Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Hướng dẫn quản lý thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.99 KB, 85 trang )

Chuyển sang Ebook bởi
XanhXanh, tháng 8-2007.


HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ,
THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ
VÀ VỐN SỰ NGHIỆP CÓ TÍNH
CHẤT ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
THUỘC NGUỒN VỐN NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC
-------Phần I
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Thông tư số 44/2003/TT-BTc
ngày 15-5-2003 của Bộ Tài Chính áp
dụng cho các dự án đầu tư bằng
nguồn vốn đầu tư phát triển và vốn sự
nghiệp có tính chất đầu tư thuộc
nguồn vốn NSNN do các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,


các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị
- xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã
hội - nghề nghiệp, các Tổng Công ty
nhà nước (sau đây gọi chung là Bộ),
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương (sau đây gọi chung là tỉnh) và
các quận, huyện, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là
huyện) quản lý.
Thông tư này không áp dụng cho


các dự án thuộc ngân sách xã; các dự
án đầu tư của cơ quan đại diện Việt
Nam tại nước ngoài; dự án có yêu cầu
cơ mật thuộc an ninh, quốc phòng; dự
án mua sở hữu bản quyền.
2. Vốn ngân sách nhà nước (bao
gồm vốn trong nước của các cấp ngân


sách nhà nước, vốn vay nợ nước ngoài
của Chính phủ và vốn viện trợ của
nước ngoài cho Chính phủ, các cấp
chính quyền và các cơ quan nhà
nước) chỉ thanh toán cho các dự án
đầu tư thuộc đối tượng được sử dụng
vốn ngân sách nhà nước (NSNN) theo
quy định của Luật NSNN và Quy chế
Quản lý đầu tư và xây dựng.
3. Các dự án đầu tư bằng nguồn
vốn đầu tư phát triển hoặc bằng nguồn
vốn chi sự nghiệp trong dự toán
NSNN, các dự án đầu tư sử dụng
nhiều nguồn vốn khác nhau trong đó
có tách riêng nguồn vốn NSNN đầu tư
cho các hạng mục, công việc hoặc các
dự án đầu tư sử dụng nhiều nguồn vốn


nhưng không thể tách riêng được vốn
ngân sách mà nguồn vốn đầu tư từ

NSNN có tỷ trọng lớn nhất trong tổng
mức vốn đầu tư của dự án phải có đủ
thủ tục đầu tư và xây dựng, được bố
trí vào kế hoạch đầu tư và kế hoạch
chi sự nghiệp hàng năm của Nhà nước
(sau đây gọi chung là kế hoạch năm)
và có đủ điều kiện được thanh toán
vốn theo Quy chế Quản lý đầu tư và
xây dựng và quy định tại Thông tư
này.
4. Các dự án được đầu tư bằng
vốn chi sự nghiệp trong dự toán
NSNN (sau đây gọi tắt là vốn sự
nghiệp có tính chất đầu tư) chỉ được
áp dụng trong các trường hợp sửa


chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp các
cơ sở vật chất hiện có, nhằm phục hồi
hoặc tăng giá trị tài sản cố định (bao
gồm cả việc xây dựng mới các hạng
mục công trình trong các cơ sở đã có
của các cơ quan, đơn vị hành chính sự
nghiệp). Không bố trí vốn sự nghiệp
cho các dự án đầu tư mới.
5. Cơ quan Tài chính các cấp
thực hiện công tác quản lý tài chính
vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính
chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN.
Kho bạc nhà nước có trách nhiệm

kiểm soát, thanh toán vốn kịp thời,
đầy đủ, đúng chế độ cho các dự án
khi đã có đủ điều kiện thanh toán vốn.
Các tổ chức ngân hàng thương


mại có vai trò là ngân hàng phục vụ
đối với các dự án sử dụng nguồn vốn
hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là
ODA) phải tuân thủ các quy định của
Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý tài
chính dự án ODA tuỳ thuộc chức
năng và nhiệm vụ được giao.
Phần II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
A. LẬP VÀ THÔNG BÁO KẾ
HOẠCH THANH TOÁN
VỐN ĐẦU TƯ, VỐN SỰ
NGHIỆP CÓ TÍNH CHẤT ĐẦU TƯ
I. Các dự án chỉ được ghi kế
hoạch vốn đầu tư XDCB hàng năm
của Nhà nước khi có đủ các yêu
cầu sau:


1. Đối với các dự án quy hoạch:
phải có đề cương hoặc nhiệm vụ dự
án quy hoạch và dự toán chi phí công
tác quy hoạch được duyệt theo thẩm
quyền.

