Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Đề tài nghiên cứu KHSPƯD ÁP DỤNG BỐN BƯỚC LUYỆN NÓI TRONG TIẾT DẠY ĐÀM THOẠI GIÚP HỌC SINH LỚP 7 PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.9 KB, 14 trang )

Đề tài nghiên cứu KHSPƯD

MỤC LỤC
I.TÓM TẮT ĐỀ TÀI ... ..................................................................Trang 2
II.GIỚI THỆU...................................................................................Trang 2
1. Hiện trạng .....................................................................................Trang 2
2.Giải pháp thay thế .........................................................................Trang 3
3. Mục đích- nhiệm vụ nghiên cứu...................................................Trang 6
4. Vấn đề nghiên cứu- Giả thiết nghiên cứu....................................Trang 7
III.THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU.........................................................Trang 7
3.1. Khách thể nghiên cứu.................................................................Trang 7
3.2. Thiết kế........................................................................................Trang 7
3.3. Quy trình.....................................................................................Trang 8
3.4. Đo lường.......................................................................................Trang 8
IV.PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN.................................Trang 9
4.1. Trình bày kết quả.......................................................................Trang 9
4.2. Phân tích dữ liệu.......................................................................Trang 10
4.3. Bàn luận .....................................................................................Trang10
V.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..............................................Trang 11
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………Trang 11

ÁP DỤNG BỐN BƯỚC LUYỆN NÓI TRONG TIẾT DẠY ĐÀM THOẠI
Trang 1


Đề tài nghiên cứu KHSPƯD

GIÚP HỌC SINH LỚP 7 PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH
I .TÓM TẮT ĐỀ TÀI :
Trong suốt năm học 2014- 2015 tôi đã mạnh dạn áp dụng bốn bước luyện nói
trong tiết dạy đàm thoại giúp các em học sinh lớp 7 phát triển kỹ năng nói Tiếng


Anh. Tôi đã chọn lớp 76 với 37 em làm nhóm thực nghiệm và lớp 7 5 với 37 em
làm nhóm đối chứng. Trước và sau tác động, hai nhóm cùng được thực hiện một
phương pháp giống nhau để đánh giá và tôi sử dụng phép kiểm chứng ttest phụ
thuộc được kết quả như sau:
Nhóm thực nghiệm có giá trị p = 0,0036 nhỏ hơn giá trị p của nhóm đối chứng (giá
trị p= 0,76) điều này cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình
nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình của nhóm đối chứng và kết quả không
có khả năng xảy ra ngẫu nhiên.
Qua kết quả trên khẳng định sự tiến bộ tích cực do áp dụng bốn bước luyện nói
mang lại.
Tôi nghĩ nghiên cứu này có thể áp dụng rộng rãi ở các trường THCS.
II. GIỚI THIỆU:
Dạy và học ngoại ngữ cần có năm yếu tố quan trọng sau: người học, người dạy,
phương pháp giảng dạy, tài liệu giảng dạy và phương pháp đánh giá. Ngày nay,
việc dạy học ngoại ngữ lấy học sinh làm trung tâm đã trở nên quen thuộc và ngày
càng phổ biến ở các trườngTHCS. Học sinh cần được tạo điều kiện để tự lực học
tập, nghiên cứu, dựa vào chính bản thân của các em và giảm phụ thuộc vào giáo
viên. Chính những học sinh tự chủ là những em có năng lực, rất hoạt bát và có
thiên hướng độc lập trong tiến trình học tập của mình. Để phát huy tính tự chủ và
tạo động lực phát triển toàn diện của học sinh, người thầy giáo phải thay đổi cách
thức giảng dạy , sử dụng những phương pháp khác nhau trong các tiết dạy sao cho
phù hợp, thu hút học sinh trong mỗi tiết học.
Là giáo viên, tôi biết rằng Tiếng Anh là một ngôn ngữ vô cùng quan trọng và cần
thiết trong mọi ngành nghề. Việc nói Tiếng Anh tự tin, trôi chảy là điều hoàn toàn
không dễ dàng gì, do học sinh còn mắc cỡ với bạn, vốn từ không có,...
Việc luyện tập nói thường xuyên là rất quan trọng. Nhưng tâm lý các em rất mắc
cỡ khi giao tiếp với bạn bằng Tiếng Anh.
Đối với Tiếng Anh giao tiếp chỉ cần các em tự tin, không cần chú ý đến ngữ pháp,
sử dụng từ ngữ và có ngữ điệu thì các em có thể nói tốt.....

