưỡng niêm mạc do chảy máu vi thể.
C. Viêm cấp từng đợt.
D. Giảm miễn dịch.
E. Thiếu sắt lâu ngày.
Câu 6. Loại ung thư đại trực tràng nào sau đây thường có tiên lượng xấu nhất :
A. Thể thâm nhiễm.
B. Thể loét.
C. Thể sùi.
D. Thể loét sùi.
E. Thể hoại tử
Câu 7. Ðiều trị ung thư đại tràng khi chưa có di căn, tốt nhất là:?
A. Phẩu thuật cắt bỏ u kèm xạ trị, hóa trị, miễn dịch trị liệu tiếp theo.
B. Phẩu thuật cắt bỏ u kèm xạ trị.
C. Xạ trị trước rồi phẩu thuật sau


D. Phẩu thuật kèm miễn dịch trị liệu.
E. Phẩu thuật kèm hóa trị liệu.
Câu 8. Theo dõi sau điều trị cắt bỏ u đại tràng là:
A. Khám định kỳ, CEA mỗi 3 tháng, và nội soi đại tràng mỗi 6 tháng.
B. Siêu âm bụng mỗi 6 tháng.
C. CT scaner bụng, chụp phim phổi mỗi 3 tháng.

D. CRP mỗi 3 tháng.
E. Máu ẩn phân, hồng cầu và tiểu cầu mỗi 6 tháng.
Câu 9. Ung thư đại trực tràng đa số thuộc loại:
A. Biểu mô tuyến
B. Biểu mô lát tầng.
C. Biểu mô dạng biểu bì.
D. Carcinoide.
E. Sarcome.
Câu 10. Ung thư đại tràng loại hiếm gặp là:
A. Biểu mô dạng biểu bì.
B. Biểu mô tiết nhầy.
C. Carcinoide.
D. Sarcome.
E. Biểu mô tuyến.
Câu 11. Ít có biểu hiện rối loạn phân rõ, thường có thiếu máu là triệu chứng có thể gặp
của ung thư đại tràng ở vị trí:
A. Đại tràng lên.
B. Đại tràng xuống.
C. Đại tràng ngang.
D. Trực tràng.
E. Đại tràng sigma.
Câu 12. Triệu chứng hay gặp của ung thư đại tràng ngang và đại tràng xuống thường là:
A. Ðau bụng từng cơn dạng bán tắt
B. Tiêu chảy.
C. Hội chứng lỵ.
D. Thiếu máu nặng, sốt.
E. Nôn, đau bụng âm ỉ.
Câu 13. Hội chứng lỵ và giả lỵ thường gặp trong ung thư đại tràng ở vị trí:
A. Sigma, trực tràng.
B. Đại tràng lên đoạn góc gan.

C. Đại tràng ngang.
D. Đại tràng xuống đoạn góc lách
E. Manh tràng.
Câu 13. Vị trí di căn hay gặp nhất của ung thư đại trực tràng à:
A. Gan.
B. Phổi.
C. Não.
D. Hạch thượng đòn trái.
E. Lách.
Câu 14. Con đường di căn của ung thư đại trực tràng thường là:


A. Tĩnh mạch cửa.
B. Ðộng mạch.
C. Bạch mạch.
D. Tĩnh mạch chủ.
E. Tất cả mọi đường đều có khả năng như nhau.
Câu 15. Có thể dự phòng ung thư đại trực tràng cho người có nguy cơ cao bằng các cách
sau đây, ngoại trừ:
A. Chế độ ăn giàu gạo, bột mì
B. Dùng Aspirin, NSAIDs.
C. Oestrogen cho phụ nữ tuổi mãn kinh.
D. Thức ăn giàu vitamin A, C.
E. Thức ăn giàu acide folic, calci.
Câu 16. Phụ nữ sau 50 tuổi, thỉnh thoảng có rối loạn phân, không có tiền sử gia đình về
ung thư đại tràng, có cần làm các xét nghiệm sàng lọc ung thư đại tràng không?
A. Có.
B. Không.
Câu 17. Các xét nghiệm nào sau đây dùng để sàng lọc ung thư đại trực tràng ở người trên
50 tuổi, không có nguy cơ cao:

A. Máu ẩn phân hằng năm, soi trực tràng sigma mỗi 5 năm.
B. CEA mỗi 6 tháng.
C. Siêu âm bụng, công thức máu mỗi 6 tháng.
D. Công thức máu, VS mỗi 6 tháng
E. Sắt huyết thanh mỗi 6 tháng.
Câu 18. Trong trường hợp ung thư đại tràng đã có di căn gan, Thường điều trị như sau:
A. Phẩu thuật + Xạ trị + hóa trị tại gan.
B. Hóa trị với 5FU+ Ca-folinate
C. Xạ trị.
D. Hóa trị+ Miễn dịch trị liệu.
E. Phẩu thuật + hóa trị liệu toàn thân.
Câu 19. Xạ trị liệu trong ung thư đại tràng sigma thường có mục đích:
A. Ngăn ngừa di căn vùng chậu.
B. Làm cho khối u nhỏ lại trước khi dùng hóa trị liệu.
C. Làm giảm đau.
D. Ngăn ngừa di căn gan, xương.
E. Kéo dài thời gian sống của bệnh nhân .
Câu 20. Miễn dịch trị liệu có tác dụng:
A. Tiếp tục diệt tế bào ung thư còn sót lại
B. Xử dung tốt cho ung thư đại tràng ở các giai đoạn mà không cần phẩu thuật.
C. Hiệu quả điều trị tương tự hóa trị liệu và không có tác dung phụ.
D. Hiệu quả điều trị tương tự xạ trị liệu.
E. Thay thế phẩu thuật khi dùng kèm xạ trị.
Câu 21. Khi ung thư đại tràng đã có di căn gan, phương tiện điều trị là:?
A. Phẩu thuật cắt bỏ là chính kèm hóa trị tại gan và xạ trị.
B. Không phẩu thuật được, chỉ dùng hóa trị liệu.
C. Không phẩu thuật được, chỉ dùng xạ trị.
D. Phẩu thuật cắt bỏ là chính kèm miễn dịch liệu pháp.



E. Xạ trị tại chỗ kèm miễn dịch liệu pháp mà không dùng phẩu thuật.
Câu 23. Yếu tố nguy cơ gây ung thư đại tràng có trong thức ăn được nói đến là:
A. Thịt cá nướng cháy.
B. Cá ướp muối.
C. Rau ướp muối.
D. Dầu olive.
E. Dầu cải.
Câu 24. Yếu tố được xem là bảo vệ niêm mạc đại trực tràng, ngoại trừ:
A. Fecapentaenes.
B. Vitamin A, C, E.
C. A. folic.
D. Selenium.
E. Kẽm.
Câu 25. Bệnh polype đại tràng có tính gia đình có đặc điểm:
A. Có nguy cơ ung thư cao ở tuổi trước 40.
B. Có nguy cơ ung thư cao ở tuổi sau 50.
C. Chỉ gặp ở nữ giới.
D. Tập trung ở đại tràng sigma.
E. Dự phòng ung thư được bằng xử dụng NSAIDs.
Câu 26. Bệnh polype tuyến ở đại tràng có tính gia đình có các đặc điểm sau, ngoại trừ:
A. Gia đình của những người này thường có thói quen ăn nhiều thịt, ít rau tươi.
B. Có rất rất nhiều polype suốt toàn bộ khung đại tràng.
C. Cần theo dõi con cháu của họ ở tuổi trước dậy thì bằng nội soi sigma- trực
tràng
D. Khi phát hiện nên phẩu thuật cắt bỏ đại tràng sớm.
E. Dự phòng polype phát triển bằng NSAIDs chỉ có tính tạm thời.
Câu 27. Ung thư đại tràng không thuộc dạng polype có các đặc điểm sau đây, ngoại trừ:
A. Tiên lượng xấu hơn lọai polype tuyến.
B. Xảy ra muộn hơn ở tuổi gần 50.
C. U thường phát triển ở đại tràng lên.

