Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Phát triển nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin thư viện học viện thanh thiếu niên việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ MÙI

PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN
TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN
HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN – THƯ VIỆN

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ MÙI

PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN
TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN
HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN – THƯ VIỆN
Chuyên ngành: khoa học Thông tin – Thƣ viện
Mã số:60320203
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hữu Hùng

XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA
HỘI ĐỒNG


Giáo viên hướng dẫn

Chủ tịch hội đồng chấm luận
văn thạc sĩ khoa học

PGS.TS Nguyễn Hữu Hùng

PGS.TS. Trần Thị Minh Nguyệt

Hà Nội – 2015


XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS.TS Trần Thị Minh Nguyệt



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của
cá nhân được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn
Hữu Hùng.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình./.

HỌC VIÊN

Nguyễn Thị Mùi


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất
đến PGS.TS Nguyễn Hữu Hùng đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và truyền đạt
những kiến thức hết sức quý báu giúp cho tôi hoàn thiện Luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Trần Thị Minh Nguyệt-Chủ
tịch hội đồng khoa học Khoa Thông tin – Thư viện, Ban Chủ nhiệm cùng tập
thể cán bộ và quý thầy cô của Khoa Thông tin Thư viện, Trường Đại học
khoa học xã hội và nhân văn đã truyền dạy những kiến thức quý báu, hết lòng
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian tôi theo học Cao học tại
trường (từ 2013-2015).
Cuối cùng, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể lãnh đạo, cán bộ
Trung tâm Thông tin – Thư viện, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đã
giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn
này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn./.

HỌC VIÊN


Nguyễn Thị Mùi


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 8
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 8
2. Lịch sử nghiên cứu........................................................................................... 10
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................... 12
3.1Mục đích nghiên cứu................................................................................... 13
3.2Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 13
4. Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................... 13
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 13
5.1Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 13
5.2Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 13
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 14
6.1Phương pháp luận....................................................................................... 14
6.2Phương pháp nghiên cứu cụ thể ................................................................. 14
7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài ........................................................ 14
7.1Ý nghĩa khoa học......................................................................................... 14
7.2Ứng dụng của đề tài.................................................................................... 14
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu ............................................................................. 14
9. Bố cục của luận văn ......................................................................................... 15
NỘI DUNG ............................................................................................................ 16
Chương 1 .............................................................................................................. 16
VAI TRÕ CỦA NGUỒN LỰC THÔNG TINĐỐI VỚI TRUNG TÂM THÔNG
TIN – THƯ VIỆNHỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM
1.1 Khái niệm phát triển nguồn lực thông tin ...................................................... 16
1.1.1


Khái niệm “Nguồn lực thông tin” ................................................ 16

1


1.1.2

Khái niệm “Phát triển nguồn lực thông tin” ............................... 17

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển nguồn lực thông tin .............. 19
1.2.1

Yế u tố chính tri ̣ - kinh tế - xã hội .................................................. 19

1.2.2

Các quy luật phát triển của tài liệu .............................................. 20

1.2.3

Sự phát triển của khoa học công nghệ ......................................... 24

1.2.4

Chính sách phát triển nguồn lực thông tin ................................... 25

1.2.5

Kinh phí phát triển nguồn lực thông tin ....................................... 25


1.2.6

Năng lực của cán bộ thông tin – thư viện .................................... 26

1.2.7

Người dùng tin và nhu cầu tin ...................................................... 26

1.2.8

Một số yếu tố khác ........................................................................ 27

1.3 Nguyên tắc phát triển nguồn lực thông tin .................................................... 28
1.3.1

Đảm bảo tính khoa học. ............................................................... 28

1.3.2

Đảm bảo sự phù hợp .................................................................... 29

1.3.3

Đảm bảo sự đầy đủ ....................................................................... 29

1.4 Tiêu chí đánh giá nguồn lực thông tin ........................................................... 31
1.4.1Mức độ chính xác của nguồn lực thông tin ....................................... 31
1.4.2Tính kịp thời, cập nhật của nguồn lực thông tin ............................... 31
1.4.3Mức độ đầy đủ của nguồn lực thông tin ........................................... 31

1.4.4Mức độ phù hợp của nguồn lực thông tin với nhu cầu tin ................ 31
1.4.5Mức độ dễ khai thác, tiếp cận nguồn lực thông tin ........................... 32
1.5 Khái quát về Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam ...................................... 32
1.5.1