Vì bản thân là một giáo viên, tôi đã suy nghĩ rất nhiều về việc học cũng như về
phương pháp học bộ môn này của các em. Tôi mạnh dạn thử nghiệm áp dụng bốn
bước luyện nói sau đây với mục đích mong muốn các em tự tin, mạnh dạn hơn
trong giao tiếp Tiếng anh.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên, nhằm nâng cao chất lượng trong
giảng dạy, tôi mạnh dạn lựa chọn hướng nghiên cứu của mình với tên đề tài:
“Áp dụng bốn bước luyện nói trong tiết dạy đàm thoại giúp học sinh lớp
7 phát triển kỹ năng nói Tiếng Anh”
1. Hiện trạng:
1.1.Thuận lợi:
Trang 2


Đề tài nghiên cứu KHSPƯD

Trong việc học Tiếng Anh, là một ngôn ngữ nước ngoài cần đòi hỏi sự kết hợp
khéo léo giữa răng, môi, lưỡi, miệng. Do lứa tuổi ở bậc THCS còn nhỏ, thì việc kết
hợp này tương đối dễ dàng, giáo viên dạy cách phát âm cho các em cũng dễ dàng
hơn. Bên cạnh đó, việc học từ, ngữ pháp, cấu trúc câu thì học sinh cũng nhớ lâu
hơn so với lứa tuổi khác.
1. 2. Khó khăn:
Ở lứa tuổi THCS các em chưa suy nghĩ sâu sắc, các em không biết mục đích học
ngôn ngữ này để làm gì, có những em thờ ơ chỉ chú trọng nhưng môn học tự nhiên
hay những môn học xã hội, các em đâu biết rằng hầu hết các ngành nghề đều đòi
hỏi phải biết giao tiếp bằng tiếng Anh. Vì vậy việc thu hút học sinh học ngôn ngữ
này cũng rất vất vả.
2. Giải pháp thay thế:
Tôi thay thế phương pháp dạy đàm thoại truyền thống bằng cách áp dụng bốn
bước luyện nói trong khi dạy các tiết đàm thoại: Searching information, oral
practice, what’s your opinion?, talk it over, nhằm giúp học sinh phát triển kỹ

năng nói Tiếng Anh. Để chuẩn bị cho tiết nói tôi yêu cầu học sinh phải tìm kiếm
những từ liên quan, và những vấn đề liên quan đến nội dung cần phải đề cập
hay mở rộng trong tiết học đó.
2.1. Step 1: Searching information
Ở bước này, Giáo viên có thể hỏi học sinh những câu hỏi đơn giản để dẫn dắt đến
nội dung bài học, để trả lời học sinh có thể sử dụng thông tin các em đã chuẩn bị ở
nhà. Những câu hỏi có thể trả lời ngắn hoặc những câu trả lời đơn giản. Sau đó
giáo viên có thể hỏi những câu hỏi khó hơn. Mục đích của bước này giúp các đối
tượng học sinh trong lớp có thể phát triển khả năng nói Tiếng Anh của các em, đặc
biệt các em học sinh trung bình- yếu. Trong giao tiếp tôi chỉ yêu cầu học sinh trả
lời ngắn gọn và đúng thông tin cần hỏi, không cần trả lời câu dài dòng có đầy đủ
các thành phần của câu.
2.2. Step 2: Oral practice
Trong bước này, Giáo viên yêu cầu các cặp học sinh thực hành bài đàm thoại về
vấn đề liên quan hoặc mở rộng trong bài học. Mục đích của bước này giúp học
sinh tự tin và phát triển khả năng giao tiếp cao hơn.
2.3. Step 3:What’s your opinion?
Trong bước này học sinh được hỏi câu hỏi trực tiếp về bản thân hoặc vấn đề khác
mà bản thân các em cảm nhận như thế nào. Mục đích của bước này giúp học sinh
đưa ra quan điểm của mình về những vấn đề liên quan trong bài học và những vấn
đề được phát triển cao hơn.
2.4. Step 4. Talk it over
Giáo viên đặt một số câu hỏi nhằm cung cấp cơ sở cho việc thảo luận. Tại thời
điểm này, học sinh sẽ bắt đầu tham gia vào cuộc trò chuyện của mình. Mục đích
của bước này giúp học sinh khá - giỏi phát huy được khả năng nói Tiếng Anh.
VD1: Unit 7: The world of work/ Part A 1: page 72
* The dialogue is:
Uncle: Eat your breakfast, Hoa. It’s half past six. You’ll be late for school.
Hoa: I won’t be late, uncle. I’m usually early. Our classes start at 7.00
Uncle:And what time do your classes finish?

