Tải bản đầy đủ (.ppt) (12 trang)

Bài 13: Tiết 22: Nước Đại Việt thế kỉ XIII phần I. Nhà Trần thành lập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.66 KB, 12 trang )

Bài thuyết trình
Họ và tên: Nguyễn Thị Trang
Đơn vị công tác: Trường THCS Nghĩa Hùng
Bài 13: Tiết 22: Nước Đại Việt thế kỉ XIII
I/ Nhà Trần thành lập


I/ Đặt vấn đề.
Tôi chọn thuyết trình bài 13: Nước Đại Việt thế kỉ XIII- Tiết
22 nhà Trần thành lập ở lịch sử lớp 7 vì 2 lí do:
1/ Xuất phát từ thực tế kì thi tuyển sinh vào THPT năm học
2016-2017 vừa qua có câu hỏi liên quan đến lễ hội đền
Trần nhưng 1 một số em trả lời không đúng vì các em còn
nhầm lẫn các sự kiện lịch sử địa phương.
2/ Tôi muốn giúp cho HS hiểu và tự hào về Nam Định nơi
phát tích triều đại nhà Trần. Từ đó giúp HS hiểu hơn về lịch
sử dân tộc nói chung và lịch sử địa phương Nam Định.


II/ Mục tiêu.
1.Kiến thức.
+ HS hiểu nguyên nhân làm cho nhà Lý sụp đổ và nhà Trần thành
lập.
+ Việc nhà Trần thành lập đã góp phần đã góp phần củng cố chế
độ quân chủ trung ương tập quyền vững vàng thông qua việc sửa
đổi pháp luật thời Lý.
2.Kĩ năng :HS biết phân tích sự kiện, so sánh, nhận xét đánh giá
các thành tựu xây dựng nhà nước, pháp luật nhà Trần. Kĩ năng vẽ
sơ đồ.
3. Thái độ: GD long tự hào về lịch sử dân tộc, về ý thức tự lực tự
cường của ông cha ta thời Trần. Có ý thức học tập, tu dưỡng để


xứng đáng với truyền thống đó.
4. Thông qua giờ học giúp HS phát triển năng lực tự học, phân
tích tổng hợp, nhận xét đánh giá và năng lực hợp tác


III/ Phương pháp kĩ thuật dạy học.
-Phương pháp vấn đáp, gợi mở, phân tích, thuyết
trình, trực quan.
-Kĩ thuật giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, chia nhóm.


IV/Bảng mô tả kiến thức cần đạt.
Nội dung
chủ đề

Chủ điểm

Đơn vị
kiến thưc
Nhà Lý
sụp đổ

Nước
Nước
Đại Việt
Đại Việt
thế kỉ
thời
XIII (Nhà
Trần thế

Trần
kỉ XIIIthành
XIV
lập.)

Nhà Trần
củng cố
chế
độ
phong
kiến tập
quyền.

Nhận biết

Thông hiểu

- Bối cảnh - Hiểu nguyên
thành
lập nhân nhà Lý sụp
nhà Trần.
đổ.
- Hiểu được nhà
Trần thành lập.
- Những nét
chính về tổ
chức
bộ
máy
nhà

nước
thời
Trần.

Vận dụng thấp

Vận dụng cao
Nhận xét, đánh
giá được sự ra đời
của nhà Trần.

- Hiểu được tổ - Vẽ sơ đồ bộ - So sánh bộ máy
chức bộ máy máy nhà nước nhà nước thời Lý
quan lại thời thời Trần.
và thời Trần.
Trần giống như
thời Lý nhưng
quy củ và hoàn
thiện hơn.

Pháp luật - Những nét - Hiểu được bộ
thời
chính về
luật thời Trần
Trần.
pháp luật
thời Trần

- So sánh pháp
luật thời Lý và

thời Trần


V/ Tiến trình dạy học.
•Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
- Phương pháp kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, trực quan, thảo luận nhóm, thuyết
trình
- GV chia lớp làm 2 nhóm -> GV đưa 4 bức ảnh lên máy chiếu


- Yêu cầu HS quan sát ảnh, thảo luận nhóm để trả lời
câu hỏi.
? Những bức ảnh trên giới thiệu về ai và những di tích
lịch sử nào. Di tích đó ở đâu? Triều đại nào? Hiểu biết
của em về nhân vật lịch sử và triều đại đó?
- HS thảo luận -> nhóm trưởng ghi lại kết quả.
- GV kiểm tra kết quả 2 nhóm-> Khái quát kết quả thảo
luận của HS ->GV dẫn vào bài mới.


• Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
- GV giới thiệu bài học gồm 3 nội dung:1) Nhà Lý sụp đổ.
2) Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến
tập quyền.
3) Pháp luật thời Trần.
- GV hướng dẫn HS cùng đi tìm hiểu nội dung1.
1) Nhà Lý sụp đổ.
- Sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học là giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, vấn đáp,
thuyết trình. Cụ thể:
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK.

- Trả lời các câu hỏi để tìm ra nguyên nhân nhà Lý suy yếu và sự ra đời của nhà
Trần. Với những câu hỏi như sau:
1) Nhà Lý được thành lập từ năm nào?
2) Đến cuối thế kỉ XII tình hình nhà Lý như thế nào?
3) Nguyên nhân nào dẫn đến nhà Lý suy yếu như vậy?
4) Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh lịch sử nào?
- Sau khi HS trả lời xong GV sẽ khái quát lại và nhấn mạnh cho HS biết hoàn cảnh
ra đời của nhà Trần. GV thuyết trình mở rộng cho HS về mối quan hệ của Lý
Chiêu Hoàng, Trần Cảnh cũng như sự sắp đặt của Trần Thủ Độ. Qua đó các em
thấy được nhà Trần thay nhà Lý là hợp quy luật.


• Nội dung 2: Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền.
- Sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học: giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, vấn đáp, chia nhóm
- Giúp các em hiểu và biết cách nghiên cứu nắm nội dung.
+ GV giải thích 2 thuật ngữ->phong kiến tập quyền và Thái thượng hoàng.
- Sau đó GV yêu cầu tất cả HS theo dõi vào SGK. Gọi 1 HS đọc nội dung 2 SGK. Trước khi
HS đọc Gv đưa luôn các câu hỏi lên máy chiếu cùng lệnh. Các em theo dõi, nghe bạn đọc
sau đó suy nghĩ, thảo luận nhóm các câu hỏi trên.
1) Bộ máy nhà nước và quan lại thời Trần được tổ chức như thế nào?
2) Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần?
3) So sánh bộ máy nhà nước thời Trần với thời Lý?
Để giúp HS thuận tiện trong việc so sánh GV đưa sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý lên máy
chiếu.
-> HS thảo luận-> nhóm trưởng ghi lại kết quả thảo luận và cử đại diện lên bảng trình bày.
- GV nhận xét, khái quát lại kết quả của 2 nhóm.
- Sau đó GV đặt câu hỏi phát vấn(?) Tại sao hầu hết các chức quan daaij thần văn võ đều do
người họ Trần nắm giữ?
-GV khái quát dẫn dắt chuyển ý sang nội dung 3



• Nội dung 3: Pháp luật thời Trần.
- Sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học: giao nhiệm vụ, đặt
câu hỏi,vấn đáp,chia nhóm.
- Trước tiên Gv cho HS nhắc lại nội dung của bộ luật Hình thư
của thời Lý bắng cách pháp vấn.HS trả lời -> Những HS khác
bổ sung.
- Trên cơ sở đó GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK thảo luận nhóm
bàn để trả lời câu hỏi.
(?) Pháp luật thời Trần so với thời Lý có điểm gì giống và khác
nhau?
- HS thảo luận-> đại diện 2 nhóm trình bày kết quả trên bảng->
các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV khái quát lại những kiến thức mới đã hình thành cho HS và
chuyển sang hoạt động 3


Hoạt động 3: Hình thành kĩ năng mới.
- Sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học:
giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, vấn đáp.
- GV đưa bài tập trắc nhiệm cho HS làm


• Hoạt động 4: Vận dụng mở rộng kiến thức.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: giao nhiệm vụ,
đặt câu hỏi, chia nhóm.
(?) Trình bày hiểu biết của mình về triều đại nhà
Trần về di tích lịch sử đền Trần? Những biểu
hiện về long biết ơn của nhân dân ta đối với nhà
Trần




×