Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Một số hình ảnh về phát ban, bất thường và nhiễm trùng da ở trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 23 trang )

Một số hình ảnh về phát ban, bất thường và nhiễm
trùng da ở trẻ
yhoccongdong.com/thongtin/mot-hinh-anh-ve-phat-ban-bat-thuong-va-nhiem-trung-da-o-tre/

10/3/2016
Chú ý: Bài trình bày này là để minh họa những bất thường và nhiễm trùng thường gặp, không
dùng cho việc chẩn đoán bệnh. Bạn luôn cần đưa bé đến khám bác sĩ nếu bé có tình trạng phát
ban gây phù nề hay chảy dịch.

Bạn có thể sẽ thắc mắc rằng: “Ồ không, điều gì đã xảy ra với da của con tôi vậy?”. Mới ngày
hôm trước, da của bé vẫn sạch sẽ và mịn màng, mắt bé vẫn sáng, miệng và tai bé không bị
nhiễm trùng. Nhưng đến ngày hôm sau lại xuất hiện một tình trạng phát ban bí ẩn gây phù nề
hay chảy dịch. Hãy đừng thất vọng vì chúng tôi sẽ giúp bạn phần nào. Hãy xem những hình ảnh
trình bên dưới về những phát ban, bất thường và nhiễm trùng da thường gặp ở trẻ nhỏ và tìm
hiểu cách xử trí chúng.

Mụn trứng cá ở trẻ nhỏ


Mụn có thể xuất hiện ngay sau khi sinh, nhưng thường thì mụn sẽ xuất hiện sau sinh vài tuần.
Chúng nhìn giống như những nốt mụn nhỏ hay mụn đầu trắng trên nền da hơi đỏ. Mụn có thể ở
má, trán, cằm và lưng.
Mụn sẽ trở nên rõ hơn khi trẻ bị ủ ấm quá mức gây nóng nực, khi bé quấy hay khi da bé bị kích
ứng bởi nước bọt, cặn sữa, vải thô, vải được giặt với chất tẩy rửa mạnh.
Mụn ở trẻ nhỏ sẽ tự hết mà không cần điều trị nhưng nó có thể kéo dài trong nhiều tháng.

Ong đốt

Nốt do ong đốt rất đau. Da xung quanh nốt đốt nhanh chóng trở nên đỏ, sưng và ngứa, gây khó
chịu cho bé.
Để giảm lượng nọc độc vào da bé, cố gắng nhanh chóng nhổ ngay kim chích ra. Dùng móng tay


hay cạnh của một tấm thẻ để tách kim ra. Không nên nặn ra vì có thể đẩy thêm nọc độc vào.
Để xử trí tình trạng sưng đỏ, chúng ta có thể đắp khăn lạnh hay túi nước đá được bọc trong một
chiếc khăn lên chỗ bị sưng. Nếu bé trên ba tháng tuổi, có thể cho bé uống paracetamol hay
ibuprofen. Kiểm tra và hỏi dược sĩ liều dùng nếu bạn không chắc bé sẽ dùng liều bao nhiêu.
Nên đưa bé đến khám bác sĩ sau khi bị ong đốt.

Viêm mi mắt


Bệnh do nhiễm trùng làm cho nang lông ở bờ mi mắt bị viêm.
Viêm mi mắt làm lông mi của bé xuất hiện vảy hay nhờn dính. Bé cũng có thể bị rụng lông mi. Mí
mắt bé nóng và ngứa. Bé khó chịu và khóc nhiều.
Bệnh trông có vẻ nặng nhưng không ảnh hưởng đến mắt bé.
Để giảm khó chịu cho bé, bạn có thể vệ sinh mắt bé với gạc ấm 2 lần mỗi ngày. Đưa bé đến
khám bác sĩ nếu mắt bé không cải thiện sau 1 tuần. Bác sĩ có thể kê một loại mỡ thoa chứa
kháng sinh cho bé.

Chắp (Chalazion)

Nếu mi mắt bé xuất hiện một nốt sưng phía dưới, bé có thể bị chắp. Đây là một nốt sưng hay
một nang không gây đau, nằm phía dưới mi mắt trên hoặc dưới. Nang là do tình trạng viêm ống
lệ hay tuyến ở lông mi.
Chắp thường gây cho bé khó chịu hơn là đau. Bệnh tự khỏi sau khoảng một tháng. Trong thời
gian này, giữ vệ sinh mắt bé bằng cách rửa mắt với gạc ấm 2 lần mỗi ngày trong 5 – 10 phút.
Đưa bé đến khám bác sĩ nếu bé vẫn còn bị chắp sau 1 tháng.


