Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Giải pháp giải quyết sinh con thứ ba

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.76 KB, 16 trang )

KẾ HOẠCH CAN THIỆP GIẢM TỶ LỆ SINH CON THỨ 3
TẠI XÃ GA, QUẬN G - THÀNH PHỐ X

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Quận G thành phố X là Quận ven biển có 9 xã, phường với tổng diện tích 125,8 km 2; dân
số 152.185 người, tổng số hộ gia đình 24.595 hộ; tỷ lệ hộ nghèo của quận là 9,2% trên tổng số hộ.
Nguồn thu nhập chủ yếu của người dân ở đây là từ nông nghiệp và đánh bắt thủy sản.
Theo báo cáo kết quả hoạt động công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ)
của Quận, những năm gần đây tỉ lệ sinh con thứ 3 đang có xu hướng gia tăng do hầu như không
có biện pháp can thiệp nào đủ mạnh để làm giảm số cặp vợ chồng sinh con thứ 3 của người dân
trong thành phố. Việc sinh con thứ 3 trở lên không chỉ ảnh hưởng đến khả năng chăm sóc và nuôi
dạy con cái mà còn ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe bà mẹ, thai nhi và phúc lợi xã hội. Đặc biệt,
trong nhóm người dân làm nghề đánh bắt thủy sản (ngư dân), tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các
biện pháp tránh thai thấp và do vậy, tỷ lệ sinh con thứ 3 trong nhóm này là cao nhất. Thực tế cho
thấy một bộ phận cán bộ và nhân dân chưa nhận thức đúng về Pháp lệnh dân số. Bên cạnh đó, một
số đơn vị quản lý tuyến xã chưa chú trọng đến việc chỉ đạo công tác dân số nên cũng góp phần
dẫn tới tình hình trên. Công tác dân số- kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) được giao định biên
1 người/trạm y tế, song thực tế chỉ có 32% số cán bộ tuyến này đạt chuẩn về chuyên môn. Bên
cạnh đó, chế độ chính sách đối với cán bộ làm công tác dân số vẫn còn hạn chế.
Theo thống kê của Sở Y tế đến hết quý IV năm 2013, số trẻ sinh ra tiếp tục tăng 0,3% so
với cùng kỳ năm 2012, trong đó số trẻ là con thứ 3 chiếm 16%. Cụ thể trong quý IV năm 2013, có
2160 trẻ sinh là con thứ 3 trở lên (tăng 2,7%). Theo số liệu thống kê của chương trình, tỷ lệ sinh
con thứ 3 tăng them tại thành phố X từ năm 2010 đến 2013 là như sau:
Quận

Năm 2010 (%)

Năm 2011 (%)

Năm 2012 (%)


Năm 2013 (%)

A

1.4

1.5

1.7

2.3

B

3.2

3.4

3.7

4.0

C

3.3

3.6

3.8


3.9

D

3.6

3.8

3.9

4.1

E

2.6

2.7

3.2

3.3

F

3.7

4.2

4.5


4.8


3.8

G

4.3

4.7

4.9

Qua số liệu tổng hợp trên và những vấn đề sức khỏe liên quan đến việc sinh con thứ 3,
chúng tôi xây dựng kế hoạch can thiệp giảm tỷ sinh con thứ 3 tại xã GA của quận G, thành phố
X.
a. Thông tin chung
-

Dân số: Xã GA là xã ven biển có 12 xóm với diện tích là 14 km 2; dân số 16.320 người;
tổng số hộ gia đình 2.730 hộ, số liệu cụ thể:
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
11
12

Tên xóm
Số hộ gia đình
Dân số
Xóm 1
189
1.308
Xóm 2
230
1.380
Xóm 3
228
1.360
Xóm 4
197
1.280
Xóm 5
240
1.348
Xóm 6
227
1.374
Xóm 7
235
1.320
Xóm 8

234
1.410
Xóm 9
229
1.375
Xóm 10
240
1.450
Xóm 11
231
1.390
Xóm 12
250
1.325
Tổng
2.730
16.320
(Nguồn số liệu: thu thập tại UBND xã GA)

