Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẼ HÌNH CHIẾU VÀ ĐỌC BẢN VẼ KĨ THUẬT TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.19 KB, 23 trang )

“MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẼ HÌNH
CHIẾU VÀ ĐỌC BẢN VẼ KĨ THUẬT TRONG DẠY HỌC MÔN
CÔNG NGHỆ 8”
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt Đảng và nhà nước đang trên đà phát triển, đẩy
mạnh nền công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, bên cạnh việc bảo tồn và phát
huy các ngành nghề thủ công truyền thống thì việc phát triển các ngành nghề mới
cũng là một vấn đề cấp bách để đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp.
Muốn làm được điều đó thì nước ta không những cần phát triển nhiều ngành nghề
và tăng số lượng các trường dạy nghề ở tỉnh, thành phố mà cần phải được đưa vào
giảng dạy và hướng nghiệp ở các trường phổ thông, nhằm góp phần đạt mục tiêu
giáo dục. Với sự mở mang của các ngành công nghiệp, nhất là ngành xây dựng và
cơ khí chế tạo thì đòi hỏi bản vẽ phải thể hiện một cách chính xác, rõ ràng về các
sản phẩm và công trình. Chính vì vậy cần trang bị cho học sinh một số kiến thức
cơ bản về vẽ kĩ thuật, gắn liền với thực tiễn sản xuất hằng ngày, nhằm hình thành
kĩ năng lao động nghề nghiệp đơn giản.
Để xây dựng các bản vẽ kĩ thuật thì phương pháp vẽ các hình chiếu vuông góc
là phương pháp cơ bản thường dùng. Ngày nay tất cả các công trình, máy móc từ
bé đến lớn, trước khi thi công hay chế tạo đều được người thiết kế vẽ và tính toán
trước. Bản vẽ kĩ thuật được sử dụng rộng rãi trong tất cả các ngành nghề có liên
quan đến kĩ thuật. Có thể nói bản vẽ kĩ thuật là ngôn ngữ dùng chung trong ngành
kĩ thuật.
Phân môn vẽ kĩ thuật của Công Nghệ lớp 8 đòi hỏi trí tưởng tượng không gian,
là môn học góp phần giúp học sinh hình thành tính năng động, trí tưởng tượng, tư
duy, sáng tạo tiếp cận với tri thức khoa học và định hướng tốt hơn cho ngành nghề
của mình sau này. Vì vậy, phương pháp giảng dạy phân môn vẽ kĩ thuật phải chú
trọng đến phương pháp giảng dạy trực quan, phải kết hợp chặt chẽ việc giảng dạy
với các thiết bị dạy học. Đồng thời cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản
về kĩ thuật công nghiệp, học sinh nắm được phương pháp sử dụng phép chiếu, các
hình biểu diễn để thể hiện và biểu diễn một chi tiết máy, một vật thể hay một sản
phẩm hoàn chỉnh. Thông qua đó giúp các em đọc được các bản vẽ kĩ thuật đơn


giản và là cơ sở cho quá trình học tập gia công định dạng (lớp 10), kĩ thuật cơ khí (
lớp 11) và giáo dục học sinh trong lao động, sản xuất.
Phân môn vẽ kĩ thuật gắn liền với hoạt động thực tiễn, nên việc giảng dạy phải
chú trọng làm các bài tập thực hành, buộc giáo viên phải sử dụng các mô hình, vật
thật để giúp cho học sinh dễ hình dung trong quá trình đọc và vẽ. Chính vì thế,


mục tiêu quan trọng của phân môn này là vẽ được một số hình chiếu của các vật
thể đơn giản và đọc được các bản vẽ kĩ thuật.
Khi dạy xong phần 1 “ Vẽ kĩ thuật”, tôi đã khảo sát môn công nghệ khối 8 để
đánh giá. Rõ ràng học sinh đã thiếu đi những kĩ năng cơ bản về vẽ hình chiếu, do
đó không đọc được nội dung của các bản vẽ kĩ thuật đơn giản ở sách giáo khoa. Là
một Giáo viên dạy môn Công Nghệ 8, qua những năm học tập ở trường chuyên
nghiệp và quá trình giảng dạy ở trường THCS, tôi luôn suy nghĩ để tìm ra một
phương án dạy vẽ hình chiếu đạt kết quả cao, giúp các em nắm được kiến thức cơ
bản ở sách giáo khoa nên tôi chọn đề tài: “ Một số phương pháp hướng dẫn học
sinh vẽ hình chiếu và đọc bản vẽ kĩ thuật trong dạy học môn Công Nghệ 8”.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Bản vẽ kĩ thuật là phương tiện thông tin kĩ thuật, là công cụ chủ yếu diễn đạt ý
đồ thiết kế, là tài liệu kĩ thuật cơ bản, dùng để chỉ đạo sản xuất.
Vì vậy bản vẽ kĩ thuật phải được thực hiện theo quy tắc nhất định theo tiêu
chuẩn nhà nước và qua các quy ước thống nhất quốc tế, bản vẽ kĩ thuật trở thành
một ngôn ngữ chung mà các nhà kĩ thuật cần thông thạo.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
2.1. Nội dung
Phân môn vẽ kĩ thuật đòi hỏi trí tưởng tượng không gian, nhưng học sinh lớp 8
chưa học môn hình học không gian. Vì vậy, phương pháp giảng dạy phân môn vẽ
kĩ thuật phải chú trọng tới phương pháp giảng dạy trực quan, phải kết hợp chặt chẽ
việc giảng dạy với các thiết bị dạy học.

