Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

9 tác dụng kỳ diệu của một cốc nước khi uống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.82 KB, 6 trang )

9 tác dụng kỳ diệu của một cốc nước khi
uống "đúng nơi đúng lúc"
Trần Quỳnh | 07/11/2016 09:35
25





Từ cổ chí kim, cốc nước vẫn thường được nhắc tới như "thần dược" vạn
năng có thể trị liệu và phòng ngừa nhiều bệnh tật.
3 cốc nước tốt cho mẹ, tránh nguy hiểm cho con: Là phụ nữ ai cũng cần dùng khi
sinh nở
Tác dụng tuyệt vời của việc uống một cốc nước sau khi ngủ dậy
Có nên uống tới 8 cốc nước mỗi ngày không: Câu trả lời rất bất ngờ!

1. Hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch
Nếu bạn là một người sở hữu trái tim không khỏe mạnh, thì thói quen uống nước
trước khi đi ngủ chính là chiếc "chìa khóa vàng" giúp bạn cải thiện tình trạng tim
mạch của mình.
Khoa học đã chứng minh: việc uống nước trước khi đi ngủ sẽ giúp những người yếu
tim phòng ngừa các bệnh nguy hiểm, tiêu biểu là tắc nghẽn cơ tim và đau tim.
Các chuyên gia tim mạch cũng cho biết cơ tim bị tắc nghẽn là do máu có độ nhớt
quá cao. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ việc lượng nước trong cơ thể
bị thất thoát trong quá trình tiết mồ hôi khi ngủ, khiến cho hàm lượng nước trong
máu giảm sút.


Tình trạng này hoàn toàn có thể được cải thiện bằng thao tác đơn giản – uống
một cốc nướctrước khi đi ngủ.
2. Trị tàn hương, thâm nám


Nhiều người cho rằng, sáng sớm chỉ cần uống một cốc nước, bất kể là loại nước gì
cũng đều có lợi cho cơ thể. Kỳ thực quan niệm này mới chỉ đúng một nửa.
Thay bằng việc uống các loại nước muối, nước mật ong, nước chanh… thì một ly
nước lọc mới là lựa chọn hoàn hảo để bắt đầu ngày mới.

Uống một cốc nước lọc vào buổi sáng sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả dưỡng sinh - dưỡng nhan
thần kỳ. (Ảnh minh họa).

Trải qua một đêm, cơ thể của chúng ta có cơ số những chất cặn bã và độc tố cần
được đào thải ra ngoài cơ thể. Vào lúc này, không có một chất dinh dưỡng hay loại
nước uống nào có thể thay thế tác dụng của một ly nước lọc.
Đối với những loại nước uống có đường hoặc có chứa quá nhiều chất dinh dưỡng,
cơ thể lại mất thời gian để chuyển hóa và hấp thu chúng. Trong khi đó, uống một ly
nước lọc vào buổi sáng sẽ giúp chúng ta tăng cường bài tiết, hỗ trợ quá trình đào
thải độc tố và các chất cặn bã.
Không chỉ đạt được hiệu quả thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố, uống một ly nước lọc
vào mỗi sáng còn có tác dụng dưỡng nhan, trị thâm và nám đặc biệt hiệu quả.
3. "Tống khứ" cảm cúm
Đối với các bệnh nhân đang trong thời gian bị cảm cúm, hầu hết các bác sĩ đều dặn
dò họ phải uống nhiều nước. Điều này xuất phát từ tác dụng giải cảm tuyệt vời của
nước.


Nguyên nhân nằm ở chỗ khi bị cảm cúm, cơ thể của chúng ta sẽ xuất hiện các phản
ứng bảo vệ như phát sốt, đổ mồ hôi, thở dồn dập… Vào lúc này, do lượng nước bị
hao hụt quá nhiều, người bệnh sẽ liên tục cảm thấy khát.
Khi đó, chúng ta cần kịp thời bổ sung lượng nước để tăng cường bài tiết mồ hôi,
tiểu tiện, giúp cơ thể nhanh chóng hạ nhiệt đồng thời "tống khứ" virus gây bệnh ra
bên ngoài qua đường bài tiết.
4. Cải thiện tình trạng đau dạ dày bằng nước cháo

Những người có tiền sử mắc bệnh dạ dày hoặc thường xuyên thấy bao tử không
thoải mái, có thể áp dụng phương pháp "bảo dưỡng" cơ quan này bằng nước cháo.

Đối với người bị các vấn đề về dạ dày, nước cháo cũng được xem là một lựa chọn lý tưởng để cải
thiện tình trạng của cơ quan này. (Ảnh minh họa).