Tỷ suất sinh thô là 1,1%; tỷ suất chết thô là 0,7%; 3568 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 –
49 tuổi); 1092 trẻ em dưới 5 tuổi. 100% là dân tộc kinh, có xóm 3 và xóm 4 là 2 xóm theo đạo
thiên chúa.
Thu nhập bình quân 7.750.000đ người/năm, tỷ lệ hộ nghèo là 6,1%. Ngành nghề chính là
đánh bắt thủy sản và buôn bán, cơ cấu ngành nghề như sau: 59% đánh bắt thủy sản, 23% buôn
bán, 20 % nông nghiệp (trồng trọt và nuôi trồng thủy hải sản); 8% ngành nghề khác (công nhân
viên chức, hưu trí…). Tỷ lệ dân có trình độ văn hóa: tiểu học 30%; trung học 50%; cao đẳng 10%;
đại học và trên đại học 10%. Xã có 3 trường học: 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường
THCS.
b. Thông tin về sức khỏe và các vấn đề liên quan:
Tỷ lệ sinh thô của xã là 1,1% trong đó số trẻ sinh ra là con thứ 3 trở lên chiếm 16% tổng số

trẻ sinh ra. Số liệu sinh con thứ 3 tại xã từ năm 2010 đến 2013 như sau: Tỷ lệ phụ nữ có chồng
(15-49 tuổi) sử dụng các biện pháp tránh thai là 30%. Tỷ suất trẻ tử vong dưới 1 tuổi là 43/1000
cháu; số thai chết lưu trong năm là 12 ca. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi là 11%. Tỷ lệ
tiêm phòng vaccin trong chương trình tiêm chủng mở rộng đạt 85%.


Những bệnh truyền nhiễm thường gặp: tiêu chảy, tạ, lỵ, sốt xuất huyết, sởi, giun sán, viêm
đường hô hấp, tay chân miệng. Tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch là 80% ( chủ yếu là giếng đào
và nước mưa); tỷ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh là 64%. Trong năm 2008 tại xã xẩy ra một
vụ ngộ độc thực phẩm trong đám cưới với 45 người mắc do ăn gỏi cá sống. Tính đến hết năm
2008 số lũy tích trường hợp nhiễm HIV trên địa bàn toàn xã là 20 bệnh nhận, trong đó có 08 nhân
AIDS, 05 người tử vong vì AIDS. Nguy cơ lây nhiễm chủ yếu qua đường quan hệ tình dục. Nhân
lực trạm y tế xã gồm: 1 trạm trưởng(bác sĩ),1 y tá điều dưỡng,1 y sỹ y học dân tộc,1 nữ hộ sinh, 1
y tá hành chính, 1 y sỹ sản nhi kiêm công tác dân số và 12 cán bộ y tế thôn, xóm.
(Nguồn thông tin: thu thập tại sổ theo dõi của trạm y tế xã)
II. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NỔI CỘM VÀ LỰA CHỌN VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN THIỆP:
Qua tìm hiểu về các vấn đề sức khỏe trên địa bàn thành phố X, thu thập số liệu từ báo cáo
của cơ quan/đơn vị, kết hợp đánh giá nhanh, nhóm sinh viên nhận thấy tại đây có một số vấn đề
sức khỏe cần được can thiệp, đó là:
1. Vệ sinh an toàn thực phẩm còn hạn chế;
2. Số ca mắc mới HIV tăng do tiêm chích ma túy và quan hệ tình dục không an toàn;
3. Tỷ lệ sinh con thứ ba tăng;
4. Vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người lao động tại các khu công nghiệp còn hạn chế.
Vấn đề 1: Vệ sinh an toàn thực phẩm còn hạn chế
Theo thống kê của Trung tâm y tế dự phòng, trong năm 2014 trên địa bàn thành phố đã xảy ra 11
vụ ngộ độc thực phẩm với 213 người mắc. Đáng lưu ý là có tới 5 vụ có trên 30 người mắc, 4 vụ
xảy ra tại khu công nghiệp và 1 vụ xảy ra tại khu dân cư (trong một đám cưới). Công tác đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm tại thành phố vẫn còn nhiều hạn chế, hầu hết tập trung vào tuyên truyền
cho các cơ sở kinh doanh thực phẩm mà chưa quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm tại các khu
công nghiệp và hộ gia đình.

