Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Chăm sóc người bệnh alzheimer

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.67 KB, 3 trang )

Chăm sóc người bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer là một chứng mất trí, gặp khá nhiều trong cộng đồng. Alzheimer
thường xuất hiện ở người trên 65 tuổi, nhưng có thể xuất hiện ở lứa tuổi trẻ hơn.

Bệnh Alzheimer là một chứng mất trí, gặp khá nhiều trong cộng đồng. Alzheimer thường xuất
hiện ở người trên 65 tuổi, nhưng có thể xuất hiện ở lứa tuổi trẻ hơn.
Nguyên nhân dẫn đến Alzheimer
Bệnh được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1906 bởi bác sĩ tinh thần kinh, người Đức, Alois
Alzheimer. Ông đã chỉ ra căn bệnh này mang tính thoái hóa thần kinh, không thể chữa được,
và có khả năng gây tử vong. Vì vậy, căn bệnh này được đặt theo tên ông là Alzheimer. Sau đó
ít lâu, người ta cho rằng Alzheimer xuất hiện là do giảm tổng hợp của chất truyền đạt thần
kinh acetylcholin (gọi là thuyết Acetylcholic). Tuy nhiên, giả thuyết này gần đây đã không
được sự ủng hộ nhiều, bởi vì các thuốc dùng để điều trị thiếu hụt chất acetylcholine thực sự
không có hiệu quả đối với bệnh nhân. Thay vào đó là các hiệu ứng liên quan đến hệ thống
truyền đạt thần kinh bằng acetylcholin khác cũng được đề xuất, như việc tích tụ số lượng lớn
các amyloid, dẫn đến việc viêm thần kinh lan dần. Đó là giả thuyết amyloid. Giả thuyết này
cho rằng cho rằng Alzheimer là do sự tích tụ của amyloid beta (Abeta), nguyên nhân cơ bản
của bệnh. Đồng thời, sự đột biến gen APOE4 (một yếu tố nguy cơ di truyền của bệnh
Alzheimer) gây ra việc tích tụ quá nhiều amyloid trong não trước khi có các biểu hiện của
bệnh Alzheimer xuất hiện. Tuy vậy, cho đến nay khoa học vẫn chưa biết một cách chính xác
về nguyên nhân và tiến triển của bệnh Alzheimer. Nghiên cứu cho thấy căn bệnh này có liên
quan với các mảng và đám rối trong não.

Người cao tuổi cần tích
cực tham gia tập luyện
Các phương pháp điều trị hiện tại chỉ giúp giảm một phần nhỏ triệu chứng bệnh, chưa có
phương pháp trị liệu nào có thể ngăn chặn hoặc làm chậm tiến triển của bệnh. Các nhà khoa


học xác định rằng Alzheimer là một bệnh lý hết sức phức tạp và chịu ảnh hưởng của rất nhiều
yếu tố khác nhau, trong đó yếu tố di truyền và có khoảng 0,1% là do di truyền gen trội và