Vẽ kĩ thuật gắn với hoạt động thực tiễn, nên việc giảng dạy phải chú trọng làm
các bài tập thực hành.
Ngoài ra, giáo viên phải hướng dẫn học sinh biết cách đọc bản vẽ kĩ thuật, do vậy
giáo viên cần sử dụng các mô hình, vật thật để giúp học sinh hình dung được vật
thể trong quá trình đọc bản vẽ, từ đó vẽ nên các hình chiếu.
Trong phạm vi đề tài của mình, tôi chỉ đi sâu vào giải quyết 6 vấn đề:
- Nắm vững khái niệm hình chiếu
- Xác định các hình chiếu vuông góc
- Quy ước một số nét vẽ và cách ghi kích thước
- Vẽ hình chiếu của vật thể đơn giản
- Vẽ hình chiếu của các khối hình phức tạp
- Đọc một số bản vẽ kĩ thuật đơn giản
2.2. Biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài


2.2.1. Nắm vững khái niệm hình chiếu
Đối với phần này cần hình thành cho học sinh hiểu được khái niệm về “hình
chiếu”; hay nói một cách khác, hình chiếu sẽ xuất hiện khi nào?
Để rõ về phần này, giáo viên sẽ gợi ý cho học sinh về các sự vật hiện tượng xung
quanh mình, để cho học sinh hình thành tư duy và khả năng tưởng tượng ban đầu.
Sau đó, giáo viên lấy một ví dụ sát với thực tế của học sinh, để học sinh dễ nắm
bắt.
Giáo viên nêu hiện tượng tự nhiên ánh sáng chiếu vào đồ vật lên mặt đất, lên
tường tạo thành bóng của các đồ vật, bóng các đồ vật gọi là hình chiếu của vật thể.
Ví dụ : Bài 2: Hình chiếu
Lấy một vật thể A, chiếu dưới ánh sáng của một ngọn đèn, được hình sau:

Giáo viên nêu rõ:
- Hình A’ nhìn thấy trên mặt phẳng chính là hình chiếu của vật thể A.
- Mặt phẳng chứa hình chiếu gọi là mặt phẳng chiếu.

- Đường thẳng AA’ gọi là tia chiếu.
Giáo viên dựa vào tranh "hình chiếu của vật thể" hoặc thực nghiệm bằng cách
dùng đèn pin chiếu vật mẫu đã chuẩn bị lên mặt tường, sau đó di chuyển vị trí của
đèn pin để học sinh thấy được sự liên hệ giữa các tia sáng và bóng của vật thể.
Từ đó, dẫn dắt học sinh đi đến một kết luận: Con người đã mô phỏng hiện tượng
tự nhiên này để diễn tả hình dạng của vật thể bằng phép chiếu.
Từ đây, yêu cầu học sinh rút ra kết luận khái niệm của hình chiếu.
Sau khi nắm được khái hiệm hình chiếu. Dẫn dắt học sinh nắm các phép chiếu
cơ bản để có thể vẽ được hình chiếu từ các vật thể đơn giản, cụ thể có các phép
chiếu sau:


Đặc điểm của các tia chiếu khác nhau, cho ta các phép chiếu khác nhau:
- Phép chiếu xuyên tâm (h.a): Có các tia chiếu đồng quy tai một điểm ( tâm chiếu).
- Phép chiếu song song (h.b): Có các tia chiếu song song với nhau.
- Phép chiếu vuông góc (h.c): Có các tia chiếu song song với nhau và đồng thời
vuông góc với mặt phẳng chiếu.
Giáo viên nói rõ:
- Đối với phép chiếu vuông góc dùng để vẽ các hình chiếu vuông góc.
- Phép chiếu song song và phép chiếu xuyên tâm dùng để vẽ các hình chiếu ba
chiều bổ sung cho các hình chiếu vuông góc trên bản vẽ kĩ thuật.
2.2.2. Xác định các hình chiếu vuông góc
Đầu tiên, cần cho học sinh hiểu được, phương pháp vẽ hình chiếu vuông góc là gì?
Đây là phương pháp dùng phép chiếu vuông góc chiếu vật thể lên các mặt phẳng
chiếu vuông góc với nhau để diễn tả hình dạng của vật thể.
Để xác định hình chiếu vuông góc, giáo viên nên đưa ra những vật mẫu thật đơn
giản. Từ đó, HS sẽ diễn tả được chính xác hình dạng của vật thể, đồng thời giúp
HS hiểu được khi nào chiếu thì phải chiếu vuông góc với vật thể theo ba hướng
khác nhau lên ba mặt phẳng chiếu. Điều này giúp cho học sinh hình dung được vị
trí của các mặt phẳng chiếu, vị trí của hình chiếu.

Ví dụ 1: Các mặt phẳng chiếu


Xác định cho học sinh rõ:
- Mặt phẳng chiếu đứng gọi là mặt chính diện
- Mặt phẳng chiếu bằng gọi là mặt nằm ngang
- Mặt phẳng chiếu cạnh gọi là mặt cạnh bên phải
Ví dụ 2: Các hình chiếu và hướng chiếu
Giáoviên nêu tiếp, tên gọi các hình chiếu sẽ tương ứng với các hướng chiếu, đứng
ở vị trí từ mắt người nhìn.

Từ đó, yêu cầu học sinh phải xác định được các hình chiếu này sẽ thuộc các
mặt phẳng chiếu nào, đồng thời đứng vị trí mắt người nhìn, học sinh sẽ xác định
được:
- Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới và thuộc mặt phẳng chiếu đứng.
- Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang và thuộc mặt phẳng chiếu cạnh.
- Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống và thuộc mặt phẳng chiếu bằng.
Ví dụ 3: Mô phỏng các mặt phẳng chiếu và cách lấy hình chiếu từ một vật thể
Tiếp theo, giáo viên cho học sinh quan sát mô hình ba mặt phẳng chiếu và cách mở
các mặt phẳng chiếu để có vị trí các hình chiếu.

A

A

B

B

C


C


Ví dụ 4: Cách mở các mặt phẳng chiếu.

Giáo viên nói rõ: Phải mở các mặt phẳng chiếu vì các hình chiếu được vẽ trên cùng
một bản vẽ.
Từ đó, dễ dàng xác định được các hình chiếu của vật thể như sau:
Hình chiếu đứng

Hình chiếu cạnh

Hình chiếu bằng

Vậy, vị trí các hình chiếu trên bản vẽ được xác định như sau:
- Hình chiếu đứng ở góc trên bên trái bản vẽ.
- Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng.
- Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng.
Cụ thể, sau khi mở mặt phẳng ta có vị trí các hình chiếu như sau:


Vị trí các hình chiếu
Ví dụ 5 : Bài 4. Bản vẽ các khối đa diện
Tương tự, đối với khối đa diện và khối tròn xoay cũng vậy. Lần lượt mở từng mặt
phẳng và xác định vị trí hình chiếu trên bản vẽ.

Hình lăng trụ đều
Lần lượt ta mở các mặt phẳng chiếu như sau:



Từ đó, ta được các hình chiếu của hình lăng trụ đều như sau:

Vị trí các hình chiếu
2.2.3. Quy ước một số nét vẽ và cách ghi kích thước
Trong phần này giáo viên cần hướng dẫn kĩ cho học sinh, để trong quá trình
thực hiện vẽ hình chiếu của vật thể có sự chính xác.
Trên bản vẽ kĩ thuật có quy định:
- Không vẽ các đường bao của mặt phẳng chiếu.
- Cạnh thấy của vật thể được vẽ bằng nét liền đậm
- Cạnh khuất của vật thể được vẽ bằng nét đứt.
Giáo viên có thể liệt kê một số nét vẽ cơ bản, để cho học sinh có thể nhận biết
được. Từ đó, học sinh sẽ vận dụng trong quá trình vẽ hình chiếu.
- Nét liền đậm: được áp dụng vẽ các cạnh thấy, đường bao thấy,…


