Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bai bao dan ong vn se khong co vo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.14 KB, 6 trang )

13/06/2013 08:38

Hàng triệu đàn ông Việt sẽ không có vợ từ bi
kịch khát con trai
Dân VIệt - Ăn kiêng, đo ngày rụng trứng, chọn giờ “lâm
trận”, cắt thuốc, siêu âm, phá thai, ép bỏ vợ, cho con gái làm
con nuôi… là nhiều biện pháp mà các cặp vợ chồng đã sử
dụng để có bằng được người “chống gậy”.
Đây là nhận định của nhiều đại biểu tại Hội thảo bàn giải pháp giải quyết mất cân bằng giới tính
khi sinh từ góc độ giới do Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội tổ chức ngày 12.6.
Thắng ngay “loạt đầu”
Chị Trần Thị Minh (23 tuổi, Tp Bắc Giang) đang mang thai đứa con đầu. Con được 6 tuần, chị đã
liên tục đi siêu âm để tìm hiểu về giới tính thai nhi. Tuy nhiên, bác sĩ cho biết, thai còn bé, khó
có thể biết là “dép hay ngẩu”. Chị Minh rất lo lắng vì năm ngóai chị đã phá cái thai 3 tháng vì
biết đó là con gái. “Chồng em là con một, lại là trưởng họ. Vì thế, cả gia đình chỉ chăm chắm vào
việc sinh nở của em.

Ngay từ ngày mới về làm dâu, mẹ chồng em đã bóng gió xa xôi về việc nếu em sinh con trai thì
muốn gì cũng được, còn nếu sinh con gái thì phải đẻ đến “hết trứng” để “đúc” bằng được con trai


mới thôi. Bà còn kể chuyện cô A. ở dòng họ không đẻ được con trai nên chồng “đi gửi” con trai
nơi khác. Cô B. hàng xóm sinh toàn con gái nên gia đình đang ép ly hôn, ra đường tay trắng. Vì
thế, chị Minh rất lo lắng, sợ hãi. Khi có thai, chị luôn căng thẳng, trầm uất. Thai trước siêu âm
con gái nên cho dù đau lòng, chị vẫn bỏ. Còn lần này, chị đang lo sợ. “Vì bác sĩ cũng nói nếu bỏ
thai liên tục thì sau này khó có thể có con” – chị Minh cho biết.
Còn anh Lê Trọng Đạt (30 tuổi, Hà Nội) khổ sở vì công nghệ “đúc” con trai của vợ. Vợ anh bắt
cả hai vợ chồng cùng ăn mặn, món nào cũng mặn chát. Đồng thời, cô ấy dùng que thử ngày rụng
trứng, siêu âm trứng chín để căn đúng thời điểm trứng rụng, bắt chồng “hành động”.
Có lúc đang họp với lãnh đạo nhưng vợ nhắn tin “Anh ơi, trứng rụng, về ngay” khiến anh đọc mà
dở khóc dở cười. Không chạy về được ngay là vợ lại giận tối ngày, “cấm vận” cho đến kỳ rụng


