Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

De cuong on tap lý sinh hp2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.61 KB, 14 trang )

ĐIỆN THẾ SINH VẬT Ở TẾ BÀO SỐNG
Giữa tế bào sống và môi trường xung quanh luôn tồn tại sự chênh lệch điện thế
3 loại điện thế cơ bản:
1. Điện thế nghỉ
2. Điện thế hoạt động
3. Điện thế tổn thương
Thí nghiệm phát hiện điện thế nghỉ.
1. Khi 2 điện cực đặt trên bề mặt của sợi thần kinh: không có sự chênh lệch về điện thế
2. Một điện cực ở ngoài, một điện cực xuyên màng: Xuất hiện hiệu điện thế giữa 2 điện
cực
3. Cả 2 điện cực xuyên qua màng: không có sự chênh lệch điện thế
1. ĐIỆN THẾ NGHỈ
Đinh nghĩa: Ở trạng thái bình thường (trạng thái nghỉ) giữa 2 phía của màng tế bào luôn
tồn tại một hiệu điện thế - gọi là điện thế nghỉ (điện thế tĩnh)
Đặc điểm:
• Mặt trong của màng luôn có điện thế âm hơn so với mặt ngòai
• Độ lớn của điện thế nghỉ biến đổi rất chậm theo thời gian và đại diện cho khả năng
hoạt động chức năng của tế bào.
Sự cân bằng vận chuyển điện tíchqua màng
khi điện thế nghỉ đc thiết lập:

J k + J Na − J Cl + I K + I Ba − I Cl = 0

J: Mật độ dòng khuếch tán ion nào đó qua màng theo gradien nồng độ
I: Mật đọ dòng ion đc vận chuyển qua màng bằng lực điện trường
Mật độ dòng là đại lượng vectơ, các véctơ mật độ có phương vuông góc với màng và có
hướng từ trong ra ngoài
Phương trình Goldmann:

[ ]
[ ]



+
RT PK K
E0 =
ln
F
PK K +

trong
ngoài

[ ]
[ Na ]

+ PNa Na +
+ PNa

+

trong
ngoài

[ ]
[Cl ]

+ PCl Cl −
+ PCl




ngoài
trong

E0 - điện thế nghỉ

P: Hệ số thấm của màng với các ion
2. ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG
Định nghĩa: Là điện thế xuất hiện giữa 2 phía của màng tế bào khi tế bào nhận kích thích
đạt ngưỡng.
Đặc điểm:
• Mặt trong màng tế bào tích điện dương so với mặt ngoài.
• Xuất hiện trong thời gian ngắn và biến đổi nhanh chóng theo 4 giai đoạn
• Có khả năng lan truyền, trong điều kiện sinh lý không đổi, tốc độ lan truyền là 1
hằng số.
• Hình dạng và biên độ giữ nguyên trong quá trình lan truyền
• Không thể phát sinh một xung điện thế hoạt động mới trước khi kết thúc pha tái
phân cực
• Thời gian tồn tại của xung điện thế nhọn là giai đoạn trơ của màng tế bào. Thuộc
tính trơ đảm bảo cho việc dẫn truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định.
• Điện thế hoạt động có tính chất tại chỗ
4 giai đoạn phát triển của điện thế hoạt động


1. Khử cực (AA’): ứng với hiệu điện thế ở 2 phía của màng biến đổi
từ giá
trị điện thế nghỉ tới 0
2. Quá khử cực (A’BB’): hiệu điện thế 2 phía của màng vượt quá giá trị 0
3. Phân cực lại (B’C):
hiệu điện thế màng biến đổi từ giá trị 0 về điện thế nghỉ
4. Quá phân cực (CD): hiệu điện thế màng có giá trị âm hơn điện thế nghỉ

Điện thế hoạt động đảm bảo cho quá trình dẫn truyền hưng phấn thần kinh dọc theo
sợi thần kinh
Quá trình lan truyền điện thế hoạt động: Khi một vùng của màng bị đảo phân cực, trong cả
hai môi trường điện ly nội bào và ngoại bào đều sẽ xuất hiện sự chênh lệch về điện thế
giữa vùng đang hưng phấn đó với những vùng gần nhất đang yên tĩnh của màng.
SỰ DẪN TRUYẾN XUNG ĐỘNG THẦN KINH
Cơ chế phát sinh điện thế hoạt động (xung thần kinh)
• Khi có kích thích à tính thấm màng thay đổi à xuất hiện dòng ion Na+ đi vào
trong tế bào à giảm hiệu điện thế màng à đạt ngưỡng à phát sinh điện thế hoạt
động.
• Thứ tự hoạt động của các kênh ion trong việc phát sinh điện thế hoạt động:
• Kênh Na: có cổng ở phía ngoài màng. Cổng kênh được mở dưới tác dụng của sự
thay đổi điện thế. Bình thường, cổng đóng, ngăn không cho ion Na+ vào trong tế bào
theo gradient nồng độ.
Khi có kích thích, cổng kênh mở cho 1 lượng lớn Na+ vào trong màng à phía trong
màng tạm thời tích điện dương.
Tính thấm đối với Na chỉ tăng trong vài ms, sau đó cổng Na+ đóng lại.
• Kênh K+: có cổng nằm ở phía trong màng. Sau khi mở kênh Na+, tính thấm của
màng đối với K+ thay đổi bằng cách mở kênh K+, cho phép các ion K+ ra ngoài
màng (theo gradien nồng độ)
• Bơm Kali-Natri ATPase: bắt đầu hoạt động,
bơm Na+ ra ngoài
và K+ vào trong (ngược chiều gradien nồng độ)
để đưa tế bào trở về trạng thái nghỉ ban đầu
DẪN TRUYỀN HƯNG PHẤN THEO SỢI THẦN KINH
1. Đặc điểm:
• Xung thần kinh có đặc tính lan truyền dọc theo sợi thần kinh.
Biên độ của xung thần kinh ở trong sợi thần kinh vào khoảng 120mV (cao hơn mức
ngưỡng khử cực của màng 5-6 lần) – có ý nghĩa với vận tốc và độ tin cậy của sự dẫn
truyền hưng phấn.

• Trong quá trình lan truyền, biên độ của xung thần kinh không giảm
• Đối với các sợi thần kinh có đường kính như nhau, tốc độ truyền trong các sợi có
bao myelin lớn hơn trong các sợi không có bao myelin
• Xung điện động truyền nhanh nhất trong các TB TK lớn như trong tuỷ sống và chậm
nhất trong các sợi tơ TK bé nhất.
2. Cơ chế dẫn truyền xung thần kinh.
Giữa vùng hưng phấn và vùng không hưng phấn bên cạnh phát sinh dòng điện cục bộ
à kéo theo sự khử cực của vùng bên cạnh à tính thấm với các ion tăng lên à xuất hiện
điện thế hoạt động
3. Dẫn truyền trogn axon có bao myelin
• Bao myelin có điện trở suất lớn và bề dầy 1 -3 µm -> Cách điện ngăn môi trường
trong và ngoài axon.