2. Đối với các dự án chuẩn bị đầu
tư: phải nằm trong quy hoạch phát
triển ngành và lãnh thổ được duyệt,
phải có văn bản cho phép tiến hành
chuẩn bị đầu tư và dự toán chi phí
công tác chuẩn bị đầu tư được duyệt
theo thẩm quyền.
3. Đối với các dự án chuẩn bị
thực hiện dự án: phải có quyết định
đầu tư từ thời điểm tháng 10 của năm
trước năm kế hoạch và dự toán chi phí
công tác chuẩn bị thực hiện dự án.


4. Đối với các dự án thực hiện
đầu tư: phải có quyết định đầu tư từ
thời điểm tháng 10 của năm trước
năm kế hoạch, có thiết kế kỹ thuật
(TKKT) và tổng dự toán (TDT) được
duyệt của cấp có thẩm quyền. Trường
hợp đặc biệt đối với những dự án
nhóm A, B nếu chưa có TKKT và
TDT được duyệt, thì trong quyết định
đầu tư phải quy định mức vốn của
từng hạng mục công trình, có thiết kế
và dự toán hạng mục công trình thi
công trong năm được cấp có thẩm
quyền phê duyệt. Các dự án nhóm C
phải bố trí đủ vốn để thực hiện dự án
không quá 2 năm.



5. Đối với các dự án được đầu tư
bằng nguồn vốn sự nghiệp: dự án có
mức vốn từ 1 tỷ đồng trở lên phải có
các thủ tục đầu tư như điểm 2, 3, 4
trên đây; dự án có mức vốn dưới 1 tỷ
đồng phải có thiết kế - dự toán được
duyệt.
II. Lập kế hoạch vốn đầu tư,
kiểm tra và thông báo kế hoạch
thanh toán vốn đầu tư XDCB năm:
1. Đối với các dự án sử dụng vốn
đầu tư: Trong thời gian lập dự toán
NSNN hàng năm, căn cứ vào tiến độ
và mục tiêu thực hiện dự án, chủ đầu
tư lập kế hoạch vốn đầu tư của dự án
gửi cơ quan quản lý cấp trên để tổng


hợp vào dự toán NSNN theo quy định
của Luật NSNN.
Đối với dự án sử dụng vốn
sự nghiệp có tính chất đầu tư: Căn cứ
vào nhu cầu sửa chữa, cải tạo, mở
rộng, nâng cấp các cơ sở vật chất hiện
có của cơ quan, đơn vị, chủ đầu tư lập
kế hoạch chi đầu tư bằng nguồn vốn
sự nghiệp, gửi cơ quan cấp trên để
tổng hợp vào dự toán NSNN theo quy

định của Luật NSNN.
2. Các Bộ tổng hợp, lập kế hoạch
vốn đầu tư gửi Bộ Tài chính và Bộ Kế
hoạch và Đầu tư.
UBND các tỉnh lập dự toán ngân
sách địa phương về phần kế hoạch
vốn đầu tư trình Thường trực Hội


đồng nhân dân tỉnh xem xét có ý kiến
trước khi gửi Bộ Tài chính và Bộ Kế
hoạch và Đầu tư.
3. Sau khi dự toán NSNN được
Quốc hội quyết định và Thủ tướng
Chính phủ giao:
3.1- Các Bộ (đối với vốn đầu tư
thuộc Trung ương quản lý) phân bổ và
quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư
cho từng dự án đã đủ thủ tục đầu tư
thuộc phạm vi quản lý, đảm bảo khớp
đúng với chỉ tiêu được giao về tổng
mức đầu tư; cơ cấu vốn trong nước,
vốn ngoài nước; cơ cấu ngành kinh tế;
mức vốn các dự án quan trọng của
Nhà nước và đúng với Nghị quyết
Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ về


điều hành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán NSNN hàng năm.
3.2- UBND các cấp (đối với vốn

đầu tư thuộc địa phương quản lý) lập
phương án phân bổ vốn đầu tư thuộc
địa phương quản lý trình Hội đồng
nhân dân cùng cấp quyết định. Theo
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân,
UBND phân bổ và quyết định giao kế
hoạch vốn đầu tư cho từng dự án đã
đủ thủ tục đầu tư thuộc phạm vi quản
lý, đảm bảo khớp đúng với chỉ tiêu
được giao về tổng mức đầu tư; cơ cấu
vốn trong nước, vốn ngoài nước; cơ
cấu ngành kinh tế; mức vốn các dự án
quan trọng của Nhà nước và đúng với
Nghị quyết Quốc hội, chỉ đạo của


Chính phủ về điều hành kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội và dự toán
NSNN hàng năm.
Sở Tài chính - Vật giá có trách
nhiệm phối hợp với Sở Kế hoạch và
Đầu tư về việc dự kiến phân bổ vốn
đầu tư cho từng dự án do tỉnh quản lý
trước khi báo cáo UBND tỉnh quyết
định.
Phòng Tài chính huyện chủ trì
phối hợp với các cơ quan chức năng
của huyện tham mưu cho UBND
huyện phân bổ vốn đầu tư cho từng dự
án do huyện quản lý.