Vấn đề 2: Số ca mắc mới HIV tăng do tiêm chích ma túy và quan hệ tình dục không an toàn
Thành phố X là một điểm du lịch nổi tiếng nên hàng năm lượng khách du lịch đến thành phố này
rất lớn. Kèm theo đó là sự gia tăng tệ nạn mại dâm và nghiện chích ma túy dẫn đến tình trạng
đáng báo động về lây nhiễm HIV và cách bệnh lây truyền qua đường tình dục tại thành phố. Tính
đến ngày 31/6/2014, số lũy tích trường hợp nhiễm HIV trên địa bàn thành phố X là 1.340 người,
trong đó có 572 bệnh nhân AIDS và 412 người tử vong do AIDS. Nguy cơ lây nhiễm chủ yếu do
tiêm chích ma túy không an toàn (chiếm 48,1%) và do quan hệ tình dục không an toàn (chiếm
35,2%).
Vấn đề 3: Tỷ lệ sinh con thứ ba tăng
Theo báo cáo kết quả hoạt động công tác dân số, gia đình, trẻ em của thành phố, những năm gần
đây, tỷ lệ sinh con thứ ba đang có xu hướng gia tăng do hầu như không có biện pháp can thiệp nào
đủ mạnh để làm giảm số cặp vợ chồng sinh con thứ ba của người dân thành phố X. Việc sinh con
thứ ba không chỉ làm ảnh hưởng đến khả năng chăm sóc và nuôi dạy con cái mà còn ảnh hưởng rõ
rệt đến sức khỏe của bà mẹ, thai nhi và phúc lợi xã hội. Đặc biệt, trong nhóm người dân làm nghề
đánh bắt thủy sản, tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai rất thấp, do vậy, tỷ lệ
sinh con thứ ba trong nhóm này cao nhất. Thực tế cũng cho thấy một bộ phận cán bộ, nhân dân


chưa nhận thức đúng về Pháp lệnh dân số. Bên cạnh đó, một số đơn vị quản lý tuyến quận/huyện
chưa chú trọng đến việc chỉ đạo công tác dân số nên cũng dẫn đến tình hình trên. Bên cạnh đó,
chế độ chính sách đối với cán bộ làm công tác dân số vẫn còn hạn chế.
Vấn đề 4: Vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người lao động tại các khu công nghiệp còn hạn chế
Vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người lao động tại các khu công nghiệp hầu như bị bỏ ngỏ. Người
lao động tại đây đa phần là người từ các tỉnh thành phố khác đến đây làm việc và các chế độ chăm
sóc sức khỏe, bảo hiểm y tế đều phụ thuộc vào chủ lao động. Các bệnh tật liên quan đến nghề
nghiệp, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ công nhân, chăm sóc sức khỏe trẻ em tại các khu công
nghiệp… chưa nhận được sự quan tâm của các ngành, trong đó có ngành y tế vì cơ chế quản lý
chưa rõ ràng cũng như thiếu cán bộ hoạt động trong lĩnh vực này. Hiện tại trong ba khu công
nghiệp lớn trên địa bàn thành phố chưa có một bệnh viện nào được xây dựng để đáp ứng nhu cầu
khám chữa bệnh mà mói chỉ có một trạm y tế với ba cán bộ đang hoạt động.

Sau khi thu thập được các thông tin còn thiếu, nhóm sinh viên tiến hành thảo luận để lựa
chọn vấn đề ưu tiên can thiệp sử dụng thang chấm điểm BPRS theo công thức: BPRS=(A+2B)xC,
trong đó:
A: phạm vi của vấn đề
B: tính nghiêm trọng của vấn đề
C: ước lượng hiệu quả của giải pháp can thiệp
Bảng chấm điểm lựa chọn vấn đề ưu tiên can thiệp (thang điểm 1-10)
Các yếu tố

BPRS
(A+2B)xC

Vấn đề sức khỏe
A

B

C

1. Vệ sinh an toàn thực phẩm còn hạn chế.

4

6

4

64

2. Số ca mắc mới HIV tăng do tiêm chích ma

túy và quan hệ tình dục không an toàn.