• Những vùng trên màng đc bọc myelin không có sự vận chuyển các ion qua màng do
đó không thể phát sinh hiệu điện thế hoạt động.
• Sự dẫn truyền xung điện động theo cách nhảy bước có lợi thế và tốc độ truyền và tiết
kiệm năng lượng.
• Chính dòng điện truyền theo MT điện li ngoài bao myelin mới là nhân tố quyết định
sự lan truyền xung điện động. Nếu không có MT điện li ngoài bao myelin thì điện
thế hoạt động không lan truyền đc.
ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC SỐNG
Điện thế hoạt động đc ghi trên cơ thể của một tổ chức sống nào đó là kết quả của
điện trường do tổ chức sống đó tạo ra trong quá trình hoạt động của nó
Điện thế hoạt động của tổ chức sống và điện thế hoạt động trên TB sống là 2 khái niệm
khác nhau hẳn
1. Điện thế hoạt động của tim
• Những hiệu điện thế lớn nhất (có thể lớn hơn 1mV) và cũng quan trọng nhất đối với
y khoa đc ghi đo trên cơ thể là những thế hiệu sinh ra bơở hoạt động của tim
• Cơ chế lý sinh điều khiển nhịp tim: Hệ TKTW không điều khiển trực tiếp hoạt động

của tim. Sự co bóp tự động nhịp nhàng các ngăn của tim đc kích thích và điều hoà
bởi một hệ mô cơ “đặc biệt” nằm trong tim, hệ này bao gồm hai nút mô (SA: xoang,
AV: nhĩ thất) và một hệ thống dẫn truyền xung điện kích thích và đc cấu thành từ
các tế bào cơ đặc biệt
2. Mô hình đơn giản của tim
• Dung dịch điện ly giữa các TB tim (Vùng gian bào) tạo nên một MT dẫn điện thống
nhất. Khi tất cả các TB tim ở trạng thái “tĩnh”, điện thế tại mọi điểm trong đó như
nhau. Khi một vùng nào đó của tim bị kích hoạt thì MT dẫn điện này sẽ không còn
đẳng thế nữa, vùng bị kích hoạt có điện thế âm hơn so với vùng khác (hậu quả của
sự đảo phân cực).
• Trong một chu kì hoạt động của tim, kết quả sự phân cực tim là sự hình thành cực
nhĩ và cực thất tích điện trái dấu. Tâm nhĩ và tâm thất luôn co bóp lệch pha nhau.
3. Các điện thế hoạt động khác đc dùng nhiều trong chẩn đoán
a, Điện não:
Não có cấu tạo phức tạp, gồm khoảng 1010 TB TK, mỗi TB như một nguồn điện tí hon
mà điện thế hoat động luôn luôn biến đổi.
Tính chất của điện não đồ do nhiều thông số quyết định, tuy nhiên trên thực tế chủ yếu
người ta dựa vào tần số của chúng:
• Sóng điện não là những dao động có tần số, biên độ và hình dáng khác nhau:
• Sóng delta (0,5 – 3 Hz): xuất hiện khi đang ngủ sâu hay bệnh lý như hôn mê
• Sóng theta (4 – 7 Hz): thường gặp ở trẻ em, nhưng lứa tuổi hơn 10 thì biên độ và số
lượng các sóng theta giảm đi nhiều, ở người khoẻ mạnh khong phải lúc nào cũng đo
đc sóng này. Biên độ khoảng 20 - 50µm.
• Sóng alpha (8 – 13 Hz): xuất hiện ở đa số TH người lớn khoẻ mạnh trong đk thư
giãn về giác quan và tinh thần. Biên độ khoảng 20 -100 µm.
• Sóng beta (14 – 30 Hz): ghi đc trên đa số người, nhưng trên người khoẻ mạnh chỉ
chiếm tỉ lệ rất nhỏ, biên độ sóng khoảng 3 - 5 µm
• Sóng gamma: 30 – 50 Hz
b, Điện cơ:



• Dạng của điện thế hoạt động phụ thuộc và cấu trúc của đơn vị vận động, loại điện
cực và vị trí của điện cực (Xuyên vào trong hay tiếp xúc bề mặt)
• Điện thế hoạt động của đơn vị vận động là một chuỗi các xung giống nhau về hình
dạng và biên độ.
• Điện cơ đồ đc dùng trong chẩn đoán những rối loạn TK cơ và để theo dõi sự phục
hồi dây TK sau tổn thương.
TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN LÊN CƠ THỂ
• Phản ứng của cơ và TK với kích thích điện
• Tế bào cơ và TK nhạy cảm nhất đối với các kích thích điện
• Cường độ và thời gian tác động của kích thích điện là các đại lượng đo đc và dễ điều
tiết
• Kích thích điện thường là xung vuông
1. Định luật tất cả hoặc không: Với những kích thích điện có thời gian kéo dài nhất định
• Nếu cường độ nhỏ, phản ứng của cơ và thần kinh chỉ xuất hiện tại chỗ đặt điện cực
kích thích, biểu hiện bằng xung thế hiệu cso đặc tính là biên độ tăng dần theo cường
độ của kích thích. Đó là pư tại chỗ
• Nếu kích thích có cường độ đủ lớn, nghĩa là vượt qua một giới hạn xác định gọi là
ngưỡng kích thích thì nó tạo đc trên TB cơ hay TK trạng thái hưng phấn biểu hiện
bằng một điện thế hoạt động, sau đó lan đi dọc theo TB và có biên độ không đổi
trong suốt quá trình lan truyền.
2. Mối quan hệ giữa sự xuất hiện hưng phấn và các thông số của kích thích:
Ngưỡng thời gian C: là khoảng thời gian ngắn nhất mà xung điện phải kéo dài để có thể
gây nên hưng phấn trên tế bào.
Ở động vật có xương sống, C = vài µs.
Nếu thời gian kích thích < C à không có đáp ứng của tế bào
Ngưỡng kích thích b hay reobazo: là cường độ nhỏ nhất mà xung kích thích phải đạt được
để gây nên trạng thái hưng phấn trên cơ hay thần kinh.
Cronacxi: là khoảng thời gian ngắn nhất mà một xung điện có cường độ bằng 2b cần phải
kéo dài để gây

nên được hưng phấn trên thần kinh hay cơ.
• Hợp các kích thích: Trường hợp 2 kích thích dưới ngưỡng có thể gây nên trạng thái
hưng phấn của tế bào.
Xảy ra khi:
- 2 kích thích dưới ngưỡng cùng tác dụng vào 1 vị trí của tế bào cách nhau 1 khoảng
thời gian đủ ngắn (cộng tác dụng theo thời gian)
- 2 kích thích dưới ngưỡng đồng thời tác dụng vào 2 vị trí đủ gần nhau của tế bào
(cộng tác dụng theo không gian)
3. Các thông số điện của cơ thể
a, Độ dẫn điện của các mô và tế bào
Độ dẫn điện của tế bào và mô trong những điều kiện nhất định là một đại lượng không đổi
– đặc trưng cho trạng thái sinh lý và chức năng của tế bào.
Thông số điện cơ bản của 1 đối tượng là: độ dẫn điện L và điện trở R, có mối liên hệ:
L=

1
R

R = ρ.

l
S

ρ : điện trở suất ; l: chiều dài của đối tượng ; S: bề mặt tiết diện ngang của đối tượng

Việc xác định điện trở suất của các hệ thống sống là một vấn đề hết sức khó khăn và phức
tạp do:


• Các đối tượng này là một hệt thống không đồng nhất, đa pha.

