Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Bệnh alzheimer ngày càng được phát hiện sớm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.36 KB, 4 trang )

Bệnh Alzheimer ngày càng được phát
hiện sớm
Bệnh Alzheimer là nguyên nhân thường gặp nhất (chiếm khoảng 60-70%) của hội
chứng sa sút trí tuệ. Người mắc bệnh Alzheimer trung bình ở độ tuổi trên 60, tuy
nhiên, hiện nay, với sự hiểu biết về bệnh và sự phát triển của các phương pháp
chẩn đoán hiện đại đã phát hiện không ít ca bệnh chỉ mới 40-50 tuổi.

Bệnh Alzheimer là nguyên nhân thường gặp nhất (chiếm khoảng 60-70%) của
hội chứng sa sút trí tuệ. Người mắc bệnh Alzheimer trung bình ở độ tuổi trên
60, tuy nhiên, hiện nay, với sự hiểu biết về bệnh và sự phát triển của các phương
pháp chẩn đoán hiện đại đã phát hiện không ít ca bệnh chỉ mới 40-50 tuổi.
Trung bình người mắc bệnh Alzheimer tử vong sau 8 -10 năm. Cho đến nay,
quá trình tiến triển của bệnh Alzheimer là không thể đảo ngược và không có
cách chữa trị hết hoàn toàn. Tuy nhiên, người ta đã có thể làm chậm tiến trình
của căn bệnh này.
Triệu chứng của bệnh Alzheimer
Để xác định người mắc bệnh Alzheimer, có thể dựa vào các triệu chứng mà
trong đó giảm hay mất trí nhớ là quan trọng nhất, thường gặp ngay từ đầu hay
có thể xuất hiện sau các triệu chứng khác như loạn thần, rối loạn hành vi tác
phong. Ở giai đoạn phát bệnh, triệu chứng của bệnh Alzheimer rõ rệt hơn, cụ
thể người bệnh gặp phải các vấn đề:
Giảm và mất trí nhớ: Là triệu chứng xuất hiện đầu tiên, rất sớm và là biểu hiện
quan trọng nhất. Giảm và mất trí nhớ ngày càng nặng và có xu hướng không hồi
phục. Bệnh nhân thường quên những sự việc mới xảy ra, quên tên của người
thân hay những sự kiện lớn trong gia đình. Họ phải thường xuyên ghi chép lặt
vặt để ghi nhớ, tìm mọi cách để phủ nhận sự quên của mình, hoặc phải gọi điện
cho người thân nhiều lần, nhầm lẫn vị trí các đồ vật trong nhà, quên đường về...
Rối loạn ngôn ngữ: Người bệnh khó tìm từ để biểu đạt ý muốn nói, phát âm khó
khăn, nói không trôi chảy. Theo thời gian, họ bị mất khả năng ngôn ngữ, thậm
chí không hiểu cả điều mình nói.
Rối loạn thực hiện động tác hàng ngày: Không thực hiện được các công việc là


thói quen hàng ngày như gọi điện thoại, nấu cơm, hay tắm, rửa, thay quần áo…
Rối loạn chức năng nhận thức: Người bệnh bị mất khả năng định hướng không
gian, thời gian, mất khả năng tính toán đơn giản, đánh giá…


Trầm cảm: Cũng là dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân bị mắc bệnh Alzheimer.
Các triệu chứng trầm cảm xuất hiện sớm, nhưng không ổn định, có lúc bệnh
nhân có ý định tự sát nhưng sau đó lại xuất hiện khoái cảm.
Các triệu chứng loạn thần: Chiếm khoảng 10-30% bệnh nhân mắc bệnh
Alzheimer. Chứng loạn thần khiến bệnh nhân gặp hoang tưởng bị hại, ảo thị
giác với các hình ảnh kỳ quái.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer
Cho đến nay, các nhà khoa học xác định rằng, bệnh Alzheimer do nhiều yếu tố
kết hợp gây nên, trong đó tuổi là yếu tố quan trọng nhất. Ở người ngoài 65 tuổi,
tần suất mắc bệnh tăng gần gấp đôi mỗi 5 năm.
Yếu tố quan trọng thứ hai là di truyền. Các thống kê cho thấy, 40% bệnh nhân
mắc bệnh Alzheimer có tiền sử trong gia đình có người bị bệnh. Trong các
trường hợp sinh đôi, những người sinh đôi cùng trứng có tỉ lệ bị bệnh cao hơn
những người sinh đôi khác trứng với tỷ lệ 43% so với 8%.
Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ khác của bệnh Alzheimer bao gồm giới tính, học
vấn và chấn thương đầu… Ở những người có bệnh tăng huyết áp động mạch, tai
biến mạch máu não, tăng cholesterol máu, đái tháo đường… có thể tăng nguy
cơ bị bệnh Alzheimer.
Gốc tự do gây tổn thương thần kinh
Về cơ chế y học, tế bào thần kinh bị chết hoặc rối loạn chức năng làm thay đổi
trí nhớ, hoạt động và khả năng tư duy của người bệnh. Gốc tự do đến nay được
xem là tác nhân quan trọng của quá trình sinh bệnh Alzheimer, chúng phá hủy
tế bào thần kinh và làm tổn hại nhu mô trên toàn bộ não, thúc đẩy hình thành
các búi tơ thần kinh (neurofilamen) và các mảng lão hóa (β-Amyloide). Đây là
các protein bất thường lắng đọng trong não của người mắc bệnh Alzheimer.

