Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Bài báo cáo luật môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.72 KB, 17 trang )

Các Bản Báo Cáo Về Môi Trường



I/ Khái Quát Chung Về Môi Trường
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự tồn tại và phát triển của đời sống
con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, của dân tộc
và nhân loại, sự biến đổi một số thành phần môi trường sẽ gây tác động đáng kể đối
với các hệ sinh thái. Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường luôn là một trong những nhiệm
vụ trọng yếu và cấp bách của mỗi quốc gia nhất là ở các quốc gia đang phát triển.
Trong Tuyên ngôn của UNESCO năm 1981, môi trường được hiểu là "Toàn bộ các
hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó
con người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác các tài nguyên thiên
nhiên hoặc nhân tạo nhằm thoả mãn các nhu cầu của con người".
Để bảo vệ môi trường, Đảng và Nhà nước ta có những chủ trương, biện pháp giải
quyết các vấn đề môi trường như là nghị quyết 41-NQ-TW ngày 15 tháng 11 năm
2004 về bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước…
Quốc hội đã thông qua Luật bảo vệ môi trường 2005 và Luật bảo vệ môi trường 2014.
Thuật ngữ “môi trường” có thể được dùng trong rất nhiều các trường hợp khác nhau
như môi trường sư phạm, môi trường xã hội, môi trường pháp lý,…Tất cả các thuật
ngữ trên đều có điểm chung là: “là tập hợp các điều kiện và hiện tượng bên ngoài có
một ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện nào đó”.
Môi trường theo nghĩa thông thường “là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên
và xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ hay
sinh vật ấy”1, là “sự kết hợp toàn bộ hoàn cảnh hoặc điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng
đến sự tồn tại, phát triển của một thực thể hữu cơ” 2. Môi trường sử dụng trong lĩnh vực
pháp lý là một khái niệm được hiểu như là như là mối liên hệ giữa con người và tự
nhiên, trong đó môi trường được hiểu như là những yếu tố, hoàn cảnh và tự nhiên bao
quanh con người. Khoản 1 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) được Quốc hội
nước cộng xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, số 55 thông qua và ban hành ngày
23/6/2014 định nghĩa môi trường “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên


và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.”.
Pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt nam là một bộ phận của hệ thống pháp luật Việt
nam gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận,
tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hộ liên quan trức tiếp đến hoạt động khai thác,
quản lí và bảo vệ các yếu tố môi trường. Các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước
ban hành theo các trình tự thủ tục nhất định là nguồn chính của pháp luật bảo vệ môi
trường. Có các văn bản như: Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Luật khoáng sản năm
2010, Luật thuế tài nguyên năm 2010…
Theo định nghĩa của Luật bảo vệ môi trường thì con người trở thành trung tâm trong
1

Xem Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Tr 618

2

Xem American Heritage Dictionary, Boston, 1992

-1GVHD: Nguyễn Anh Thư

SVTH: Nhóm 2


Các Bản Báo Cáo Về Môi Trường

mối quan hệ với tự nhiên và dĩ nhiên mối quan hệ giữa con người với nhau tạo thành
trung tâm đó chứ không phải mối liên hệ giữa các thành phần khác của môi trường.
Như vậy bất cứ một sự vật hiện tượng nào cũng tồn tại trong một môi trường của nó.
Tuy nhiên môi trường, cái mà loài người hiện nay phải đối mặt và nghiên cứu bảo vệ
nó là môi trường sống bao quanh con người.
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:

Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học,
tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người.
Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả không khí, động vật, thực vật, đất, nước…
Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cây,
chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng cần cho sản xuất, tiêu
thụ và là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnh để giải trí, làm
cho cuộc sống con người thêm phong phú.
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ xã hội giữa người với người, đó là những
luật lệ, thể chế, cam kết, quy định… Ở các cấp khác nhau như: Liên Hiệp Quốc, hiệp
hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ
chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể… Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con
người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát
triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và
phát triển.
Để nắm bắt rõ hiện trạng môi trường nhằm có các phương pháp để phòng ngừa
và bảo vệ cũng như cải tạo môi trường chúng ta có các bài báo cáo về môi trường cụ
thể mà nhóm chúng tôi sẽ đề cập ở các phần tiếp theo.

II/ Các báo cáo về môi trường hiện nay
Các Loại báo cáo về môi trường hiện nay
1.1 Báo cáo công tác bảo vệ môi trường:

1.

1.1.1Khái niệm báo cáo công tác bảo vệ môi trường:
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường là việc lập báo cáo về quá trình thực
hiện công tác quản lý, tuyên truyền, rà soát, kiểm tra và xử lý vi phạm trong quá trình
bảo vệ môi trường.


1.2 Báo cáo kinh tế- xã hội có nội dung bảo vệ môi trường:
1.2.1 Khái niệm: Là bản báo cáo về kinh tế - xã hội nhưng có thêm nội dung
về bảo vệ môi trường.
Thông qua các chỉ tiêu, kế hoạch, chiến lược đặt ra về vấn đề bảo vệ môi trường
trong kinh tế- xã hội hằng năm Chính phủ và UBND các cấp phải có những đánh giá
thiết thực việc thực hiện bảo vệ môi trường và công tác bảo vệ môi trường. (Điều 136)
Mục đích là nhằm giúp việc bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với phát triển
kinh tế, an sinh xã hội vì vậy cơ quan, ban, nghành có nhiệm vụ đánh giá, kiểm tra, rà
-2GVHD: Nguyễn Anh Thư

SVTH: Nhóm 2


Các Bản Báo Cáo Về Môi Trường

soát thường xuyên, xử lý triệt để các vụ vi phạm quy định về bảo vệ môi trường.