Riêng đối với các dự án được đầu
tư bằng các nguồn vốn được để lại
theo Nghị quyết của Quốc hội và


Quyết định của Chính phủ còn phải
tuân thủ các quy định về đối tượng
đầu tư và mục tiêu sử dụng từng
nguồn vốn đầu tư.
Sau khi phân bổ vốn đầu tư từng
dự án, UBND tỉnh gửi kế hoạch vốn
đầu tư cho Bộ Tài chính; UBND
huyện gửi kế hoạch vốn đầu tư cho Sở
Tài chính - Vật giá.
3.3- Các dự án được phân bổ vốn
trong kế hoạch năm phải theo đúng
quy định sau đây:
- Đảm bảo các điều kiện của dự
án được bố trí kế hoạch vốn đầu tư
theo quy định tại mục I khoản A phần
II Thông tư này.
- Đảm bảo phân bổ vốn theo quy


định tại điểm 3.1 và 3.2 trên đây.
(Mẫu biểu triển khai kế hoạch
vốn đầu tư theo phụ lục số 01).
4. Kiểm tra và thông báo kế
hoạch thanh toán vốn đầu tư XDCB
hàng năm:

4.1- Đối với dự án Trung ương
quản lý: Sau khi đã phân bổ vốn đầu
tư cho từng dự án, các Bộ gửi kế
hoạch vốn đầu tư cho Bộ Tài chính để
kiểm tra theo quy định tại điểm 3.3
trên đây.
Sau khi kiểm tra, nếu kế hoạch
phân bổ chưa đảm bảo các yêu cầu
trên đây thì Bộ Tài chính có văn bản
đề nghị các Bộ điều chỉnh lại. Trường
hợp các Bộ không điều chỉnh lại hoặc


đã điều chỉnh nhưng vẫn không đúng
quy định, Bộ Tài chính có văn bản
báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem
xét quyết định.
4.2- Đối với các dự án thuộc
UBND tỉnh, UBND huyện quản lý:
Trường hợp kế hoạch phân bổ chưa
đúng với quy định tại điểm 3.3 trên
đây, Sở Tài chính - Vật giá hoặc
Phòng Tài chính huyện có văn bản
báo cáo UBND tỉnh hoặc UBND
huyện xem xét điều chỉnh.
4.3- Sau khi kế hoạch vốn đầu tư
đã phân bổ hoặc sau khi điều chỉnh đã
phù hợp với quy định, các Bộ và
UBND các tỉnh, UBND huyện giao
chỉ tiêu kế hoạch cho các chủ đầu tư



để thực hiện, đồng gửi Kho bạc nhà
nước nơi dự án mở tài khoản để theo
dõi, làm căn cứ kiểm soát, thanh toán
vốn.
4.4- Thông báo kế hoạch thanh
toán vốn đầu tư cho từng dự án:
Kế hoạch thanh toán vốn đầu
tư là kế hoạch phân bổ vốn cho từng
dự án thuộc nguồn vốn đầu tư của
NSNN đã đủ điều kiện như quy định
tại điểm 3.3 trên đây. Việc thông báo
kế hoạch thanh toán vốn đầu tư thực
hiện như sau:
- Đối với các dự án do các Bộ
quản lý, Bộ Tài chính thông báo kế
hoạch thanh toán vốn đầu tư cho Kho
bạc nhà nước để làm căn cứ thanh


toán vốn cho các dự án, đồng gửi cho
các Bộ để theo dõi, phối hợp quản lý.
- Đối với các dự án do tỉnh,
huyện quản lý, Sở Tài chính - Vật giá
hoặc Phòng Tài chính huyện thông
báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tư
cho Kho bạc nhà nước để làm căn cứ
thanh toán vốn cho các dự án, đồng
gửi cho các ngành quản lý có dự án để