Tham khảo thêm bài: Chắp và lẹo

Thủy đậu


Những triệu chứng ban đầu của bệnh bao gồm:


Sốt



Buồn nôn



Nhức đầu



Đau cơ



Chán ăn
Phát ban trong bệnh thủy đậu đầu tiên là những sẩn nhỏ màu đỏ, sau vài giờ trở thành những
mụn nước chứa đầy dịch. Phát ban xuất hiện ở mặt, sau đó lan dần khắp cơ thể. Có thể nổi rất
nhiều hay chỉ nổi một vài đốm. Bé có thể đau ở da đầu, bộ phận sinh dục và trong miệng.
Nếu nghi ngờ bé bị thủy đậu, bạn cần cho bé đi khám ngay. Bác sĩ sẽ chẩn đoán xác định bệnh
cho bé. Thủy đậu là bệnh do siêu vi nên bệnh sẽ tự khỏi trong vài ngày. Bạn có thể giúp bé hồi
phục sức khỏe bằng cách cho bé nghỉ ngơi, uống paracetamol hay cung cấp thêm dịch từ bên
ngoài để hạ sốt.
Tham khảo thêm bài: Thủy đậu


Rộp miệng (cold sores)


Lần đầu bị rộp miệng, bé sẽ bị sưng các nướu răng và đau miệng làm cho bé chảy nước dãi. Vài
ngày sau, bạn sẽ thấy xuất hiện một chùm mụn nước ở ngay môi hay gần môi của bé và trở
thành những vết lở gây đau, có thể kèm sốt và nổi hạch cổ.
Vết lở sẽ đóng mài và dần dần biến mất trong vài ngày. Sự bùng phát của bệnh kéo dài 5 đến 10
ngày. Bé có thể không muốn ăn uống gì nên bạn cần kiểm tra chắc rằng bé không bị mất nước.
Trong lần tái phát sau, triệu chứng ban đầu sẽ là nổi các mụn nước.
Để giảm đau cho bé, bạn có thể chườm đá hay cho bé uống paracetamol với liều dành cho trẻ
nhỏ. Nếu các triệu chứng trở nên xấu đi, bác sĩ có thể chỉ định thêm thuốc chống siêu vi cho bé.

Viêm da tiết bã (“da đầu cứt trâu”)

Nếu bé bị viêm da tiết bã thì đây được xem là trường hợp bị gàu nặng. Bệnh thường gặp ở trẻ
sơ sinh; biểu hiện bệnh là một vùng đỏ trên da đầu, bề mặt có những mảng vảy mỡ màu vàng.
Theo thời gian, vảy trở nên dễ tróc, có thể cạo bong dễ dàng, giống với gàu nhưng thường dính
vào tóc bé.
Sang thương có thể bao phủ toàn bộ da đầu bé, cũng có khi xuất hiện ở mặt, cổ, quanh vùng
quấn tã lót, nách và mũi.


Bạn có thể điều trị bệnh tại nhà bằng cách gội đầu thường xuyên cho bé và dùng bàn chải lông
mềm để chải tách các mảng vảy.

Chàm

Nếu bé bị bệnh chàm, da bé có thể khô, ngứa, đỏ, nứt nẻ, thỉnh thoảng bị chảy dịch và máu. Bé
có thể bị chàm ở bàn tay, mặt, cổ, cùi chỏ, đầu gối. Bệnh thường có những đợt bùng phát. Da
bé hầu như lúc nào cũng có những mảng đỏ và ngứa, những mảng này sẽ trở nên tệ hơn trong

những đợt bùng phát của bệnh và cần được điều trị tích cực.
Bệnh thường gặp ở thời thơ ấu và có khuynh hướng giảm dần khi bé lớn lên.
Tham khảo thêm bài: Bệnh chàm

Ban đỏ nhiễm độc

Nếu bé bị ban đỏ nhiễm độc, da bé có những sẩn màu đỏ chính giữa là mụn mủ trắng hay vàng.
Trẻ thường bị nổi ban trong khoảng 2 – 5 ngày sau khi sinh.