- Nét đứt: được áp dụng vẽ các cạnh khuất, đường bao khuất,…
- Nét liền mảnh: áp dụng vẽ các đường dóng, đường kích thước, đường gạch gạch,
….
- Nét gạch chấm mảnh: áp dụng vẽ các đường tâm, đường trục đối xứng,…
Sau khi nắm được cách vẽ các nét vẽ, học sinh sẽ dễ dàng hình dung được trên vật
thể hoặc trên hình chiếu cạnh nào bị khuất và cạnh nào nhìn thấy, xác định được
đâu là đường dóng, đâu là trục đối xứng,...
Ví dụ 1:
Cạnh khuất

Cạnh thấy

Đường kích thước
Ví dụ 2:

Trục đối xứng


Bên cạnh đó, kích thước trên bản vẽ kĩ thuật thể hiện độ lớn của vật thể, cần
được ghi đầy đủ, rõ ràng. Muốn ghi kích thước cần vẽ các đường dóng, đường ghi
kích thước và viết chữ số kích thước.
Chữ số kích thước chỉ trị số kích thước thật của vật thể, nó không phụ thuộc vào
tỷ lệ bản vẽ. Một số quy định cơ bản về nguyên tắc ghi kích thước:
- Trên bản vẽ kĩ thuật, trị số đo độ dài (mm)
- Chữ số kích thước viết ở phía trên đường kích thước.
- Các đường dóng không được cắt qua các đường kích thước .
- Kích thước của đường tròn được ghi như sau. Trước con số kích thước thì
đường kính có ghi kí hiệu Φ.
- Những cung bé hơn nửa đường tròn được ghi kích thước bán kính kèm thêm kí
hiệu R ở phía trước.
Ví dụ 3:

Φ12

R6

Để tránh làm bản vẽ phức tạp mỗi chiều của vật thể chỉ được ghi một lần. Con
số ghi chỉ hướng về một phía.
2.2.4. Vẽ hình chiếu của vật thể đơn giản
Khi nắm được nội dung kiến thức vẽ hình chiếu, hướng dẫn học sinh vẽ hình
chiếu bằng những mẫu vật thật, đơn giản.
Khi vẽ hình chiếu cần lựa chọn mặt nào của vật thể mà trên đó thể hiện đầy đủ nội
dung, hình dạng của vật thể mẫu làm mặt chính diện. Sau đó ta đánh số lên các mặt
phẳng cần chiếu của vật thể như sau:
Ví dụ 1: Bài 3. Thực hành: Hình chiếu của vật thể.

B
2
C

3

1
A

Vật thể A


- Đánh số 1 vào mặt phẳng vuông góc với hình chiếu thứ nhất, tương ứng với
hướng chiếu A: Thu được hình chiếu đứng.
1

- Đánh số 2 vào mặt phẳng vuông góc với hình chiếu thứ hai, tương ứng với hướng
chiếu B: Thu được hình chiếu bằng.
- Đánh số 3 vào mặt phẳng vuông góc với hình chiếu thứ ba, tương ứng với hướng
2
chiếu C: Thu được hình chiếu cạnh.
2
3

Lưu ý với học sinh, trên bản vẽ kĩ thuật, các hình chiếu của một vật thể được vẽ
trên cùng một mặt phẳng của bản vẽ. Vì vậy, sau khi chiếu vật thể, mặt phẳng
chiếu bằng được mở xuống dưới cho trùng với mặt phẳng chiếu đứng và mặt
phẳng chiếu cạnh được mở sang bên phải cho trùng với mặt phẳng chiếu đứng.
Giáo viên hướng dẫn học sinh sắp xếp các hình chiếu theo đúng vị trí trên bản vẽ.


Ví dụ 2: Vẽ hình
chiếu của vật thể M sau:
B

2

C
1

3
A


4

Tương tự, với các bước vẽ như trên, sẽ giúp cho học sinh vẽ được các hình chiếu
của vật thể tương ứng như sau:
- Nhìn theo hướng chiếu A, sẽ thu được hình chiếu đứng. Giáo viên sẽ giải thích
cho học sinh, khi nhìn theo hướng chiếu này chỉ nhìn thấy mặt số 3, còn mặt số 1,
2,4 không nhìn thấy.
- Nhìn theo hướng chiếu B, sẽ thu được hình chiếu bằng. Giáo viên sẽ giải thích
3
cho học sinh, khi nhìn theo hướng chiếu này sẽ nhìn thấy mặt số 2,4, còn mặt số 1,
3 không nhìn thấy.
2

4

- Nhìn theo hướng chiếu C, sẽ thu được hình chiếu cạnh. Giáo viên sẽ giải thích
cho học sinh, khi nhìn theo hướng chiếu này sẽ nhìn thấy mặt số 1,2, còn mặt số