theo dõi, phối hợp quản lý. Trường
hợp Sở Tài chính - Vật giá hoặc
Phòng Tài chính huyện chưa có thông
báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tư
sang Kho bạc nhà nước thì Kho bạc
nhà nước căn cứ vào Quyết định giao
kế hoạch của UBND tỉnh hoặc UBND
huyện để tạm cấp vốn thanh toán cho


dự án.
5. Chủ đầu tư phải gửi cơ quan
Tài chính các cấp các tài liệu cơ sở
của dự án để kiểm tra, thông báo kế
hoạch thanh toán vốn đầu tư cho các
dự án, bao gồm:
- Văn bản phê duyệt đề cương
hoặc nhiệm vụ dự án quy hoạch; Văn
bản cho phép tiến hành chuẩn bị đầu
tư;
- Dự toán chi phí cho công tác
quy hoạch, chuẩn bị đầu tư hoặc
chuẩn bị thực hiện dự án;
- Quyết định đầu tư dự án của
cấp có thẩm quyền; Quyết định phê
duyệt TKKT và TDT.


III. Điều chỉnh kế hoạch thanh
toán vốn đầu tư hàng năm:

1. Nguyên tắc:
- Các Bộ, địa phương rà soát tiến
độ thực hiện và mục tiêu đầu tư của
các dự án trong năm để điều chỉnh kế
hoạch vốn đầu tư theo thẩm quyền
hoặc trình Thủ tướng Chính phủ điều
chỉnh kế hoạch vốn đầu tư, chuyển
vốn từ các dự án không có khả năng
thực hiện sang các dự án thực hiện
vượt tiến độ, còn nợ khối lượng, các
dự án có khả năng hoàn thành vượt kế
hoạch trong năm.
- Trước khi gửi kế hoạch điều
chỉnh vốn đầu tư từng dự án cho cơ


quan Tài chính, các Bộ, địa phương
làm việc với Kho bạc nhà nước để xác
định số vốn thuộc kế hoạch năm đã
thanh toán cho dự án, số vốn còn thừa
do không thực hiện được.
2. Cơ quan Tài chính các
cấp rà soát để thông báo kế hoạch
thanh toán vốn đầu tư điều chỉnh cho
từng dự án như quy định tại điểm 4
mục II khoản A phần II Thông tư này.
3. Thời hạn điều chỉnh kế
hoạch thanh toán vốn đầu tư hàng
năm kết thúc chậm nhất là ngày 31
tháng 12.

B. THANH TOÁN VỐN ĐẦU
TƯ,
VỐN SỰ NGHIỆP CÓ TÍNH


CHẤT ĐẦU TƯ
I. Mở tài khoản:
1. Đối với vốn trong nước:
- Chủ đầu tư (Ban QLDA) được
mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước
nơi thuận tiện cho việc kiểm soát
thanh toán và thuận tiện cho giao dịch
của chủ đầu tư.
- Kho bạc nhà nước hướng dẫn
mở tài khoản cho các chủ đầu tư.
2. Đối với vốn nước ngoài:
Chủ đầu tư (Ban QLDA) được
mở tài khoản tại ngân hàng phục vụ
theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và
Ngân hàng.
II. Tài liệu cơ sở của dự án:


Để phục vụ cho công tác quản lý,
kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, chủ
đầu tư (Ban QLDA) phải gửi đến Kho
bạc nhà nước nơi mở tài khoản thanh
toán các tài liệu cơ sở của dự án (các
tài liệu này chỉ gửi một lần cho đến
khi dự án kết thúc đầu tư, trừ trường

hợp phải bổ sung, điều chỉnh) bao
gồm:
1- Đối với dự án quy hoạch:
- Văn bản của cấp có thẩm quyền
phê duyệt đề cương hoặc nhiệm vụ dự
án quy hoạch;
- Dự toán chi phí cho công tác
quy hoạch được cấp có thẩm quyền
phê duyệt;


- Quyết định phê duyệt kết quả
đấu thầu (trường hợp đấu thầu),
Quyết định chỉ định thầu hoặc quyết
định giao nhiệm vụ;
- Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư
với nhà thầu.
2- Đối với dự án chuẩn bị đầu
tư:
- Văn bản của cấp có thẩm quyền
cho phép tiến hành chuẩn bị đầu tư;
- Dự toán chi phí cho công tác
chuẩn bị đầu tư được cấp có thẩm
quyền phê duyệt;
- Quyết định phê duyệt kết quả
đấu thầu (trường hợp đấu thầu),
Quyết định chỉ định thầu hoặc quyết
định giao nhiệm vụ;



×