Ban đỏ nhiễm độc có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, trừ lòng bàn tay, lòng bàn
chân. Bệnh tự khỏi trong khoảng 2 tuần.
Tham khảo thêm bài: Ban đỏ nhiễm độc

Viêm nang lông

Nếu bé bị viêm nang lông, bé có những mụn mủ quanh một số nang lông, sau đó sẽ đóng mài
phía trên. Mụn mủ có thể ở cổ, tay, chân, nách và mông. Viêm nang lông hiếm gặp ở trẻ dưới 2
tuổi.
Đưa bé đến khám bác sĩ nếu bạn nghi bé bị viêm nang lông. Bác sĩ có thể kê cho bé loại kem
thoa có chứa kháng sinh.

Bệnh tay – chân – miệng

Triệu chứng bệnh bao gồm:


Những vết trợt lở như những mụn nước nhỏ




Đau họng



Sốt nhẹ


Những vết trợt lở như những mụn nước nhỏ xuất hiện ở miệng, bàn tay, bàn chân của bé.
Chúng cũng có thể hiện diện ở những vị trí khác như chân, gối, mông, và khuỷu tay. Mụn nước
ở bên trong miệng có thể làm cho bé đau khi ăn uống do đó cần cẩn thận đảm bảo bé luôn có đủ
lượng nước cần thiết.
Đưa bé đến khám bác sĩ nếu bạn nghi bé bị bệnh tay – chân – miệng. Mặc dù đa phần các
trường hợp bệnh thường tự khỏi trong vài ngày, một số trường hợp có thể diễn tiến đến bệnh
cảnh nặng hơn đe dọa tử vong. Bạn có thể giúp bé hồi phục sức khỏe bằng cách cho bé nghỉ
ngơi, uống paracetamol hay cung cấp thêm dịch từ bên ngoài để hạ sốt.
Tham khảo thêm bài: Bệnh tay chân miệng

Mày đay

Nếu bé bị mày đay, phát ban có thể tiến triển như sau:


Đột ngột xuất hiện những mảng phù nhỏ kích thước 1-2cm



Mảng phù gây ngứa có màu đỏ hoặc trắng, được bao quanh bởi vùng da đỏ




Các mảng này có thể họp lại với nhau tạo mảng lan rộng hơn.



Mày đay sẽ tự mất đi trong vài giờ hay vài ngày.

Chốc


Đầu tiên, bé xuất hiện những mụn nước xung quanh mũi và miệng, có thể lan rộng đến các phần
khác của cơ thể. Tùy theo loại chốc, những mụn nước nhỏ và dễ vỡ, hay những mụn nước lớn
hơn và vỡ sau vài ngày.
Khi mụn nước vỡ và khô sẽ tạo mài màu vàng nâu. Chúng sẽ dần lành và không để lại sẹo.
Chốc thường không đau nhưng có thể gây ngứa. Bé có thể sốt và sưng hạch bạch huyết vùng
mặt hay cổ.
Đưa bé đến khám bác sĩ nếu bạn nghi bé bị chốc. Bé cần được điều trị với kháng sinh để loại bỏ
tình trạng nhiễm trùng.

Viêm kết mạc nhiễm trùng

Mắt đỏ và ướt có thể là dấu hiệu viêm kết mạc. Kết mạc là lớp màng lót mi mắt và bao phủ phần
tròng trắng của mắt.
Viêm kết mạc do dị ứng hay do nhiễm.
Viêm kết mạc do nhiễm gây ra bởi vi khuẩn hay siêu vi và bệnh rất dễ lây.
Dấu hiệu khác của bệnh bao gồm:





Mắt nhầy dính



Đỏ và đau



Vảy vàng quanh mi mắt hay chảy dịch vàng
Nếu bé bị viêm kết mạc nhiễm trùng, hãy rửa mắt thường xuyên cho bé bằng nước muối sinh lý
và bông gòn. Bạn chắc rằng bé được sử dụng khăn riêng.
Nếu bé dưới một tháng tuổi bị viêm kết mạc, cần đưa bé đến khám bác sĩ ngay. Viêm kết mạc ở
trẻ quá nhỏ có thể do tác nhân nguy hiểm hơn như chlamydia.
Tham khảo thêm bài: Viêm kết mạc