3,4 không nhìn thấy.
1
2

Sau khi đã lần lượt vẽ các hình chiếu vuông góc. Căn cứ vào vị trí của các hình
chiếu trên bản vẽ, hướng dẫn học sinh sắp xếp các hình chiếu này theo đúng vị trí.
1
3
2

B4

2

2 hình chiếu thể hiện trên bản vẽ như sau:
Ví dụ 3: Vật thể Q sẽ có các
3

C

1
4

A


Tương tự, với các bước vẽ như trên, sẽ giúp cho học sinh vẽ được các hình chiếu
của vật thể tương ứng như sau:
- Nhìn theo hướng chiếu A, sẽ thu được hình chiếu đứng. Giáo viên sẽ giải thích
cho học sinh, khi nhìn theo hướng chiếu này chỉ nhìn thấy mặt số 1, còn mặt số 2,

3, 4 không nhìn thấy.
`
1

- Nhìn theo hướng chiếu B, sẽ thu được hình chiếu bằng. Giáo viên sẽ giải thích
cho học sinh, khi nhìn theo hướng chiếu này chỉ nhìn thấy mặt số 2, 3, còn mặt số
1, 4 không nhìn thấy.
3

2

- Nhìn theo hướng chiếu C, sẽ thu được hình chiếu cạnh. Giáo viên sẽ giải thích
cho học sinh, khi nhìn theo hướng chiếu này chỉ nhìn thấy mặt số 3, 4, còn mặt số
1, 2 không nhìn thấy.
3

4


Sau khi đã lần lượt vẽ các hình chiếu vuông góc. Căn cứ vào vị trí của các hình
chiếu trên bản vẽ, hướng dẫn học sinh sắp xếp các hình chiếu này theo đúng vị trí.
3
1
4

2.2.5. Vẽ hình chiếu của các khối hình phức tạp
Để vẽ được hình chiếu của các hình phức tạp, đòi hỏi học sinh phải biết cách
3 hình
2 trong không gian.
nhìn hình và phân tích được

Sau khi học sinh vẽ được hình chiếu từ các vật thể đơn giản, hướng dẫn vẽ
hình chiếu của một số khối hình phức tạp hơn.
Ví dụ 1 : Muốn vẽ hình chiếu của vật thể sau, tiến hành theo các bước:

Khi học sinh đã nắm được các bước vẽ vật thể đơn giản, từ đó hướng dẫn học
sinh vẽ hình chiếu từ khối hình phức tạp này. Giáo viên lưu ý cho học sinh đối với
các vật thể khác cũng tương tự như vậy, cái cơ bản học sinh phải rèn được kĩ năng
nhìn vật thể trong không gian, bởi cùng một vật thể nhưng hướng chiếu khác nhau
thì sẽ có hình chiếu khác nhau.
Các hình chiếu của vật thể được tiến hành vẽ như sau:
- Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới

- Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống dưới:


- Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái qua:

Sau khi vẽ được các hình chiếu của vật thể, hướng dẫn học sinh sắp xếp các hình
chiếu này theo đúng vị trí trên bản vẽ:

Từ ví dụ trên, giáo viên cho học sinh làm thêm ví dụ khác để rèn luyện kĩ năng
nhìn vật thể và vẽ hình chiếu.
Lưu ý cho học sinh, tất cả các bản vẽ phải được vẽ theo đúng vị trí, nếu vẽ sai vị trí
thì bản vẽ đấy không có ý nghĩa.
Ví dụ 2 : Vẽ hình chiếu của vật thể sau:

Hướng dẫn học sinh cách nhìn vật thể: để vẽ được hình chiếu của vật thể này,
cần phải nhìn được vật thể, vật thể có dạng hình hộp, nhưng bị khoét ở hai vị trí:
- Tính từ dưới đáy lên trên ½ hình, từ trước ra hết phía sau, vật thể được khoét đi
một phần, phần khoét có dạng hình chữ nhật.