• Trên bề mặt từng TB bao giờ cũng có một lớp chất lỏng với độ dẫn điện rất cao và
bình thường không thể tách lớp vỏ đó đc vì nếu tách lớp vỏ đó TB sẽ chết.
Người ta xác định đc tương đối độ dẫn điện của các mô khác nhau trong cơ thể:
• Các mô mỡ và mô cơ có điện trở suất nhỏ nhất, ρ≈ 10 Ώm
• Da khô và xương có điện trở suất lớn nhất, ρ≈ 106 Ώm
• Các chất dịch trong cơ thể như tuỷ sống, máu dẫn điện rất tốt, ρ≈ 1Ώm
Độ dẫn điện của các mô và các cơ quan phụ thuộc và tình trạng hoạt động của chúng, do
đó cỏ thể đc dùng trong chẩn đoán. VD: Khi một tổ chức bị viêm, các TB trương lên,
khoảng gian bào hẹp lại và độ dẫn điện giảm xuống.
b, Tổng trở của TB và mô
Trong cơ thể tồn tại vô số các màng SV, các màng này có tính chất tương tự như các tụ
điện, gần như không cho dòng điện 1 chiều đi qua nhưng cho dòng điện xoay chiều đi qua,
vì vậy điện trở của các mô đối với dòng điện 1 chiều là rất lớn. Với dòng điện xoay chiều
ngoài điện trở thuần còn có điện dung. Như vậy điện trở của TB và mô là tổng trở của điện
trở thuần và dung kháng của chúng.
Khi có hiệu điện thế xoay chiều đặt vào mô sống: U= Umaxcos ωt
thì dòng điện chạy qua mô sẽ biến thiên như sau: I= Imax cos (ωt – φ)
Góc lệch pha φ # 0 nói lên tính chất “sống: của mô, khi mô chết thì φ = 0
Giá trị của góc lệch pha cũng như tổng trở của mô sống rất cố định trong vùng tần số dòng
điện khá lớn do: các đối tượng SV đều là : hệ trở thuần, các điện dung song điện dung
không phải là điện dung tĩnh mà là điện dung phân cực nghĩa là dung kháng của nó trong
một khoảng tần số nào đó sẽ không thay đổi còn điện dung tĩnh C= const thì khi tần số tăng
thì dung kháng Xc giảm, tổng trở giảm, góc lệch tăng.
4. Nguy hiểm do điện
Dòng điện qua cơ thể gây nên các hiệu ứng sinh lý khác nhau tuỳ thuộc vào các yếu tố
của dòng điện, có thể gây tổn thương hay cảm giác đau đớn và nặng có thể dẫn đến tử
vong.
Mức độ gây tổn thương cho cơ thể của dòng điện phụ thuộc chủ yếu và cường độ, thời gian
đi qua và đường dẫn truyền trong cơ thể trong đó cường độ là yếu tố quyết định độ nghiêm
trọng của tác hại.

Ngưỡng “không buông”: dòng điện trên mức này gây ra sự co cứng cơ nắm bàn tay mà
không thể duỗi ra đc theo ý muốn.; đây là thông số quan trọng, dòng điện trên ngưỡng này
đc coi là nguy hiểm đối với con người. Với dòng xoay chiều tần số là yếu tố quyết định độ
lớn của ngưỡng không buông.
Mối nguy hiểm lớn nhất của điện là tác dụng kích thích cơ và TK. Một nguy hiểm khác của
điện là tác dụng nhiệt.
Dây nóng để chỉ dây dẫn có điện thế khác không, dây nguội dây trung hoà còn đất để chỉ
mặt đất cũng có điện thế bằng không.
5. Tác dụng của dòng điện 1 chiều và ứng dụng điều trị
a. Ion liệu pháp:
Khi cho dòng điện 1 chiều chạy qua chất điện ly, các ion có trong dung dịch sẽ chuyển
động theo hướng xác định tuỳ theo dấu của nó.
Ion liệu pháp dùng tích chất trên để đưa các thuốc cần thiết dưới dạng ion vào cơ thể.
Các ion vào cơ thể theo cách này không thấm sâu được à có tác dụng tại chỗ và nông
(ngoài da)


Tuy nhiên, nhờ sự thâm nhập qua đường bạch huyết or mạch máu, cũng có thể xảy ra tác
dụng sâu.
b. Galvani liệu pháp: đưa dòng điện 1 chiều I bằng vài chục mA , kéo dài nhiều phút.
Dựa trên tác dụng sinh lý gây ra khi cho dòng điện 1 chiều đi qua hệ sống như:
• Làm giảm ngưỡng kích thích của sợi cơ vận động
• Giảm tính đáp ứng của thần kinh cảm giác à giảm đau
• Gây giãn mạch
• Tăng cường trao đổi chất
c. Điện giải liệu pháp: đặt điện cực trực tiếp vào nơi cần điều trị có thể tiêu diệt các khối u
nhỏ.
* Dùng dòng xung điện: Xung điện là dòng điện hoặc hiệu điện thế tồn tại trong thời gian
rất ngắn còn dòng xung điện là một chuỗi các nối tiếp các xung điện giống nhau. Nó dc đặc
trưng bởi:

• Thời gian tồn tại xung τ: là khoảng thời gian kéo dìa của một xung
• Chu kỳ dòng xung điện T: khoảng thời gian từ khi bắt đều một xung đến khi bắt đầu
xung tiếp theo.
• Tần số dòng xung điện f= 1/T đo bằng đơn vị Hz
• Biên độ xung điện hay cường độ xung điện: độ lớn cực đại của xung điện
• Dạng của xung điện: xung vuông, xung răng cưa, xung hình thang, xung hàm mũ e,
xung hình chuông
6. Ứng dụng của dòng điện xoay chiều (hạ tần và trung tần) và tác dụng điều trị
• Kích thích co cơ: dòng xoay chiều có xung ngắn và tần số từ 40 – 180 Hz. Tác dụng
này được sử dụng trong điều trị các bệnh thoái hoá thần kinh vận động chống teo cơ.
Ngoài ra việc kích thích co cơ cũng làm tăng lưu thông máu, hồi phục dinh dưỡng cơ.
• Các xung vuông có tần số và cường độ thích hợp được dùng để gây “choáng điện”
trong điều trị một số bệnh tinh thần có chu kỳ
• Xung vuông biên độ 150V, kéo dài 1-2 ms có thể kích thích tim từ ngoài lồng ngực à
dùng cấp cứu trong trường hợp ngừng tim.
• Dùng kích thích tim trong trường hợp bệnh nhân bị đau tim
7. Tác dụng của dòng điện cao tần và ứng dụng điều trị
• Năng lượng của dòng cao tần được biến thành nhiệt năng tại nơi có dòng điện đi qua.
• Sự phân bố nhiệt trong cơ thể không đồng đều và phụ thuộc vào tần số
• Tác dụng nhiệt làm tăng lưu thông máu, dịu đau, tăng cường chuyển hoá vật chất,
• Dòng nhiệt điện thường được chỉ định để điều trị các bệnh viêm thần kinh, bệnh ngoài
da, hoặc giảm đau ở các khớp nông
• Cắt đốt bằng nhiệt điện
CÁC ĐỊNH LUẬT QUANG HÌNH CƠ BẢN - MẮT
1. Các định luật cơ bản của quang hình học:
a, Định luật truyền thẳng của ánh sáng: “Trong một môi trường trong suốt, đồng tính và
đẳng hướng ánh sáng truyền theo đường thẳng”
b, Định luật về tác dụng độc lập của các chùm tia sáng: “Tác dụng của chùm tia sáng khác
nhau thì độc lập với nhau. Điều này nghĩa là tác dụng của một chùm tia sáng này không
phụ thuộc vào sự có mặt của chùm tia sáng khác”

c, Định luật phản xạ ánh sáng: Nếu tia sáng từ MT quang học này sáng MT quang học
khác thì tại mặt phân giới hạn của hai MT tia sáng bị phản xạ hoàn toàn hay một phần và
tuân theo định luật phản xạ ÁS:


• Tia tới và tia phản xạ cùng nằm trong mặt phẳng với pháp tuyến của mặt phản xạ vẽ từ
điểm tới.
• Góc phản xạ bằng góc tới
• Tia tới và tia phản xạ có tính thuận nghịch
d, Định luật khúc xạ ánh sáng: Nếu tia sáng tới mặt phân giới hạn của hai MT đẳng hướng
mà truyền sang MT thứ 2 thì nó tuân theo định luật khúc xạ ÁS:
• Tia tới và tia khúc xạ nằm trong cùng một mặt phẳng với pháp tuyến của mặt phân giới
vẽ từ điểm tới
• Tỷ số giữa sin của góc tới và sin của góc khúc xạ là một đại lượng không đổi với hia
sin i1
= n 21
MT quang học cho trước: sin i 2
- chiết suất tỉ đối của MT2 với MT1

• Chiết suất của MT so với chân không gọi là chiết suất tuyệt đối của MT đó.
• Chiết suất tỉ đối của hai MT là tỉ số giữa 2 chiết suất tuyệt đối của chúng. MT nào có
chiết suất tuyệt đối lớn hơn là MT chiết quang hơn.
• n1.sini1 = n2.sini2
• Phản xạ toàn phần: Hiện tượng góc tới lớn hơn góc giới hạn, ÁS không đi vào MT2,
cường độ tia phản xạ bằng cường độ chùm tia tới.
n2

igh=arcsin n thì i2=
1



2

• Hiện tượng này đc áp dụng rộng rãi trong các dụng cụ quang học. VD: Ống dẫn sáng đc
dùng trong thiết bị nội soi; hay trong kỹ thuật truyền tín hiệu của bưu điện thì sợi cáp
quang đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tín hiệu đi xa.
2. Một số dụng cụ quang hình
a, Gương phẳng – gương cầu
• Gương phẳng là một phần mặt phẳng, phản xạ đc hầu như hoàn toàn ÁS chiếu tới nó.
Kích thước hình học của nguồn sáng và ảnh của nó là như nhau vì ảnh của một vật đối
xứng với vật qua gương.
• Gương cầu là một chỏm cầu phản xạ ÁS. Khi mặt phản xạ lõm (quay về phía tâm của
mặt cầu) ta có gương cầu lõm. Khi mặt phản xạ lồi (quay về phía tâm của mặt cầu) ta có
gương cầu lồi. Ảnh của một điểm là ảnh thật khi nó là giao của các tia thật, là ảo khi nó
là giao của các đường kéo dài thêm của các tia thật không truyền đến.
b, Bản mặt song song
• Đối với bản mặt song song góc tới và góc ló của các tia sáng là bằng nhau. Bản mặt
song song làm dịch chuyển tia sáng song song với chính tai sáng đó một khoảng ∆.

1 − sin 2 i 

∆ = d . sin i 1 −

n 2 − sin 2 i 


d: chiều dày bản; i: góc tới của tia sáng; n: chiết suất tỉ đối của vật liệu làm bản với MT
chứa bản
• Vì vậy khi nhìn qua bản mặt song song sẽ thấy điểm S của vật hình như nằm tại điểm S’
(chính là ảo ảnh của S) tức S’ có vẻ gần với bề mặt của bản hơn S một khoảng:

∆' =


1 − sin 2 i 



'
=
d
1

hay

sin i
n 2 − sin 2 i 


∆' = d

n −1
n . Tính đồng quy của chùm tia đc bảo toàn khi

• Khi góc tới i ≈ 0; Δ ≈ 0 và
chùm tia tới lệch với pháp tuyến của bản những góc nhỏ.


3. Lăng kính
Lăng kính là ba mặt của một khối đồng nhất trong suốt đc giới hạn bởi từng cặp mặt
phẳng làm với nhau một góc nào đó. Các mặt phẳng này đc gọi là các mặt của lăng kính.