Vàng da

Khoảng một nửa các bé sẽ có làn da hơi vàng nhẹ trong vài ngày đầu sau khi sinh. Nếu bé có
màu da tối, bạn chú ý quan sát tình trạng vàng da này ở tròng trắng mắt, lòng bàn tay, lòng bàn
chân của bé.
Bé sinh đủ tháng, màu da và mắt sẽ trở lại bình thường trong một tuần. Đối với bé sinh thiếu
tháng thì sẽ cần thời gian lâu hơn.
Tham khảo thêm bài: Vàng da

Sởi


Nếu bé bị bệnh sởi, những triệu chứng đầu tiên bao gồm:



Chảy nước mũi



Sốt khoảng 380C



Ho



Mắt sưng, đỏ, đau



Những đốm trắng nhỏ trong miệng
Sau khi xuất hiện các triệu chứng trên 3 – 4 ngày, bạn sẽ chú ý thấy những đốm đỏ sau tai, mặt,
cổ của bé. Khi các đốm đỏ xuất hiện thì bé có thể sốt cao hơn. Các đốm sẽ lan dần khắp cơ thể
và tạo thành bề mặt loang lổ. Phát ban có thể ngứa và sẽ kéo dài khoảng 5 ngày. Khi ban đỏ mờ
dần, nó chuyển sang màu hơi nâu.
Đưa bé đến khám bác sĩ nếu bạn nghi bé bị bệnh sởi. Bệnh sởi do siêu vi nên sẽ tự khỏi trong
vài ngày. Bạn có thể giúp bé hồi phục sức khỏe bằng cách cho bé nghỉ ngơi, uống paracetamol
hay cung cấp thêm dịch từ bên ngoài để hạ sốt.
Tham khảo thêm bài: Bệnh sởi

Hạt kê


Đây là những hạt màu trắng, nhỏ xuất hiện ở mặt của bé, thường vắt ngang qua mũi, hai gò má,

cằm, trán hay quanh mắt. Hạt kê nhìn thấy nhô lên mặt da, nhưng khi bạn sờ vào thì chúng có
cảm giác trơn nhẵn.
Hạt kê thường xuất hiện vài tuần sau sinh vì tuyến bã trên mặt của bé vẫn còn đang phát triển,
và tự biến mất trong 4 – 6 tuần.

U mềm lây

U mềm lây biểu hiện bằng những sẩn nhỏ màu hơi hồng hay trắng, bóng, hình tròn. Thường có
không quá 20 sẩn. Mỗi sẩn có rốn lõm ở giữa hay một đầu nhỏ chứa đầy mủ. kích thước sẩn từ
1 – 10mm và có thể phát triển lớn trong nhiều tuần.
Bé thường bị ở bụng, ngực, khuỷu tay, khoeo chân, cũng có thể ở mông, bộ phân sinh dục.
Trong trường hợp hiếm gặp, u mềm lây lan khắp cơ thể bao gồm cả trong miệng và mi mắt.
U mềm lây thường biến mất trong vòng 18 tháng mà không cần điều trị.
Đưa bé đến khám bác sĩ nếu chúng gây ngứa, chảy máu hay làm cho trẻ cảm thấy khó chịu.

Muỗi đốt


Muỗi đốt có thể để lại một nốt sưng và ngứa trên da bé. Những vết đốt này có thể gây khó chịu
cho bé. Sử dụng một miếng gạc lạnh để làm giảm ngứa và sau đó cố gắng ngăn không cho bé
gãi lên vết đốt. Cắt móng tay cho bé để tránh việc bé cào gãi mạnh. Bạn có thể giảm ngứa bằng
các sản phẩm dạng lotion có chứa calamine.
Bé không cần đến khám bác sĩ với vết muỗi đốt thông thường. Nhưng nếu vết đốt bị nhiễm trùng
thì bạn cần đưa bé đi khám. Dấu hiệu nhiễm trùng gồm:


Một vùng đỏ ngày càng tăng




Sưng phù



Có mủ



Da bé sờ ấm

Hăm tã (Nappy rash)

Hăm tã là tình trạng phát ban đỏ quanh bộ phận sinh dục, mông, vùng nếp và đùi của bé. Phát
ban thỉnh thoảng nhìn giống mụn, có thể khô hay ẩm ướt. Bé thường bị hăm tã trong một năm
tuổi đầu. Nguyên nhân chính là do sự ẩm ướt.
Cách tốt nhất là giữ vệ sinh cho bé và giúp bé luôn khô thoáng bằng việc thường xuyên thay tã
cho bé.

