Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Điều trị bệnh hen suyễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.23 KB, 2 trang )

Hen suyễn: Trị bằng thuốc xịt là tốt nhất
Phát hiện sớm, điều trị đúng và kịp thời, người bệnh hoàn toàn có thể sinh hoạt như người bình
thường. Trẻ em bị chàm, dị ứng thức ăn cũng có nguy cơ bị hen cao hơn trẻ em khác.
Hen suyễn là tình trạng viêm mạn tính của đường dẫn khí trong phổi (phế quản). Tình trạng viêm
này làm cho phế quản trở nên dễ phản ứng hơn với các yếu tố kích thích, từ đó gây ra cơn hen suyễn
– ThS-BS Lê Thị Thu Hương, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe cộng đồng TP.HCM (CHAC), cho biết.
Không cần di truyền vẫn có thể bị hen
“Hen suyễn có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng chiếm hơn một nửa là trẻ dưới 10 tuổi. Đây
là nguyên nhân hàng đầu làm học sinh nghỉ học, người lao động nghỉ làm. Ngoài ra, bệnh hen suyễn
có nguy cơ tử vong cao do cơn hen cấp” – BS Trần Thị Kim Thu, Giám đốc CHAC, cho biết thêm.
Theo BS Thu, hen suyễn là tình trạng viêm mạn tính và không có vi trùng. Vì vậy, hen suyễn hoàn
toàn không lây lan. Cha mẹ, ông bà bị hen suyễn vẫn có thể chăm sóc các con cháu như bình thường.
Mặt khác, bản chất của hen suyễn là không có vi trùng nên việc điều trị kháng sinh trong hen suyễn
là không cần thiết, chúng ta chỉ điều trị khi nào có bội nhiễm thêm vi trùng.
Hen có tính di truyền. Trong gia đình nếu những người cùng huyết thống bị hen suyễn thì con cái
trong nhà cũng có nguy cơ bị hen cao hơn người khác. Trẻ em bị chàm, dị ứng thức ăn cũng có nguy
cơ bị hen cao hơn trẻ em khác.
“Nhưng nếu trong gia đình không có ai bị hen, chúng ta vẫn có khả năng bị bệnh hen. Đó là do ta
tiếp xúc quá nhiều hoặc có dị ứng với các yếu tố khởi phát hen như: bụi, phấn hoa, thú vật nuôi có
lông, mạt nhà, gián hoặc khói thuốc lá, khói bụi ô nhiễm, những mùi nồng gắt như thuốc tẩy, sơn,
nước hoa…” – BS Thu cho biết.
Để ngăn ngừa bệnh suyễn ở trẻ, cần tăng sức đề kháng cho các em bằng cách chích ngừa đầy đủ,
đặc biệt là nên chích ngừa cúm. Ảnh: DT
Xịt thuốc đúng cách
Để đề phòng hen suyễn, BS Thu cho rằng cần tránh các yếu tố khởi phát như nhà không có chó mèo,
khói thuốc, nhang khói, mùi nặng. Tăng sức đề kháng, nhất là cho trẻ bằng cách chích ngừa đầy đủ,
đặc biệt là nên chích ngừa cúm. Chế độ ăn đa dạng. Vệ sinh mũi bằng cách rửa mũi bằng nước muối
sinh lý và cho trẻ hỉ mũi thường xuyên. Giữ ấm cổ, ngực trẻ bằng cách quấn khăn, mặc yếm khi trời
lạnh. Vận động là tốt nhưng cần vận động vừa sức, tránh gắng sức.
Theo BS Hương, mọi người khi có những triệu chứng sau thì nên đi khám và làm hô hấp ký nhằm
chẩn đoán xác định hen suyễn: Có những cơn khò khè tái đi tái lại; ho về đêm tái đi tái lại; khò khè


và ho sau khi vận động; khò khè, nặng ngực hoặc ho sau khi tiếp xúc chất gây dị ứng hay ô nhiễm
không khí…
Cũng theo BS Thu, đối với bệnh hen suyễn, điều trị bằng thuốc xịt, hít là một phương pháp điều trị
hiện đại, hiệu quả nhanh, kéo dài và an toàn, rất ít tác dụng phụ do thuốc. Vì vậy, người bệnh cần xịt
hoặc hít thuốc sao cho đúng cách. Dùng thuốc dự phòng đúng giờ/ngày. Thuốc cắt cơn luôn luôn có
sẵn và mang thuốc cắt cơn theo trẻ: cặp đi học, chỗ ngủ, mang theo khi ra khỏi nhà. Ngoài ra, cần tái
khám đều đặn theo hẹn ngay cả khi không có triệu chứng hen suyễn.
“Điểm đáng lưu ý là hơn 85% những trường hợp tử vong do hen có thể tránh được nếu phát hiện
sớm, điều trị đúng và kịp thời. Nếu tình trạng hen suyễn được kiểm soát hoàn toàn thì hầu hết bệnh
nhân hen suyễn có thể sinh sống, làm việc, học tập, chơi thể thao… như người bình thường” – BS
Hương cho biết.
Ngày Hen suyễn toàn cầu do Hiệp hội Hen toàn cầu – Global Initiative for Asthma (GINA) phối hợp
với các nhóm chăm sóc sức khỏe và giáo dục bệnh hen suyễn tổ chức để nâng cao nhận thức về bệnh
hen suyễn và cải thiện việc chăm sóc, điều trị bệnh hen suyễn trên toàn thế giới.
Ngày Hen suyễn toàn cầu lần đầu tiên, vào năm 1998, được tổ chức tại hơn 35 quốc gia cùng với Hội
nghị hen suyễn toàn cầu đầu tiên tổ chức tại Barcelona, Tây Ban Nha. Ngày Hen suyễn toàn cầu hằng
năm được tính là ngày thứ Ba đầu tiên của tháng 5. Năm nay được tổ chức vào ngày thứ Ba 1-5 với


chủ đề “Bạn có thể kiểm soát hen suyễn”.
Theo BS Trần Thị Kim Thu, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe cộng đồng TP.HCM (CHAC),
tại Việt Nam, cho đến nay chưa có số liệu điều tra toàn quốc nhưng ước tính có khoảng 5% dân số
mắc hen suyễn. Đặc biệt tại Hà Nội, tỉ lệ mắc cao hơn tỉ lệ mắc trung bình của cả nước. Nghiên cứu
mới đây về tình hình kiểm soát hen suyễn được thực hiện trên 3.000 dân ở Hà Nội cho thấy tỉ lệ
người đã từng bị khò khè hoặc thở rít là 15,3%. Hiện số người mắc bệnh hen suyễn tại TP.HCM vào
khoảng 3,2% dân số, tỉ lệ này ở trẻ em còn cao hơn.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×