Trang 3


Đề tài nghiên cứu KHSPƯD

Hoa: At a quarter past eleven. Then in the afternoon I do my homework. That
takes about two hours each day.
Uncle: You work quite hard, Hoa. When will you have a vacation?
Hoa: Our summer vacation starts in June. It lasts for almost three months.
Uncle: What will you do during the vacation?
Hoa: I’ll go and see Mom and Dad on their farm. I always like helping them. They
work very hard, but we have fun working together.
Đây là một bài đàm thoại rất đơn giản nếu giáo viên chỉ làm đúng những gì sách
giáo khoa yêu cầu thì tiết học này rất nhàm chán.
Để chuẩn bị cho tiết học này, giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu về cách chào hỏi
thông thường, cách giới thiệu bản thân, cách chia sẻ quan điểm của mình với người
khác.
* Searching information:
Giáo viên đặt các câu hỏi đơn giản liên quan đến nội dung bài học và mời học sinh
trả lời (học sinh gấp sách lại). Để khuyến khích các em học sinh giáo viên có thể
tặng cho các em mỗi một câu trả lời đúng là một bông hoa (tương ứng một bông
hoa là một điểm).
Teacher: Do you go to school in the morning or in the afternoon?
SS1: In the morning.
Teacher:Do you like going to school on time or late?
SS2: On time.
Teacher: Do you often go to school late?
SS2: Yes, I do/ No, I don’t
Teacher: Why?/ Why not?
SS3: Because I often get up early/ late.

* Oral practice:
Sau khi yêu cầu học sinh thực hành bài đàm thoại trong sách giáo khoa, trả lời câu
hỏi, giáo viên yêu cầu học sinh làm bài làm bài đàm thoại của riêng các em.
VD:
Bước 1: Giáo viên mời các cặp chào hỏi bằng các câu thông thường và yêu cầu
các em nói lên quan điểm của các em về những việc các em làm.
SS1: Hi, Linh. How are you?
SS2: Hi, Minh. I’m fine, thanks. And you?
SS1: Not bad. Do you still study well?
SS2: Yes. Because I go to school in the morning, the weather is cool and I feel
comfortable. How about you?
SS1: Me too. In the morning I go to school and in the afternoon I do my homework
and then I play soccer with my friends.
SS2: Yes, that’s very interesting.
Bước 2: Học sinh nhận xét.
Bước 3: Giáo viên nhận xét.
Bước 4: Giáo viên yêu cầu một số cặp học sinh thực hành bài đàm thoại riêng của
các em.
Bước 5: Học sinh nhận xét.
Trang 4


Đề tài nghiên cứu KHSPƯD

Bước 6: Giáo viên nhận xét. Mỗi cặp nói lưu loát được cộng 1 điểm, các cặp còn
lại được cộng 0,5 điểm.
* What’s your opinion?
Trong bước này, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách trả lời diễn đạt ý của
mình cho dù câu hỏi chưa đề cập đến.
Bước 1: Giáo viên hỏi học sinh một số câu hỏi về suy nghĩ của các em

Teacher: What do you often do during the summer vacation?
SS1: I often visit my grandparents in another countryside?
Teacher: What do you do to help them?
SS2: I can go to the market to buy some food and cook the meal.
Teacher: Great!
Bước 2: Giáo viên yêu cầu các em làm việc theo cặp để các em có cơ hội trao đổi ý
kiến của mình.
Bước 3: Giáo viên mời một số cặp đứng trước lớp để trình bày quan điểm của
mình.
Bước 4: Học sinh nhận xét.
Bước 5: Giáo viên nhận xét.
* Talk it over:
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh gấp sách lại, chia lớp thành 4-6 đội và cho các
em một số câu hỏi thảo luận. Nếu đội nào trả lời nhiều thông tin hơn đôi đó sẽ
được cộng điểm. Mỗi một câu trả lời đúng nhóm đó được cộng 1 điểm, nhóm còn
lại giáo viên sẽ cộng cho 0,5 điểm.
1. Talk about the things you help your mom?
2. Talk about the things you do in summer vacation?
Bước 2: Sau khi mời các nhóm trả lời, giáo viên mời các học sinh khác nhận xét.
Bước 3: Giáo viên nhận xét và quyết định nhóm nào được cộng điểm.
VD2: Unit 11: Keep fit, stay healthy/ Part A 1/ page 107
* The dialogue is:
Nurse: Pham Thi Hoa?
Hoa: Yes
Nurse: Follow me, please. First, I need to take your temperature.
Hoa: OK.
Nurse: Would you open your mouth, please? Thank you.
That is 370C. That’s normal.
Now I need to know your height. Would you stand here please, so I can
measure you?

