Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

kinh nghiem cham soc va dieu tri benh viem tai giua o tre nho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (588.7 KB, 7 trang )

Physiolac sưu tầm

Kinh nghiệm chăm sóc và điều trị
bệnh viêm tai giữa ở trẻ
Viêm tai giữa là bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây bệnh thường do trẻ
có tiền sử bị viêm đường hô hấp.
Lần đầu bé nhà mình bị viêm tai giữa là lúc bé chưa biết nói. Sốt cao dài ngày, quấy khóc về
đêm, có biểu hiện bứt rứt nhưng khi hỏi: “ Con đau ở đâu?” thì bé không diễn tả hết được tình
trạng bệnh. Đến khi mủ vỡ tràn ra tai thì mới hay bé bị viêm tai giữa.
Điều trị ở viện 9 ngày là quãng thời gian mẹ không thể quên. Nào là tiêm, lấy máu xét nghiệm,
rửa tai, cho con uống thuốc... Ngày nào cũng hai mũi kháng sinh, nhưng lấy ven cho con rất khó,
nếu là điều dưỡng ít kinh nghiệm thì không thể tiêm cho con được. Mẹ biết tiêm kháng sinh rất
hại sức khoẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ nhưng đành phó mặc cho bác sĩ vậy...

Ngày xuất viện, mẹ là người mừng nhất vì sẽ không còn cảnh lẽo đẽo theo con mỗi ngày đến nơi
mà hai mẹ con chẳng hề muốn. Theo chỉ dẫn của bác sĩ mẹ vệ sinh tai, mũi, họng cho con cẩn
thận hơn. Tuy nhiên, chắc chỉ hết thuốc chống viêm là con lại tái phát.

Một tháng 4 lần bị lại, mẹ bỏ bê cả công việc cơ quan để ở nhà chăm sóc con. Tình cờ một thầy
thuốc đông y chỉ cho mẹ một phương thuốc chữa trị viêm tai giữa rất hiệu quả mà lại ngăn chặn

Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé.

1


Physiolac sưu tầm

được tái phát. Nửa tin nửa ngờ nhưng có bệnh thì vái tứ phương nên mẹ quyết định cho con chữa
thử. Lần này, mẹ không đưa con đi viện nữa mà điều trị cho con ở nhà.


Nghe nói, đó là bột nhau thai (đông y gọi là tử hà sa). Không chỉ khống chế được viêm tai giữa
tái phát mà tử hà sa còn làm tăng sức đề kháng, giúp trẻ tránh được các bệnh viêm đường hô hấp
thông thường. Bạn có thể mua bột Tử hà sa ở các nhà thuốc đông y.

Cách chữa trị:

Khi mủ trong tai chảy ra thì vệ sinh sạch sẽ, sau khi lau khô thì thổi khoảng 0.5g bột Tử hà sa
vào tai, nhớ là càng sâu càng tốt. Nếu thổi đúng cách thì bệnh nhẹ chỉ một lần là khỏi, còn bệnh
nặng thì thổi bột tử hà sa ngày 2 lần, khoảng 3 – 4 ngày điều trị sẽ khỏi.

Khi trẻ bị viêm tai giữa, việc vệ sinh tai rất khó khăn nên các mẹ cần phải kiên trì. Với bé nhà
mình sau khi sử dụng thuốc này hiện đã khỏi, chưa biết thế nào nhưng mấy tháng nay chưa bị lại.
Mặc dù thời tiết mùa đông nhưng sau đợt điều trị vừa rồi bé không ho hắng, không bị viêm họng.
Không biết có phải do tác dụng của thuốc này không nhỉ?

Lưu ý:
Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé.

2


Physiolac sưu tầm

Dù trẻ có bị tái phát hay không các mẹ luôn ý thức phòng bệnh là tốt nhất, bởi vì bất kỳ dịch
lỏng nào chảy vào tai giữa là trẻ bị viêm ngay:

- Đầu tiên phải giữ vệ sinh tai, mũi, họng cho trẻ.

- Nếu trẻ đang ở tuổi ăn dặm, các mẹ tuyệt đối không cho trẻ ăn nằm, vì rất có thể khi trẻ ho, sặc,
thức ăn dạng lỏng dễ tràn lên tai giữa.


- Nếu trẻ bị nôn, đặt trẻ nằm gối cao để dịch nôn không trào ngược vào tai giữa.