6

8

5

110

3. Dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV tự
nguyện (VCT) chưa thu hút được đối tượng
đích.

6

4

6

84

4. Tỷ lệ sinh con thứ ba tăng.

6

8

6


132

5. Vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người lao
động tại các khu công nghiệp còn hạn chế.

4

6

5

80

Sau khi thống nhất chấm điểm lựa chọn vấn đề ưu tiên can thiệp, nhóm sinh viên đã chọn
vấn đề “Tỷ lệ sinh con thứ ba tăng”.
III. PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN THIỆP:


Trong năm thập kỷ qua, Việt Nam thực thi chính sách giảm sinh thông qua chương trình dân
số, chăm sóc sức khỏe sinh sản bao gồm cả kế hoạch hóa gia đình. Cùng với việc cung cấp dịch
vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, rất nhiều các hoạt động tuyên truyền vận
động, truyền thông chuyển đổi hành vi được tổ chức nhằm trang bị các kiến thức và khuyến khích
các cặp vợ chồng thực hiện mục tiêu kế hoạch hóa gia đình. Theo kết quả ĐIều tra biến động dân
số và kế hoạch hóa gia đình năm 2013 1, có sự khác biệt về tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên
theo vùng địa lý. Những vùng có tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 thấp là Đông Nam Bộ (9,7%), Đồng
bằng sông Cửu Long (11%) và Trung du miền núi phía Bắc (14,3%). Tỷ lệ này cao nhất là ở Tây
Nguyên (23,4%), Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (17,6%), và đồng bằng sông Hồng
(14,4%). Có thể rút ra được quy luật đó là ở những nơi có trình độ phát triển cao thì tỷ lệ phụ nữ
sinh con thứ ba càng thấp, và ngược lại ở những nơi xa xôi, hẻo lánh, cuộc sống còn có nhiều khó
khăn thì tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 càng cao. Việc sinh con thứ ba trở lên vẫn tiềm ẩn nhiều hậu

quả ảnh hưởng đến đời sống kinh tế gia đình và sự phát triển của xã hội. Đối với gia đình nghèo,
việc sinh con thứ ba trở lên sẽ làm gánh nặng thêm cho đời sống kinh tế, khi đó trẻ không có điều
kiện để phát triển và có thể không được học hành bằng các bạn cùng trang lứa. Đây cũng là một
trong những nguyên nhân dẫn đến thất học, tỷ lệ đói nghèo tăng. Còn đối với gia đình khá giả,
việc sinh đông con tuy không gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống kinh tế, nhưng cũng góp phần
tăng thêm gánh nặng cho xã hội, như tình trạng quá tải ở các bệnh viện, trường học.
Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên có liên quan chặt chẽ với trình độ học vấn của phụ nữ
và kinh tế hộ gia đình. Trình độ học vấn càng thấp thì tỷ lệ sinh con thứ ba càng cao. Cũng theo
Tổng cục thống kê, tỷ lệ sinh con thứ ba ở nhóm phụ nữ chưa bao giờ đi học là 45,4% và tỷ lệ này
giảm dần theo sự tăng lên của trình độ học vấn. Ngoài ra, ở các vùng làm nông nghiệp hoặc vùng
làm nghề đánh bắt thủy/hải sản, việc sinh nhiều con và sinh con trai là rất quan trọng vì đứa con
lớn lên sẽ trở thành một trụ cột kinh tế của gia đình, gánh vác việc đồng áng và đi biển.
Bên cạnh đó, một trong những lý do quan trọng thúc đẩy việc sinh con thứ ba là tư tưởng
trọng nam khinh nữ, là quan niệm “nhà phải có nếp có tẻ”. Vì thế, nếu như có điều kiện thuận lợi
thì những gia đình đã có con trai cũng cố sinh thêm con thứ 3 để có được người con gái. Tuy
nhiên, áp lực phải sinh thêm một bé gái không lớn bằng áp lực phải sinh một bé trai. Liên quan
đến quan niệm này, bản thân những người làm công tác dân số tại cơ sở rất khó thuyết phục các
gia đình sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình để không sinh con thứ ba nữa. Một cán bộ
chuyên trách dân số ở xã K. cho biết: “Những gia đình có con một bề là gái thì chúng tôi cũng chỉ
có thể vận động, thuyết phục, chứ không có lý do hoặc biện pháp chế tài nào để ràng buộc các
gia đình này không được sinh con thứ ba trở lên”.
Tâm lý thích đông con vì khi về già có nơi nương tựa, những lúc ốm đau, khi tuổi già,
không ở nhà đứa này thì ở nhà đứa khác là tâm lý chung của nhiều người Việt Nam. Gia đình anh
H. ở phường N. đã có 2 con trai nhưng vẫn sinh thêm một bé gái. Anh nói rằng: “Mặc dù chúng
tôi biết có thêm một đứa con nữa, cuộc sống sẽ vất vả hơn, nhưng con là niềm vui, là hạnh phúc.
Với lại, chúng tôi rất mong muốn có được đứa con gái, do đó, dù có vất vả đến mấy, vợ chồng tôi
cũng chấp nhận. Hơn nữa, có thêm đứa con, khi về già cũng sẽ có thêm người phụng dưỡng”.
Ngoài các nguyên nhân từ phía gia đình thì còn các nguyên nhân đến từ hệ thống quản lý, tổ
chức bộ máy làm công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình. Một trong số đó là việc thiếu hụt và thay
đổi thường xuyên cộng tác viên dân số, chế độ đãi ngộ, khuyến khích đội ngũ tuyên truyền viên,