1.3 Báo cáo hiện trạng môi trường:
1.3.1 Khái niệm:
Báo cáo hiện trạng môi trường là báo cáo cung cấp các thông tin về hiện trạng và diễn
biến môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường và tác động tới sức
khỏe con người, kinh tế xã hội, hệ sinh thái và môi trường tự nhiên, từ đó phân tích
nhu cầu xây dựng các chính sách môi trường và hiệu quả của các chính sách đó.
2. Tiêu chí để chia các bản báo cáo theo quan điểm của LBVMT 2005 và

LBVMT 2014.
Căn cứ luật BVMT 2005 thì có 3 dạng báo cáo về môi trường là Báo cáo
hiện trạng môi trường cấp tỉnh (Điều 99), Báo cáo tình hình tác động môi trường của
ngành, lĩnh vực (Điều 100), Báo cáo môi trường quốc gia (Điều 101).
Căn cứ luật BVMT 2014 thì có 2 loại báo cáo chính về môi trường là Báo

cáo công tác bảo vệ môi trường hằng năm (Điều 134), Báo cáo hiện trạng môi trường
(Điều 137) và có thêm Báo cáo kinh tế - xã hội hằng năm (Điều 138) có đề cập đến
bảo vệ môi trường.
Ta dễ dàng nhận thấy tiêu chí để phân loại các báo cáo của Luật BVMT
2005 là theo thẩm quyền theo cấp địa giới hành chính (tỉnh, quốc gia) và ngành, lĩnh
vực riêng biệt còn tiêu chí của các loại báo cáo của Luật BVMT 2014 là theo hoạt
động tương tác môi trường (bảo vệ môi trường) và tình hình môi trường (hiện trạng
môi trường).
Theo quan điểm của nhóm báo cáo thì các tiêu chí để chia các bản báo cáo về môi
trường của Luật BVMT 2014 đã nêu trên là phù hợp hơn so với các tiêu chí của Luật
BVMT 2005. Để thấy rõ sự phù hợp này chúng ta lần lượt xem xét các khía cạnh:
 Thứ nhất:
Về cơ cấu tổ chức hệ thống trật tự các Chương, Điều, câu chữ của Luật BVMT
2014 đảm bảo tính logic và khoa học hơn hẳn so với Luật BVMT 2005.
Cụ thể các lĩnh vực được Luật BVMT 2014 quy định bao phủ mọi lĩnh vực
của các hoạt động của con người có khả năng tác động đến môi trường thông qua từng
Chương, Điều luật cụ thể trên tất cả các phương diện .Ví dụ: Chương III Bảo vệ môi
trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, Chương V Bảo vệ môi trường
Biển và hải đảo, Chương VI Bảo vệ môi trường Nước, Đất và Không khí , Chương VII
Bảo vệ môi trường trong hoạt động Sản xuất, Kinh doanh, Dịch vụ, Chương VIII Bảo
vệ môi trường Đô thị, Khu dân cư, Chương IX Quản lý chất thải,….Ở Luật BVMT
2014 mới này các nội dung trên đã được tách ra khỏi nội dung của Báo cáo hiện
trạng môi trường cấp tỉnh thành các quy định cụ thể như trên không những logic
mà còn cụ thể hóa vấn đề về môi trường cần quản lý, không những sẽ làm nổi bật
hóa lĩnh vực quản lý, giúp các cấp ban ngành dễ dàng hơn trong việc thực hiện
quản lý môi trường, phòng ngừa các thiếu sót, nâng cao tính hiệu quả của công
tác quản lý về môi trường mà còn góp phần giúp người dân dễ tiếp thu và nắm
-3GVHD: Nguyễn Anh Thư

SVTH: Nhóm 2



Các Bản Báo Cáo Về Môi Trường

bắt cặn kẽ, đầy đủ hơn các quy định của pháp luật về từng nội dung quản lý của
nhà nước trong lĩnh vực môi trường, các doanh nghiệp và tổ chức dễ dàng lập các
bản báo cáo về môi trường một cách cụ thể và chi tiết hơn. Do đó, phạm vi điều
chỉnh của Luật BVMT sẽ hiệu quả cả về chiều rộng lẫn chiều sâu trên tất cả các
bình diện cần quản lý về môi trường của xã hội và đến được với mọi người dân
một cách thiết thực nhất. Việc đưa các lĩnh vực đó vào nội đung bản báo cáo của
Luật cũ (Luật BVMT 2005) là không cần thiết và chỉ làm cồng kềnh thêm các nội
dung cần có của một bản báo cáo cũng như làm phân tán, giảm hiệu quả nội dung
cần phải đề cập của công tác báo cáo về môi trường sẽ được làm rõ ở nguyên
nhân tiếp theo sau.
Thứ hai:
Việc các tiêu chí về các bản báo cáo của Luật BVMT 2014 được chia theo hoạt
động tương tác với môi trường sẽ giúp việc bảo vệ môi trường được diễn ra tổng thể
trên đối tượng mà Luật BVMT cần bảo vệ chính là “Môi Trường”. Thiết nghĩ để bảo
vệ một đối tượng nào đó thì chủ thể bảo vệ đối tượng phải nắm bắt rõ tình hình của đối
tượng đó để có phương cách tác động hợp lý. Song song đó, một nhiệm vụ đương
nhiên ra là phải có các hoạt động bảo vệ thì mới đảm bảo được mục đích bảo vệ đối
tượng đó – mà ở đây là Môi trường. Muốn vậy thì việc lập các bản báo cáo về đối
tượng phải toàn diện cả hai mặt là tình hình môi trường và các hoạt động của công tác
bảo vệ môi trường. Vì vậy ta dễ dàng nhận thấy việc chia các bản báo cáo về môi
trường của Luật BVMT 2014 ra thành báo cáo công tác bảo vệ môi trường hằng năm
(Điều 134) và báo cáo hiện trạng môi trường (Điều 137) cùng việc quy định cụ thể
thẩm quyền và nội dung của các bản báo cáo là hoàn toàn hợp lý so với việc chỉ phân
chia theo cấp đơn vị hành chính lãnh thổ hay ngành, lĩnh vực ở Luật BVMT 20053.
Việc quy định như trên của Luật BVMT 2014 còn giúp việc thi hành Luật được
trơn tru, đơn giản hóa các chi tiết rờm rà so với luật cũ và hỗ trợ việc quản lý và

nội dung về các bản báo cáo trong lĩnh vực môi trường được tập trung và rõ
ràng.
Thứ ba:
Luật BVMT 2014, bên cạnh việc dùng các tiêu chí về các hoạt động tương tác
với môi trường và tình hình môi trường thì còn có thêm quy định về việc bảo vệ môi
trường trong các bản báo cáo kinh tế – xã hội hằng năm 4. Việc này thể hiện sự thay đổi
về nhận thức của Đảng và Nhà nước ta đối với cán cân kinh tế và môi trường trong đó
môi trường đã, đang và sẽ được quan tâm đúng mức hơn, tầm quan trọng then chốt của
công tác bảo vệ môi trường được xác định là ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển bền
vững. Đây là một điểm mới rất ưu việt phù hợp với sự phát triển và tình hình của nước
ta hiện nay. Quy định này đòi hỏi các doanh nghiệp nhận thức được phát triển kinh tế
phải đi đôi với bảo vệ môi trường để từ đó có tư duy tích cực và nghiêm túc hơn trong
công tác bảo vệ môi trường thông qua việc phân định trách nhiệm các báo cáo về kinh
3

Xem Điều 99,100, 101 Luật BVMT 2005 tr,55,56.

4

Xem Luật BVMT 2014 tr.107.