Góc giữa hai mặt của lăng kính là góc chiết quang của lăng kính. Giao tuyến của 2 mặt là
cạnh của lăng kính. Mặt đối diện với cạnh là đáy của lăng kính.
δ = i1 + i 2 − α
δ +α 
sin i = sin  min

2



Với i ' =

α
 δ min + α 
α

thì n. sin = sin
2
2
2



với α bé thì δ cũng bé nên có thể đặt: sin

 δ min + α   δ min + α 
α α
=
 nên δmin= (n-1)α
= và sin 

2
2
2 2

 


α: góc chiết quang ; δ: Góc lệch
Lăng kính có góc chiết quang bé gọi là nêm quang học
Lăng kính đc dùng rộng rãi trong các máy quang phổ để phân tích chùm bức xạ phức tạp
thành các thành phần đơn sắc.
d, Mặt cầu phản xạ (đề cương)
3. Mắt và dụng cụ bổ trợ
a, Quang hình học của mắt
Theo cấu tạo của mắt về phương diện quang hình thì mắt đc cấu tạo bởi các MT chiết
quang ngăn cách nhau bằng mặt cầu khúc xạ tạo nên 3 lưỡng chất cầu:
• Lưỡng chất cầu giác mạc là quang hệ tạo nên do giác mạc ngăn cách với MT không khí
với thuỷ dịch
• Lưỡng chất cầu thuỷ tinh thể trước do mặt cong trước thuỷ tinh thể ngăn cách thuỷ dịch
với thuỷ tinh thể
• Lưỡng chất cầu thuỷ tinh thể sau do mặt cong phía sau thủy tinh thể ngăn cách thuỷ tinh
thể với dịch thuỷ tinh
Ba lưỡng chất cầu trên có cùng trục chính và hợp lại thành một hệ quang học. Hệ này đc
coi nhhư ghép bởi 3 hệ quang học có chiết suất khác nhau. Hệ quang học của mắt sẽ có 1
tâm điểm duy nhất nên ta có thể thay thế ba hệ quang học gồm 3 lưỡng chất cầu bằng 1
lưỡng chất cầu tổng hợp – Con mắt ước lược
b, Khả năng điều tiết của mắt
• Mắt bình thường khi nghỉ có tiêu điểm ở đúng trên võng mạc. Khi nhìn một vật AB ở
vô cực thì ảnh A’B’ của AB cũng đúng trên võng mạc. Cho vật AB tiến lại gần mắt, nếu
quang hệ của mắt không có thay đổi gì thì ảnh của vật sẽ lùi dần ra sau võng mạc và

mắt không trông rõ vật nữa. Để nhìn rõ vật thì mắt phải tăng độ tụ của quang hệ: các cơ
giữ thuỷ tinh thể bóp lại và nén cho thuỷ tinh thể phồng thêm lên. Hoạt động này của
mắt đc gọi là sự điều tiết.
• Điểm cực cận Cc: là điểm mà khoàng cách từ đó đến mắt là ngắn nhất mà mắt vẫn nhìn
rỗ
• Điểm cực viễn Cv: là điểm mà vật đặt tại đó mắt không phải điều tiết
1
1

=R
• Hiệu số Lv Lc
là biên độ điều tiết của mắt. Lv; Lc đc đo bằng mét, R đo bằng điôp
• Với con mắt bình thường thì Lv = ∞ ; Lc = 20 cm nên R = 5 điôp

• Mắt của những người cùng một lứa tuổi, sức khoẻ bình thường có biên độ điều tiết xấp
xỉ nhau, không phân biệt mắt cận thị hoặc viễn thị.


c, Khả năng phân ly của mắt
1

Thị lực T của mắt: T = α ( phut ) với α min là góc phân ly tối thiểu; α min càng nhỏ thì khả
min
năng phân ly của mắt càng tốt
Vì α min bé nên ta có thể xác định theo độ dài AB = d và khoảng cách OH = l
α min ≈

1
l
d

d
.
radian với 1 radian = 3394,28 phút nên α min = 3394,28. phut nên T =
3394,28 d
l
l

Do đó có 2 phương pháp để đánh giá thị lực của mắt:
• Cố định d, thay đổi l
• Cố định l, thay đổi d
Khả năng phân ly của mắt phụ thuộc vào trạng thái sinh lý, bệnh lý, tính chất của các TB
TK cảm thụ ánh sáng của mắt, vào độ rọi và bước sóng của ÁS.
Kết quả của nhiều phép đo cho thấy một mắt bình thường ở điều kiện chiếu sáng bước
sóng trung bình thì góc phân ly tối thiểu α min = 1 phút. Khi cho ÁS có độ rọi nhỏ, lớn chiếu
vào mắt và kiểm tra thị lực ở nhiều vùng khác nhau trên võng mạc người thì thấy TB nón
có khả năng phân ly tốt hơn TB que
d, Các tật quang hình của mắt và dụng cụ bổ trợ
Hiện tượng quang sai
• Cầu sai: Sự sai sót về quang hình khi chùm tia sáng song song đi qua TK cầu mỏng là
chùm tia rộng, các tia gần trục chính sẽ hội tụ ở điểm xa quang tâm hơn các tia ở gần
mép TK
• Sắc sai: Khi chiếu ÁS trắng qua TK các tia sáng có bước sóng khác nhau sẽ hội tụ hay
phân kỳ ở các điểm khác nhau trên trục chính của TK do tán sắc ÁS
• Để khử bỏ sai sót về quang hình học này người ta sử dụng phương pháp ghép các TK
phân kỳ hội tụ trên cùng một trục chính. Để khử sắc sai người ta ghép các loại TK khác
nhau về bản chất.
Các tật quang hình của mắt và dụng cụ bổ trợ
• Cận thị: mắt ở trạng thái nghỉ (không điều tiết) có mặt phẳng tiêu nằm trước võng mạc
do đó khi nhìn vật ở vô cực ảnh của vật nằm ở trước võng mạc. Viễn điểm của mắt gần
hơn so với mắt bt. Để khắc phục ta phải dùng thấu kính mỏng phân kỳ làm tác dụng bổ

trợ, tác dụng làm giảm độ tụ của mắt cận
• Viễn thị: ở trạng thái nghỉ có mặt phẳng tiêu nằm sau võng mạc nên khi nhìn vật mà
không điều tiết thì ảnh của vật sẽ hiện ở sau võng mạc. Muốn sửa tật này phải dùng thấu
kính mỏng hội tụ bổ trợ, tác dụng làm tăng độ tụ của mắt.
• Cận thị và viễn thị có thể do nhiều nguyên nhân nhưng vê cơ bản chúng ta thấy nếu trục
của mắt dài ngắn hơn mắt bt, bán kính cong của lưỡng chất cầu lớn hơn nhỏ hơn so với
mắt bt và sự thay đổi chiết suất của MT và mắt có thể mắc các chúng cận thị hay viễn
thi. Khi bệnh đục thuỷ tinh thể mới phát sinh, MT tạo nên thuỷ tinh thẻ đặc lại, tỉ trọng,
chiết suất tăng làm độ tụ tăng dẫn đến mắt bị cận. Sau khi cắt bỏ thuỷ tinh thể, độ tụ sẽ
giảm đi nhiều dẫn đến mắt bị viễn nặng
• Mắt của người già: Khả năng điều tiết của mắt người già kém hơn mắt bt, mắt người già
có cận điểm xa hơn và không nhìn rõ vật ở gần. Để khắc phục phải đeo thêm một thấu
kính cầu hội tụ, độ tụ không quá 3,5 điôp.
• Loạn thị: là tật của mắt trong đó độ tụ không đều theo mọi phương do các mặt cầu khúc
xạ trong mắt không phải hoàn toàn hình cầu do vậy ảnh của vật hiện trên vong mạc là
ảnh nhoè