D. Diễn tiến âm thầm .
E. Di truyền gặp ở 2 thế hệ.
Câu 28. Bệnh lý ruột viêm mạn tính nào sau đây, qua nhiều năm có nguy cơ cao gây ung
thư đại tràng:
A. Viêm loét đại trực tràng chảy máu.
B. Bệnh Crohn.
C. Amíp mạn tính.
D. Bệnh Whipple.
E. Bệnh Coeliac.
Câu 29. Lymphoma đại tràng có đặc điểm:
A. Đa số phát triển ở hồi- manh tràng, dạng khối hay thâm nhiễm.
B. Khối u dễ thủng.
C. Đại tiện phân lỏng gây mất nước, suy kiệt.
D. Tiên lượng tốt hơn ung thư dạng tuyến.
E. Ít có di căn hạch.
Câu 30. Theo phân giai đoạn của ung thư đại tràng, thì DUKES B là tổn thương ở:


A. Có thể xuống đến thanh mạc nhưng chưa có hạch vùng.
B. Chỉ ở dưới niêm mạc chưa đến lớp cơ.
C. Chỉ ở lớp cơ nhưng có hạch vùng.
D. Đến thanh mạc kèm hạch vùng.
E. Chỉ ở niêm mạc nhưng đã có hạch vùng.
Câu 31. U carcinoide ở đại tràng có đặc điểm sau đây, ngoại trừ:
A. Tổn thương luôn ở dạng loét mà không gặp dạng polype
B. Vị trí hay gặp ở ruột thừa, trực tràng.
C. Ác tính cao.
D. Ít khi di căn.
E. Thường hay chảy máu.
Câu 32. Khối u đại tràng trên vi thể cho thấy tổn thương lan đến hạ niêm mạc, lớp cơ và

mạch máu bình thường, không có hạch vùng. Về phân giai đoạn thì đây là:
A. Dukes A.
B. Dukes B1
C. Dukes B2
D. Dukes C
E. Dukes D.
Câu 33. Khối u đại tràng trên vi thể cho thấy tổn thương lan đến lớp cơ, chưa đến thanh
mạc, mạch máu bình thường và không có hạch vùng. Về phân giai đoạn thì đây là:
A. Dukes B1.
B. Dukes B2
C. Dukes A
D. Dukes D
E. Dukes C.
Câu 34. Khối u đại tràng trên vi thể cho thấy tổn thương lan đến lớp cơ và có hạch vùng.
Về phân giai đoạn thì đây là:
A. Dukes C
B. Dukes B2
C. Dukes B1
D. Dukes A
E. Dukes D.
Câu 35. Miễn dịch trị liệu là phương tiện điều trị phối hợp với phẩu thuật cắt bỏ khối u
dùng cho giai đoạn :Duke B
A. Dukes A, B.
B. Dukes C.
C. Dukes D di căn phổi
D. Dukes D di căn xương.
E. Dukes D di căn hạch.
Câu 36. Trong ung thư đại trực tràng, CEA huyết thanh được dùng để :
A. Chẩn đoán và theo dõi tái phát sau cắt bỏ u.
B. Chẩn đoán và theo dõi di căn ung thư đến gan.

C. Chẩn đoán và theo dõi di căn ung thư đến tụy.
D. Chẩn đoán và theo dõi ung thư di căn đến dạ dày.
E. Chẩn đoán và theo dõi ung thư di căn đến xương.
Câu 37. Trong gia đình có bố/ mẹ bị ung thư đại trực tràng, con cái họ cần theo dõi bằng:


A. Khám định kỳ (có cả siêu âm bụng) + CEA mỗi 3-6 tháng/ lần, máu ẩn phân,
nội soi đại trực tràng.
B. Máu ẩn phân, công thức máu mỗi 6 tháng.
C. CEA, máu ẩn phân mỗi 6 tháng.
D. Công thức máu, sắt huyết thanh, CEA mỗi 6 tháng.
E. Chụp đại tràng có baryte mỗi 6 tháng.
Câu 38. Thuốc điều trị ung thư đại trực tràng chủ yếu hiện nay là:
A. 5- FU + Calci folinate.
B. Levamisol.
C. Panorex.
D. Methothrexate.
E. Ibuprofene.
Câu 39. Các yếu tố dùng để sàng lọc ung thư đại trực tràng, ngoại trừ:
A. Sắt huyết thanh
B. CEA.
C. Nội soi đại trực tràng.
D. Khám định kỳ: trực tràng, tiền liệt tuyến, âm đạo, siêu âm bụng.
E. Máu ẩn phân.
Câu 40. Thêm một xét nghiệm hiện nay được đề nghị dùng để sàng lọc ung thư đại trực
tràng là:
A. Tìm đột biến gen APC trong phân.
B. Tìm đột biến gen p53 trong phân.
C. CA 19-9 huyết thanh.
D. CA 125 huyế thanh.

E. L- Fucosidase huyết thanh.
TRẮC NGHIỆM HÔN MÊ GAN
Chọn MỘT câu đúng nhất, chọn ĐÚNG SAI
Câu 1. Ở bệnh nhân xơ gan , những nguyên nhân gây hội chứng não gan là:
A. Táo bón.
B. Chế độ ăn nhiều protide.
C. Nhiễm khuẩn báng,
D. Chảy máu từ tĩnh mạch thực quản giãn
E. Tất cả các nguyên nhân trên.
Câu 2. Bệnh não gan do các nguyên nhân nào sau đây thì có tiên lượng hồi phục thấp nhất.
A. Bệnh não- của chủ mạn.
B. Bệnh não của suy gan cấp
C. Bệnh não do xơ gan.
D. Bệnh não do chảy máu tiêu hoá cấp ở người xơ gan.
E. Bệnh não sau phẩu thuật trên gan xơ.
Câu 3. Dấu hiệu nào sau đây là biểu hiện sớm nhất của hôn mê gan:
A. Thay đổi sóng điện não.
B. Babinski và dấu tương đương, tăng phản xạ gân xương.
C. Rối loạn định hướng và chữ viết.
D. Buồn nôn
E. Nấc cụt.
Câu 4. Bệnh não - cửa chủ mạn thường xãy ra do các yếu tố sau:
A. Dùng lợi tiểu kéo dài.
B. Do dùng thuốc an thần Benzodiazepin.
C. Do nhiễm trùng nặng.


D. Do phẩu thuật tạo shunt của- chủ.
E. Do tiêu chảy mất nước.
Câu 5. Biện pháp phòng ngừa hôn mê gan khi chọc tháo báng là:

A. Tháo dịch cho chảy chậm và liên tục suốt ngày.
B. Tháo từ 3-5 lít, nhanh để tránh nhiễm trùng.
C. Tháo từ 3-5 lít, tốc độ vừa và phải truyền đạm trả lại
D. Tháo báng kèm lợi tiểu tác dụng nhanh.
E. Tháo báng kèm truyền đường ưu trương.
Câu 6. Điều trị hôn mê gan, ngoài thụt tháo phân chúng ta còn dùng biện pháp nào sau đây
A. Dùng kháng sinh diệt khuẩn ruột.
B. Dùng lactulose hay lactitol để rửa ruột.
C. Hạn chế protein còn 20 g/ngày.
D. Ngưng thuốc lợi tiểu.
E. Tất cả các biện pháp trên.
Câu 7. Kháng sinh dùng diệt khuẩn ruột trong điều trị hôn mê gan thường dùng là:
A. Neomycin.
B. Metronidazole.
C. Tetracycline.
D. Vancomycin.
E. Một trong các loại kể trên.
Câu 8. Khi dùng Lactulose để rửa ruột, bệnh nhân đại tiện mấy lần trong 1 ngày là đủ.
A. Trên 5 lần/ ngày.
B. 2-3 lần/ ngày.
C. Càng nhiều càng tốt, lượng tiểu 1 lít/ ngày là đủ.
D. Trên 5 lần/ ngày và hematocrite dưới 30% là đủ.
E. Trên 5 lần/ ngày và hematocrite dưới 20% là đủ.
Câu 9. Thuốc hiện nay được dùng có thể cải thiện nhanh và tạm thời tình trạng hôn mê gan là:
A. L- Dopa.
B. Bromocryptin.
C. Flumazenil.
D. Benzoate Natri.
E. Ornithine aspartate.
Câu 10. Những yếu tố nguy cơ gây hôn mê gan có thể xảy ra ở người xơ gan, ngoại trừ.