-4GVHD: Nguyễn Anh Thư

SVTH: Nhóm 2


Các Bản Báo Cáo Về Môi Trường

tế xã hội của họ khi lập phải lồng ghép thêm vào nội dung quản lý môi trường.
Từ các khía cạnh được phân tích trên có thể thấy được các tiêu chí của để

phân chia các bản báo cáo về môi trường của Luật BVMT 2014 là hợp lý hơn các tiêu
chí của Luật BVMT 2005 vì 3 điểm chính như sau:
1/- Đảm bảo mức độ quản lý toàn diện và có hệ thống trên các lĩnh vực của môi
trường.
2/- Nâng cao hiệu quả quản lý của Luật BVMT trong việc giúp cụ thể hóa các bản báo
cáo về môi trường trên thực tiễn.
3/- Bảo vệ có hiệu quả môi trường trong sự phát triển kinh tế, đảm bảo sự phát triển
bền vững.

3. Nội dung của các bản báo cáo môi trường hiện nay.
3.1 Báo cáo công tác bảo vệ môi trường :
- Là một yếu tố quan trọng để theo dõi, đánh gía để đề xuất chính sách, pháp luật trong
lĩnh vực quản lý Môi trường và nghiên cứu Khoa học về Môi trường.
Nội dung:
- Hiện trạng, diễn biến các thành phần môi trường.
- Quy mô, tính chất và tác động của các nguồn phát thải
- Tình hình thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường; kết quả thanh tra, kiểm tra.
- Danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và tình hình xử lý.
- Nguồn lực về bảo vệ môi trường.
- Đánh giá công tác quản lý và hoạt động bảo vệ môi trường.
- Phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường.
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường của Uỷ ban nhân dân các cấp, Bộ Tài nguyên &
Môi trường; Báo cáo của Bộ và cơ quan ngang Bộ; Báo cáo của Ban quản lý khu kinh
tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp;

3.2 Báo cáo hiện trạng môi trường :
- Là bản báo cáo cung cấp các thông tin về hiện trạng và diễn biến môi trường, nguyên
nhân gây ra ô nhiễm, suy thoái môi trường và tác động tới sức khỏe con người,kinh tế
xã hội, hệ sinh thái và môi trường tự nhiên, từ đó phân tích nhu cầu xây dựng các
chính sách môi trường và hiệu quả của các chính sách đó. Báo cáo hiện trạng môi

trường nó là thuật ngữ chung cho ba loại báo cáo:Báo cáo môi trường quốc gia, Báo
cáo môi trường cấp tỉnh và Báo cáo tình hình tác động môi trường ngành, lĩnh vực.
* Nội dung:
- Tổng quan về tự nhiên, kinh tế, xã hội.
- Các tác động môi trường.
- Hiện trạng và diễn biến các thành phần môi trường.
- Những vấn đề bức xúc về môi trường và nguyên nhân.
- Tác động của môi trường đối với kinh tế, xã hội.
- Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật và các hoạt động bảo vệ môi trường.
-5GVHD: Nguyễn Anh Thư

SVTH: Nhóm 2


Các Bản Báo Cáo Về Môi Trường

- Dự báo thách thức về môi trường.
- Phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường.
 Báo cáo hiện trạng môi trường tập trung vào đánh gía các nội dung như sau:
-Các hậu quả của ô nhiểm môi trường, bao gồm: thiệt hại đói với sức khỏe của cộng
đồng, thiệt hại về kinh tế , thiệt hại đối với hệ sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái nông
nghiệp ;
- Những vấn đề môi trường cấp bách, các điểm nóng môi trường và các biện pháp ưu
tiên để giải quyết các vấn đề này;
- Các nội dung về hoạt động của cộng đồng, các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức
của cộng đồng về môi trường.
Ngoài hai dạng báo cáo ở trên ra thì nội dung bảo vệ môi trường còn được thể hiên
thông qua một loại báo cáo không chuyên về lĩnh vực môi trường là báo cáo về kinh tế
- xã hội hằng năm.
3.3 Báo cáo kinh tế - xã hội hằng năm: Là đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu

về bảo vệ môi trường và công tác bảo vệ về môi trường.5
- Việc thực hiện việc Báo cáo kinh tế - xã hội hằng năm nó bao gồm luôn cả một phần
của công tác bảo vệ môi trường, nhưng ở đây sẽ quy định bản báo cáo này Chính phủ
và Uỷ ban nhân dân các cấp sẽ báo cáo hằng năm các chỉ tiêu về việc giữ gìn môi
trường trong lành, sạch sẽ, phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng
phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường;
khai thác sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học
và cùng với công tác bảo vệ môi trường để kiểm tra đánh giá công tác quản lý đề ra
các phương pháp và giải quyết kịp thời những vấn đề trong bản báo cáo.
Điểm khác nhau về nội dung giữa các bản báo cáo
- Nội dung công tác bảo vệ môi trường: Báo cáo về nguồn phát thải ra bên ngoài gây ô
nhiễm môi trường, phần nội dung quan trọng trong bản báo cáo nhận định là kết quả
thanh tra, kiểm tra ,một môi trường bị ô nhiễm phải phát hiện kịp thời và xử lý ngay
thì mới khắc phục được .Vì vậy trong phần nội dung của báo cáo việc kiểm tra, thanh
tra là một yếu tố đặc thù để từ đó đưa ra nguồn nhân lực cũng như xây dựng một công
tác quản lý phù hợp và những phương pháp, giải pháp hiệu quả để điều chỉnh cho phù
hợp.
- Nội dung báo cáo về hiện trạng môi trường: Điểm khác biệt ở nội dung này thể hiện
ở chổ là báo cáo về hiện trạng diễn biến, nguyên nhân, suy thoái môi rường mà nó tác
động trực tiếp với con người, tự nhiên, kinh tế, xã hội. Trong nội dung báo cáo một
điểm khác biệt nổi bật đó là dự báo thách thức về môi trường, suy đoán là nó có thể
xảy ra và những thách thức khó khăn cần phải khắc phục.
- Nội dung bảo vệ môi trường trong báo cáo kinh tế xã hội hằng năm: Trong bản báo
cáo này việc đánh giá là chủ yếu, đánh giá về các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường và
công tác bảo vệ môi trường.
5