Lịch sử .......................................................................................... 32

1.5.2

Chức năng, nhiệm vụ .................................................................... 36

1.5.3

Các ngành, nghề đào tạo .............................................................. 39

1.6 Giới thiệu về Trung tâm Thông tin – Thư viện ............................................. 40
1.6.1

Lịch sử .......................................................................................... 40

1.6.2

Chức năng, nhiệm vụ .................................................................... 41

2


1.6.3

Cơ cấu tổ chức .............................................................................. 42


1.6.4

Cơ sở vật chất ............................................................................... 42

1.6.5

Người dùng tin và nhu cầu tin ...................................................... 43

1.7 Vai trò của công tác phát triển nguồn lực thông tin trong sự nghiệp phát triển
giáo dục đại học tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam .................................. 44
NỘI DUNG .......................................................................................................... 47
Chương 2 .............................................................................................................. 48
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN
TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆNHỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN
VIỆT NAM .......................................................................................................... 48
2.1 Đặc điểm vốn tài liệu ..................................................................................... 48
2.1.1

Phân loại theo loại hình tài liệu ................................................... 48

2.1.2

Phân loại theo mục đích sử dụng ................................................. 51

2.1.3

Phân loại tài liệu theo thời gian xuất bản .................................... 53

2.1.4


Phân loại theotheo ngôn ngữ ....................................................... 55

2.1.5

Phân loại tài liệu theo nội dung ................................................... 55

2.2 Chính sách phát triển nguồn lực thông tin ..................................................... 56
2.3 Hình thức và phương thức bổ sung ............................................................... 58
2.4 Quy trình bổ sung tài liệu .............................................................................. 62
2.5 Tổ chức, khai thác nguồn lực thông tin ......................................................... 65
2.6 Công tác thanh lọc tài liệu ............................................................................. 69
2.7 Công tác phối hợp bổ sung và chia sẻ nguồn lực thông tin ........................... 69
2.8 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới công tác phát triển nguồn lực thông tin tại
Trung tâm Thông tin – Thư viện, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam ............ 72
2.8.1

Người dùng tin và nhu cầu tin ...................................................... 72

2.8.2

Trình độ đội ngũ cán bộ bổ sung .................................................. 75

2.8.3

Kinh phí bổ sung ........................................................................... 76

2.8.4

Cơ sở vật chất ............................................................................... 76

3


2.9 Đánh giá ......................................................................................................... 77
2.9.1

Đánh giá về nguồn lực thông tin .. Error! Bookmark not defined.

2.9.2Đánh giá về công tác phát triển nguồn lực thông tin Error! Bookmark
not defined.
Chương 3 .............................................................................................................. 84
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰCTHÔNG TIN
TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆNHỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN
VIỆT NAM .......................................................................................................... 84
3.1 Nâng cao chất lượng nguồ n lực thông tin ..................................................... 84
3.1.1 Xây dựng chính sách phát triển nguồn lực thông tin ......................... 84
3.1.2 Tăng cường nguồn lực thông tin của cơ quan thông tin – thư viện .. 88
3.1.3 Kiểm kê và thanh lọc tài liệu .............................................................. 92
3.2 Phát triển năng lực con người ........................................................................ 93
3.2.1

Phát triển năng lực của cán bộ thông tin – thư viện .................... 94

3.2.2

Tìm hiểu nhu cầu và đào tạo người dùng tin ............................... 95

3.3 Tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí ............................................................. 97
3.3.1


Cải thiện và mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất ..................... 97

3.3.2 Tăng cường nguồn kinh phí cho hoạt động phát triển nguồn lực
thông tin ..................................................................................................... 98
3.4 Xã hội hóa công tác phát triể n nguồn lực thông tin ...................................... 99
3.5 Phối hợp và chia sẻ nguồn lực thông tin ..................................................... 100
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 104
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................ 108
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................ 111
BẢNG TỔNG HỢP NHU CẦU TIN .................................................................... 111

4


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
CB, GV, NCV

Nghĩa của từ
Cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên

CTTN

Công tác thanh niên

CTXH

Công tác xã hội


HV TTN VN

Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam

NDT

Người dùng tin

NLTT

Nguồn lực thông tin

TT – TV

Thông tin – Thư viện

XDĐ&CQNN

Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà
nước

5


DANH MỤC BẢNG
BẢNG
Bảng 1.1: Thống kê sự gia tăng tạp chí qua các năm
Bảng 1.2: Các hệ đào tạo của HV TTN VN
Bảng 2.1: Cơ cấu loại hình tài liệu theo đặc điểm vật mang tin
tại Trung tâm