Hăm tã do nấm hạt men


Khi bé bị nấm ở miệng, vi nấm sẽ theo đường tiêu hóa đến mông bé, từ đó có thể gây tình trạng
hăm tã do nấm hạt men. Ngoài ra, hăm tã do nấm hạt men cũng có thể xảy ra ở những bé được
cho uống kháng sinh, kháng sinh sẽ tiêu diệt các lợi khuẩn vốn giúp kìm hãm sự phát triển của vi
nấm.
Phát ban lúc đầu là những đốm nhỏ màu đỏ, sau đó xuất hiện nhiều đốm hơn, họp lại tạo thành
một nốt đỏ và cứng có thể chứa mủ.
Bé cần được đưa đến bác sĩ khám nếu bạn nghi bé bị hăm tã do nấm hạt men. Bác sĩ có thể kê
toa cho bé với kem thoa chứa hydrocortison, kháng nấm.


Nấm miệng

Những mảng trắng hay đốm trắng xuất hiện bên trong miệng của bé là một dấu hiệu của nấm
miệng. Những mảng này nhìn giống phô mai vón cục hay sữa đông. Miệng bé có thể đau và bé
không muốn ăn.
Đưa bé đến khám bác sĩ nếu bạn nghi bé bị nấm miệng. Bác sĩ có thể cho bé uống thuốc kháng
nấm để điều trị nấm miệng.
Tham khảo thêm bài: Nấm miệng


Nhiễm trùng tai (viêm tai giữa)

Mủ chảy ra từ tai bé là dấu hiệu chắc chắn của nhiễm trùng tai. Bé có thể sốt và cảm thấy mệt.
Nhiễm trùng tai có thể do lạnh, làm cho tai giữa bị sưng. Đây là môi trường lí tưởng cho vi khuẩn
phát triển và tăng sinh.
Đa số nhiễm trùng tai sẽ tự khỏi, nhưng cần đưa bé đến khám bác sĩ nếu:


Bé dưới 3 tháng tuổi



Đau nhiều



Triệu chứng không cải thiện sau 24 giờ




Có tình trạng chảy dịch từ tai bé



Cả 2 tai đều bị nhiễm trùng
Tham khảo thêm bài: Viêm tai giữa

Mày đay dạng sẩn


Nếu bé bị mày đay dạng sẩn, bạn sẽ thấy xuất hiện những đốm nhỏ nhô lên mặt da quanh vị trí
cũ bị côn trùng cắn. Sau đó những đốm này trở thành vết sưng màu nâu hơi đỏ, sờ chắc,
thường rất ngứa.
Đưa bé đến khám bác sĩ nếu bạn nghi bé bị mày đay dạng sẩn. Bé có lẽ cần được uống kháng
histamin hay thoa kem chứa steroid. Bệnh có thể kéo dài đến 6 tuần.

Chất độc từ dây thường xuân (ivy), cây sồi (oak), cây sơn (sumac)

Nếu bé tiếp xúc với chất độc từ dây thường xuân, cây sồi, cây sơn; phản ứng dị ứng xảy ra và
gây tình trạng phát ban. Phát ban lúc đầu là những đốm sưng phù màu đỏ, sau 1-2 ngày sẽ
chuyển thành mụn nước. Mụn nước đóng vẩy sau vài ngày nhưng chúng khiến bé cảm thấy rất
ngứa trong khoảng thời gian này.
Phát ban sẽ tự ổn trong khoảng 14 – 20 ngày. Đưa bé đến khám bác sĩ nếu bạn cảm thấy lo
lắng về tình trạng phát ban của bé.

Nấm da (Ringworm)


Khi bé bị nấm da, bé sẽ xuất hiện một hay nhiều vòng màu đỏ ở ngực, bụng, đùi, hay lưng.
Những vòng này sẽ đóng mài hay tróc vảy ở ngoại vi và lành ở giữa. Bé có thể thấy ngứa. Khi vi

nấm tăng sinh, kích thước của các vòng sẽ tăng lên từ vài mm (milimét) đến vài cm (centimét).
Nấm da cũng có thể xuất hiện trên da đầu. Da đầu khô và đóng mài, hay ẩm ướt và đầy mủ.
Người ta dễ lầm giữa nấm da đầu với gàu hay da đầu cứt trâu.
Bệnh sẽ khỏi nếu bé được điều trị với kem thoa kháng nấm.