Theo Điều 136 Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014

-6GVHD: Nguyễn Anh Thư


SVTH: Nhóm 2


Các Bản Báo Cáo Về Môi Trường

3.4 Trách nhiệm lập và công khai báo cáo
 Trách nhiệm lập và công khai báo cáo đối với báo cáo hiện trạng môi
trường;
* Trách nhiệm lập:
-Bộ Tài nguyên & Môi trường có trách nhiệm lập Báo cáo môi trường quốc gia là 5
năm 1 lần; hằng năm lập báo cáo chuyên đề về môi trường quốc gia 6 ,Tổng cục Môi
trường giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường lập báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia,
báo cáo chuyên đề về môi trường quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 137 Luật
bảo vệ môi trường năm 2014. Báo cáo được lập, phê duyệt trước tháng 5 của năm tiếp
theo.7
- Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây
gọi chung là Sở Tài nguyên và Môi trường) giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) lập báo cáo hiện
trạng môi trường của địa phương, báo cáo chuyên đề về môi trường của địa phương
theo quy định tại Khoản 2 Điều 137 Luật bảo vệ môi trường năm 2014. Báo cáo được
lập, phê duyệt trước tháng 10 của năm thực hiện lập báo cáo. 8
* Công khai Báo cáo:9
- Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, báo cáo chuyên đề về môi trường quốc gia
được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Báo cáo hiện trạng môi trường địa phương, báo cáo chuyên đề về môi trường của địa
phương được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh.
=> Chủ thể đặc biệt:
- Trách nhiệm lập Báo cáo hiện trạng môi trường là Tổng cục giúp Bộ Tài nguyên và

Môi trường lập Báo cáo quốc gia, Báo cáo chuyên đề quốc gia được quy định theo
Khoản 1 Điều 4 của Thông tư số 43/2015 về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị
môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường mà trong điều 137 khoản 1 Luật
Bảo vệ Môi trường năm 2015 Chỉ nói đến là Bộ Tài nguyên môi trường lập cáo cáo
chuyên đề quốc gia, Báo cáo quốc gia không nói đến cụ thể rõ ra chủ thể nào thực hiện
giúp.
- Theo khoản 2 Điều 137 Luật Bảo vệ Môi trường có một nội dung được quy định cụ
thể ra “ Căn cứ vào những vấn đề bức xúc của về môi trường địa phương quyết định
lập báo cáo chuyên đề về môi trường”. Và theo khoản này, chủ thể đặc biệt là Sở Tài
nguyên và môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giúp Uỷ ban nhân dân
Theo Khoản 1, Điều 137 Luật Bảo vệ Môi trường 2014.
Theo Khoản 1, Điều 4 của Thông tư số 43/2015 về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi
trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường.
8
Theo Khoản 2, Điều 4 của Thông tư số 43/2015 về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi
trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường.
9
Theo Khoản 2, Điều 13 Thông tư số 43/2015 về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường
và quản lý số liệu quan trắc môi trường.
6

7

-7GVHD: Nguyễn Anh Thư

SVTH: Nhóm 2


Các Bản Báo Cáo Về Môi Trường


Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập báo cáo hiện trạng địa phương, báo cáo
chyên đề địa phương được quy định rõ cụ thể trong Thông tư số 43/2015 về báo cáo
hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường .
 Trách nhiệm lập và công khai báo cáo công tác bảo vệ môi trường và báo
cáo kinh tế- xã hội hàng năm
* Trách nhiệm lập:10
- Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp
huyện về công tác bảo vệ môi trường trước ngày 15 tháng 12 hàng năm.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp, Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh về công tác bảo vệ môi trường trước ngày 01 tháng 01 hàng năm.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp, Bộ Tài nguyên và
Môi trường (thông qua Tổng cục Môi trường) về công tác bảo vệ môi trường trước
ngày 15 tháng 01 hàng năm.
- Ban quản lý khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp báo cáo
công tác bảo vệ môi trường lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 31 tháng 12 hàng
năm.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ gửi báo cáo về công tác bảo vệ môi trường về Bộ Tài
nguyên và Môi trường (thông qua Tổng cục Môi trường) để tổng hợp trước ngày 15
tháng 01 hàng năm.
– Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Chính phủ, Quốc hội về công tác bảo vệ môi
trường trên phạm vi cả nước trước ngày 31 tháng 01 hàng năm.
* Công khai báo cáo:11
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm gửi báo cáo
công tác bảo vệ môi trường đến Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Tổng cục Môi
trường) bằng hai hình thức sau đây:
a) Một (01) bản có chữ ký và đóng dấu qua đường bưu điện;
b) Một (01) bản số định dạng pdf và word được gửi qua thư điện tử
hoặc qua hệ thống thông tin báo cáo công tác bảo vệ
môi trường của Tổng cục Môi trường (nếu có).
=> Chủ thể đặc biệt:

- Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Các Bộ, cơ quan ngang Bộ gửi báo cáo công tác đều thông
qua Tổng cục Môi trường đây là chủ thể đặc biệt trong báo cáo công tác bảo vệ môi
trường,ngoài ra trong phần trách nhiệm lập có chủ thể đặc biệt nữa là Ban quản lý khu
kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp báo cáo công tác bảo vệ
môi trường phải gửi báo cáo về ủy ban nhân dân cấp Tỉnh.

3.5 Bản báo cáo nào mang tính cấp thiết nhất
Hiện nay, việc bảo vệ môi trường luôn là một nhiệm vụ hết sức khó khăn và phức
10
11

Theo Điều 6 TT 19/2016 Về báo cáo công tác bảo vệ môi trường
Theo Điều 7 TT 19/2016 Về công tác bảo vệ môi trường.

-8GVHD: Nguyễn Anh Thư

SVTH: Nhóm 2


Các Bản Báo Cáo Về Môi Trường

tạp, đó là yêu cầu cấp thiết vì sự phát triển bền vững của đất nước. Đặc biệt, vấn đề ô
nhiễm môi trường đã và đang càng ngày trở nên trầm trọng, đe dọa trực tiếp đến sự
phát triển kinh tế, xã hội, sự tồn tại và sự phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai.
Trong các báo cáo về vấn đề môi trường của nước ta hiện nay, việc đánh giá công tác
bảo vệ môi trường và hiện trạng môi trường là một trong những quy định mới các báo
cáo về môi trường so với Luật bảo vệ môi trường năm 2005, cụ thể quy định tại Điều
135 và Điều 138 Luật bảo vệ môi trường 2014. Vấn đề môi trường luôn là một vấn đề
nóng và vô cùng cấp thiết của xã hội nên việc báo cáo là vô cùng quan trọng thiết yếu
để từ đó biết được những vấn đề cần được quan tâm kịp thời để giải quyết. Hai bản