A. Xơ gan có biến chứng chảy máu tiêu hoá cấp, nặng.
B. Xơ gan mất bù, dùng lợi tiểu quai và trọng lượng cơ thể giảm > 2kg/ngày.
C. Xơ gan mất bù đang bị tiêu chảy và có dấu hiệu mất nước.
D. Xơ gan mất bù có tiểu cầu < 40 ngàn/mm3.
E. Xơ gan mất bù và có táo bón kéo dài.
Câu 11. Hiện nay, chất nào sau đây được nói đến có vai trò trong cơ chế bệnh sinh của hôn mê gan:
A.
Các chất kháng viêm không steroides.
B.
Sắt
C.
Kẽm.
D.
Đồng.
E.
Neurosteroides
Câu 12. Dùng thuốc lợi tiểu ở bệnh nhân xơ gan không đúng cách có thể dẫn đến hôn mê gan là do:
A. Thiếu lưu lượng đến thận.
B. Tăng Natri máu.
C. Thuốc độc cho thận.
D. Hạ kali máu.
E. Nhiễm toan chuyển hoá.
Câu 13. Trong bệnh xơ gan có sự phát triễn quá mức vi khuẩn ruột, điều này sẽ gây nên:
A. Có nhiều chất độc như NH3.
B. Tăng độc tố vi khuẩn trong máu.
C. Tăng serotonin.
D. Thiếu vitamin tan trong dầu.
E. Tất cả các yếu tố trên.



Câu 14.Trong bệnh não gan, chất có vai trò trong rối loạn ý thức và rối loạn chu kỳ thức/ ngủ là:
A. Isoleucin.
B. Leucin.
C. Valin.
D. Serotonin.
E. Tất cả các chất kể trên.
Câu 15. Dùng các thuốc ức chế thần kinh trung ương có thể gây hội chứng não gan ở bệnh nhân xơ gan,
chủ yếu là do:
A. Độc cho tế bào gan.
B. Độc cho thận.
C. Thuốc không được chuyển hoá qua gan.
D. Thiếu oxy não làm tăng nhạy cảm với amoniac
E. Tất cả các yếu tố trên.
Câu 16. Những yếu tố góp phần gây hội chứng não gan, ngoại trừ:
A. Toan chuyển hoá .
B. Kiềm chuyển hoá.
C. Hạ kali máu.
D. Thiếu oxy não.
E. Dùng các thuốc ức chế thần kinh trung ương.
Câu 17. Rối loạn giấc ngủ, đảo ngược giấc ngủ thường xảy ra vào giai đoạn nào của hôn mê gan theo phân
loại của West Haven:
A. Giai đoạn 0.
B. Giai đoạn 1 và 2.
C. Giai đoạn 3.
D. Giai đoạn 4a
E. Giai đoạn 4b.
Câu 18. Tét nối kết số được thực hiện ở giai đoạn nào của hôn mê gan:
A. Giai đoạn tiền hôn mê.
B. Giai đoạn 1.
C. Giai đoạn 2.

