Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

3 dấu hiệu sớm của ung thư vòm họng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.92 KB, 2 trang )

3 dấu hiệu sớm của ung thư vòm họng

Nhức đầu âm ỉ, ù tai, ngạt mũi thường ở một bên là những biểu hiện sớm của
bệnh ung thư vòm họng.
Ung thư vòm họng là bệnh đứng đầu trong các bệnh ung thư đầu cổ và đứng thứ 5 trong các bệnh
ung thư nói chung. Bệnh có thể chữa dứt điểm nếu phát hiện sớm, điều trị đúng và kịp thời. Ở giai
đoạn muộn, việc điều trị đưa lại kết quả khả quan trong việc nâng cao chất lượng và kéo dài thời gian
sống.
Theo tiến sĩ Mai Trọng Khoa, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân
và Ung bướu, tỷ lệ bệnh nhân ung thư vòm họng sống thêm 5 năm sau điều trị đạt 80-90% ở giai
đoạn 1 và 2, 30-40% ở giai đoạn 3 và 15% ở giai đoạn. Tuy nhiên, 90-97% bệnh nhân ở nước ta phát
hiện bệnh ở giai đoạn 3 và 4.

Giai đoạn đầu, các biểu hiện của bệnh rất mơ hồ, kín đáo và dễ chẩn đoán nhầm sang các bệnh khác.
Khi các triệu chứng đã rõ ràng thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Giai đoạn sớm, người bệnh thường có những biểu hiện như:
- Nhức đầu lan tỏa, âm ỉ, thường ở một bên.
- Ù tai, đa số một bên, ù như tiếng ve kêu.
- Ngạt mũi một bên lúc nặng lúc nhẹ, đôi khi xì ra máu mũi.
Giai đoạn muộn, lúc này khối u tăng dần về kích thước, xâm lấn ra xung quanh nên bệnh nhân nhức
đầu dữ dội, có điểm đau khu trú, ù tai tăng dần, nghe kém, giảm thích lực, có thể điếc; ngạt mũi liên
tục, kèm chảy máu mũi, không đáp ứng với điều trị thông thường.
Khi có các biểu hiện như trên, người bệnh sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn
đoán xác định. Nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định rõ ràng, tuy vậy có nhiều giả thiết:
- Do virus: Nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh có liên quan đến virus Epstein-Barr (EBV).
- Yếu tố di truyền: Nhiều trường hợp ung thư vòm họng được phát hiện trong một gia đình.
- Môi trường: Tổn thương chức năng tế bào lympho T kèm theo nhiễm virus EBV mạn tính là 2 yếu tố
nguy cơ cao đã được xác định.


- Thức ăn và cách chế biến: Thức ăn chế biến qua các khâu lên men như rượu, bia, cá muối, dưa


khú, nước mắm có chứa nhiều chất nitrosamine liên quan đến một số loại ung thư của đường tiêu hóa
và ung thư vòm họng.
- Tuổi và giới: Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên hay gặp nhất 40-60 tuổi. Bệnh cả hai giới
song thường gặp ở nữ hơn.
Để phòng bệnh, người dân nên hạn chế ăn uống các thực phẩm lên men như rượu, bia, cá muối, dưa
khú, nước mắm có chứa nhiều chất nitrosamine; chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều rau và hoa quả
tươi. Người bện cần thăm khám nội soi tai mũi họng khi có các triệu chứng ngạt mũi, ù tai, nổi hạch cổ
một bên tăng dần để được phát hiện sớm bệnh. Đặc biệt, ở những gia đình có bố mẹ, anh chị em ruột
bị ung thư cần khám sức khỏe định kỳ.



×