Hoa: Like this?
Nurse: That’s fine. You’re one meter 45 centimeters tall.
Hoa: Wow! Last year I was one meter and 30.
Nurse: Now I need to weigh you. Would you get on the scales, please?
Hoa: Oh. I’m 40 kilos.
Nurse: That’s good. You can go back to the waiting room now. The doctor will see
you in a few minutes.
Hoa: Thank you
* Searching information:
Trang 5


Đề tài nghiên cứu KHSPƯD

Giáo viên yêu cầu học sinh không được mở sách ra, giáo viên đặt câu hỏi đơn giản
liên quan đến nội dung bài học.
Teacher: Do you like seeing a doctor?
SS1: No, I don’t.
Teacher : Why?
SS1: I don’t want to be sick.
Teacher: Oh, yes. Sometimes,we have to see a doctor without sickness. Why do I
say so?
SS2: Because we need to check our health at least once a year.
*Oral practice:
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào bức tranh và nói về bức tranh đó.
Teacher: Describe this picture
SS1: A nurse and some students.
Teacher: Can you guess what she says?
SS2: Maybe, she asks a student to check the health.
Bước 2: Giáo viên mời một số cặp thực hành bài đàm thoại.

Bước 3: Học sinh tìm lỗi sai
Bước 4: Giáo viên nhận xét và giải thích cho hoc sinh cụm từ:
check the health = have a medical check-up
Bước 5: Giáo viên mời một số cặp học sinh làm bài đàm thoại của riêng mình
Bước 6: Học sinh nhận xét
Bước 7: Giáo viên nhận xét. Mỗi cặp nói lưu loát được cộng 1 điểm, các cặp còn
lại được cộng 0,5 điểm.
* What’s your opinion?
Bước 1: Giáo viên đặt một số câu hỏi:
Teacher: 1. Talk about your height, weight and compare you with your friends?
2. Talk about doctors’s work?
Bước 2: Mời một số học sinh khác
Bước 3: Giáo viên nhận xét.
* Talk it over:
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh gấp sách lại, chia lớp thành 4 - 6 đội và cho
các em một số câu hỏi thảo luận. Nếu đội nào trả lời còn thiếu thì đội khác trả lời
bổ sung. Mỗi một câu trả lời đúng nhóm đó được cộng 1 điểm, câu trả lời thiếu thì
giáo viên cũng cộng cho các em 0,5 điểm để khuyến khích tinh thần học tập của
các em.
1. Tell some things to help you keep fit and stay healthy ?
2. Tell some things you shouldn’t eat or drink because they aren’t good for you?
Bước 2: Sau khi mời các nhóm trả lời, giáo viên mời các học sinh của nhóm khác
nhận xét.
Bước 3: Giáo viên nhận xét và quyết định các nhóm được cộng điểm như thế
nào
3. Mục đích- nhiệm vụ nghiên cứu:
3. 1. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu việc áp dụng bốn bước luyện nói nhằm phát triển kỹ năng
nói của học sinh lớp 7 thông qua các tiết dạy đàm thoại trong sách giáo khoa.
Trang 6



Đề tài nghiên cứu KHSPƯD

3. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để việc nghiên cứu thuận lợi tôi luôn sử dụng bốn bước luyện nói này trong các
tiết dạy bài đàm thoại .
4. Vấn đề nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu:
Đề tài

Vấn đề nghiên cứu

Giả thuyết

Áp dụng bốn bước luyện nói trong
tiết dạy đàm thoại giúp học sinh
lớp 7 phát triển kỹ năng nói Tiếng
Anh.
Việc áp dụng bốn bước luyện nói
trong tiết dạy đàm thoại có phát
triển kỹ năng nói Tiếng Anh của
học sinh lớp 7 không?
Có, nó sẽ phát triển kỹ năng nói
của học sinh lớp 7.

III. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU:
1.Khách thể nghiên cứu:
Bốn bước luyện nói trong tiết dạy đàm thoại giúp học sinh lớp 7 bước đầu có thể
giao tiếp tốt, qua thực nghiệm góp phần làm sáng tỏ những yếu tố tác động trực
tiếp (yếu tố thực nghiệm) tới kết quả rèn luyện của đối tượng nghiên cứu.

Để kiểm nghiệm trong thực tiễn tôi tiến hành thực nghiệm trên hai nhóm đối tượng
theo quy ước sau:
Nhóm thực nghiệm A: Gồm 37 em lớp 76, được áp dụng bốn bước luyện nói
trong các tiết dạy đàm thoại.
Nhóm đối chứng B: Gồm 37 em lớp 75, dạy theo phương pháp truyền thống:đọc
bài đàm thoại, cho các cặp học sinh đọc nhiều lần, trả lời câu hỏi trong sách giáo
khoa. Trước thực nghiệm, hai nhóm đều được kiểm tra để xác định trình độ ban
đầu bằng cách cho các nhóm làm bài kiểm tra có nội dung giống nhau. Sau học
một năm học tập tôi tiến hành khảo sát các chỉ tiêu trên để tìm hiểu mức độ phát
triển kỹ năng nói của các em.
2.Thiết kế:
Sử dụng thiết kế 3: Kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với nhóm
ngẫu nhiên
Nhóm
KT trước tác
Tác động
KT sau tác
động
động
Thực nghiệm
O1
Áp dụng bốn
O2
bước luyện nói
trong tiết dạy
đàm thoại.
Đối chứng
O1
Học các tiết
O2

đàm thoại theo
cách truyền
thống.
Trong đó: O là bài kiểm tra. Bài kiểm tra trước tác động và sau tác động của hai
nhóm thực nghiệm và đối chứng có nội dung giống nhau.
Trang 7


Đề tài nghiên cứu KHSPƯD

3. Quy trình nghiên cứu:
+ Đối với lớp đối chứng: Giáo viên sử dụng cách dạy bài đàm thoại theo cách
thông thường
+ Đối với lớp thực nghiệm: Giáo viên áp dụng bốn bước luyện nói trong tiết dạy
đàm thoại đã nêu ở trên
+ Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
Trường THCS Lê Quý Đôn từ đầu tháng 09 năm 2014 đến cuối tháng 05 năm
2015.
4. Đo lường:
4.1 Thiết kế bài kiểm tra trước tác động :
Bài kiểm tra trước tác động này được thiết kế cho cả cho 2 nhóm.
Tôi kiểm tra học sinh với 2 câu hỏi trong thời gian 15 phút:
+ Câu hỏi 1: Yêu cầu học sinh sắp xếp các câu thành bài đàm thoại hoàn chỉnh.
+ Câu hỏi 2: Dựa vào bài đàm thoại trên, yêu cầu học sinh làm thành bài hội thoại
riêng của các em.
VD: A fifteen- minute test:
1. Put the sentences in the correct order.
a.Good afternoon
b.Yes. Where can I find the science books, please?
c.Do you have comics here?

d.Good afternoon. Can I help you?
e.Thank you very much.
f.You’re welcome.
g.They’re on the rack on the right.
h.Yes. They’re on the shelf in the middle.
i. Goodbye
j.bye
2. Make your own dialogues: (Students’ idea)
* Nhận xét:
Sau khi cho 2 nhóm làm cùng một nội dung bài kiểm tra, điểm số của các em thể
hiện như sau: ( Tôi lấy thang điểm 100, với một câu đúng 10đ)
Nhóm

Giỏi %
(80đ 100đ)

Khá %
(70đ)

Tb %
(50đ
60đ)

Yếu%
(Dưới 50đ)