- Nhìn từ trên xuống dưới, vật thể bị khoét đi một phần có dạng hình tròn.
Căn cứ vào đó, hướng dẫn học sinh vẽ từng hình chiếu, sau đó sắp xếp các hình
chiếu theo đúng vị trí.
Từ đó, ta có các hình chiếu của vật thể trên như sau:


2.2.6. Đọc một số bản vẽ kĩ thuật đơn giản
Bản vẽ kĩ thuật là tài liệu kĩ thuật chủ yếu của sản phẩm. Nó được lập ra trong
giai đoạn thiết kế và được dùng trong tất cả quá trình sản xuất từ chế tạo, lắp ráp,
thi công đến vận hành, sữa chữa. Bản vẽ kĩ thuật trình bày các thông tin kĩ thuật
của sản phẩm dưới dạng các hình vẽ và kí hiệu theo quy tắc thống nhất và thường
vẽ theo tỉ lệ.
Trong giao tiếp, con người dùng nhiều phương tiện thông tin khác nhau để
diễn đạt tư tưởng, tình cảm và truyền đạt thông tin cho nhau. Xung quanh chúng ta
có biết bao là sản phẩm do bàn tay, khối óc của con người tạo ra, từ chiếc đinh vít
cho đến chiếc ô tô hay tàu vũ trụ, từ ngôi nhà ở đến các công trình kiến trúc xây
dựng. Cho nên, khi muốn tạo ra bất kì một sản phẩm nào, đầu tiên người thiết kế
phải diễn tả chính xác hình dạng, kết cấu và các thông tin cần thiết của sản phẩm,
tất cả những thông tin này được trình bày theo quy tắc thống nhất bằng bản vẽ kĩ
thuật. Cho nên, một sản phẩm ra đời được thiết kế qua nhiều công đoạn: bắt đầu từ
ý tướng, chọn mẫu sản phẩm, thiết kế bản vẽ. Và mỗi bản vẽ sẽ có một cách đọc
khác nhau, công đoạn thực hiện khác nhau, ví dụ như bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp,...
* Đối với bản vẽ chi tiết sẽ có trình tự đọc như thế nào? Giáo viên hướng dẫn
từng bước cho học sinh rõ. Và nhấn mạnh, đối với bản vẽ này thì sẽ được đọc theo
trình tự như sau:
Bảng 1:
Trình tự đọc
1. Khung tên

Nội dung cần tìm hiểu

- Tên gọi chi tiết
- Vật liệu
- Tỉ lệ

2. Hình biểu diễn

- Tên gọi hình chiếu
- Vị trí hình cắt

3. Kích thước

- Kích thước chung của chi tiết
- Kích thước các phần của chi tiết

Bản vẽ.......


4. Yêu cầu kĩ thuật

- Gia công
- Xử lí bề mặt

5. Tổng hợp

- Mô tả hình dạng và cấu tạo của
chi tiết
- Công dụng của chi tiết

Ví dụ 1: Bản vẽ ống lót


Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc:
Để đọc được bản vẽ này, giáo viên yêu cầu học sinh nhận dạng được bản vẽ.
Sau khi học sinh phân tích và nhận dạng được bản vẽ ống lót thuộc loại bản vẽ chi
tiết. Khi đó giáo viên sẽ nhấn mạnh: bản vẽ ống lót sẽ được đọc theo trình tự của
một bản vẽ chi tiết. Từ đó, học sinh sẽ biết cách đọc bản vẽ và trình tự đọc được
thể hiện như sau:
Bảng 2:
Trình tự đọc
1. Khung tên

Nội dung cần tìm hiểu

Bản vẽ ống lót

- Tên gọi chi tiết

- Ống lót

- Vật liệu

- Thép


- Tỉ lệ

- 1:1

2. Hình biểu
diễn


- Tên gọi hình chiếu

- Hình chiếu cạnh

- Vị trí hình cắt

- Hình cắt ở vị trí hình chiếu
đứng

3. Kích thước

- Kích thước chung của chi - 28, 30
tiết
- Đường kính ngoài: 28
- Kích thước các phần của - Đường kính lỗ: 16
chi tiết
- Chiều dài: 30

4. Yêu cầu kĩ
thuật

- Gia công

- Làm tù cạnh

- Xử lí bề mặt

- Mạ kẽm

5. Tổng hợp


- Mô tả hình dạng và cấu - Ống hình trụ
tạo của chi tiết
- Dùng để lót giữa các chi
- Công dụng của chi tiết
tiết

Ví dụ 2. Bản vẽ chi tiết vòng đai

Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định, bản vẽ vòng đai cùng thuộc loại bản
vẽ chi tiết, nên giáo viên yêu cầu học sinh nêu trình tự đọc một bản vẽ chi tiết. Bản
vẽ này cần tìm hiểu những nội dung gì?
Sau khi hoàn thành từng nội dung, lần lượt hướng dẫn học sinh đọc từng nội dung,
khi đó trình tự đọc của bản vẽ sẽ được thể hiện như sau:
Bảng 3:


Trình tự đọc
1. Khung tên

Nội dung cần tìm hiểu

Bản vẽ vòng đai

- Tên gọi chi tiết

- Vòng đai

- Vật liệu


- Thép

- Tỉ lệ

- 1:2

2. Hình biểu
diễn

- Tên gọi hình chiếu

- Hình chiếu bằng

- Vị trí hình cắt

- Hình cắt ở vị tríhình
chiếu đứng

3. Kích thước

- Kích thước chung của chi
tiết

- 140, 50, R39
- Đường kính trong:

- Kích thước các phần của - Đường kính lỗ:
chi tiết
- Chiều dày: 10


50

12

- Khoảng cách 2 lỗ 110
4. Yêu cầu kĩ
thuật

- Gia công

- Làm tù cạnh sắc

- Xử lí bề mặt

- Mạ kẽm

5. Tổng hợp

- Mô tả hình dạng và cấu - Phần giữa chi tiêt là nữa
tạo của chi tiết
ống hình trụ, hai bên là
hình hộp chữ nhật có lỗ
- Công dụng của chi tiết
tròn
- Dùng để ghép nối các chi
tiết hình trụ với các chi tiết
khác.

* Đối với bản vẽ lắp thì được đọc như thế nào? Trước tiên giáo viên cho học
sinh tìm hiểu khái niệm bản vẽ lắp và bản vẽ được dùng để làm gì?

Bản vẽ lắp là tài liệu kĩ thuật chủ yếu dùng trong thiết kế, lắp ráp và sử dụng sản
phẩm. Bản vẽ lắp dùng để diễn tả hình dạng, kết cấu của một sản phẩm và vị trí
tương quan giữa các chi tiết máy của sản phẩm.
Giáo viên cần chỉ rõ cho học sinh thấy được sự khác nhau giữa bản vẽ lắp và
bản vẽ chi tiết, để khi đọc bản vẽ tránh sự nhầm lẫn.
Sau khi phân tích, giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc bản vẽ lắp được thể
hiện theo trình tự sau:
Bảng 4


Trình tự đọc

Nội dung cần tìm hiểu

1. Khung tên

- Tên gọi sản phẩm

Bản vẽ.......

- Tỉ lệ bản vẽ
2. Bảng kê

- Tên gọi chi tiết và số lượng chi tiết

3. Hình biểu diễn

- Tên gọi hình chiếu
- Vị trí hình cắt


4. Kích thước

- Kích thước chung
- Kích thước lắp của các chi tiết
- Kích thước xác định khoảng cách
giữa các chi tiết.

5. Phân tích chi tiết - Vị trí của các chi tiết
6. Tổng hợp

- Trình tự tháo, lắp
- Công dụng của sản phẩm
Ví dụ 3: Bản vẽ lắp bộ vòng đai

Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định, bản vẽ này là bản vẽ lắp. Sau khi xác định
được loại bản vẽ. Yêu cầu học sinh nêu trình tự đọc một bản vẽ lắp. Bản vẽ này
cần tìm hiểu những nội dung gì?


Sau khi hoàn thành từng nội dung, lần lượt hướng dẫn học sinh đọc từng nội dung,
khi đó trình tự đọc của bản vẽ sẽ được thể hiện như sau:
Bảng 5
Trình tự đọc

Nội dung cần tìm hiểu

1. Khung tên - Tên gọi sản phẩm
- Tỉ lệ bản vẽ
2. Bảng kê


Bản vẽ của bộ vòng đai
- Bộ vòng đai
- 1:2

- Tên gọi chi tiết và số - Vòng đai (2)
lượng chi tiết
- Đai ốc (2)
- Vòng đệm (2)
- Bu lông (2)

3. Hình biểu
diễn

- Tên gọi hình chiếu

- Hình chiếu bằng

- Vị trí hình cắt

- Hình chiếu đứng có cắt cục bộ

4. Kích thước - Kích thước chung
- Kích thước lắp của các
chi tiết

- 140,50,78
- M10
- 50, 110

- Kích thước xác định

khoảng cách giữa các chi
tiết.
5. Phân tích
chi tiết

- Vị trí của các chi tiết

Tô màu cho các chi tiết, từ đó
sẽ xác định vị trí của các chi
tiết.

6. Tổng hợp

- Trình tự tháo lắp

- Tháo chi tiết 2-3-4-1
Lắp chi tiết 1-4-3-2

- Công dụng của sản - Ghép nối chi tiết hình trụ với
phẩm
các chi tiết khác.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Tất cả các phương pháp dạy học trên đã góp phần nâng cao chất lượng trong
bộ môn công nghệ 8, đặc biệt rèn được cho học sinh kĩ năng vẽ hình chiếu và đọc
một số bản vẽ đơn giản. Từ đó, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo và
tự tìm tòi, lĩnh hội kiến thức trong học tập, đồng thời giúp học sinh yêu thích bộ
môn và tăng sự hứng thú, linh hoạt ở học sinh.