trứng lần sau. “Ăn cái gì cũng cho cả thìa muối vào, mặn đắng. Đang đi làm thì vợ cũng bắt sầm
sập lao về để “xả đạn”. Tôi có phải là cái máy “bắn đá” đâu mà lúc nào hành sự cũng được” –
anh Đạt khổ sở. Không biết có phải quá căng thẳng không mà đạn của anh Đạt tòan xịt, gần một
năm nay vợ anh vẫn chưa có thai.
Nghiên cứu “Sự ưa thích con trai ở Việt Nam: ước muốn thâm căn, công nghệ tiên tiến” của Quỹ
Dân số Liên hợp quốc UNFPA cho thấy, rất nhiều cặp vợ chồng đã sử dụng siêu âm cộng với phá
thai để quyết “thắng ngay từ loạt đạn đầu” để ăn chắc. Nếu đẻ con thứ 2 mà vẫn chưa sinh được
ngẩu thì sẽ khó khăn, căng thẳng hơn. Nhiều người bất chấp hậu quả về sức khỏe, tâm lý, phá
thai liên tục.
Nhiều người tin rằng nếu cặp vợ chồng có quan hệ tình dục ngay sau khi trứng rụng thì xác xuất
sinh con trai sẽ cao hơn hoặc thay đổi môi trường âm đạo sẽ dễ có con trai hơn. Vì thế, họ đã áp
dụng khoa học, kỹ thuật thậm chí kinh nghiệm truyền miệng vào thực hành tình dục để mong có
con. Ví dụ, sử dụng que thử cộng với siêu âm để xác định thời điểm rụng trứng, tiêm thuốc kích
thích rụng trứng cho “đúng ngày”, sử dụng chế độ ăn ăn hoặc dùng thuốc để giúp thay đổi môi
trường âm đạo… để hy vọng “hành sự” sẽ sinh ra con trai.
Cho con gái làm con nuôi
“Hậu quả của việc lựa chọn giới tính thai nhi là 20 năm nữa, hàng triệu đàn ông Việt không có
vợ, phụ nữ sẽ dễ bị trở thành “hàng hóa” để mặc cả, mua bán, nạn buôn bán người, bạo lực, ép
phụ nữ bán dâm, bắt cóc, hiếp dâm sẽ gia tăng. Còn ngay hôm nay, phụ nữ cũng chịu nhiều bạo
lực nếu không sinh được con trai, trẻ em gái sẽ bị thiệt thòi, bị đối xử bất công, nhiều gia đình
tan vỡ” – Bà Nguyễn Thị Vân Anh
Viện nghiên cứu phát triển xã hội ISDS đã tiến hành nghiên cứu về sự ưa thích con trai trên gần
1.500 nam giới tại Hưng Yên và Cần Thơ (hai tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh cao). Kết quả cho
thấy, có đến 69% nam giới cho rằng có con trai để nối dõi tông đường, 49% cần để chăm sóc cha
mẹ già, 41% cho rằng sinh được con trai chứng tỏ anh là người đàn ông thực thụ. 27% cho rằng
đàn ông chịu trách nhiệm về giới tính con mình, còn 12% “đổ tại” tại phụ nữ.
Đang tiếc, có rất nhiều tư tưởng khó tin như: con gái là gái nặng hoặc thiệt hại kinh tế (11%), có
con gái là không may mắn (9.3%), người vợ không đẻ được con trai là lý do chính đáng để
chồng ly hôn (2,1%) hoặc gia đình ép người đàn ông bỏ vợ (1,6%); phai khi có con gái là chính
đáng (2,2%). Thậm chí, có đến 2,5% mọi người cho rằng, vuệc cho con gái đi làm con nuôi là

chính đáng.
Bà Nguyễn Thị Vân Anh – Phó Viện trưởng ISDS, tâm lý ưa thích con trai có nguồn gốc từ hệ
thống thân tộc phụ hệ và mô hình cư trú bên nội tạo ra áp lực buộc các gia đình phải có ít nhất
một con trai vì “con gái là con người ta”. Quan niệm con trai tiếp nối dòng dõi, thờ cúng tổ tiên
và chăm sóc cha mẹ về già đã nuôi dưỡng động cơ ưa thích con trai của người dân. Người phụ
nữ đẻ được con trai sẽ củng cố vị thế người phụ nữ trong gia đình, không sợ chồng “gửi con trai


nơi khác”, không sợ bị đuổi khỏi nhà, bị ép ly hôn. Còn nam giới có con trai sẽ thấy mình là “đàn
ông xịn”, nam tính được khẳng địnhh. Người lại, nam giới và phụ nữ không có con trai thường
chịu áp lực lớn từ gia đình và chịu sự mỉa mai, trêu chọc, xúc phạm của cộng đồng.
TS Dương Quốc Trọng – Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - KHHGĐ (Bộ Y tế) cho biết, hiện
nay, tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam năm 2012 là 112,3 trẻ em nam/100 trẻ em
nữ và đang tiếp tục tăng mạnh. Một số tỉnh có tỷ số giới tính tăng mạnh như Hưng Yên 119,6,
Hải Dương 121,4, Bắc Ninh 122,1, Bắc Giang 118,5… Theo TS Trọng, cho dù đã có nhiều biện
pháp can thiệp nhưng với sự gia tăng này, mục tiêu “ghìm” tỷ lệ giới tính khi sinh là 115 vào
năm 2015 cũng khó thực hiện.
13/06/2013 06:33