 Trường hợp độ cong của các mặt cầu khúc xạ thay đổi bất kỳ theo mọi phương thì
mắt mắc bệnh loạn thị không đều.
 Trường hợp độ cong của các mặt cầu khúc xạ thay đổi đều theo mọi phương thì mắt
mắc chứng bệnh loạn thị đều. Loạn thị đều có 2 loại: theo quy tắc và không theo quy
tắc.
 Cách sửa tật loạn thị: Phối hợp các TK cầu và trụ thích hợp
TÁC DỤNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN CƠ THỂ SỐNG
1. Đại cương về tác dụng của ÁS lên cơ thể sống
• Những phản ứng xảy ra trong cơ thể sống có sự tham gia của ÁS đc gọi là những phản
ứng quang sinh
• Khi ÁS đến cơ thể sinh vật, sự tương tác giữa ÁS và cơ thể sinh vật đc thể hiện qua các
hệ quả:

 Về phía chùm tia sáng: Có những thay đổi về cường độ, bước sóng, hướng truyền…
 Về phía cơ thể sinh vật: xảy ra các quá trình quang sinh gồm các giai đoạn chính kế
tiếp nhau
a, Các giai đoạn chính của một quá trình quang sinh
• Hấp thụ ÁS bởi các sắc tố hoặc các chất khác tạo nên trạng thái kích thích, nghĩa là xuất
hiện sự tích luỹ năng lượng bên trong phân tử
• Khử trạng thái kích thích của phân tử:
 Hoặc giải phóng năng lượng kích thích bằng các quá trình quang lý
 Hoặc bằng các phản ứng quang hoá dẫn tới các sản phẩm quang hoá không bền vững
đầu tiên
• Những phản ứng tối, trung gian với sự tham gia của các sản phẩm quagn hoá không bền
nói trên để tạo nên sản phẩm quang hoá bền vững.
• Các hiệu ứng sinh vật
b, Phân loại các quá trình quang sinh
Dựa trên quan điểm hiệu ứng sinh vật có thể chia làm 2 nhóm lớn:
• Các phản ứng phá huỷ biến tính: lại chia làm 3 nhóm nhỏ tuỳ theo mức độ phá huỷ biến
tính: gây bệnh lý, gây đột biến di truyền và gây tử vong
• Các phản ứng sinh lý chức năng: là những phản ứng xảy ra với sự tham gia của lượng
tử ÁS, kết quả là tạo ra những sản phẩm cần thiết cho TB hay có thể thực hiện những
chức năng sinh lý bình thường của chúng. Có thể tạm chia làm 3 nhóm nhỏ:tạo năng
lượng, thông tin, sinh tổng hợp
c, Một số đặc điểm của quá trình quang sinh
• Hiệu suất lượng tử φ = Số phân tử bị kích hoạt / số phân tử đã hấp thụ ÁS - Cho biết
hiệu suất sử dụng năng lượng của quá trình quang sinh đc khảo sát
• Phổ tác dụng: là đường cong biểu diễn sự phụ thuộc của hiệu ứng sinh vật do ÁS tới
gây nên vào bước sóng của ÁS
• Nhu cầu năng lượng:
 Đối với quá trình khử hoạt tính thì đòi hỏi năng lượng ít hơn hẳn so với những quá
trình phá huỷ biến tính. Đồng thời số photon mà đối tượng bị chiếu hấp thụ đủ gây
nên trong đối tượng một hiệu ứng xác định nào đấy sẽ gảm khi chuyển sang những

đối tượng có kích thước nhỏ hơn.
 Vi khuẩn hấp thụ ÁS mạnh hơn rất nhiều so với phân tử men vì tiết diện hấp thụ
photon tỉ lệ với trọng lượng phân tử
 Năng lượng ÁS bị hấp thụ sẽ phân tán đi bằng các cách sau:
 Biến thành nhiệt hay bức xạ nhờ hiện tượng phát quang


 Kích thích các chuỗi phản ứng phức tạp như quang hợp
 Dẫn tới sự phá huỷ các cấu trúc phân tử: khử hoạt tính các TB, virus, men do tia tử
ngoại gây nên
• Sự di chuyển năng lượng trong các hệ sinh vật:
 Trong hệ sinh vật có hai loại phân tử A và B; chiếu ÁS kích thích vào hệ sinh vật ta
thấy phổ hấp thụ của hệ trùng với phổ hấp thụ của phân tử A. Sau đó hệ phát quang
phổ phát quang của hệ lại trùng với phổ phát quang của B. Nếu cắt nguồn sáng kích
thích, hệ khôn gphát quang nữa do đó chứng tỏ phân tử A hấp thụ năng lượng, năng
lượng đc di chuyển từ A sang B rồi từ B mới phát quang.
 Nhiều cơ chế di chuyển năng lượng có ý nghĩa rất quan trọng trong nghiên cứu tác
dụng của ÁS, tác dụng của bức xạ ion hoá lên cơ thể sống trong đó ta chú ý tới cơ
chế cộng hưởng và cơ chế êxiton.
 Thuyết cộng hưởng về sự di chuyển năng lượng: Dạng chuyển năng lượng này là sự
di chuyển năng lượng lượng tử từ phân tử bị kích thích tới phân tử khác nằm cách đó
khá xa so với khoảng cách giữa các nguyên tử. Dạng này không phát quang, không
hao phí năng lượng vì nhiệt, không có va chạm phân tử giữa các chất cho và chất
nhận năng lượng. Hiệu suất từ 100% đến nhỏ hơn 1%. Trong cơ chế di chuyển năng
lượng bằng cộng hưởng không có sự phân chia điện tích tức là điện tử không bị tách
riêng ra. Năng lượng toàn phần của liên kết giàu năng lượng chia thành một số phần
để cung cấp cho các dạng di chuyển năng lượng khác nhau, trong đó phần lớn dành
cho dạng di chuyển năng lượng cộng hưởng và sự tương tác tĩnh điện.
 Thuyết êxiton về di chuyển năng lượng: Quá trình dịch chuyển lỗ trống luôn theo sát
điện tử khi điện tử chưa rơi vào bẫy, cặp điện tử - lỗ trống đó gọi là êxiton. Dạng di