cộng tác viên dân số quá thấp, không tạo được động lực thúc đẩy đội ngũ chủ chốt này “đến từng
ngõ, gõ cửa từng nhà, rà từng đối tượng” để vận động người dân thực hiện tốt chính sách dân số1 Tổng cục thống kê (2013). Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2013 - Các kết quả
chủ yếu.


kế hoạch hóa gia đình. Việc thay đổi về cơ cấu bộ máy quản lý dân số-KHHGĐ từ trung ương đến
địa phương trong năm 2006-2009 đã gây ra sự xáo trộn về nhân lực và công tác điều hành, ảnh
hưởng đến việc duy trì thành tựu công tác dân số những năm trước.

Hình: Cây vấn đề nguyên nhân tình trạng sinh con thứ 3 trở lên tại xã X, huyện GA
Phân tích: Cây vấn đề trên cho ta thấy việc sinh con thứ 3 tại xã X xuất phát từ 2 nguyên nhân: Thực hành
về Pháp lệnh dân số của người dân chưa tốt và công tác quản lý về dân số chưa tốt.
Về thực hành pháp lệnh dân số của người dân tập trung vào quan niệm gia đình, kiến thức về Pháp
lệnh dân số chưa tốt và khả năng tiếp nhận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản- kế hoạch hóa gia đình
(SKSS/KHHGĐ). Tâm lý “đông con hơn đông của” “trời sinh voi sinh cỏ” và có con trai nối dõi tông
đường, thờ cúng tổ tiên vẫn còn tồn tại trong tâm lý người dân ở đây. Ngoài ra, với nghề truyền thống làm
nghề biển, tâm lý thích thích nhiều con trai đi biển là nguyên nhân chính của việc sinh con thứ 3 trở lên tại
địa phương. Một bộ phận gia đình có nền kinh tế khá giả, có của ăn của để cũng có tâm lý sinh đông con và
có con trai, vì thế, sinh con thứ 3 trở lên ở đây thường rơi vào gia đình đã có 2 con 1 bề. Kiến thức về Pháp
lệnh dân số của người dân chưa được tốt do công tác truyền thông về DS/KHHGĐ thời gian qua chưa được


chú trọng, việc sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh Dân số 2003 chưa được tuyên truyền sâu rộng đến người dân,
dẫn đến việc thực hành hành vi sinh con thứ 3 của người dân tăng trong những năm trở lại đây. Hơn thế
nữa, dịch vụ KHHGĐ trong thời gian qua tuy đã có nhiều sự đầu tư nhưng nhu cầu tiếp nhận dịch vụ của
người dân chưa cao, do dịch vụ chưa được thân thiện và việc tuyên truyền vận động phụ nữ thực hiện
KHHGĐ chưa hiệu quả.
Về công tác quản lý dân số chưa tốt xuất phát từ 3 nguyên nhân chính: chất lượng dịch vụ
KHHGĐ chưa đáp ứng nhu cầu, hiệu quả hoạt động của cán bộ DS-KHHGĐ chưa cao và hình thức xử lý
vi phạm Pháp lệnh dân số trong 1 số bộ phận cán bộ đảng viên chưa nghiêm. Về dịch vụ KHHGĐ, hàng