Trang
21
39
47

Bảng 2.2: Thống kê giáo trình theo ngành đào tạo

48

Bảng 2.3 : Số lượng tài liệu theo mục đích sử dụng

51

Bảng 2.4: Số lượng tài liệu theo thời gian xuất bản

52

Bảng 2.5: Số lượng tài liệu theo ngôn ngữ

53

Bảng 2.6: Cơ cấu tài liệu theo nội dung

55

Bảng 2.7: Số lượng bổ sung tài liệu qua các năm

57


Bảng 2.8: Số lượng sách tặng biếu qua các năm

60

Bảng 2.9: Nhu cầu sử dụng các loại hình tài liệu

73

Bảng. 2.10: Cơ cấu nhân lực của Trung tâm

74

Bảng 2.11: Kinh phí bổ sung các năm

75

6


BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ

Trang

Biểu đồ 1.1 : Thống kê sự gia tăng tạp chí qua các năm

21

Biểu đồ 1.2: Tốc độ tăng website

22


Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức của HV TTN VN

35

Biểu đồ 1.3: Thành phần nhóm NDT tại Trung tâm

43

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ giáo trình theo ngành đào tạo

48

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ tài liệu theo mục đích sử dụng

51

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ tài liệu theo thời gian xuất bản

52

Biểu đồ 2.4: Số lượng bổ sung tài liệu qua các năm

58

Biểu đồ 2.5:Lượt luân chuyển tài liệu năm 2014

72

7



MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Thế giới đang diễn ra quá trình tiến vào “xã hội thông tin toàn cầu”.

Việc hướng tới sự định hình một xã hội thông tin ở từng nước đã đặt ra yêu
cầu đối với việc khai thác và sử dụng thông tin như một nguồn lực cơ bản và
quan trọng để phát triển quốc gia. Nhà nghiên cứu chiến lược Hoa Kỳ D.Bell
đã tiên liệu về vị trí và vai trò của nguồn lực thông tin (NLTT)và tri thức sẽ
thay chỗ của nguồn lực lao động và tiền, vốn đã ngự trị hơn hai thế kỷ trong
xã hội công nghiệp. Là loại tài sản vô hình, thông tin và tri thức khác với các
nguồn lực vật chất ở những đặc điểm nổi trội, không bị giới hạn về trữ lượng,
trong quá trình sử dụng giá trị của thông tin không bị “hao mòn” hoặc bị mất
đi thậm chí có thể được làm giàu hơn, tức là thông tin có khả năng tái sinh, tự
sinh sản và không bao giờ cạn kiệt. Kể từ khi có cuộc cách mạng khoa học
công nghiệp, lượng thông tin của nhân loại phát triển theo tốc độ số mũ. Với
sự phát triển của mạng Internet, không gian thông tin của nhân loại được mở
rộng và lớn hơn rất nhiều. Ngày càng có nhiều trang Web được xây dựng trên
mọi lĩnh vực để đăng tải và truyền thông tin. Các bản tin, loại ấn phẩm, cơ sở
dữ liệu (CSDL), các cuộc thảo luận và tham vấn được xuất hiện trên mạng
Internet. Mọi hoạt động trong xã hội hiện đại điều phải dựa trên thông tin.
Trong thời đại thông tin, lợi thế so sánh sẽ thuộc về quốc gia nào có năng lực
tổ chức khai thác với hiệu quả cao nhất các nguồn thông tin và tri thức hiện
có, của nhân loại.
Nguồn tài nguyên quý giá là trọng tâm cạnh tranh để giành ưu thế trên
thế giới của một quốc gia đã được chuyển từ các nhân tố hữu hình có tính vật
chất sang phương thức kiểm soát, thu thập, xử lý và khai thác các nguồn