“Văn hóa nam quyền” làm tăng chênh lệch
giới tính
(Dân Việt) - “Từ khi sinh ra, dựng vợ gả chồng đến lúc chết,
các phong tục tập quán đều đề cao quyền lực và trách nhiệm
của nam giới. Điều đó thúc đẩy nỗi khao khát con trai của
mọi người” – TS Dương Quốc Trọng – Tổng cục trưởng
Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) nhận
định tại Hội thảo bàn giải pháp giải quyết mất cân bằng giới
tính khi sinh từ góc độ giới do Bộ LĐTBXH tổ chức ngày
12.6.
Nghiên cứu “Sự ưa thích con trai ở Việt Nam: Ước muốn thâm căn, công nghệ tiên tiến” của Quỹ

Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) cho thấy, rất nhiều người dân đã sử dụng khoa học, kỹ thuật
vào thực hành tình dục để mong có con. Ví dụ, sử dụng que thử cộng với siêu âm để xác định
thời điểm rụng trứng, tiêm thuốc kích thích rụng trứng cho “đúng ngày”, sử dụng chế độ ăn hoặc
dùng thuốc để giúp thay đổi môi trường âm đạo… để hy vọng “hành sự” sẽ sinh ra con trai.
Ngoài ra, một biện pháp tàn nhẫn mà nhiều người đã sử dụng là “siêu âm kết hợp với phá thai để
thắng ngay từ đầu”.
Theo TS Trọng, hiện nay, tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam năm 2012 là 112,3 trẻ
em nam/100 trẻ em nữ, và đang tiếp tục tăng mạnh. Một số tỉnh có tỷ số giới tính tăng mạnh như
Hưng Yên 119,6/100, Hải Dương 121,4/100, Bắc Ninh 122,1/100, Bắc Giang 118,5/100… Theo
ông Trọng, sự gia tăng này là do ham muốn có con trai của người dân không hề “hạ nhiệt”, lại
cộng với sự phát triển công nghệ đã tạo “công cụ” cho người dân lựa chọn giới tính thai nhi
thành công.
TS Trọng phân tích, khi đám cưới, nam giới chủ động trong chuyện hỏi vợ, cô dâu phải về nhà
chồng, chồng là chủ hộ, nắm quyền kinh tế, con sinh ra cũng theo họ bố; con trai có trách nhiệm
chăm sóc bố mẹ, thừa kế phần lớn hương hỏa, được ghi tên vào gia phả, bố mẹ chết thì con trai
được phép bê bát hương, thờ cúng. Vì thế, người ta lại mong muốn có con trai để tiếp nối những
truyền thống, trách nhiệm và nghĩa vụ “vinh hạnh”, “vẻ vang” như vậy. “Những điều này chỉ là
luật bất thành văn, không có văn bản pháp luật nào quy định, nhưng đã được truyền từ đời này


qua đời khác, thâm căn cố đế trong đời sống, nhận thức của người dân. Vì thế, để tác động thay
đổi là vô cùng khó khăn, cần một thời gian rất lâu dài – TS Trọng cho biết.
Diệu Linh
Mất cân bằng giới tính khi sinh: 99% phụ nữ biết trước giới tính thai nhi
(GĐVN) Đến 99% phụ nữ biết giới tính khi sinh bằng các phương pháp siêu âm, công cụ chẩn đoán giới
tính hiện đại và hiệu quả. Chỉ 11% phụ nữ mong muốn mình sinh con gái, còn số phụ nữ muốn sinh con
trai thì gấp 3 lần. Đặc biệt vùng Đồng bằng sông Hồng tỉ lệ phụ nữ mong sinh con trai cao nhất cả nước
(38%).
Những con số trên đây được các đại biểu thông tin tại Hội nghị Bàn giải pháp giải quyết mất cân bằng
giới tính khi sinh từ góc độ giới do Bộ LĐTB&XH tổ chức tuần qua.