năm toàn xã chỉ tổ chức được 01 chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ cho phụ nữ trong độ tuổi
sinh đẻ, do Đội kế hoạch hóa gia đình huyện hỗ trợ kỹ thuật, tỷ lệ khám và điều trị, soi phiếm đồ âm đạo bị
hạn chế về số lượng. Công tác truyền thông trước và trong chiến dịch chưa được chú trọng nên việc đồng ý
tiếp nhận các phương tiện tránh thai lâu dài và vĩnh viễn của phụ nữ chưa cao, dẫn đến việc sinh nhiều,
sinh ngoài kế hoạch của số đông phụ nữ 2 con. Hoạt động của đội ngũ cộng tác viên chưa hiệu quả, toàn xã
có 01 chuyên trách mới nhận nhiệm vụ, chưa được đào tạo nghiệp vụ DS-KHHGĐ, trực tiếp làm công tác
tại trạm y tế và phải kiêm nhiệm những công việc khác tại Trạm, xã có 12 thôn nhưng chỉ có 02 cộng tác
viên DS-KHHGĐ, còn lại 6 cộng tác viên làm y tế thôn kiêm nhiệm và 4 thôn không có cộng tác viên. Hầu
hết các cộng tác viên chưa được đào tạo và phụ cấp thấp, cộng tác viên không mấy mặn mà với công tác
DS-KHHGĐ. Ngoài ra, trong những năm 2008-2013 có 5 trường hợp đảng viên, cán bộ viên chức xã sinh
con thứ 3 nhưng hình thức xử lý kỷ luật chưa mạnh, chưa có tính răn đe, làm gương đối với người dân.


Xác định nguyên nhân gốc rễ
1. Kiến thức pháp lệnh dân số của người dân chưa tốt do công tác truyền

thông chưa hiệu quả.
2. Hiệu quả hoạt động của đội ngũ làm công tác chưa cao: thiếu cộng tác viên

dân số và chưa được đào tạo.
IV. Mục tiêu can thiệp
Mục tiêu chung: Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên xã X từ 16% năm 2013 xuống còn 10%
năm 2016.
Mục tiêu cụ thể:
1. Đưa chỉ tiêu giảm sinh con thứ 3 vào Nghị quyết Đảng bộ và hội đồng nhân dân xã và

hương ước, quy ước khu dân cư.
2. 90% các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chấp nhận sử dụng các biện pháp tránh

thai lâu dài và vĩnh viễn.

3. 100% cộng tác viên dân số bao phủ đều các thôn xóm, tổ chức đào tạo và đào tạo lại

chuyên môn nghiệp vụ 2015
V. XÁC ĐỊNH GIẢI PHÁP CAN THIỆP:


1.Bảng lựa chọn giải pháp

Mục tiêu
chung

Mục tiêu cụ
thể

Nguyên nhân
gốc rễ

Giảm tỷ lệ
sinh
con
thứ 3 trở
lên xã X từ
16% năm
2013 xuống
còn
10%
năm 2016.

1. Đưa chỉ
tiêu

giảm
sinh con thứ
3 vào Nghị
quyết Đảng
bộ và hội
đồng nhân
dân xã và
hương ước,
quy ước khu
dân cư

1. Kiến thức
pháp lệnh dân
số của người
dân chưa tốt
do công tác
truyền thông
chưa hiệu quả

2. 90% các
cặp
vợ
chồng trong
độ tuổi sinh
đẻ chấp nhận
sử dụng các
biện
pháp
tránh thai lâu
dài và vĩnh


Giải pháp

Phương pháp thực
hiện

Chấm điểm
Hiệ
u
quả

1. Tham mưu chính quyền địa Tham mưu bằng văn 4
phương đưa chỉ tiêu dân số - bản
KHHGĐ vào chỉ tiêu phát triển kinh
tế xã hội của xã và Nghị quyết Đảng
Bộ và Hội đồng nhân dân xã và tiêu
chí thi đua gia đình văn hóa.
2. Vận động kinh phí hỗ trợ của xã
Thực hiên ký kết 5
cho cộng tác viên.
chương trình phối
3. Ký kết phối hợp các ban ngành, hợp
đoàn thể, chính quyền của xã trong
việc phối hợp thực hiện các chỉ tiêu
DS-KHHGĐ của xã.
1. Thành lập Câu lạc bộ phụ nữ Ban DS-KHHGĐ xã 4
không sinh con thứ 3 tại 12 thôn, duy ra quyết định thành
trì hoạt động định kỳ hàng tháng, lập CLB
hàng quý.
Tổ chức các hoạt 5

2. Tăng số lần tổ chức các hoạt động
động truyền thông
truyền thông và đổi mới hình thức
Phân công CTV
tuyên truyền.
4
danh sách đối tượng
3. Cộng tác viên tổ chức thăm hộ gia
cần vận động

Lựa
chọn
(C/K)