thông tin quốc gia và quốc tế. Việt Nam là đất nước đang trong quá trình mở

8


cửa nền kinh tế thị trường, tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học và công
nghệ tiên tiến trên thế giới, chuyển mình từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền
kinh tế công nghiệp và trong tương lai sẽ thành nền kinh tế tri thức như các
nước phát triển. Hòa mình cùng với sự phát triển đó, Việt Nam đang có những
bước chuyển mình mạnh mẽ về mọi mặt: kinh tế, chính trị, xã hội, văn
hóa,…và được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong đó có lĩnh vực thông
tin – thư viện(TT – TV).
Kỷ nguyên thông tin vừa tôn vinh vừa đặt ra những thách thức đối với
ngành TT – TV trong việc sử dụng và sản xuất ra thông tin, tổ chức để đưa
thông tin trở thành nguồn lực, đáp ứng nhu cầu tin ngày càng tăng của người
dùng tin (NDT). Trong hoạt động TT – TV, NLTT là một trong bốn yếu tố
cấu thành nên cơ quan TT – TV và công tác phát triển NLTT là một nhiệm vụ
hết sức quan trọng.Hiện nay, chất lượng của NLTT đang là vấn đề được NDT
đặc biệt quan tâm. Giữa môi trường bùng nổ thông tin hiện nay, làm thế nào
để tạo lập, phát triển bền vững NLTTcó độ tin cậy cao, chất lượng tốt và đáp
ứng nhu cầu của NDT là câu hỏi đặt ra cho mỗi cơ quan TT – TV. Trung tâm
TT – TV, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam (HV TTN VN) cũng không
nằm ngoài bối cảnh của sự phát triển đó.
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam là trường đào tạo nguồn cán bộ để
bổ sung vào bộ máy nhà nước. Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh là người luôn
coi trọng công tác huấn luyện cán bộ. Đây là công việc gốc của Đảng. Trong
“Mấy lời để lại” Bác viết: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một
việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Cùng với sự phát triển của Học viện, 59
năm qua trong lĩnh vực đào tạo cán bộ đoàn, Trung tâm TT – TV cũng đã bắt
đầu được các cấp lãnh đạo quan tâm. Đối tượng NDT ở đây chủ yếu là sinh

viên – những người trẻ, năng động, sáng tạo và tiếp thu, hòa nhập rất nhanh
những thành tựu tiên tiến của thế giới. Với nhiều tiện ích trên Internet, NDT
9


đang có xu hướng sử dụng và khai thác thông tin trên internet mà ít chú ý tới
sử dụng nguồn thông tin trong Trung tâm TT - TV. NLTT của Trung tâm hiện
nay tuy đã được chú trọng bổ sung trong 3 năm trở lại đây nhưng vẫn chưa
thể đáp ứng được đủ nhu cầu của NDT, nguồn tài liệu phục vụ học tập chưa
đáp ứng đủ nhu cầu. Để đáp ứng những nhiệm vụ mới đề ra, công tác phát
triển NLTT của Trung tâm cần phải được chú trọng và có những chính sách
phát triển phù hợp. Vậy làm thế nào để phát triển NLTT hiện có của Trung
tâm và khai thác, sử dụng NLTT bên ngoài đáp ứng nhu cầu của NDT một
cách có hiệu quả trong quá trình phát triển mạnh mẽ của Học viện?Nhận thấy
tầm quan trọng đó, tác giả lựa chọn vấn đề “Phát triển nguồn lực thông tin
tại Trung tâm Thông tin –Thư viện Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam”
làm đề tài luận văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Các vấn đề về NLTT tại các cơ quan TT – TVđã được rất nhiều tác giả
nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau. Có rất nhiều đề tài nghiên cứu về
phát triển NLTT. Dưới đây là một số nghiên cứu đã được thực hiện. Cụ thể
như sau:
 Các bài viết của PGS.TS Nguyễn Hữu Hùng trong cuốn “Thông tin –
Từ lý luận đến thực tiễn” nghiên cứu về bản chất của thông tin học và sự vận
động của quá trình thông tin trong các hệ thống xã hội, chỉ ra mối quan hệ của
nó với các ngành khoa học khác, góp phần nâng đúng tầm và vị trí quan trọng
của thông tinhọc trong xu thế phát triển và hội nhập trong xã hội hiện nay.
Trong đó đáng chú ý nhất là sự thể hiện quan điểm của tác giả về NLTT, giúp
cho người đọc hiểu rõ hơn về bản chất của NLTT.
 Cuốn sách “Phát triển vốn tài liệu trong thư viện và cơ quan thông tin”