D. Giai đoạn 3.
E. Giai đoạn 4.
Câu 19. Thay đổi sóng điện não xảy ra ở giai đoạn nào của hôn mê gan:
A. Giai đoạn tiền hôn mê gan.
B. Từ giai đoạn 2 trở đi.
C. Chỉ xảy ra ở giai đoạn 3.
D. Chỉ xảy ra ở giai đoạn 4.
E. Ở các giai đoạn.
Câu 20. Các phương tiện điều trị hổ trợ trong hôn mê gan là:
A. Bù kẽm.
B. Bù Manganse.
C. Bù sắt.
D. Bù acide folic.
E. Bù vitamin B12.
Câu 21. Bệnh não gan do nguyên nhân nào sau đây có tiên lượng hồi phục tốt.
A. Viêm gan cấp do thuốc.
B. Viêm gan siêu vi cấp nặng.
C. Viêm gan cấp nặng do rượu.
D. Ăn quá nhiều đạm ở người xơ gan.
E. Tất cả các nguyên nhân kể trên.
Câu 22. Hôn mê gan xảy ra trong tình huống nào sau đây thì có tiên lượng tốt nhất:
A. Dấu suy gan nặng hơn dấu tăng áp cửa.
B. Dấu suy gan ít, tuần hoàn bàng hệ nhiều.
C. Hôn mê gan xảy ra ở bệnh nhân già có bệnh mạch máu não.
D. Xơ gan có giảm albumin máu < 30 g/L.
E. Hôn mê gan giai đoạn 3.


Câu 23. Một bệnh nhân xơ gan mất bù: cổ trướng lớn, da vàng đậm, vào viện vì nôn máu tươi, được chẩn
đoán chảy máu do vỡ tĩnh mạch thực quản giãn. Cần làm gì để đề phòng hôn mê gan có thể xảy ra:

A. Dùng thuốc lợi tiểu loại tác dụng nhanh để giảm cổ trướng.
B. Truyền dịch đẳng trương và truyền đường glucose 10%.
C. Nhanh chóng điều trị cầm chảy máu và tháo máu đọng trong ruột ra ngoài.
D. Truyền đạm ít muối.
E. Tất cả các biện pháp trên.
Câu 24. Trong điều trị hôn mê gan, tháo phân có mục đích:
A. Tăng hấp thu vitamin K ở ruột.
B. Tháo bớt nước ở đại tràng để giảm phù niêm mạc ruột.
C. Ngăn ngừa chảy máu từ các búi trĩ.
D. Tháo nitơ trong phân ra khỏi cơ thể để giảm NH3 máu.
E. Tất cả các mục đích trên.
Câu 25. Trong chế độ ăn của người hôn mê gan, dùng protide thực vật tốt hơn protide động vật là vì:
A. Protide thực vật có nhiều acide amin nhân thơm hơn.
B. Protide thực vật làm giảm pH của đại tràng nên làm giảm hấp thụ amoniac hơn.
C. Protide thực vật ít muối hơn.
D. Protide thực vật giàu kali hơn.
E. Tất cả các lý do trên.
Câu 26. Dấu rung vỗ cánh, ngoài hôn mê gan có thể gặp trong trường hợp nào sau đây:
A. Trúng độc phospho hữu cơ.
B. Hôn mê tăng urê máu.
C. Tăng Kali máu.
D. Hôn mê tăng thẩm thấu.
E. Tất cả các trường hợp trên.
Câu 27. Yếu tố vi lượng nào sau đây thường không được dùng trong xơ gan.
A. Kẽm (Zn)
B. Selenium.
C. Mangan (Mn).
D. Arginin.
E. Tất cả các yếu tố kể trên.
Câu 28. Hôn mê gan do bệnh xơ gan có tiên lượng tốt hơn so với hôn mê gan do suy gan cấp (chọn câu