Thự
c thi

Tíc
h số

5

20

Chọn

3

15


Không

3

16

Không

4

20

Chọn

3

12

Không


đình, đặc biệt gia đình sinh đủ số con Tham mưu Ủy ban
xã về kế hoạch
và sinh con thứ 3 trở lên,
míttinh
4. 02 buổi mittinh nhân ngày dân số
Việt Nam 26/12 và ngày Dân số Thế
giới 11/7 được tổ chức

viễn


Mục tiêu cụ
thể

Nguyên nhân
gốc rễ

Giải pháp

3.
100%
cộng tác viên
dân số bao
phủ đều các
thôn xóm, tổ
chức đào tạo
và đào tạo lại
chuyên môn
nghiệp
vụ
2015

1. Thiếu cộng 1. Tuyển dụng bổ sung bao phủ 100%
tác viên dân số cộng tác viên DS-KHHGĐ toàn xã

chuyên trong năm 2015
trách
chưa
được đào tạo.
2. Đào tạo nâng cao năng lực cho

chuyên trách xã tại tuyến tỉnh và
huyện, tổ chức tập huấn nghiệp vụ
DS-KHHGĐ 5 ngày cho cộng tác
viên, nguồn kinh phí hỗ trợ của Ủy
ban xã

3

Phương pháp thực
hiện

5

15

Chấm điểm
Hiệ
u
quả

Không

Lựa
chọn
(C/K)

Thự
c thi

Tíc

h số

Tham mưu Trung 4
tâm
DS-KHHGĐ
tuyển dụng bổ sung
CTV 10 thôn.

4

16

Không

Cử chuyên trách và 4
cộng tác viên đi đào
tạo tại tỉnh và huyện

3

12

Không

Tham mưu kinh phí 4
tổ chức đào tạo
nghiệp vụ cho CVT

3


12

Không

Tổ chức đào tạo 4
nghiệp vụ CVT

4

16

Không

In ấn và phát tài 4
liệu, tờ rơi, sách nhỏ
truyền thông

5

20

Chọn


2.Bảng phân tích khó khăn – thuận lợi của các phương pháp thực hiện
Phương pháp thực hiện
1. Tham mưu bằng văn bản

Khó khăn
Phải có thông tin chung về hệ thống và quy

trình quản lý chính sách dân số từ cấp trên
đến cấp địa phương.
Phải nắm bắt những thông tin, văn bản cập
nhật, chính xác để tham mưu cho chính
quyền địa phương.

2. Tổ chức các hoạt động truyền thông

Phải có kinh phí để thực hiện
Phải có thời gian để sắp xếp, tổ chức triển
khai.
Đòi hỏi phải có đội ngũ chuyên trách, công
tác viên có năng lực,có kỹ năng và kiến
thức.
Trình độ nhận thức của người dân tại địa
phương còn hạn chế

3. In ấn và phát tài liệu, tờ rơi, sách nhỏ Cần có kinh phí thực hiện
truyền thông

VI. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG:

Thuận lợi


Số
th

tự


Tên hoạt
động

1

Tổ chức lớp
tập huấn đợt
I( phổ biến
chiến lược
Dân số - sức
khỏe sinh
sản giai
đoạn 20112015,
chương trình
hành động
thực hiện
Chiến lược
DS –SKSS
thành phố X
năm 2011 –
2015)

2

Thời gian

Tổ chức tập
huấn đợt
II( Nội dung
chương trình

DS-SKSS giai
đoạn 2011
-2015,
hướng dẫn
thu thập
thông tin về

Bắt đầu

1/7/2015

4/7/2015

Kết thúc

3/7/2015

5/7/2015

Địa
điểm

Hội
trường
lớn Ủy
ban
nhân
dân xã

Hội

trường
lớn Ủy
ban
nhân
dân xã

Người
chịu
trách
nhiệm

Trần
Văn A

Trần
Văn A

Người
phối
hợp

Nguyễn
Thị B

Nguyễn
Thị B

Người
giám
sát


Hoàng
Thi H

Hoàng
Thi H

Nguồn
lực

Dự kiến
kết quả

02 giảng
viên, 01
cán bộ
trung
tâm y tế
và 100
học viên

+ Các học
viên có
kiến
thức, kĩ
năng
tuyên
truyền
qua bài
test

trước và
sau buổi
tập huấn

02 giảng
viên, 01
cán bộ
trung
tâm y tế
và 100
học viên

+ Đủ khả
năng
giám sát
địa bàn
hoạt
động


DS –SKSS –
KHHGD và
báo cáo
thống kê
định kì)