của tác giả Nguyễn Viết Nghĩa và Phạm Văn Rính đã nêu lên một cách toàn

10


diện về phát triển vốn tài liệu. Từ việc phân tích khái niệm, các hình thức,
phương thức bổ sung, phân loại rõ ràng các loại hình tài liệu, các yếu tố ảnh
hưởng,....đã làm cho người đọc hình dung một cách cụ thể về công tác phát
triển vốn tài liệu trong thư viện và cơ quan thông tin.
 Các luận văn thạc sỹ đã được bảo vệ tại trường Đại học Văn hóa Hà
Nội, Đại học khoa học xã hội và nhân vănnhư:
 Đề tài: “Nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lực thông tin của các thư
viện trường văn hóa nghệ thuật thuộc bộ văn hóa thể thao và du lịch tại thành
phố Hồ Chí Minh” của tác giả Trần Thị Trà Vi đã khái quát được toàn bộ
NLTT của các trường văn hóa nghệ thuật khu vực Tp.Hồ Chí Minh, có những
đánh giá sâu sắc về những ưu nhược điểm của công tác phát triển NLTT tại
các trường.
 Đề tài: “Phát triển nguồn lực thông tin tại trường Đại học Sư phạm kỹ
thuật Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu đào tạo tín chỉ”của tác giả
Trần Thị Thanh Thủy đã trình bày được vai trò của công tác phát triển NLTT
nhằm đáp ứng nhiệm vụ đào tạo tín chỉ của trường và cũng đều có những giải
pháp hợp lý để nâng cao chất lượng công tác phát triển NLTT.
 Đề tài: “Phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin – thư
viện trường Cao đẳng tài chính Hải quan” của tác giả Nguyễn Thị Nhiễn đã
trình bày về những nội dung cơ bản về mặt lý luận và thực trạng của công tác
phát triển nguồn lực thông tin trường Cao đẳng tài chính Hải quan. Tuy nhiên,
trong một số phần như phần phân tích các khái niệm “nguồn lực thông tin”,
“phát triển nguồn lực thông tin” của tác giả còn sơ sài. Đôi chỗ còn bị trùng
lặp.
 Ngoài ra còn có nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hồng Sinh được thể

hiện qua cuốn sách “Nguồn tài nguyên thông tin”; các bài viết, tập bài giảng
của các tác giả như PGS.TS. Nguyễn Hữu Hùng, Th.S Trần Hữu Huỳnh,
11


TS.Nguyễn Viết Nghĩa và của rất nhiều tác giả khác cũng đã nghiên cứu về
lĩnh vực này....được đăng trên các tạp chí chuyên ngành: tạp chí thư viện Việt
Nam, tạp chí Thông tin – Tư liệu.
Ở nước ngoài, nhiều công trình về các khía cạnh lý luận và thực tiễn phát
triển NLTT đã được công bố:


Tài liệu “Vấn đề quan trọng trong phát triển nguồn thông tin điện tử:

Hướng dẫn cho thư viện” (Key issue for e-resource collection development: A
guide for library) đã đề cập tới chính sách sưu tập, chọn lựa và các tiêu chí
đánh giá nguồn tin điện tử, thủ tục cấp giấy phép cho nguồn tin điện tử.


Tài liệu “Hướng dẫn xây dựng chính sách phát triển bộ sưu tập sử dụng

mô hình đại cương” (Guidelines for a collection development policy using the
conspectus model) đã lí giải sự cần thiết của việc viết chính sách phát triển bộ
sưu tập, hướng dẫn cách xây dựng chính sách phát triển NLTT sử dụng mô
hình đại cương.
Qua lịch sử nghiên cứu trên, có thể thấy rằng, trong và ngoài nước đều
có nhiều nghiên cứu về vấn đề phát triển NLTTcủa các cơ quan TT – TV.
Được tiếp xúc với một số luận văn trên, tác giả nhận thấy rằng các tác giả của
các đề tài đó nói chung đều đã trình bày những nét cơ bản về lý luận, thực
trạng, giải pháp của công tác phát triển NLTT tại một hoặc một số địa điểm

cụ thể. Tuy nhiên, một số tác giả vẫn chưa khái quát được quy trình bổ sung
tài liệu trong cơ quan TT - TV bằng sơ đồ. Nghiên cứu này sẽ phân tích kỹ
hơn và có sự khái quát hóa bằng sơ đồ bổ sung tài liệu. Hơn nữa, chưa có một
nghiên cứu nào nói về phát triển NLTT tại Trung tâm TT – TV, HV TTN VN.
Vì vậy, tôi khẳng định đề tài luận văn này hoàn toàn mới, không trùng lặp với
bất cứ đề tài nào.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