Ban đào (Roseola)

Triệu chứng ban đầu bao gồm:


Đột ngột sốt 38oC – 42oC



Chảy nước mũi



Ho



Tiêu chảy nhẹ
Bé có thể chán ăn, lừ đừ hay dễ cáu gắt. Sốt kéo dài 3 – 4 ngày trước khi đột ngột biến mất. Khi
giảm sốt, tình trạng phát ban màu đỏ hồng sẽ xuất hiện. Ban xuất hiện đầu tiên ở ngực, bụng rồi
lan dần lên cổ và những vị trí khác. Ban mờ dần đi trong vài giờ đến 2 ngày.
Đưa bé đến khám bác sĩ nếu bạn nghi bé bị ban đào. Bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán xác định cho
bé. Ban đào là bệnh do siêu vi nên sẽ tự khỏi trong vài ngày. Bạn có thể giúp bé hồi phục sức
khỏe bằng cách cho bé nghỉ ngơi, uống paracetamol hay cung cấp thêm dịch từ bên ngoài để hạ
sốt.


Rubella (Sởi Đức)


Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là những đốm màu đỏ hồng, bằng so với mặt da, xuất hiện ở mặt,
cổ và sau đó lan dần khắp cơ thể. Các đốm này có thể họp lại với nhau tạo thành những dát lớn
hơn.
Các triệu chứng khác bao gồm:


Sốt từ 38oC trở xuống kéo dài khoảng 24 giờ



Nghẹt mũi hay chảy nước mũi



Mắt viêm đỏ



Sưng hạch bạch huyết sau tai hay sau cổ
Đưa bé đến khám bác sĩ nếu bạn nghi bé bị Rubella. Bệnh Rubella do siêu vi nên sẽ tự khỏi
trong vài ngày. Bạn có thể giúp bé hồi phục sức khỏe bằng cách cho bé nghỉ ngơi, uống
paracetamol hay cung cấp thêm dịch từ bên ngoài để hạ sốt.

Ghẻ

Nếu bé bị ghẻ, bé sẽ bị phát ban gây ngứa dữ dội. Da bé xuất hiện những sẩn đỏ phân bố rải

rác giữa các kẽ ngón tay, quanh cổ tay, mặt ngoài cùi chỏ, nách, bụng, bộ phận sinh dục. Các
sẩn này cũng có thể thấy ở da đầu, mặt, đầu gối, lòng bàn tay, cạnh và lòng bàn chân.


Đưa bé đến khám bác sĩ nếu bé bị ghẻ. Bác sĩ sẽ kê cho bé thuốc thoa toàn bộ cơ thể từ cổ trở
xuống. Cần điều trị luôn cả những vùng cơ thể mà bạn nghĩ rằng là không bị nhiễm, vì thế chúng
ta không nên bỏ qua những vùng đó.

Sốt tinh hồng nhiệt

Triệu chứng ban đầu sẽ là:


Đau họng



Nhức đầu



Sốt



Buồn nôn hoặc nôn
Phát ban màu đỏ tươi và tiến triển dần trông giống hình ảnh giấy nhám sau 12 – 48 giờ. Phát
ban bắt đầu ở một vị trí và sau đó lan dần khắp cơ thể. Ban đỏ trở nên trắng ra khi bạn tác động
áp lực lên da bé.
Bé cần điều trị với kháng sinh. Đưa bé đến khám bác sĩ nếu bé bị sốt tinh hồng nhiệt.


Bệnh đỏ má (Slapped cheek)


Nếu bé bị bệnh, hai gò má bé sẽ xuất hiện đốm đỏ. Những đốm đỏ cũng có thể xuất hiện ở thân
mình và tay chân. Bé có thể sốt nhẹ, cảm thấy đau nhức và giống như bị cúm. Hoặc trẻ cũng có
thể không có triệu chứng gì đi kèm.