Cháo là một món ăn thanh đạm, dễ tiêu và đặc biệt chứa nhiều nước, có tác dụng
bôi trơn ruột, làm sạch các chất độc có hại trong dạ dày và đẩy các chất này ra ngoài
cơ thể.
5. Chấm dứt "ác mộng" táo bón
Một trong hai nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới chứng táo bón chính là tình trạng
thiếu nước trong cơ thể. Để khắc phục yếu tố này, cách làm đơn giản và hiệu quả
hơn cả là uống nhiều nước.
Bên cạnh đó, táo bón còn là hậu quả của việc cơ quan đường ruột gặp khó khăn
trong việc đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Đối với những người mắc táo bón
do nguyên nhân này, việc uống nước cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị.
Theo đó, người bệnh nên uống nước bằng từng ngụm lớn và uống một cách nhanh
chóng để nước trôi vào kết tràng, kích thích nhu động ruột và thúc đẩy việc đại tiện.
Cần lưu ý rằng, người bị táo bón không nên uống nước theo từng ngụm nhỏ. Hành
động này sẽ khiến nước bị phân tán, di chuyển chậm, dễ bị dạ dày hấp thu, gây ra
tình trạng tiểu tiện nhiều chứ không có tác dụng kích thích đại tiện.


6. Trị nôn mửa bằng nước muối
Buồn nôn là một trong những dấu hiệu "tự bảo vệ" của cơ thể khi chúng ta ăn phải
thực phẩm có hại. Trong trường hợp này, ta cần cố gắng nôn ra loại thực ăn này để
tránh tình trạng ngộ độc nặng hơn.
Tuy nhiên, đối với trường hợp có cảm giác buồn nôn nhưng không thể nôn ra, ta có
thể uống một cốc nước muối loãng để kích thích cơ thể "tống khứ" các chất độc ra
ngoài.


Nước muối chính là một giải pháp hữu hiệu trong những trường hợp nôn mửa, khó nôn hoặc nôn
liên tục. (Ảnh minh họa).

Chưa dừng lại ở đó, nước muối còn có thể dùng để súc miệng, giúp kháng khuẩn,
tiêu viêm sau khi đã nôn xong.
Đặc biệt, trong trường hợp người bệnh nôn mửa liên tục, nước muối loãng còn là
nguồn bổ sung lượng nước hiệu quả, giúp cơ thể tránh được tình trạng mệt mỏi và
suy yếu.
7. "Thần dược" giảm cân lành mạnh
Nhiều người cho rằng, uống nhiều nước để giảm cân là điều hết sức phi lý! Trên
thực tế, phương pháp giảm béo bằng nước lại hoàn toàn có cơ sở khoa học và mang
lại hiệu quả bất ngờ.
Đối với những người thừa cân, việc không uống đủ nước sẽ lượng chất béo trong cơ
thể không thể chuyển hóa, khiến có cân nặng ngày càng tăng lên.


Không phải nhịn ăn, uống nước mới là cách thức giảm cân hiệu quả và lạnh mạnh. (Ảnh minh
họa).

Hơn nữa, rất nhiều loại phản ứng hóa học trong cơ thể đều cần tới nước như một
loại dung môi thiết yếu. Các chức năng tiêu hóa, bài tiết, nội tiết… đều không thể
thiếu vắng vai trò của nước.
Bởi vậy, việc uống nước sau bữa ăn nửa tiếng có thể tăng cường chức năng tiêu
hóa, tạo điều kiện cho các chất béo trong cơ thể chuyển hóa, giúp bạn đạt được vóc
dáng mơ ước.
8. "Đá bay" tình trạng mất ngủ
Trong quá trình tiến vào giấc ngủ, cơ thể của chúng ta sẽ từ từ hạ nhiệt. Hơn nữa,
trong những yêu cầu về môi trường cần thiết và thuận lợi cho giấc ngủ, nhiệt độ ấm
áp là một trong những thứ thiết yếu.

Sở hữu công dụng tương tự như việc tắm hay ngâm chân bằng nước nóng, việc
massage bằng nước sẽ cung cấp cho cơ thể "môi trường" ấm áp, đồng thời bù đắp
cho nhiệt độ đang hạ dần của cơ thể, giúp ta nhanh chóng đi vào giấc ngủ.
9. Điều chỉnh tâm tình
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh: hormone là một trong những yếu tố tác
động trực tiếp tới tâm tình của con người. Phân chia theo yếu tố tinh thần, cơ thể
của chúng ta có hai loại hóc-môn: Tạo niềm vui và sinh ra nỗi buồn.
Hormone tạo niềm vui còn được gọi là "hormone vui vẻ", do não bộ trực tiếp sản
sinh. Trong khi đó, "hormone đau khổ" hay còn được biết tới với tên gọi adrenaline
lại là sản phẩm của tuyến thượng thận.


Uống nước còn là một cách giúp bạn cải thiện tâm tình và loại bỏ những tâm lý tiêu cực. (Ảnh
minh họa).

Do đó, khi buồn khổ, căng thẳng, lượng adrenaline sẽ được tuyến thượng thận tăng
cường tiết ra, khiến cho chúng ta cảm thấy tâm tình càng thêm nặng nề, tiêu cực.
Tuy nhiên, tương tự như những loại độc tố khác, các hormone tạo ảnh hưởng xấu
cho tâm tình hoàn toàn có thể được đào thải ra khỏi cơ thể.
Bởi vậy, khi cảm thấy tâm trạng không tốt, ta nên uống nhiều nước để tạo điều kiện
"tống khứ" loại "hormone đau khổ" này ra ngoài bằng việc bài tiết thông qua mồ hôi
và nước mắt.



×