Lạm dụng siêu âm để lựa chọn giới tính thai nhi - một trong những nguyên nhân
dẫn đến tình trạng MCBGTKS.
Người dân thích 9 điểm hơn 10 điểm
“Mình đã có con gái đầu lòng rồi, đang mong mỏi sinh một bé trai vì chồng mình không chỉ là con trưởng
mà còn trưởng họ, ở quê mình các cụ mong cháu trai lắm! Mình cũng tham khảo rất nhiều trên internet
nhưng vẫn thấy không yên tâm. Đi canh trứng thì mình không có điều kiện cả về kinh tế, thời gian và địa
lý vì mình ở quê, vòng kinh của mình lại không đều, từ 32 - 45 ngày, rất linh tinh không theo quy luật.
Mình cũng rất hoang mang chuyện uống thuốc để sinh con trai nhưng thực tế mình rất mong mỏi, các mẹ
hãy hiến kế giùm mình với!” - lời tâm sự khẩn thiết của một bà mẹ có nickname “metun” trên diễn đàn
webtretho “mở màn” topic đã nhận được rất nhiều lời “chỉ giáo” cũng như tìm được vô khối người “đồng
cảnh ngộ”. Theo đó, tâm linh, dinh dưỡng, sức khỏe, tâm lý, thậm chí có người còn “chỉ cách” rửa nước
muối (loại cho người bị đau dạ dày trong vòng 1 tháng), ăn mặn, vợ chồng “gặp nhau” đúng ngày trứng
rụng, thôi thì đủ cả!
Chị Minh Tân (Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội) mới lấy chồng được 2 tháng nhưng cũng được mẹ chồng
đánh tiếng về trách nhiệm sinh con trai ngay trước khi lên máy bay đi nghỉ tuần trăng mật. “Cố thằng “đít
nhôm” cho yên tâm con nhé! Giai trước gái sau, giờ phải thế mới được! Cụ bảo thế chị ạ! Trăng mật mà
em cứ ngay ngáy nỗi lo “vỡ mật” vì sợ không đúc được cháu giai cho họ này” - Minh Tân ấm ức.
Nghiên cứu “Sự ưa thích con trai ở Việt Nam: ước muốn thâm căn, công nghệ tiên tiến” của Quỹ Dân số


Liên hợp quốc (UNFPA) tại Hội nghị về mất cân bằng giới tính khi sinh do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức vừa
qua cho thấy, rất nhiều cặp vợ chồng đã sử dụng siêu âm cộng với phá thai để quyết “thắng ngay từ loạt
đạn đầu” để ăn chắc. Nếu đẻ con thứ 2 mà vẫn chưa sinh được con gái thì sẽ khó khăn, căng thẳng hơn.
Nhiều người bất chấp hậu quả về sức khỏe, tâm lý, phá thai liên tục.
Nguyên nhân trực tiếp của tình trạng này không chỉ tư tưởng Á đông thích con trai hơn con gái mà còn
có cả sự “góp sức” của các kỹ thuật y tế hiện đại. Ngày càng có nhiều phụ nữ biết giới tính thai nhi trước
khi sinh. Gần 83% phụ nữ ở thành phố biết giới tính con trước sinh, ở nông thôn tỉ lệ này là gần 75%.
Trình độ học vấn của phụ nữ càng cao khả năng biết giới tính thai nhi trước sinh càng lớn. Tỉ lệ phụ nữ
chưa đi học biết giới tính con trước sinh chỉ 32,4% trong khi người có trình độ là 83,5%. Vùng đồng bằng