12


3.1 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần làm cho công tác phát triển
NLTT tại Trung tâm TT-TV, HV TTN VN hoàn thiện hơn.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận trong công tác phát triển NLTT.
- Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của HV TTN VN và Trung tâm TT –
TV.
- Thực trạng công tác phát triển NLTT tại Trung tâm.
- Đánh giá công tác phát triển NLTT của Trung tâm.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác phát triển NLTT trong
thời gian tới.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Công tác phát triển NLTT của Trung tâm còn nhiều hạn chế, chưa đáp
ứng được yêu cầu đặt ra. Nếu được nghiên cứu chú trọng việc xây dựng chính
sách phát triển NLTT trước khi tiến hành bổ sung; đầu tư cơ sở vật chất, trang
thiết bị; phát triển năng lực của con người,...sẽ góp phần nâng cao chất lượng
công tác phát triển NLTT tin đáp ứng tốt nhu cầu cho NDT trong đào tạo và
nghiên cứu khoa học của HV TTN VN.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu
Công tác phát triển NLTT
5.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về không gian: Trung tâm TT – TV, HV TTN VN
+ Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu công tác phát triển NLTT của Trung
tâm trong giai đoạn HV TTN VN chính thức đào tạo đại học từ năm 20112015.

13


6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp luận
Vận dụng lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác-Lenin về công tác thanh thiếu
niên.
6.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra bảng hỏi
7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
7.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài khẳng định ý nghĩa quan trọng và giá trị thiết thực của công tác
phát triển NLTT giúp ta nắm rõ được những vấn đề chính trong công tác này
trong hoạt động TT – TV nói chung và trong Trung tâm TT – TV, HV TTN
VN nói riêng. Kết quả của luận văn góp phần hoàn thiện và làm sáng tỏ thêm
lý luận về công tác phát triển NLTT.
7.2 Ứng dụng của đề tài
Luận văn phản ánh thực trạng công tác phát triển NLTT tại Trung tâm
TT – TV, HV TTN VN. Thông qua đó, tác giả có một số ý kiến nhận xét,
đánh giá về công tác phát triển NLTT nhằm đề xuất một số giải pháp nâng

cao chất lượng NLTT tại Trung tâm.
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu
* Định lượng: khoảng 100 trang
* Định tính:
- Làm sáng rõ cơ sở lí luận trong công tác phát triển NLTT.

14


- Đánh giá được thực trạng công tác phát triển NLTT tại Trung tâm một
cách khách quan.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác phát triển NLTT trong
thời gian tới.
9. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ
lục, nội dung chính của luận văn chia làm 03 chương:
Chương 1: Vai trò của nguồn lực thông tin đối với Trung tâm Thông tin
– Thư viện Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Chương 2: Thực trạng công tác phát triển nguồn lực thông tin của Trung
tâm Thông tin – Thư viện Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn lực thông tin tại
Trung tâm Thông tin – Thư viện Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam.

15


NỘI DUNG
Chương 1
VAI TRÕ CỦA NGUỒN LỰC THÔNG TIN
ĐỐI VỚI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN

HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM
1.1 Khái niệm phát triển nguồn lực thông tin
Cơ quan TT - TV là một thiết chế văn hóa của xã hội , là cơ quan thông
tin đồng thời là cơ quan giáo du ̣c ngoài nhà trường có vai trò to lớn trong việc
đảm bảo tổ chức sử du ̣ng vố n tài liệu một cách hợp lý . Chức năng cơ bản của
cơ quan TT - TV là thu thập , lựa cho ̣n, lưu giữ thông tin, truyề n bá tri thức
của nhân loa ̣i, đáp ứng nhu cầ u của NDT , góp phần tích cực vào việc tuyên
truyề n, giáo dục, nâng cao dân trí , đẩ y ma ̣nh ứng du ̣ng tiế n bô ̣ khoa ho ̣c , kỹ
thuâ ̣t vào phát triể n sản xuấ t và phu ̣c vu ̣ đời số ng xã hô ̣i . Sự xuấ t hiê ̣n cáccơ
quan TT - TV được quy định bởi điề u kiê ̣n xã hô ̣i với những tiề n đề nhấ t
đinh.
̣ Điề u kiê ̣n tiên quyế t để hiǹ h thành cơ quan TT - TV là phải có NLTT.
1.1.1 Khái niệm “Nguồn lực thông tin”
Thuật ngữ “nguồn lực thông tin” được dịch từ tiếng anh “information
resouces”. Ở nước ta, khái niệm NLTT được tác giả Nguyễn Hữu Hùng sử
dụng trong các công trình công bố từ những năm 70 vào khoảng thập niên 80
của thế kỷ XX.
Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Hùng thì NLTT của cơ quan TT – TVlà
“NLTT được biểu hiện dưới dạng tài nguyên thông tin, cụ thể được biểu thị
qua các tham số: trữ lượng và hàm lượng của kho tài liệu, các cơ sở dữ liệu,
khả năng truy nhập thông qua các thiết bị tra cứu, các hệ thống tìm kiếm” [8].
TS. Lê Văn Viết cho rằng NLTTđược hiểu là “tổ hợp các thông tin nhận
được và tích lũy đượctrong quá trình phát triển khoa học và thực tiễn của con