chuyển bằng êxiton có thể thực hiện trên khoảng cách lớn. Nó đc áp dụng trong khảo
sát sự di chuyển năng lượng ở những hệ thống chứa các sắc tố sinh vật như rodopsin,
diệp lục…
2. Một số quá trình quang sinh
a, Quang hợp:
• Quang hợp là một hiệu ứng gây ra do ÁS trong đó sự khử CO2 tạo O2 và hyđrocacbon.
Quá trình này gồm 2 chuỗi phản ứng kế tiếp nhau. Các phản ứng sáng xảy ra nhanh,
phản ứng tối xảy ra chậm hơn và không phụ thuộc vào ÁS. Kết quả của quá trình là dấn
đến tích tụ năng lượng lấy từ ÁS bị hấp thụ trong chất tạo thành. Sơ đồ tổng quát xảy ra
ở cây xanh: CO2 + 2H2O + nhf = (CH2O) + O2 + H2O
• Quang hợp là quá trình truyền điện tử. Tốc độ hấp thụ CO2 từ MT xung quanh phụ
thuộc vào cường độ ÁS chiếu tới hay tốc độ hấp thụ ÁS. Sự quang hợp xảy ra đặc biệt
dưới ảnh hưởng của ÁS cớ bước sóng 7.000A.
• Chất diệp lục là sắc tố cơ bản của quá trình quang hợp. Tính chất đặc biệt quan trọng
của phân tử diệp lục là sự có mặt của mối liên kết kép liên hợp. Hệ liên hợp tạo khả
năng truyền năng lượng hưng phấn tới từng phân tử, nguyên tử nếu chúng nằm cách
nhau không xa. Về phương diện năng lượng, quá trình quang hợp làm tăng năng lượng
tự do tức làm giảm tương đối entropi của hệ.
b, Sinh tổng hợp sắc tố vitamin
• Là một trong những phản ứng quang sinh lý chức năng có tầm quan trọng lứon đối với
sự tồn tại và phát triển của sự sống. Trong chuỗi tự nhiên của các phản ứng sinh tổng
hợp dẫn đến sự tạo thành trong các TB các sắc tố và vitamin, có tồn tại của các phản
ứng quáng hoá do đó có thể kết luận, không có lượng tử ÁS, các chất này không thể
tổng hợp đc.


• Phản ứng quang hoá còn cần thiết giúp cho sự cảm ứng tổng hợp (tăng tính nhạy cảm)
các men, các men này lại góp phần vào việc thực hiện những giai đoạn nhất định của
quá trình sinh tổng hợp các chất.
c, Tác dụng quang động lực (TDQĐL)

• Khái niệm: là một sự tổn thương không hồi phục một số chức năng sinh lý và cấu trúc
của đối tượng sinh vật dưới tác dụng của ÁS với sự có mặt của O2 và chất hoạt hoá.
 Chất hoạt hoá ở đây đóng vai trò một chất xúc tác không thể thiếu đc vì nó là động
lực thúc đẩy sự phát triển của phản ứng. Chất hoạt hoá (chất màu) tham gia trong
những phản ứng này là những chất có ái lực hoá học lớn với O2 và nhỏ với những
chất khử. Chúng có cấu trúc dạng vòng, mối liên kết đôi và có khả năng lân quang
có nghĩa là có khả năng giữ năng lượng hấp thụ một thời gian khá dài(Không nhỏ
hơn 10-9 nên chúng đc gọi là chất màu.
 Với TDQĐL lên cơ thể và TB, một chức năng bất kỳ nào cũng có thể bị tổn thương.
Với 1 TH cụ thể, đầu tiên có thể không phải tất cả các chức năng bị huỷ hoại mà chỉ
một hay một vài chức năng xác định có tính nhạy cảm cao hơn cả sau đó là sự phá
huỷ hàng loạt các cấu trúc khác.
 Phổ tác dụng của TDQĐL phải khá trùng với phổ hấp thụ của chất màu.
 Tham gia trực tiếp vào các phản ứng quang hoá thứ cấp không phải là các trạng thái
singlet mà là các phân tử kích thích ở trạng thái triplet. Chất màu đóng vai trò xúc
tác quang hoá ở trạng thái triplet và nó đc tái tạo ở cuối phản ứng.
• TDQĐL lên protid và acid nucleic
 Với protid: QĐL làm giảm hoạt tính của các men, ức chế tính kháng nguyên của
chúng. TDQĐL lên các chất protid phụ thuộc vào các đặc tính lý hoá của chúng: độ
nhớt, khả năng khuếch tán, khả năng di chuyển, sức căng mặt ngoài...
 Với acid nuclêic: QĐL làm giảm một cách đáng kể độ nhớt và khả năng lắng của các
acid nuclêic điển hình là guanidin.
• TDQĐL lên dược chất: trong điều trị chúng ta thường dùng nhiều loại thuốc tham gia
vào các phản ứng QĐL. VD: các loại sulphonamid hay các loại barbiturat
• TDQĐL lên hoạt động của cơ và hệ TK: Hoạt động của cơ và TK cũng thay đổi khi
chịu TDQĐL
• TDQĐL lên cơ thể sinh vật: QĐL gây ra nhiều tác dụng khác nhau làm thay đổi tốc độ
phân chia TB, biến đổi quá trình trao đổi chất, làm cho TB chết
• Sơ đồ tổng quát quá trình TDQĐL:
Ánh sáng -> chất cảm ứng -> trạng thái triplet của chất cảm ứng -> những biến đổi oxy hoá

với sự tham gia của cơ chất (thường có O2) -> quang sản phẩm -> những biến đổi có tính
cấu trúc của những phần tử vĩ mô -> hiệu ứng sinh vật
d, Tác dụng của tia tử ngoại lên các hệ thống sống
• Tia tử ngoại của mặt trời ảnh hưởng lên hầu như tất cả quá trình trao đổi chất và sinh lý
chức năng của mổi sinh vật. Một vài trường hợp còn có ý nghĩa quyết định đến hoạt
động sống của một cơ thể nào đó. Phổ của nó có thể chia làm 3 vùng:
 Vùng bước sóng ngắn (100-275nm) làm thay đổi cấu trúc của protid, lipid và có tác
dụng diệt trùng
 Vùng bước sóng trung (275-320 nm) có tác dụng chống còi xương, tạo sắc tố, thúc
đẩy sự tạo thành biểu mô, làm tốt hơn các quá trình tái sinh
 Vùng bước sóng dài (320-400nm) có tác dụng sinh vật yếu, gây phát quang ở một số
chất hữu cơ


• Quá trình tác dụng của các tia tử ngoại lên các protid làm xuất hiện sự phá huỷ các acid
amin thơm (tyrosin và triptophan) dẫn tới làm biến tính và khử hoạt tính các men có thể
xảy ra theo các giai đoạn sau: giai đoạn tích cực; gia đoạn quang ion hoá; giai đoạn
phản ứng của gốc tự do và điện tử solvat; giai đoạn phản ứng hoá học phá huỷ acid
amin
e, Thông tin thụ cảm ánh sáng
• Ánh sáng mang thông tin về môi trường ngoài đến cho sinh vật.
• Phản ứng quang hoá phân huỷ sắc tố thị giác phát sinh các xung động TK truyền lên
dây Tk thị giác để có cảm giác sáng là phản ứng thông tin.
• Cơ sở phân tử của sự thụ cảm ÁS
 Ở TB que có sắc tố thụ cảm ÁS (hay sắc tố thị giác) là Rodopsin: phức chất của
Retinal với Scotopxin
 Ở TB nón có sắc tố thụ cảm là Iodopsin: Phức của Fotopxin với Retinal
 Retinal là aldehyd của vitamin A1. Cấu tạo của Scotopxin và Fotopxin rất phức tạp,
đó chính là các protêin có chứa nhóm sunlfydryl (SH) có khả năng phản ứng rất
mạnh với nhiều loại hợp chất khác nhau.