sông Hồng có tỉ lệ phụ nữ biết giới tính thai nhi từ 12 - 16 tuần cao nhất cả nước.
Đến 99% phụ nữ biết giới tính khi sinh bằng các phương pháp siêu âm, công cụ chẩn đoán giới tính hiện
đại và hiệu quả. Chỉ 11% phụ nữ mong muốn mình sinh con gái, còn số phụ nữ muốn sinh con trai thì
gấp 3 lần. Đặc biệt vùng Đồng bằng sông Hồng tỉ lệ phụ nữ mong sinh con trai cao nhất cả nước (38%).
“Trước ông bà sinh gái trước, trai sau thì mới đạt điểm 10. Còn nay, người dân chỉ mong muốn đạt điểm
9. Con đầu cứ phải trai trước cho chắc, đến đứa thứ 2, trai gái đều được”, TS Dương Quốc Trọng - Tổng
cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) chia sẻ tại Hội nghị.
99% phụ nữ biết giới tính thai nhi
Theo bà Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS), Viện đã tiến hành
nghiên cứu về sự ưa thích con trai trên gần 1.500 nam giới tại Hưng Yên và Cần Thơ (hai tỉnh có tỷ số
giới tính khi sinh cao). Kết quả cho thấy, có đến 69% nam giới cho rằng có con trai để “nối dõi tông
đường”, 49% cần để chăm sóc cha mẹ già, 41% cho rằng sinh được con trai chứng tỏ anh là người đàn
ông thực thụ. 27% cho rằng đàn ông chịu trách nhiệm về giới tính con mình, còn 12% “đổ tại” tại phụ nữ.
Đang tiếc, có rất nhiều tư tưởng khó tin như: con gái là gái nặng hoặc thiệt hại kinh tế (11%), có con gái
là không may mắn (9,3%), người vợ không đẻ được con trai là lý do chính đáng để chồng ly hôn (2,1%)
hoặc gia đình ép người đàn ông bỏ vợ (1,6%)... Thậm chí, có đến 2,5% mọi người cho rằng, việc cho con
gái đi làm con nuôi là chính đáng.
TS Dương Quốc Trọng cho biết, hiện nay, tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam năm 2012 là
112,3 bé trai/100 bé gái và đang tiếp tục tăng mạnh. Một số tỉnh có tỷ số giới tính tăng mạnh như Hưng
Yên 119,6; Hải Dương 121,4; Bắc Ninh 122,1; Bắc Giang 118,5… Theo TS Trọng, cho dù đã có nhiều
biện pháp can thiệp nhưng với sự gia tăng này, mục tiêu “ghìm” tỷ lệ giới tính khi sinh là 115 vào năm
2015 cũng khó thực hiện.
Tại Hội nghị, một cán bộ của Bộ Lao động - thương binh xã hội chia sẻ, định kiến phân biệt đối xử với
phụ nữ quá sâu sắc ở nhiều vùng quê. Như tại huyện Tương Dương, Nghệ An, nếu không sinh được con
trai, người chết ở đây sẽ bị đem ra thờ ở một cái am giống như cái chuồng nuôi chim bồ câu ở ngoài
vườn.
Và cũng vì cái “mâm trên - mâm dưới”, người đàn ông sinh con gái một bề đi ăn cỗ bị chế giễu, xếp ngồi
mâm dưới mà lắm anh “nóng gáy”, cay mũi ép vợ sinh con trai bằng được.
Theo TS Trọng, để giải quyết tình trạng này, giải pháp truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức hành vi
là quan trọng nhất… Nếu không còn mong muốn bắt buộc có con trai thì sẽ không có những hệ lụy tiếp

theo. Tuy nhiên, để thay đổi được, phải có thời gian rất dài. Đồng thời phải tăng cường giải pháp thực thi
pháp luật. Bởi thực tế, việc thực thi pháp luật còn hạn chế. Như việc biết trước giới tính thai nhi là vi
phạm pháp luật, tuy nhiên đến 2012 vẫn còn 81,3% người biết trước giới tính thai nhi.
PV

Tòa soạn: Số 2 , Lê Đức Thọ, Quận Cầu Giấy, Hà Nội


Điện thoại: 04-37648120. Fax: 04-37648117. Email :
Website: -
Thiết kế web bởi: SINNOVA



×