3

4
(C

un
g
cấ
p
ki
ến
th
ức

Tổ chức tập
huấn đợt III (
Về kiến thức
và kĩ năng
truyền thông
vận động
giảm tỷ lệ
sinh con thứ
3, hướng
dẫn và thực
hành các kĩ
năng truyền
thông trực
tiếp giúp đối
tượng thay
đổi hành vi)
Kế hoạch
lồng ghép
các nội dung

6/72015


7/7/2015

8/7/2015

9/7/2015

Hội
trường
lớn Ủy
ban
nhân
dân xã

Hội
trường
lớn Ủy
ban
nhân
dân xã

Trần
Văn A

Nguyễn
Thị B

Hoàng
Thi H


Trần
Văn A

Nguyễn
Thị B

Hoàng
Thi H

02 giảng
viên, 01
cán bộ
trung
tâm y tế
và 100
học viên

+ Định kì
mỗi kì
họp dân
số
+ 2 cộng
tác xã

+ Tất cả
các
phường
đều thực
hiện
+ Người

dân hiểu
được ý
nghĩa
buổi lồng


ghép,
đặc biệt
với các
cặp vợ
chồng
trẻ.

)
Dán pano,
áp phích

10/7/2015

15/7/2015

Phát tờ rơi

16/7/2015

17/7/2015

Tại ủy
ban các
phường


Tại ủy
ban các
phường

Trần
Văn A

Nguyễn
Thị B

Hoàng
Thi H

Trần
Văn A

Nguyễn
Thị B

Hoàng
Thi H

4 cán bộ
TTYT,
CTV trên
toàn địa
bàn đều
tham gia


+ 03 cán
bộ TTYT,
tất cả 8
CTV trên
toàn địa
bàn đều
tham gia
+ cung
ứng đủ
1500 tờ
rơi

+ Mỗi
khu vực
chợ đều
có panô, áp
phích
+ Người
dân hiểu
được ý
nghĩa nội
dung của
truyền
thông
+ Mỗi hộ
gia đình
đều
được
phát tờ
rơi

+ Nội
dung
trên tờ
rơi được
người


dân hiểu

+ 3/5
băng cát
– sét
Phát loa
truyền thanh

Tổ chức ngày
DS -KHHGD

17/7/2015

18/7/2015

30/7/2015

20/7/2015

Ủy ban
nhân
dân xã


Hội
trường
lớn Ủy
ban
nhân
dân xã

Trần
Văn A

Nguyễn
Thị B

Hoàng
Thi H

+ tất cả
các
phường
đều có
loa phát
thanh
+ 02 cán
bộ phụ
sách dân
số DS –
KHHGD


Trần

Văn A

Nguyễn
Thị B

Hoàng
Thi H

+ 03 cán
bộ TTYT,
tất cả 8
CTV trên
toàn địa
bàn đều
tham gia

+ Phát
đúng giờ
+ Nội
dung
trên tờ
rơi được
người
dân hiểu

+ Nâng
cao kiến
thức
người
dân

+ Triển
khai
nhân
rộng mô
hình DS –
KHHGD


4(
Vậ
n
độ
ng
)

Phối hợp với
đài truyền
hình

Tổ chức buổi
hội thảo

21/7/2015

22/7/2015

23/7/2015

24/7/2015


Đài
truyền
hình
thành
phố

Hội
trường
lớn

Trần
Văn A

Nguyễn
Thị B

Hoàng
Thi H

Trần
Văn A

Nguyễn
Thị B

Hoàng
Thi H

+ 3 bản
tin/ngày


+ Thu hút
được sự
tài trợ

+ Doanh
nghiệp
và xí
nghiệp,
công ty
tham gia

+ Nhận
được sự
tài trợ
của
doanh
nghiệp

+ Tổ chức
dân số
trong và
ngoài
nước
+ 02 cán
bộ TTYT

+ 03 cán
bộ TTYT
quận



Xin nguồn
trợ cấp

25/7/2015

26/7/2015

Hội
trường
lớn

Trần
Văn A

Nguyễn
Thị B

Hoàng
Thi H

+ 01 Đại
diện
quản lý
TTYT
quận
+ 02 cán
bộ TTYT
quận


+ Cung
ứng đủ
trang
thiết bị
còn thiếu
+ Nâng
cao chất
lượng
trang
thiết bị
+ Đáp
ứng yêu
cầu



×