thường bắt đầu mắc bệnh trước tuổi 65. Hoặc do có một số bệnh liên kết lại có thể làm tăng
nguy cơ mắc bệnh Alzheimer như cholesterol máu cao, bệnh tăng huyết áp, bệnh đái tháo
đường, nghiện thuốc lá hoặc bị strees liên tục. Cũng có ý kiến cho rằng yếu tố môi trường
cũng có thể ảnh hưởng đến sự xuất hiện Alzheimer, bởi vì người ta đã phát hiện ở một số
bệnh nhân Alzheimer có lắng đọng nhôm trong não.
Tuy vậy, thống kê cho thấy đa số các trường hợp bị bệnh Alzheimer đều là ngẫu nhiên. Ngày
nay, các nhà nghiên cứu về thần kinh học cho rằng sự xuất hiện bệnh Alzheimer là do mất
dần nơron và synap thần kinh trong vỏ não và một số vùng dưới vỏ não. Sự mất dần các tổ
chức thần kinh trung ương này sẽ dẫn đến thoái hóa thùy thái dương, thùy đỉnh, một phần của
thùy trán và hồi đai dẫn đến suy giảm trí nhớ không hồi phục. Các kết luận đưa ra là dựa vào
kết quả chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI). Như vậy, Alzheimer là
một bệnh thoái hóa não nguyên phát, căn nguyên chưa rõ ràng, biểu hiện lâm sàng bằng trạng
thái mất trí tiến triển, không phục hồi, thường khởi phát chủ yếu ở người cao tuổi (ở lứa tuổi
trên 65).
Biểu hiện của Alzheimer
Bệnh Alzheimer thường xuất hiện ở người trên 65 tuổi, nhưng đôi khi (hiếm) cũng thấy ở
bệnh nhân dưới 40. Mặc dù ở các lứa tuổi khác nhau nhưng lại có triệu chứng lâm sàng giống
nhau là mất trí nhớ rất khó hồi phục. Tuy vậy, theo thống kê thì tỉ lệ bị Alzheimer tăng dần
theo tuổi tác, có khoảng 1 - 2% ở lứa tuổi 65, khoảng 5% ở tuổi từ 80 trở lên. Và ở độ tuổi
90, có tới 50% trong số họ thì ít nhiều cũng có vài triệu chứng của Alzheimer. Phụ nữ bị
nhiều hơn nam giới, một phần vì giới nữ có tuổi thọ cao hơn nam giới.
Bệnh biểu hiện lúc đầu thường quên, rõ nhất là quên tên những người thân trong gia đình mà
hàng ngày gặp mặt, lúc nhớ, lúc quên, dần dần quên hẳn (vợ, chồng, con, cháu...) và cuối
cùng có thể quên luôn cả tên mình. Sự biểu hiện của quên còn thể hiện ở nhiều sự việc hàng
ngày như để quên đồ đạc, ví đựng tiền, kính hoặc vừa gọi điện cho bạn bè, người thân xong
lại gọi lại. Dần dần theo năm tháng thì mất trí nhớ là rất điển hình và càng ngày càng nặng
thêm, thậm chí “ăn rồi, bảo chưa”, quên ngày tháng, ra đường không biết đường về nhà mình.
Rối loạn ngôn ngữ cũng bắt đầu xuất hiện, khó phát âm hoặc vừa nói xong nhưng không hiểu
mình vừa nói những gì. Các động tác vận động bình thường bị rối loạn như không mặc được
quần áo hoặc mặc rất khó khăn, tay run, đi lại khó khăn ảnh hưởng rất lớn đến công việc cá

nhân hàng ngày (vệ sinh cá nhân, ăn uống) và hay bị chuột rút (vọp bẻ). Càng ngày càng
thấy xuất hiện rối loạn nhận thức, mất dần khả năng tính toán đơn giản.
Ở một số người bệnh có thể có biểu hiện trầm cảm (khoảng 25%) nhưng không ổn định (lúc
có, lúc không) và có khoảng 10% người bệnh có triệu chứng loạn thần (hoang tưởng). Nếu có
điều kiện chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc cộng hưởng từ (MRI) não sẽ có hình ảnh teo não lan
tỏa suy thoái thùy thái dương, thùy đỉnh và một phần thùy trán. Hậu quả của Alzheimer
là thoái hóa các khối cơ, nhất là cơ vận động dẫn đến người bệnh phải nằm liệt giường và
mất mọi khả năng tự chăm sóc mình ngay cả việc tự ăn, uống. Người bệnh Alzheimer sau đó
thường có các biến chứng bởi các tác nhân bên ngoài như: nhiễm trùng các vết loét do nằm
lâu ngày hoặc viêm phổi...
Chăm sóc bệnh nhân Alzheimer
Cho đến nay chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị dứt điểm Alzheiner và cũng chưa có biện
pháp hữu hiệu nào nhằm ngăn chặn sự xuất hiện hoặc ngăn chặn sự tiến triển bệnh một cách
hữu hiệu nhất. Vì vậy, việc dùng thuốc để hỗ trợ cũng như sự chăm sóc người bệnh tại gia
đình là hết sức quan trọng. Đề phòng Alzheimer thì cần tạo cho người cao tuổi một chế độ
sinh hoạt và ăn uống hợp lý. Người cao tuổi cần tích cực tham gia tập luyện thân thể như đi


bộ, bơi, chơi thể thao (cầu lông, đánh cờ…) và tham gia câu lạc bộ dành cho người cao tuổi.
Hàng ngày nên đọc sách, báo, truyện hoặc xem TV, nghe radio… để luyện tập trí não.
Do người Alzheimer ăn uống hạn chế cho nên gia đình cần hỗ trợ để người bệnh ăn đủ số
lượng và chế độ dinh dưỡng cần đủ chất, ví dụ các loại thực phẩm cần nghiền nát hoặc thái
nhỏ tạo điều kiện cho người bệnh để ăn, dễ nhai, dễ nuốt, dễ tiêu hóa. Cần vệ sinh răng
miệng, vệ sinh cá nhân để tránh mắc thêm các bệnh khác làm trầm trọng thêm bệnh
Alzheimer. Cần điều trị các bệnh kết hợp như: tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường.
Kiêng rượu bia và không hút thuốc.
PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU




×