Thực nghiệm
Đối chứng

10.81

2.7

16.21
5.4

45.9
51.35

27.02
40.54

Trang 8


Đề tài nghiên cứu KHSPƯD

Qua bảng trên ta thấy tỉ lệ % điểm khá- giỏi còn thấp, điểm Tb, yếu còn khá cao .
Như vậy, khả năng nói của các em chưa tốt, các em chưa xác định được vị trí đúng
của từng câu nói.
4.2. Thiết kế bài kiểm tra sau tác động:
Bài kiểm tra sau tác động này được thiết kế cho cả cho 2 nhóm.
Tôi cũng kiểm tra học sinh với 2 câu hỏi trong thời gian 15 phút:
+ Câu hỏi 1: Yêu cầu học sinh sắp xếp các câu thành bài đàm thoại hoàn chỉnh.
+ Câu hỏi 2: Dựa vào bài đàm thoại trên, yêu cầu học sinh làm thành bài hội thoại
riêng của các em.
VD: A fifteen- minute test:
1. Put the sentences in the correct order:
a.I’m sorry. I don’t think I can
b.That’s too bad. Why not?
c.Come and play badminton, Peter.

d.Well, I should do my homework.
e.Yes, I can.
f. Great. See you at seven.
g.Can you play on Saturday?
h.All right. See you at seven, OK?
i.Bye.
j.OK. Bye
2. Make your new dialogues:( Students’ idea)
* Nhận xét: Sau khi cho 2 nhóm làm cùng một nội dung bài kiểm tra sau tác động
điểm số của các em thể hiện như sau: ( Tôi lấy thang điểm 100, với một câu trả lời
đúng 10đ)
Nhóm

Giỏi %
(80đ 100đ)

Khá %
(70đ)

Tb %
(50đ
60đ)

Yếu%
(Dưới 50đ)

Thực nghiệm
Đối chứng

16.21

5.4

37.83
18.91

43.24
35.13

2.7
40.54

Qua bảng trên ta thấy tỉ lệ % điểm khá- giỏi của nhóm thực nghiệm đã tăng cao
đáng kể, tỉ lệ học sinh yếu chỉ còn 2.7, như thế cũng có nghĩa các em đã phát triển
kỹ năng nói của mình. Còn nhóm đối chứng, tôi vẫn sử dụng phương pháp dạy
truyền thống cho nên điểm yếu của các em vẫn không thay đổi, nói như thế có
nghĩa là các em vẫn chưa phát triển được kỹ năng nói Tiếng Anh của mình.
IV. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN:
Trang 9


Đề tài nghiên cứu KHSPƯD

1. Trình bày kết quả:
Tôi đã sử dụng phép kiểm chứng t- test phụ thuộc để so sánh điểm trung bình của
bài kiểm tra trước và sau tác động:
KT
trước tác
động(a)
55.67


KT sau
tác động
(b)
64.86

Giá
trị Giá trị
chênh lệch p
c= b-a
9.19
0.0036


ý
nghĩa
(p < 0.05)
Nhóm thực

ý
nghiệm
nghĩa
Nhóm đối chứng 48.91
50
1.09
0.76
Không có
ý nghĩa
Biểu đồ : So sánh kỹ năng nói của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trước
và sau tác động:


2. Phân tích dữ liệu:
Qua bảng kết quả và biểu đồ so sánh ta thấy kết quả của 2 nhóm ( nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng) có sự khác biệt lớn.
+ Điểm trung bình kiểm tra của nhóm thực nghiệm sau tác động cao hơn điểm
trung bình kiểm tra trước tác động hay còn nói là giá trị chênh lệch là 9.19.
+ Điểm trung bình kiểm tra trước và sau tác động của nhóm đối chứng có giá trị
chênh lệch là 1.09
Giá trị p = 0,0036 (phép kiểm chứng t-test phụ thuộc)của nhóm thực nghiệm nhỏ
hơn giá trị p của nhóm đối chứng cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả
điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình của nhóm đối chứng
và kết quả không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên.
Giá trị p= 0,76 (phép kiểm chứng t-test phụ thuộc) cho thấy sự chênh lệch giữa
điểm trung bình bài kiểm tra trước tác động thấp hơn điểm trung bình bài kiểm tra
sau tác động không đáng kể như vậy là không có ý nghĩa.
3. Bàn luận:
Trang 10