16


người (những tài liệu ghi lại kết quả của nghiên cứu khoa học). Những thông
tin này được thể hiện dưới dạng tài liệu với nhiều hình thái khác nhau: văn
bản, số, hình ảnh, âm thanh”.[23]

Theo TS. Nguyễn Viết Nghĩa, NLTT được xem như là nguồn tin (bao
gồm vốn tài liệu và bộ máy tra cứu). “NLTT là tập hợp có tổ chức các loại
hình tài liệu dưới mọi định dạng khác nhau của một cơ quan, tổ chức nhằm
đáp ứng nhu cầu hợp lý của người dùng tin”.[15]
Theo hướng dẫn của UNESCO về việc xây dựng, phê duyệt và thực
hành chính sách thông tin quốc gia:“NLTT là các dữ liệu thể hiện dưới dạng
số, văn bản, hình ảnh hoặc âm thanh được ghi lại trên phương tiện theo quy
ước và không theo quy ước các sưu tập, những kiến thức của con người,
những kiến thức của tổ chức và ngành công nghiệp thông tin”. [21]
Một số người khác cho rằng, xem NLTT là tổng hợp các yếu tố tạo nên
năng lực thông tin của đơn vị (con người, thiết bị, nguồn tin, bộ máy tra
cứu..).
Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu theo
quan điểm NLTT là tập hợp các dữ liệu thể hiện dưới dạng số, văn bản, hình
ảnh hoặc âm thanh… được tổ chức một cách có hệ thống nhằm đáp ứng tối đa
nhu cầu của NDT.
1.1.2 Khái niệm “Phát triển nguồn lực thông tin”
Theo từ điển Tiếng Việt:“Phát triển là biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ
ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp, làm cho
tốt hơn”

17


Về mặt triết học: “Phát triển là một phạm trù triết học chỉ quá trình vận
động tiến lên từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp lên cao, từ kém hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn của sự vật, hiện tượng”.
Trong xu thế phát triển của ngành TT - TV, khái niệm phát triển NLTT
cũng đã phát triển theo, từ khái niệm bổ sung tài liệu, phát triển bộ sưu tập và
sau đó là phát triển NLTT.

Khái niệm bổ sung tài liệu (Acquisition) là “quá trình lựa chọn, đặt hàng,
và cập nhật tài liệu cho cơ quan TT - TV hay các bộ sưu tập bằng cách mua,
trao đổi, hoặc tặng biếu bằng ngân sách, đàm phán với các cơ quan bên ngoài,
chẳng hạn như các nhà xuất bản, các đại lý và các nhà cung cấp, để có được
nguồn lực đáp ứng các nhu cầu của khách hàng” [29].Khái niệm này nhấn
mạnh việc làm sao thu thập được tài liệu, chưa chú ý tới việc cân bằng diện
bổ sung, nhu cầu tin, ngân sách…Tuy nhiên, khái niệm phát triển bộ sưu tập
đã có cách tiếp cận mới, đầy đủ hơn.
Khái niệm phát triển bộ sưu tập(collection development) là “quá trình
lập kế hoạch và xây dựng một bộ sưu tập tài liệu cơ quan TT - TV hữu ích và
cân bằng trong một khoảng thời gian nhất định dựa trên đánh giá về nhu cầu
của NDT của cơ quan TT - TV, phân tích thống kê tần suất sử dụng, tình
trạng ngân sách và các yếu tố khác của cơ quan TT - TV. Phát triển bộ sưu tập
bao gồm việc xây dựng các tiêu chí lựa chọn, bổ sung tài liệu, lập kế hoạch
cho việc chia sẻ nguồn tài nguyên và thay thế các tài liệu bị mất, hư hỏng
cũng như quyết định chọn lựa hay không chọn lựa.Các cơ quan TT - TV lớn
có thể sử dụng một kế hoạch phù hợp hoặc kế hoạch ngân sách phù hợp cho
sự phát triển bộ sưu tập. Đối với các cơ quan TT - TV vừa và nhỏ, việc phát
triển bộ sưu tập thường được chia sẻ bởi cán bộ TT - TV dựa trên chuyên môn
đặc thù, thường theo hướng dẫn của chính sách phát triển bộ sưu tập”[29].