Lẹo (Stye)

Lẹo là nhọt ở chân lông mi. Lẹo thường do phần gốc của lông mi bị nhiễm trùng.
Dấu hiệu đầu tiên cho thấy bé bị lẹo là sự xuất hiện một nốt sưng đỏ ở bờ mi mắt. Nốt này sẽ to
dần và vỡ sau vài ngày, có thể xảy ra khi bé đang ngủ. Lẹo có thể làm bé khó chịu nhưng không
gây vấn đề gì. Bệnh tự khỏi trong khoảng 1 tuần.
Bạn có thể đắp gạc ấm lên mắt bé sẽ giúp mụt lẹo mau vỡ. Bạn làm như thế 3 – 4 lần một ngày
cho đến khi mụt lẹo bắt đầu lặn xuống hay rỉ ra ít mủ. Không nên cố gắng chọc vỡ hay bóp nặn
chúng vì có thể gây nhiễm trùng.
Nếu mụt lẹo không cải thiện sau 2 tuần hay nếu bé vẫn còn tiếp tục bị, bạn hãy đưa bé đến
khám bác sĩ.

Viêm amiđan


Đây là tình trạng viêm amiđan, chúng là các hạch bạch huyết hình giống quả hạnh nhân phình ra
nằm ở hai bên thành sau họng. Amiđan giúp lọc các vi khuẩn bên trong họng, nhưng chúng có
thể sưng lên khi bị nhiễm.
Ngoài việc gây khó nuốt và bỏ ăn, những dấu hiệu chứng tỏ bé bị viêm amiđan bao gồm:


Đau họng kéo dài




Đau tai



Ngáy hoặc thở bằng miệng khi ngủ



Sốt hoặc ớn lạnh



Sưng hạch ở cổ và hàm



Mất tiếng



Nhức đầu



Chảy nước dãi




Những đốm trắng trên amiđan
Viêm amiđan thường do siêu vi nên bệnh sẽ tự khỏi. Hãy chắc chắn rằng bé được nghỉ ngơi đầy
đủ và được cung cấp đủ dịch. Nếu bé trên ba tháng tuổi, bạn có thể cho bé uống paracetamol
hoặc ibuprofen để giảm đau.
Tuy nhiên nếu bé đau nhiều hoặc có các triệu chứng nghiêm trọng, bạn phải đưa bé đến khám
bác sĩ.

Loét miệng

Những vết loét miệng thường xuất hiện bên trong má hoặc môi. Chúng rất đau và gây khó chịu.
Vết loét thường màu trắng, xám, đỏ hay vàng và có một vòng sưng đỏ bao xung quanh. Bé có
thể bị loét miệng do vô tình cắn vào má hoặc môi, hay do mảnh thức ăn sắc nhọn cắt trúng
miệng bé. Bị bệnh hay mệt mỏi cũng có thể gây loét miệng.


Loét miệng thường tự khỏi trong vòng 10 – 14 ngày. Trong thời gian này, loét miệng làm cho bé
ăn uống khó khăn. Cố gắng cho bé ăn những thức ăn mềm. Đánh răng cẩn thận cho bé cũng rất
có ích.

Thoát vị rốn

Thoát vị là một khối lồi với kích thước thay đổi khác nhau nằm ở vùng rốn. Thoát vị xảy ra do
các cơ của bé không phát triển đầy đủ. Thoát vị rốn xuất hiện quanh rốn và thường gặp ở một
số dân tộc, đặc biệt là trẻ gốc Châu Phi.
Đa số thoát vị rốn sẽ tự khỏi khi bé lớn và cơ của bé trở nên chắc hơn. Tình trạng này thường
không gây vấn đề gì. Bác sĩ chỉ khuyên phẫu thuật khi khối thoát vị không tự mất đi hay khi
chúng quá to.

Mụn cóc


Nếu bé bị mụn cóc thông thường, chúng thường xuất hiện ở tay, đặc biệt là quanh móng hay
vùng da bị tổn thương.
Chúng nhìn giống như những sẩn nhô lên mặt da và bề mặt sần sùi. Những sẩn này có thể
giống màu da bé, nhưng cũng có thể sáng màu hay tối màu hơn. Bề mặt mụn cóc thường có
nhiều chấm đen.


Các loại mụn cóc khác:



Mụn cóc phẳng có kích thước nhỏ và bề mặt trơn nhẵn hơn mụn cóc thông thường.
Chúng thường xuất hiện trên mặt.
Mụn cóc lòng bàn chân, thường xuất hiện ở lòng bàn chân và khá đau.
Hầu hết mụn cóc tự khỏi trong vòng vài tháng mà không cần điều trị. Tuy nhiên vài trường hợp
bệnh kéo dài 2 – 3 năm. Mụn cóc có thể được lấy đi nếu chúng gây khó chịu cho bé.



×