Kết quả kiểm tra một tiết ở học kì 1 năm học 2014- 2015 trước khi thực hiện

đề tài và kết quả kiểm tra một tiết ở học kì 1 năm học 2015- 2016 sau khi thực hiện
đề tài như sau:

Nhìn vào biểu đồ thông kê chất lượng giỏi, khá, trung bình, yếu- kém của
các lớp qua các lần kiểm tra, khi chưa áp dụng và đã áp dụng đề tài thấy được: Số
học sinh khá, giỏi tăng, số học sinh yếu- kém giảm, đặc biệt nhiều học sinh yếu đã
vươn lên và yêu thích bộ môn, chứng tỏ phương pháp đã góp được phần nào tăng
thêm hiệu quả trong giảng dạy.
Một phần quan trọng đó là ngoài những kiến thức học sinh được truyền thụ
từ giáo viên, thì học sinh phải nắm được những kiến thức cơ bản trong Sách giáo
khoa. Trên tinh thần tự học, tự nghiên cứu là chính.
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
1. Đề Xuất
Phần vẽ kĩ thuật là phần khó nhất trong môn học công nghệ 8. Để đạt được kết
quả cao, ngoài phương pháp dạy tốt thì giáo viên phải thường xuyên làm các đồ
dùng để sử dụng. Bên cạnh đó kết hợp với phương tiện dạy học như máy chiếu, các
hình ảnh trực quan... thì bài học sẽ sinh động hơn và gần với thực tế hơn. Nhờ đó
học sinh sẽ lĩnh hội được kiến thức một cách tốt hơn, kết quả giảng dạy sẽ cao hơn.
Phương pháp vẽ hình chiếu chiếm phần quan trọng trong phân môn vẽ kĩ thuật.
Để vẽ được hình chiếu thì phải có trí tưởng tượng trong không gian tương đối tốt.
Giáo viên phải hướng dẫn học sinh biết các đọc bản vẽ kĩ thuật, do đó giáo viên
cần sử dụng các mô hình, vật thật để giúp học sinh hình dung được vật thật trong
quá trình đọc bản vẽ, từ đó vẽ nên các hình chiếu.
Để giúp học sinh thực hiện được điều này thì giáo viên cần phải định hướng cho
học sinh cách vẽ hình chiếu:
- Dạy học sinh hiểu được khái niệm hình chiếu
- Dạy học sinh các phép chiếu, đặc điểm mỗi phép chiếu


- Dạy học sinh các tên gọi hình chiếu, mặt phẳng chiếu.

- Dạy học sinh vị trí các hình chiếu
Giáo viên cần kiên trì, tìm tòi, sáng tạo, vận dụng tốt các phương pháp giảng
dạy để thu hút học sinh chú ý hơn nữa. Giáo viên cần phải sử dụng thường xuyên
đồ dùng dạy học. Bên cạnh đó cần kết hợp các phương tiện dạy học như máy
chiếu, hình ảnh trực quan,.. như vậy sẽ giúp cho học sinh dễ hình dung hơn. Từ đó,
học sinh sẽ lĩnh hội kiến thức một cách tốt hơn, kết quả giảng dạy sẽ cao hơn.
Ngoài ra, học sinh chưa được tiếp xúc với thực tế, nên việc tiếp thu chương
trình chưa cao. Mong ngành giáo dục đầu tư nhiều hơn đối với các thiết bị còn
thiếu trong môn công nghê 8 nói chung và phần vẽ kĩ thuật nói riêng.
2. Khuyến nghị khả năng áp dụng
Đề tài này áp dụng cho phần vẽ kĩ thuật trong chương trình công nghệ 8. Những
kiến thức cơ bản này sẽ là tiền để cho học sinh tiếp tục học trong chương trình
công nghệ lớp 11, giúp các em tìm hiểu sâu hơn.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa công nghệ 8 - Nguyễn Quý Thao - Nhà xuất bản giáo dục
Việt Nam - năm 2011
2. Sách giáo viên công nghệ 8 – Vũ Dương Thụy - Nhà xuất bản giáo dục Việt
Nam - năm 2004
3. Sách thiết kế bài giảng công nghệ 8- Nguyễn Minh Đồng- Nhà xuất bản giáo
dục Việt Nam - năm 2008
4. Vẽ kĩ thuật tập 1 – Trần Hữu Quế - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam - năm
1996
5. Bản vẽ kĩ thuật – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam - năm 1998



×