18


Khái niệm phát triển NLTT(hay còn gọi là phát triển nguồn tài nguyên
thông tin) (information resourcesdevelopment) trong các cơ quan TT - TV
là“một quá trình nhằm có được các nguồn tài nguyên thông tin khác nhau, đáp
ứng được nhu cầu tin đa dạng của NDT một cách kịp thời và ít tốn kém nhất.
Quá trình này là một chuỗi các công tác bao gồm thiết lập chính sách và lên
kế hoạch, lựa chọn và thu thập các nguồn tài liệu, đánh giá và thanh lọc các

nguồn tài liệu, phối hợp và hợp tác giữa các cơ quan TT – TV và cơ quan
thông tin trong việc thu thập, chia sẻ và sử dụng các nguồn tài nguyên thông
tin” [18]. Ở đây, cụm từ “phát triển NLTT” nhấn mạnh tới việc thu thập, tổ
chức hợp lý, tạo ra nguồn tin có giá trị sử dụng cao.
1.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác phát triển nguồn lực thông tin
Môi trường hoạt động TT – TV ngày nay chịu tác động của nhiều yếu tố
bao gồm mối quan hệ giữa cơ quan TT - TV và các cơ quan liên quan, sự phát
triển và thay đổi của NDT, sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn
thông, sự phát triển của công nghệ xuất bản, khả năng hợp tác, các quy định
của luật lệ, biến động của giá cả và ngân sách. Các yếu tố này ở các mức độ
khác nhau đều có tác động đến quá trình phát triển NLTT. Việc xác định và
hiểu rõ các yếu tố tác động này giúp cơ quan TT – TV xây dựng phương
hướng, đưa ra chính sách phát triển cũng như triển khai các hoạt động phù
hợp với hoàn cảnh cụ thể của mình.
1.2.1 Yế u tố chính tri-kinh
tế -xã hội
̣
Về chính trị, nước Việt Nam là nước với cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà
nước quản lí, phát huy sáng tạo của nhân dân và với nguyên tắc dân chủ, tập
trung, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thực hiện dân chủ trong Đảng và xã
hội. Các cơ quan TT - TV cần phải bổ sung những nguồn tài liệu có nội dung
phù hợp theo đúng đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

19


Nhất là trong giai đoạn hiện nay, thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, khối
lượng nguồn tin điện tử trên internet rất lớn cả trong nước và ngoài nước
nhưng cũng có một số lượng lớn nguồn tài liệu chưa được kiểm duyệt nội
dung trước khi đưa lên website. Đây là vấn đề đặt ra cho người cán bộ bổ

sung làm sao chọn lọc được các tài liệu có nội dung tin cậy, phù hợp với
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, với chức năng, nhiệm vụ của cơ
quan, tổ chức.
Hơn thế nữa, nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước, nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thoát khỏi
cơ chế không hợp lý, bao cấp, mở rộng thị trường, phân công lao động rõ
ràng, sẽ giúp cán bộ TT - TV trở nên năng đô ̣ng và tić h cực tim
̀ kiế m bổ sung,
chọn lọc các nguồn thông tin cần thiết để NLTT trở nên phong phú và đa
dạng cả về nội dung lẫn loại hình.Tuy vậy, việc hạn chế về mặt ngoại ngữ
trong cộng đồng cán bộ TT – TV và NDT cũng gây cản trở trong quá trình bổ
sung các nguồn thông tin nước ngoài cho NLTT.
1.2.2 Các quy luật phát triển của tài liê ̣u
 Quy luật gia tăng số lượng tài liê ̣u theo hàm số mũ
Bằng con số thống kê (Bảng 1.1), các nhà thư viện học đã thấy rằng: Sự
gia tăng số lượng tài liệu mang tính quy luật.
Năm

Số tên tạp chí mới xuất bản

2003

53484

1.125.507

2004

65534


1.158.177

2005

32670

1.227.057

2006

68880

1.284.413

20

Tổng số(bản)


×