báo cáo quy định trong Luật Bảo vệ Môi Trường năm 2014 đã quy định rõ nội dung cụ
thể nhưng để nói lên tính cấp thiết nhất của xã hội thì báo cáo hiện trạng môi trường là
vấn đề cần được quan tâm nhiều nhất bởi vì:
Tác động trực tiếp đối với con người, tự nhiên, kinh tế-xã hội;
Yếu tố con người: Tác động trực tiếp sức khỏe của con người ảnh hưởng đến sự sinh
hoạt hằng ngày và đặc biệt là sức khỏe.
Yếu tố tự nhiên: Thiệt hại về hệ sinh thái của môi trường nhất là hệ sinh thái nông
nghiệp, ảnh hưởng đến các thành phần môi trường như đất, nước, không khí, âm
thanh, ánh sáng, sinh vật…
Yếu tố kinh tế-xã hội: Ảnh hưởng đến môi trường của các dự án quy hoạch, phát triển
kinh tế- xã hội, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật,
an ninh, quốc phòng và các công trình khác.
Báo cáo hiện trạng môi trường được xây dựng bằng các nguyên tắc cụ thể;
Xây dựng theo mô hình DPSIR: Nghĩa là mô tả mối quan hệ tương trợ giữa động lực
(phát triển kinh tế - xã hội, nguyên nhân sâu xa của các biến đổi khí hậu)- Áp lực (Các
nguồn thải trực tiếp gây ô nhiểm môi trường và suy thoái môi trường) – Hiện trạng
(hiện trạng chất lượng môi trường)- Tác động (tác động của ô nhiểm môi trường đối
với sức khỏe cộng đồng, hoạt động phát triển kinh tế xã hội và môi trường sinh thái) –
Đáp ứng (các đáp ứng của nhà nước và xã hội để bảo vệ môi trường).
Trung thực, chính xác, cập nhật. Khoa học, hiện đại. Rõ ràng, dễ hiểu , dễ nhận biết.
Báo cáo hiện trạng môi trường là một hệ thống các bản báo cáo môi trường
gồm: Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh,
Báo cáo tình hình tác động môi trường ngành, lĩnh vực. Hệ thống bản báo cáo gồm
nhiều cấp, ngành thì việc mô tả hiện trạng các vấn đề môi trường nóng, đặc trưng cho
khu vực, phản ánh đúng tình trạng môi trường thuận lợi cho việc so sánh giữa tình
hình môi trường hiện tại với những mục tiêu đặt ra đối với khu vực đó;
Báo cáo hiện trạng môi trường là cấp thiết nhất đối với hiện nay vì trong bản báo cáo
nêu ra được dự báo cấp thiết và thách thức đặt ra đối với dự báo đó và đưa ra được một
số kịch bản kinh tế - xã hội để nó làm cơ sở cho việc đánh giá diễn biến các vấn đề
môi trường khác nhau trong tương lai;

Căn cứ vào những vấn đề bức xúc của địa phương để quyết định lập báo cáo chuyên
đề để tập trung và đi sâu vào một chủ đề môi trường hay một thành phần đang được
nhận nhiều sự quan tâm của xã hội và cơ quan quản lý môi trường => Đây là một đặc
-9GVHD: Nguyễn Anh Thư

SVTH: Nhóm 2


Các Bản Báo Cáo Về Môi Trường

điểm cơ bản của báo cáo hiện trạng môi trường nêu lên được tính cấp thiết, những vấn
đề được quan tâm gần nhất và ảnh hưởng tác động đến môi trường.

3.6 Điểm đáng chú ý ở Nội dung bảo vệ môi trường quy định trong các
bản báo cáo kinh tế - xã hội hằng năm (Điều 136 Luật BVMT 2014).
Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề quan
trọng và ưu tiên bậc nhất đối với bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Mối quan hệ giữa
phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường cũng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan
tâm, thể hiện qua những chương trình, chính sách hướng tới phát triển nền kinh tế
xanh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quy đinh tại Điều 136 Luật BVMT
2014 là một quy định mới có nhiều điểm mạnh thế nhưng cũng vấp phải một số hạn
chế nhất định.
 Ưu điểm: Môi trường ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống vì nó gắn bó mật
thiết với đời sống tất cả mọi người12. Muốn phát triển bền vững thì trong phát triển phải
tính đến yếu tố môi trường. Vai trò quan trọng của việc bảo vệ môi trường đảm bảo sự
phát triển bền vững13 đã và đang là vấn đề rất quan trọng. Trước thực tiễn đó cùng với
điều kiện nước ta đang trên đà công nghiệp hóa, hiện đại hoá mà vấn đề phát triển kinh
tế từ lâu được xem là yếu tố quyết định. Vì vậy, môi trường càng là đối tượng cần được
bảo vệ nhất vì là đối tượng trực tiếp bị tác động. Nhận thức rõ việc này Đảng và Nhà
nước ta trong việc ban hành Luật BVMT 2014 thay thế cho Luật BVMT 2005 đã quy

định thêm nội dung bảo vệ môi trường trong báo cáo kinh tế - xã hội hằng năm. Sở dĩ
phải quy định nội dung bảo vệ môi trường trong báo cáo kinh tế - xã hội vì đây là các
lĩnh vực chứa đựng các nguy cơ gây nguy hiểm môi trường. Ví dụ: Chất thải sinh hoạt,
chất thải y tế, chất, khí thải do hoạt động sản xuất công nghiệp…
Việc quy định nội dung bảo vệ môi trường ngay trong các báo cáo trên sẽ tác động
tích cực đến các hoạt động kinh tế - xã hội vì mang tính răn đe pháp định góp phần nâng
cao trách nhiệm phòng ngừa cũng như bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, tổ
chức, cá nhân có liên quan.

 Hạn chế:
-Về nội dung của việc bảo vệ môi trường trong báo cáo kinh tế xã hội hằng năm
căn cứ theo Điều 136 Luật BVMT 2014 thì chủ thể có thẩm quyền đánh giá các chỉ
tiêu về bảo vệ môi trường và công tác bảo vệ môi trường là Chính phủ và Uỷ ban
nhân dân các cấp.
Ở đây cần làm rõ khái niêm, nội dung của hai chỉ tiêu được dùng làm căn cứ
đánh giá của Điều 136 là Chỉ tiêu về bảo vệ môi trường và Công tác bảo vệ môi
trường
 Chỉ tiêu về bảo vệ môi trường là một nhóm trong hệ thống chỉ tiêu quốc gia
thuộc nhóm chỉ tiêu bảo vệ môi trường.
Điều luật này gặp một số bất cập do các chỉ tiêu về môi trường được quy định
12

Xem phần I Khái quát chung về môi trường của bài báo cáo này tr1,2.
Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp
ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm
tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường khoản 4 Điều 3 Luật BVMT 2014 tr8.
13