Những tế bào thần kinh bị tổn thương đầu tiên thường nằm trong vùng não có
liên quan đến việc hình thành ký ức mới. Vì vậy, người bệnh ở giai đoạn đầu
thường quên những thông tin, sự kiện vừa mới xảy ra.


Bệnh Alzheimer ngày càng gia
tăng và đang là gánh nặng
bệnh tật trên thế giới.

Khi tế bào thần kinh trong vùng não khác bị ảnh hưởng, mỗi người sẽ có những khó khăn khác
nhau. Ví dụ, giảm trí nhớ làm ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày,
khó lên kế hoạch hoặc xử lý các vấn đề, khó hoàn thành những
Bệnh Alzheimer đang
công việc quan trọng ở nhà, hay ở cơ quan, khó khăn về chọn từ đứng vị trí thứ 6 trong
ngữ trong nói hoặc viết, thay đổi tính tình, tâm trạng, hành vi tác
các bệnh gây tử vong.
phong…

Chăm sóc và điều trị bệnh nhân mắc bệnh Cứ 3 ca tử vong của
người cao tuổi thì có
Alzheimer
một
do
bệnh
Bệnh Alzheimer dần dần sẽ làm cho người bệnh mất Alzheimer hoặc một
khả năng tự phục vụ và chăm sóc bản thân, vì thế họ bệnh Sa sút trí tuệ
phải được theo dõi, chăm sóc chặt chẽ và cần được hỗ khác gây ra. Báo cáo
trợ kịp thời, hiệu quả trong quá trình chăm sóc và điều công bố đầu năm nay
của
Hiệp

hội
trị.
Alzheimer (Mỹ) cho
Bệnh nhân có thể không có khả năng tự ăn uống, do đó thấy số bệnh nhân tử
thực phẩm cần được cắt thành từng miếng nhỏ hoặc vong có liên quan đến
nghiền. Người bệnh sẽ gặp khó khăn khi nuốt nên phải bệnh Alzheimer năm
sử dụng các ống dẫn thức ăn. Khi bệnh tiến triển, các 2010 là 400.000
vấn đề y tế khác nhau có thể xuất hiện, chẳng hạn như người, tăng 68% so
bệnh răng miệng, suy dinh dưỡng, các vấn đề vệ sinh, với năm 2000, dự báo
da, hô hấp, hoặc nhiễm trùng mắt. Vì thế, người bệnh chết 450.000 bệnh
cần được chăm sóc cẩn thận để ngăn chặn chúng.
nhân trong năm 2013.

Đồng thời, người nhà cần tạo môi trường sống tốt,
không nên thay đổi chỗ ở cho người bệnh. Tạo điều kiện để họ tham gia sinh
hoạt các câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời. Chế độ dinh dưỡng hợp lý, cung cấp đủ


các yếu tố vi lượng như canxi, phospho. Tránh rượu bia, thuốc lá. Cần điều trị
các bệnh kết hợp như bệnh phổi, phế quản, tim mạch, đái thoái đường…
Cho đến nay, chưa tìm ra phương pháp chữa trị làm đảo ngược quá trình của
bệnh Alzheimer nhưng chúng ta có thể làm chậm tiến triển bệnh. Các loại thuốc
ức chế men acetylcholinesterase có tác dụng trên những vùng bị ảnh hưởng
nhiều nhất trong bệnh Alzheimer. Thuốc có khả năng dung nạp tốt, nhưng vẫn
có vài tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, rối loạn nhịp tim...
Nếu bệnh nhân có các triệu chứng trầm cảm, hoang tưởng, ảo giác đi kèm thì
cần điều trị bằng các thuốc chống trầm cảm (nhóm SSRI) và thuốc an thần. Việc
điều trị này phải do bác sĩ chuyên khoa Tâm thần đảm nhiệm. Liều thuốc chỉ
dùng bằng 1/3 đến 1/2 liều người lớn thông thường. Khi bệnh nhân có kích
động, trầm cảm, hoang tưởng, ảo giác nặng thì phải nhập viện điều trị.

Chúng ta có thể phòng ngừa và hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh Alzheimer
bằng cách ăn uống khoa học, tham gia các hoạt động xã hội, trí não như đánh
cờ, học ngoại ngữ… Đồng thời, duy trì chế độ ăn nhiều rau quả và tập luyện thể
thao đều đặn. Từ tuổi 30, cần bổ sung các chất chống gốc tự do từ thiên nhiên
để bảo vệ các tế bào thần kinh não. Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã chiết xuất
thành công chất chống gốc tự do từ thiên nhiên, nổi bật như Anthocyanin,
Pterostilbene... có trong Blueberry. Các chất này có khả năng tiêu diệt gốc tự do
mạnh mẽ, tăng truyền dẫn thần kinh, từ đó có khả năng hỗ trợ cơ thể chống lại
bệnh Alzheimer.
PGS.TS. Nguyễn Trọng Hưng



×