Đề tài nghiên cứu KHSPƯD

Ở phần 4 mục II tôi đã đưa ra giả thuyết: Áp dụng bốn bước luyện nói trong tiết
dạy đàm thoại giúp học sinh lớp 7 phát triển kỹ năng nói Tiếng Anh.
Sau khi nghiên cứu, cùng với số liệu thống kê cụ thể, tôi nhận thấy việc áp dụng
bốn bước luyện nói cơ bản cần thiết đã giúp các em ở nhóm thực nghiệm phát triển
kỹ năng nói của mình rất nhiều. Các em đã có phản xạ nhanh, không lúng túng, ấp
úng, mắc cỡ khi giao tiếp với giáo viên hay các bạn cùng trang lứa. Như vậy giả
thuyết mà tôi đưa ra hoàn toàn khả thi. Tôi khẳng định rằng chắc chắn áp dụng bốn
bước luyện nói trong tiết dạy đàm thoại giúp học sinh lớp 7 phát triển kỹ năng nói
Tiếng Anh.

V. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu thông qua quá trình thực nghiệm cho
phép tôi rút ra những kết luận sau:
Kết quả nghiên cứu đã xác định được việc áp dụng các bước luyện nói trong các
tiết dạy bài đàm thoại trên đã phát triển kỹ năng nói của học sinh, nâng cao kết quả
học tập của học sinh lớp 7 đảm bảo có giá trị thông qua và đủ độ tin cậy.
Kết quả nghiên cứu cho chúng ta thấy việc áp dụng các bước luyện nói trong các
tiết dạy bài đàm thoại cho nhóm thực nghiệm có ảnh hưởng tốt đến việc phát triển
kỹ năng nói của học sinh lớp 7.
2. Khuyến nghị:
- Giáo viên phải không ngừng tự học, tự bồi dưỡng, khai thác thông tin trên mạng,
sử dụng những hình ảnh, phim sẵn có trên internet để việc giảng dạy có hiệu quả,
có kỹ năng sử dụng thành thạo các trang thiết bị hiện đại. Bên cạnh đó, cần phải
soạn kỹ bài dạy trước khi đến lớp, đầu tư nhiều công sức, thiết kế bài dạy một cách
hợp lý, các bước lên lớp phải uyển chuyển linh hoạt.
- Với kết quả của đề tài này, tôi rất mong quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp quan
tâm, chia sẻ để tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập của học sinh đặc biệt là
học sinh lớp 7.

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG ANH 7- Nhà xuất bản giáo dục
2. MỘT SỐ CÔNG THỨC EXCEL:
A.Tính giá trị trung bình của từng nhóm/ 2 bài kiểm tra:
= average(number1,number2,...)
B. Tính chênh lệch giá trị trung bình của 2 nhóm/ 2 bài kiểm tra:
+ Lấy điểm trung bình của nhóm thực nghiệm trừ đi điểm trung bình của nhóm đối
chứng:(a-b)
+ Lấy điểm trung bình của bài kiểm tra sau tác động trừ đi điểm trung bình bài
kiểm tra trước tác động:(b-a)

C. Kiểm tra chênh lệch giá trị trung bình của 2 nhóm/ 2 bài kiểm tra.
Công thức tính xác suất: p= ttest(array1,array2,2,2)
Trang 11


Đề tài nghiên cứu KHSPƯD

Vĩnh An, ngày 30 tháng 06 năm 2015
Người thực hiện

Nguyễn Thị Nguyệt Nga

PHỤ LỤC 1: ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG
I. Đáp án bài kiểm tra trước tác động:
1.Put the sentences in the correct order:
A: Good afternoon
B: Good afternoon. Can I help you?
A: Yes. Where can I find the science books, please?
B: They’re on the racks on the right.
A: Do you have comics here?
B: Yes. They’re on the shelf in the middle
A: Thank you very much
B: You’re welcome
A: Goodbye
B: Bye
2. Make your own dialogues:
Students’idea ( Students can make the same dilogue as number 1)
II. Đáp án bài kiểm tra sau tác động:
1. Put the sentences in the correct order
A:

Come and play badminton, Peter.
Peter: I’m sorry. I don’t think I can.
A:
That’s too bad. Why not?
Peter: Well, I should do my homework.
A:
Can you play on Saturday?
Peter: Yes, I can.
A:
All right. See you at seven, OK?
Peter: Great. See you at seven
A:
OK. Bye
Peter: Bye.
2. Make your own dialogues:
Students’ idea ( Students can make the same dilogue as number 1)

Trang 12


Đề tài nghiên cứu KHSPƯD

Trang 13


Đề tài nghiên cứu KHSPƯD

Trang 14




×