- 10 GVHD: Nguyễn Anh Thư


SVTH: Nhóm 2


Các Bản Báo Cáo Về Môi Trường

chưa đồng bộ. Do Việt Nam đang sử dụng khá nhiều hệ thống chỉ tiêu môi trường
nhưng lại thiếu sự nhất quán và kết nối giữa các hệ thống dẫn tới việc theo dõi, đánh
giá tình hình thực hiện gặp rất nhiều khó khăn.
Hiện nay, Việt Nam có 4 hệ thống chỉ tiêu về môi trường, bao gồm các chỉ tiêu môi
trường trong Văn kiện Đại hội Đảng, chỉ tiêu môi trường do Quốc hội đặt ra, các chỉ
tiêu thống kê môi trường do Chính phủ ban hành và Bộ chỉ thị môi trường của Bộ
TN&MT.
Theo đó, năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê
quốc gia, trong đó có nhóm chỉ tiêu về môi trường. Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ
đã ra Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
mới, thay thế cho Hệ thống chỉ tiêu đã ban hành năm 2005. Hệ thống chỉ tiêu thống kê
quốc gia năm 2010 đã được đổi mới, bổ sung và hoàn thiện theo hướng tăng cường
hơn nữa các chỉ tiêu thống kê phản ánh chất lượng, hiệu quả của sự phát triển, sức
cạnh tranh của nền kinh tế và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước và các
chỉ tiêu bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Hệ thống chỉ tiêu này
gồm 250 chỉ tiêu, chia thành 21 nhóm nội dung, trong đó, nhóm nội dung về “Bảo vệ
môi trường” có 24 chỉ tiêu.
Trong số 24 chỉ tiêu về bảo vệ môi trường, có 13 chỉ tiêu được giao cho Bộ TN&MT
chủ trì thực hiện; 7 chỉ tiêu được giao cho Bộ NN&PTNT, 3 chỉ tiêu do Bộ Xây dựng
chủ trì thực hiện, 1 chỉ tiêu do Tổng cục Thống kê thực hiên. Ngoài ra, còn có các Bộ,
ngành khác tham gia phối hợp như Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Tài chính…
 13 chỉ tiêu được Bộ TN&MT thực hiện gồm:
210514

Hàm lượng một số chất độc

hại trong không khí15

Trạm đo; Loại chất
Bộ Tài nguyên và Môi
Năm17
16
độc hại.
trường18

Tỷ lệ ngày có nồng độ các
chất độc hại trong không khí Trạm đo; Loại chất
2106
độc hại.
vượt quá quy chuẩn cho
phép

Năm

Bộ Tài nguyên và Môi
trường

Nước mặt/nước
trong đất; Trạm đo;
Loại chất độc hại.

Năm

Bộ Tài nguyên và Môi
trường


2107

Hàm lượng một số chất độc
hại trong nước

2108 Hàm lượng một số chất độc
hại trong nước biển tại một
số cửa sông, ven biển và
biển khơi (Cu, Pb, Cd. Hg,

Trạm đo, loại chất
độc hại.

Năm

Bộ Tài nguyên và Môi
trường

14

Mã chỉ tiêu.
Tên chỉ tiêu.
16
Phân tố chủ yếu.
17
Kỳ công bố.
18
Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp.
15


- 11 GVHD: Nguyễn Anh Thư

SVTH: Nhóm 2


Các Bản Báo Cáo Về Môi Trường

PO43- , NO3-)
Hàm lượng một số chất độc
hại trong trầm tích tại một số Trạm đo, loại chất
2109
độc hại.
cửa sông (Hg, As, Pb, Cd,
Cu, Ni)

Năm

Bộ Tài nguyên và Môi
trường

Số vụ, số lượng dầu tràn và
- Vùng biển;
2110 hoá chất rò rỉ trên biển, diện
- Hình thức (dầu
tích bị ảnh hưởng
tràn/hoá chất rò rỉ).

Năm

Bộ Tài nguyên và Môi

trường

Năm

Bộ Tài nguyên và Môi
trường

2 năm

Bộ Tài nguyên và Môi
trường

2112

- Vùng.
Tỷ lệ đất được bảo vệ, duy trì
- Tỉnh/thành phố
đa dạng sinh học
trực thuộc Trung
ương.

2113 Diện tích đất bị thoái hoá

- Loại hình thoái
hoá;
- Loại đất;
- Tỉnh/thành phố
trực thuộc Trung
ương.


2115

Bộ Tài nguyên và Môi
Mức giảm lượng nước ngầm, Tỉnh/thành phố trực
2 năm
thuộc
Trung
ương.
trường
nước mặt

2124

Lượng khí thải hiệu ứng nhà
Loại khí thải.
kính bình quân đầu người

2 năm

Bộ Tài nguyên và Môi
trường

Tỷ lệ các doanh nghiệp được Loại hình kinh tế;
2117 cấp chứng chỉ quản lý môi
Ngành kinh tế;
Tỉnh/thành phố.
trường

Chủ trì: Bộ Tài nguyên
Năm và Môi trường; Phối hợp:

Tổng cục Thống kê

Tỷ lệ chất thải nguy hại đã xử Loại chất thải
2119 lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn rắn/lỏng/khí; Tỉnh,
kỹ thuật quốc gia tương ứng thành phố.

Chủ trì: Bộ Tài nguyên
và Môi trường; Phối hợp:
Năm
Bộ Công Thương, Bộ Y
tế

- Nguồn, khoản,
Chi cho hoạt động bảo vệ môi
2122
mục và tiệu mục;
trường
- Loại hình kinh tế;
- Tỉnh/thành phố.

Chủ trì: Bộ Tài nguyên
và Môi trường; Phối hợp:
Năm
Bộ Tài chính,Tổng cục
Thống kê

 7 chỉ tiêu được giao cho Bộ NN&PTNT:
- 12 GVHD: Nguyễn Anh Thư

SVTH: Nhóm 2



Các Bản Báo Cáo Về Môi Trường

210 Diện tích và tỷ lệ che phủ - Loại rừng;
1 rừng
- Tỉnh/thành phố trực
thuộc Trung ương.

Năm

Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn

2 Năm

Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn

Quý,
năm

Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn

Tháng,
năm

Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn


Năm

Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn

211 Diện tích canh tác không
4 được tưới, tiêu hợp lý
- Tỉnh/ thành phố

2 năm

Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn

211 Số suối khô cạn theo mùa Tỉnh/thành phố trực
6 hoặc vĩnh viễn
thuộc Trung ương.

2 năm

Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn

2102

Diện tích rừng tự nhiên bị
- Vùng.
suy thoái


210 . Số vụ và diện tích rừng
3 bị cháy, bị chặt phá
2104

- Loại rừng;
- Tỉnh/thành phố trực
thuộc Trung ương.