- Nếu trẻ hay bị chảy nước mũi, ho có đờm cần phải điều trị khỏi dứt điểm. Với trẻ nhỏ thì dùng
dụng cụ hút sạch nước mũi. Trẻ lớn hơn thì hướng dẫn cách xì mũi, khạc đờm là tốt nhất. Tuy
nhiên, cũng phải tầm hai tuổi bé mới làm được việc này.

- Trong điều kiện thời tiết mùa đông khô hanh như ở miền bắc thì các mẹ nên nhỏ nước muối
sinh lý vào hốc mũi cho trẻ mỗi ngày để đường mũi được thông thoáng, đỡ viêm nhiễm. Mỗi
sáng nhỏ vài giọt vào sâu trong miệng để sát trùng họng cho trẻ. Tuy nhiên, vào mùa đông bạn
nên làm ấm dung dịch trước khi nhỏ sẽ tốt hơn.

Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé.

3


Physiolac sưu tầm

- Không để trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá hay người mắc bệnh về đường hô
hấp vì trẻ nhỏ sức đề kháng yếu dễ lây bệnh.
Trên đây là kinh nghiệm của mẹ Thanh Tú trong việc chăm sóc và điều trị bệnh viêm tai giữa
cho con. Nếu mẹ nào đang có con ở trường hợp này, hãy thử một lần xem sao nhé! Chúc các bé
luôn khoẻ mạnh, vui tươi!

Mùa hè, con dễ bị viêm tai giữa
28-05-201006:44:41 |

Trời nóng, bà tắm cho cu Tí tới 2 lần, tối ngủ lại nằm điều hòa. Con sụt sịt, sổ mũi 3
tuần chưa khỏi. Đưa con đi khám bác sỹ, con đã bị viêm tai giữa từ khi nào.







Đừng “lãng quên” đôi tai, dễ khiến con bị điếc
Nguy cơ bị nhiễm trùng tai ở trẻ nhỏ
Hú vía khi con nghịch tăm bông ngoáy tai
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ
Phòng chứng viêm tai cho trẻ

Sổ mũi dẫn tới viêm tai giữa

Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé.

4


Physiolac sưu tầm

Khi viêm hô hấp hoặc lạnh, bé thường hắt hơi hoặc sổ mũi. Trong mũi có chất nhầy, người lớn sẽ
tự hỉ mũi cho thông. Còn các bé, đặc biệt là bé dưới 3 tuổi, chưa biết hỉ mũi, mà chỉ hít vào thôi.
Các mẹ nhìn vào sơ đồ dưới nhé! Phần màu hồng là tai giữa, phần dưới (màu trắng sữa) là ống
thông giữa tai và vòm mũi họng. Nếu chỉ hít vào (không hỉ ra) thì dịch ở hốc mũi sẽ tràn vào tai
giữa, tích tụ ở trong đó dẫn đến viêm (lên mủ) tai giữa. Do bé không biết hỉ mũi nên bệnh này
thường gặp ở trẻ nhỏ.

Nếu bé bị viêm tai giữa, khả năng nghe của bé sẽ kém đi, dễ dẫn tới nói ngọng.
Biểu hiện của viêm tai giữa rõ nhất là khi ngủ, bé thường úp tay vào tai (vì bị đau tai). Vì vậy,

mẹ phải thường xuyên theo dõi bé, đặc biệt đối với bé chưa biết nói. Nếu để tai chảy mủ thì bệnh
đã khá nặng và việc chữa trị sẽ rất khó khăn.
Cách đơn giản nhất để kiểm tra viêm tai giữa là mẹ kéo dái tai con ra búng. Nếu bé khóc hay kêu
đau, ráy tai của bé nhiều, đóng cục, ngoáy tai thấy ráy tai của bé ướt.
Tránh nguy cơ viêm tai giữa
Thỉnh thoảng mẹ có thể kiểm tra tai cho bé xem có biểu hiện gì bất thường không.

Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé.