đúng , sai).
A. Đúng.
B. Sai.
Câu 29. Bệnh não gan do nguyên nhân nào sau đây thì có tiên lượng xấu nhất.
A. Trúng độc paracetamol cấp.
B. Chảy máu từ tĩnh mạch thực quản giãn ở người xơ gan.
C. Ăn quá nhiều đạm.
D. Nhiễm trùng cấp ở người xơ gan.
E. Dùng lợi tiểu không được theo dõi ở người xơ gan.
Câu 30. Bệnh não gan xảy ra ở người xơ gan thuộc loại bệnh não - cửa chủ mạn.
A. Đúng.
B. Sai
Câu 31. Bệnh não gan ít xảy ra trong trường hợp:
A. Viêm gan cấp nặng do rượu .
B. Viêm gan cấp nặng do dùng thuốc kháng lao.
C. Bệnh Banti mà chức năng gan còn tốt.
D. Xơ gan mất bù có biến chứng chảy máu tĩnh mạch thực quản giãn.
E. Xơ gan mất bù được chọc tháo báng với lượng lớn.
Câu 32. Bệnh não gan dễ xảy ra, dễ tái phát và cũng dễ hồi phục trong trường hợp nào sau đây:
A. Xơ gan mất bù nhưng chưa lần nào chảy máu từ tĩnh mạch thực quản giãn.
B. Xơ gan mất bù nguyên nhân do rượu.
C. Bệnh tăng áp tĩnh mạch cửa ngoài gan hoặc có nối tắt của chủ bên trong gan nhưng chức
năng gan còn tương đối tốt.
D. Xơ gan mất bù do rối loạn chuyển hoá đồng di truyền.


E. Tất cả các trường hợp trên.
Câu 33. Ở bệnh nhân xơ gan, không để bị táo bón là vì các lý do sau, ngoại trừ:
A. Dễ gây tắt ruột.
B. Vi khuẩn ruột tạo ra nhiều amoniac mà không được thải ra ngoài.

C. Amoniac chuyển hoá từ thức ăn không được thải ra ngoài.
D. Luôn có sự quá phát triễn vi khuẩn ruột.
E. Táo bón dễ gây chảy máu từ trĩ
Câu 34. Trong xơ gan, tăng NH3 dễ gây hôn mê gan là do:
A. NH3 làm tăng tính thấm hàng rào mạch máu não làm giảm kích thích dẫn truyền thần kinh
B. NH3 kích thích trực tiếp lên màng tế bào thần kinh.
C. Thiếu hụt Glutamate synthetase do vượt quá khả năng của tế bào sao.
D. Cả A và B đúng.
E. Cả A, B và C đúng.
Câu 35. Yếu tố nào sau đây có thể dùng để tiên đoán hôn mê gan xảy ra:
A. Giảm urê máu.
B. Tăng creatinin máu.
C. Tăng Glutamin trong dịch não tuỷ.
D. Tăng bilirubin máu.
E. Tăng LDH trong máu.
Câu 36. A. Amin nào sau đây nên dùng cho người có suy gan:

A.
B.
C.
D.
E.

Tyrosin.
Phenylalanin.
Tryptophan.
Leucin, isoleucin.
Tất cả các chất kể trên.

Câu 37. A.Amin nào sau đây không nên dùng cho người xơ gan:

A. Valin.
B. Leucin.
C. Isoleucin.
D. Tryptophan.
E. Ornithin aspartate
Câu 38. Hạ kali máu do dùng lợi tiểu loại thải kali có thể gây bệnh não gan là do:
A. Kiềm chuyển hoá.
B. Tăng NH4 qua hàng rào máu não.
C. Tăng sản xuất NH3 ở thận.
D. Tích tụ glutamin trong máu và dịch não tuỷ.
E. Tất cả các tác dụng trên.
Câu 39. Trong hôn mê gan, các chất làm ức chế dẫn truyền thần kinh được nói đến nhiều là:
A. NH3 và glutamin.
B. Serotonin và phenylalanin
C. GABA và benzodiazepin nội sinh
D. Manganse.
E. Tất cả các chất kể trên.
Câu 40. Tiền hôn mê gan thường được chẩn đoán phân biệt với các bệnh sau, ngoài trừ:
A. Hạ natri máu.
B. Trúng độc rượu cấp.
C. Hội chứng cai rượu.
D. Tai biến mạch não.
E. Bệnh não Wernicke



×