Số vụ thiên tai và mức độ Loại thiên tai, Vùng,
Tỉnh/thành phố.
thiệt hại

211 Tỷ lệ rừng đặc dụng được - Vùng;
1 bảo tồn
- Tỉnh/thành phố trực
thuộc Trung ương.

 3 chỉ tiêu do Bộ Xây dựng chủ trì thực hiện:
Tỷ lệ các đô thị, khu công nghiệp, khu
Chủ trì: Bộ Xây
211 chế xuất, cụm công nghiệp xử lý chất
dựng; Phối hợp: Bộ
- Loại đô thị;
Năm
8 thải rắn, nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc
Tài nguyên và Môi
- Tỉnh/thành phố
trường
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
Chủ trì: Bộ Xây

Tỷ lệ nước thải của các cơ sở sản xuất, Tỉnh/thành phố
dựng; Phối hợp: Bộ
2120 kinh doanh và dịch vụ được xử lý đạt
trực thuộc Trung Năm
Tài nguyên và Môi
ương.
tiêu chuẩn quy định
trường
Chủ trì: Bộ Xây
Tỷ lệ chất thải rắn thu gom, đã xử lý đạt Tỉnh/thành phố
dựng; Phối hợp: Bộ
2121 tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trực thuộc Trung Năm
Tài nguyên và Môi
ương.
tương ứng
trường

 1 chỉ tiêu do Tổng cục Thống kê thực hiên:

- 13 GVHD: Nguyễn Anh Thư

SVTH: Nhóm 2


Các Bản Báo Cáo Về Môi Trường

2123 Chỉ số bền vững môi trường

Cả nước


2 năm

Tổng cục Thống kê

Đến năm 2011, trên cơ sở Hệ thống chỉ tiêu thống kê đã ban hành, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư đã ban hành Thông tư số 02/2011/TT-BKHĐT quy định nội dung Hệ thống chỉ
tiêu thống kê môi trường quốc gia. Kèm theo đó, Thông tư cũng ban hành danh mục
và nội dung Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, trong đó có nhóm chỉ tiêu thống kê
môi trường. Các chỉ tiêu này được giao cho các Sở, ban ngành tại các địa phương chủ
trì thực hiện.
Song song với đó, các Bộ ngành cũng đã xây dựng và ban hành Hệ thống chỉ tiêu
thống kê của ngành lĩnh vực, vừa phục vụ việc tổng hợp, báo cáo số liệu cho hệ thống
chỉ tiêu thống kê quốc gia, vừa phục vụ công tác quản lý của ngành, lĩnh vực. Bộ
TN&MT cũng đã ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê của ngành TN&MT từ năm
2007. Hiện nay, Hệ thống này cũng đang được rà soát, điều chỉnh cho phù hợp với
điều kiện thực tế.
Vì vậy muốn thực hiện có hiệu quả các ưu điểm của Điều 136 Luật BVMT 2014 trên
thực tế rất cần phải có chính sách để điều chỉnh hợp lý, nhất quán và có hệ thống các
chỉ tiêu về môi trường sao cho khả thi hơn.
 Giải Pháp:
- Để khắc phục điều này, cần tập trung vào việc nghiên cứu, thống nhất các hệ thống
chỉ tiêu môi trường đang sử dụng hiện nay; đẩy mạnh việc tổ chức, phân công trách
nhiệm và tăng cường năng lực cho đơn vị chuyên trách về thống kê ở các cấp… Đồng
thời, các Bộ, ngành chuyên trách cần huy động, bố trí kinh phí từ nguồn chi đầu tư
phát triển, chi sự nghiệp môi trường và các nguồn kinh phí khác để thực hiện các chỉ
tiêu môi trường; dành kinh phí hàng năm để theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện các
chỉ tiêu môi trường và xác định kịp thời những vấn đề bất cập trong việc thực thi các
chỉ tiêu này để có những điều chỉnh phù hợp.
 Công tác bảo vệ môi trường là loại báo cáo đánh giá các nguồn gây ô nhiễm,
tác động xấu lên môi trường, hiện trạng diễn biến các thành phần môi trường, tình hình

và kết quả thực hiện công tác môi trường, phương hướng và giải pháp bảo vệ môi
trường trong năm mới bao gồm cả khó khăn, vướng mắc, đề xuất và kiến nghị cùng
các mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường.
- Công tác bảo vệ môi trường gồm nhiều lĩnh vực và hoạt động như: Công tác Kiểm
soát ô nhiễm môi trường, Công tác Thẩm định đánh giá tác động môi trường, Công tác
Thu phí bảo vệ môi trường, Công tác Truyền thông bảo vệ môi trường, Công tác quan
trắc và phân tích môi trường.
 KẾT LUẬN:
Mặc dù còn một số bất cập song Điều Luật mới này (Điều 136 Luật BVMT
2014) có thể xem là bước một thành công mới trong việc nâng cao nhiệm vụ bảo vệ
môi trường bên cạnh việc tập trung đầu tư phát triển kinh tế, đảm bảo sự phát triển lâu
dài của Đảng và Nhà nước ta rất đáng được hoan nghênh.
- 14 GVHD: Nguyễn Anh Thư

SVTH: Nhóm 2


Các Bản Báo Cáo Về Môi Trường

III/ Tổng kết về các bài báo cáo về môi trường
Thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường đã được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ
đạo, là một trong ba trụ cột phát triển bền vững, đã tạo được sự chuyển biến và đạt
được một số kết quả bước đầu quan trọng. Tuy nhiên tình trạng môi trường bị ô nhiễm
vẫn tiếp tục gia tăng, xảy ra nhiều sự cố gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh
hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân.
Vì vậy, báo cáo môi trường là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá chính
xác về hiện trạng, diễn biến các thành phần môi trường, các tác động môi trường cũng
như đánh giá công tác kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện pháp luật về bảo vệ môi
trường, phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường có vai trò vô cùng quan trọng.
Theo quy định của Luật bảo vệ môi trường năm 2014 thì báo cáo môi trường được đề

cập ở báo cáo công tác bảo vệ môi trường (Điều 134), báo cáo kinh tế-xã hội hằng
năm (Điều 136), báo cáo hiện trạng môi trường(Điều 137).
Qua các báo cáo môi trường trong thời gian gần đây ta thấy:
Mặt tích cực: Báo cáo bảo vệ môi trường được đảm bảo thực hiện, nội dung báo cáo