 Khi có ÁS tác dụng vào phân tử Rodopsin, nó phân ly tạo thành Scotopxin và
Retinal. Năng lượng cung cấp cho phản ứng phân huỷ này là do photon của chùm
ÁS chiếu vào mắt mang lại. Phản ứng quang hoá phân huỷ Rodopsin phát sinh các
xung động TK truyền lên dây TK thị giác. Trong bóng tối, Rodopsin đc phục hồi khá
nhanh với phản ứng ngược qua nhiều giai đoạn trung gian dưới tác dụng của năng
lượng hoá sinh. Trong các bệnh làm giảm lượng hấp thụ vitamin A hay bệnh võng
mạc làm cản trở sự tiếp xúc TBTK thị giác với sắc tố biểu mô, sự tổng hợp
Rodopsin bị giảm xuống nhiều và chức năng thị giác bị ảnh hưởng. Trong quá trình
phân tích, quang năng đã biến thành hoá năng. Quá trình cảm thụ ÁS liên quan nhiều
đến bản chất dòng điẹn sinh vật
• Ngưỡng nhìn:
 Là số photon tối thiểu mà TB que phải hấp thụ để gây nên cảm giác sáng.
 Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: bước sóng ÁS, kích thước vật khảo sát, đường kính
đồng tử, thời gian ÁS tác dụng lên đồng tử. Ngưỡng nhìn vào khoảng 1 đến 2
photon.
ε=

hc
λ nên ε ≈ 4.10 −19 J

 Ngưỡng nhìn là 1 photon sẽ phản ứng với năng lượng là:
 TB que có ngưỡng nhìn nhỏ hơn TB nón.
• Độ nhạy của mắt:
 Là đại lượng nghịch đảo của ngưỡng nhìn : E=1/ ε . Ngưỡng nhìn càng nhỏ độ nhạy
của mắt càng lớn
 Thị giác 2 mắt và cảm giác thấy nổi:
 Thông thường người ta nhìn bằng 2 mắt và muốn trông rõ một vật phải định hướng
mắt và điều tiết để ảnh của vật rơi vào điểm vàng, ta có thể nhìn thấy nổi, rõ chi tiết,
có chiều sâu và xác định đc khoảng cách do:
 Sự thay đổi trường nhìn: mỗi thời điểm chỉ có một trong hai thị trường hoạt động

hay các chi tiết của vật cũng chỉ nhìn đc bằng 1 mắt.
 Vì hình ảnh tuy in trên hai võng mạc nhưng vào những điểm tương ứng. Tất cả các
điểm này của hai mắt tạo thành một vòng tròn trong mặt phẳng ngang
 Cảm giác nổi có đc là do quá trình quen với ngoại cảnh tạo nên kinh nghiệm. Cảm
giác thấy nổi đặc biệt thấy rõ trong thị giác 2 mắt.


• Sự lưu hình: Người ta quan sát thấy cảm giác sáng khong mất tức thời sau khi ngừng
kích thích võng mạc bằng ÁS. Dùng một que đỏ hơ lên trong bóng đêm đến một tốc độ
nhất định ta thấy đó là một vòng tròn sáng, đó là hiện tượng lưu hình. Nếu một vật đc
chiếu rất sáng thì thời gian lưu hình của vật ấy trên võng mạc là 1/48 giây. Thời gian
lưu hình còn phụ thuộc vào cường độ chiếu sáng và ấn tượng gây lên lâu hay mau trước
đó. Lưu ảnh là do cần phải có một khoảng thời gian để các sản phẩm phân huỷ của
Rodopsin biến đi và chất thụ cảm ÁS đc phục hồi trở lại
• Cảm giác màu sắc:
 Chỉ có những bức xạ điện từ có bước sóng trong khoảng 0,4-0,76 µm mới gây ra đc
cảm giác sáng
 Giác mạc có tác dụng bảo vệ cho các bộ phận trong nhãn cầu khỏi bị tác dụng xấu
của tia tử ngoại.
 Cảm giác màu là ấn tượng chủ quan, người ta ngụ ý màu là sự khác nhau về chất
biểu hiện bên trong cảm giác sáng và trong trường hợp đó thị trường không có cấu
trúc. Màu đc chia làm 2 nhóm: màu sặc sỡ và màu sặc sỡ. Vật trên thực tế không
hấp thụ tí ÁS nào chiếu tới chúng và trên chúng không xảy ra sự lưu xạ là các vật
không màu.
 Màu của phổ là màu tinh khiết, tất cả các màu còn lại là màu pha. ÁS có bước sóng
xác định luôn luôn tạo nên màu tinh khiết, nói ngược lại không đúng.
 Các cặp màu bổ sung nhau cho màu trắng gọi là màu phụ nhau.
 Cường độ (độ chói) là đặc trưng quan trọng khác của cảm giác màu nó phụ thuộc
vào quang thông gây nên cảm giác màu. Độ bão hoà là đặc trưng quan trọng thứ 3
của cảm giác màu. Độ bão hoà biẻu thị bằng mức độ phân biệt màu sặc sỡ và không

sặc sỡ ở cùng một cường độ.
 Trong võng mạc có 3 loại TB nón : TB đỏ, TB xanh lá cây, TB xanh tím. Phổ hấp
thụ của các TB này không trùng nhau, có lệch nhau chút ít.
 Thay đổi cường độ với màu đỏ thì cảm giác sẽ thay đổi nhanh hơn so với khi thay
đổi cường độ với màu xanh - hiện tượng Purkinger.
 Các trường hợp rối loạn thị giác gọi là loạn sắc. Trong võng mạc có đủ 3 loại tb đỏ,
xanh lá cây và xanh tím có thể nhận biết đc màu sắc bình thường - mắt tricromat.
Mắt chỉ nhận biết đc 2 màu cơ bản đc gọi là dicromat. Mắt chỉ nhận biết đc 1 màu
gọi là monocromat. Mắt không nhận biết đc màu nào, tất cả đều cho cảm giác xám
gọi là acromat. Có 4 loại dicromat là những loạn sắc thường gặp nhất: Protanop,
đơteranop, tritanop, tetranop. Khả năng phân biệt màu sắc là do TB nón và khả năng
thị giác Scoto là do TB que.
 Lý sinh thị giác là một vấn đề phức tạp bởi vì không đơn thuần là những vấn đề
thuộc phạm vi quang hình học mà còn nhiều vấn đề thuộc phạm vi sinh học phân tử,
điện sinh vật.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×