5


Physiolac sưu tầm

Để tránh nguy cơ viêm tai giữa, mẹ cần phải tích cực quan tâm trừ tận gốc những nguyên nhân
gây bệnh. Đơn giản thôi nhé: không tắm cho bé quá lâu. Nếu thấy bé bị sụt sịt thì phải làm vệ
sinh mũi sạch sẽ để dịch mũi không có cơ hội tràn vào tai giữa.
Có thể dùng dụng cụ hút mũi vừa bảo đảm vệ sinh cho bé và vệ sinh cho mẹ. Có hai loại dụng cụ
hút mũi dành cho các bé:
Với bé dưới 6 tháng tuổi: có thể dùng loại hút bằng bóng cao su, chỉ có tác dụng hút dịch ở phía
ngoài. Bóng cao su khi bóp vào, thả ra không đủ lực để hút sâu bên trong ống thông với tai giữa.
Tuy nhiên, nếu dùng lực mạnh quá thì lại ảnh hưởng tới trẻ sơ sinh. Lưu ý, các cơ quan của bé
còn rất nhỏ, nên khi dùng lực mạnh hút mũi có thể dẫn đến tổn thương họng (vòm họng)...
Đối với trẻ trên 6 tháng: dùng loại có hai vòi. Một đầu vòi đưa vào mũi bé, đầu kia mẹ ngậm và
hút. Lực hút như vậy sẽ mạnh hơn rất nhiều và đủ lôi tất cả dịch ở trong ống thông ra. Dịch sẽ
chảy xuống bầu chứa phía dưới, nên cũng bảo đảm vệ sinh cho mẹ.
Mỗi lần bé bị ngạt mũi, mẹ lấy nước muối nhỏ vào cho con và tự hút ra. Lặp đi lặp lại nhiều lần
cho đến khi hết nước mũi là mũi tự thông. Nếu không, để nhiều nước mũi, chỗ nước mũi đấy mà
vào tai thì gây viêm tai là chắc rồi. Quan trọng là phải hút sạch mũi.
Nếu mẹ thấy con mình thở có vẻ khô mũi hay chảy nước mũi các mẹ nên mua thuốc xịt mũi, xịt

cho bé. Thuốc này rất tốt sẽ giúp bé biết hắt hơi để đẩy chất nhầy trong mũi ra, làm bé không bị
khô mũi, làm ẩm mũi giúp bé dễ thở hơn, tránh bị bệnh hô hấp và viêm tai giữa
Với các bé nhỏ, mẹ nên tạo phản xạ hỷ mũi ngay từ sớm, mẹ nhé!

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ

Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé.

6


Physiolac sưu tầm

Trẻ dưới 4 tháng tuổi khi có biểu hiện viêm tai giữa cần nhập viện để điều trị, theo
dõi vì hệ thống miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, dễ có biến chứng nặng
và nguy hiểm.
Viêm tai giữa (VTG) là bệnh viêm cấp tính ở lớp niêm mạc lót trong tai giữa, thường xuất phát
sau viêm mũi họng. Bệnh có thể diễn tiến dẫn đến nhiều bệnh lý tai giữa khác như VTG thanh
dịch, VTG mạn cholesteatoma và VTG mủ, VTG biến chứng. Vậy khi nào trẻ VTG cấp cần nhập
viện để điều trị?
Nguyên nhân VTG cấp: VTG cấp thường do vi khuẩn từ vòm họng theo vòi nhĩ lên tai giữa gây
nên, do cơ chế bảo vệ của lớp niêm mạc vòi nhĩ không còn hoạt động hiệu quả hoặc lỗ vòi nhĩ bị
tắc nghẽn do các khối choán chỗ tại vùng vòm họng (VA trẻ em).
Ai có thể bị VTG?
Nghiên cứu tại các nước công nghiệp cho thấy rằng, trẻ bú mẹ có tác dụng phòng chống VTG
trong năm đầu. Bú mẹ cũng là biện pháp phòng bệnh tốt nhất ở các nước phát triển như nước ta.
Các yếu tố làm trẻ dễ bị mắc VTG là: không được bú mẹ; bị VTG cấp trong 6 tháng đầu đời; cha
mẹ hoặc anh chị có tiền sử viêm tai, trẻ sứt môi, ở hàm ếch kể cả đã được vá chỉnh. Trẻ em có
nguy cơ bị VTG cao hơn người lớn vì ở trẻ em sụn vòi nhĩ còn mềm, dễ bị xẹp, vòi nhĩ ở trẻ em
ngắn và nằm ngang hơn người lớn, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh, trẻ dễ có nguy cơ bị

nhiễm khuẩn hô hấp trên. Đặc biệt, tình trạng viêm VA phổ biến ở trẻ em cũng dễ dẫn đến bệnh
VTG.

Làm sao biết tai giữa bị viêm?
Khi VTG thường có biểu hiện đặc trưng: chảy mủ tai và đau nên trẻ nhũ nhi hay quấy khóc, đưa
tay dụi hoặc cấu tai, chán ăn, nôn hoặc tiêu chảy, có thể sốt cao. Khi ấn vào vùng tai hoặc kéo
vành tai bệnh nhân đau nhói. Trẻ nhỏ khóc thét. Ở trẻ lớn còn kêu đau đầu, nghe kém. Dấu hiệu

Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé.

7



×