khá rõ ràng, xác định rõ tình hình thực trạng môi trường ở địa phương, trên phạm vi cả
nước.Tình hình thực hiện pháp luật trong báo cáo công tác bảo vệ môi trường được
báo cáo khá chi tiết, báo cáo hiện trạng môi trường có đề cập đến những vấn đề bức
xúc về môi trường và nguyên nhân, ở mỗi báo cáo môi trường đều có đề ra phương
hướng và giải pháp bảo vệ môi trường.
Mặt hạn chế: Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn còn một số hạn chế

nhất định :
+ Nội dung báo cáo qua loa, về nội dung vẫn còn đề cập khái quát nên chưa thể hiện
rõ tính chất, thực trạng môi trường, một số bản báo cáo ở địa phương chưa đánh giá
đúng tình hình thực tế về môi trường ở địa phương. Chưa đưa ra phương hướng thiết
thực để giải quyết vấn đề thanh tra, kiểm tra tình hình vi phạm pháp luật về môi
trường.
+ Báo cáo quy chuẩn còn nhiều bất cập, thiếu khả thi; thiếu quy định, tiêu chí, công cụ
để sàng lọc, lựa chọn dự án đầu tư, công nghệ sản xuất, xử lý môi trường, nhất là hoạt
động kiểm soát hoạt động xả thải của doanh nghiệp trong báo cáo ở địa phương chưa
được xác định cụ thể về phương hướng để kiểm soát cũng như ứng phó với các sự cố
môi trường dẫn đến tình trạng vi phạm của các doanh nghiệp, sự cố môi trường, ô
nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và hệ sinh thái, thế nhưng
chính quyền địa phương vẫn không biết, không xác định rõ trách nhiệm, nguyên nhân
như vụ công ty Vedan xả thải ra sông thị Vải, gần đây nhất là vụ cá chết hàng loạt ở
miền Trung và vụ bốc mùi hôi thối ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng của TP Hồ Chí Minh.
+ Nôi dung bảo vệ môi trường trong báo cáo hiện trạng môi trường cần phải nêu lên
- 15 GVHD: Nguyễn Anh Thư


SVTH: Nhóm 2


Các Bản Báo Cáo Về Môi Trường

những vấn đề bức xúc về môi trường và nguyên nhân 19.Thế nhưng trên thực tế thì báo
cáo về vấn đề bức xúc về môi trường ở địa phương chưa xác định rõ nguyên nhân.
+ Các đề xuất về ứng phó với biến đổi khí hậu vẫn chưa hiệu quả dẫn đến khả năng
ứng phó với biến đổi khí hậu còn hạn chế.
Nguyên nhân: Nguyên nhân của tình trạng trên là do nhận thức, ý thức trách nhiệm

của các ngành, các cấp, doanh nghiệp và người dân còn hạn chế. Nhiều địa phương
còn chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt, xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường Kỷ luật
kỷ cương trong quản lý, khai thác và sử dụng đất đai, tài nguyên còn chưa nghiêm
ngặt. Dẫn đến báo cáo còn sơ sài, thiếu tính xác thực và chưa hiệu quả trong đề ra
phương hướng ứng phó với biến đổi khí hậu, sự cố về môi trường.
Trong thời gian tới, nhiệm vụ bảo vệ môi trường hết sức nặng nề, nhiều vấn đề môi
trường tích tụ chưa được giải quyết, áp lực lên môi trường ngày càng lớn, nguy cơ
nước ta trở thành bãi thải công nghệ lạc hậu, các loại hình sản xuất ô nhiễm môi
trường đang hiện hữu; biến đổi khí hậu diễn biến nhanh, phức tạp, đặt ra nhiều thách
thức lớn đối với công tác bảo vệ môi trường.
Giải pháp: Vì vậy, Báo cáo môi trường cần phải cụ thể, phương hướng phải rõ ràng

xác thực với tình hình thực tế ở mỗi địa phương, cần đề cập đến hoạt động kiểm tra,
kiểm soát hoạt động xả thải của doanh nghiệp. Yêu cầu xác định rõ nhiệm vụ của các
cơ quan và trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân trong quản lý về môi trường. Đánh giá
đúng tình hình thực trạng môi trường ở địa phương mình quản lý để đưa ra những giải
pháp phù hợp, ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như về các tác động xấu với môi
trường. Để khắc phục những hạn chế, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và giảm thiểu
ô nhiễm, tạo bước chuyển biến căn bản trong công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ môi

trường là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển, là trách nhiệm của cả hệ thống
chính trị, cộng đồng, doanh nghiệp và nhân dân. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
bộ và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần quán triệt, thực
hiện nghiêm Nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ
môi trường.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Luật Bảo Vệ Môi Trường 2014.
- Luật Bảo Vệ Môi Trường 2005.
- Tuyên ngôn Unesco 1981.
- TT 43/2015 về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số
liệu quan trắc môi trường.
19

Khoản 4 Điều 138 Luật BVMT 2014.

- 16 GVHD: Nguyễn Anh Thư

SVTH: Nhóm 2


Các Bản Báo Cáo Về Môi Trường

- TT 19/2016 Về báo cáo công tác bảo vệ môi trường
- Báo cáo chuyên đề Những nội dung cơ bản, các điểm mới của Luật Bảo vệ môi
trường năm 2014 và tình hình xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành của Bộ Tài
nguyên và Môi trường (30/12/2014).
- Giáo trình Luật So Sánh của ThS. Kim Oanh Na.
- Thông tin tổng hợp lĩnh vực Môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM.
- Đánh giá công tác bảo vệ môi trường trong 10 năm qua của Sở Tài nguyên và Môi

trường TP.HCM.
- />- Vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện
nay( />- />
MỤC LỤC
Các Bản Báo Cáo Về Môi Trường .............................................................................................1
I/ Khái Quát Chung Về Môi Trường...........................................................................................1
II/ Các báo cáo về môi trường hiện nay.....................................................................................2
1.2 Báo cáo kinh tế- xã hội có nội dung bảo vệ môi trường:..............................................2
1.3 Báo cáo hiện trạng môi trường:.....................................................................................3
3. Nội dung của các bản báo cáo môi trường hiện nay...........................................................5
3.2 Báo cáo hiện trạng môi trường :...................................................................................5
3.4 Trách nhiệm lập và công khai báo cáo.........................................................................7
3.5 Bản báo cáo nào mang tính cấp thiết nhất....................................................................8
3.6 Điểm đáng chú ý ở Nội dung bảo vệ môi trường quy định trong các bản báo cáo kinh
tế - xã hội hằng năm (Điều 136 Luật BVMT 2014)..........................................................10
III/ Tổng kết về các bài báo cáo về môi trường ......................................................................15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................16

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

- 17 GVHD: Nguyễn Anh Thư

SVTH: Nhóm 2




×