Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Khảo sát thành phần vị ngữ động từ trong câu tiếng nhật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.39 KB, 9 trang )

Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN VỊ NGỮ ĐỘNG TỪ TRONG CÂU
TIẾNG NHẬT
Ths. Nguyễn Thùy Linh
Bộ môn Ngôn Ngữ Nhật, Đại học Thăng Long
Email:
Tóm tắt: Bài nghiên cứu trình bày kết quả khảo sát thành phần vị ngữ động từ trong
câu tiếng Nhật. Tác giả đã tổng hợp lại khái niệm và đặc trưng liên quan đến thành phần vị
ngữ trong câu tiếng Nhật tập trung vào vị ngữ động từ trong các nghiên cứu trước đây của
các nhà nghiên cứu về ngữ pháp. Tiếp đó, tác giả đã tiến hành khảo sát tần suất sử dụng
trong thực tế của các hình thái động từ đó và mood mà chúng biểu hiện trong sách giáo khoa
dạy tiếng Nhật trình độ sơ, trung cấp cho người nước ngoài đang được sử dụng phổ biến hiện
nay,trong tiểu thuyết, trong truyện cho thiếu nhi và một số tài liệu lý luận bằng tiếng Nhật.
Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy sự biến đổi phức tạp của hình thái động từ theo từng cấp
độ sách giáo khoa. Và kết quả từ các tài liệu khác cho thấy đặc trưng của việc biến đổi hình
thái động từ tương ứng với đặc trưng của từng loại tài liệu đó.
Từ khóa: vị ngữ động từ, hình thái động từ, mood.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong các thành phần câu tiếng Nhật, vị ngữ được xem là thành phần đóng vai trò
quan trọng nhất. Đặc biệt, vị ngữ động từ thể hiện rõ ràng các phạm trù mang tính ngữ pháp
của tiếng Nhật hơn là vị ngữ danh từ hoặc vị ngữ tính từ. Và qua vị ngữ động từ ta cũng có
thể dễ dàng đưa ra những đặc trưng của tiếng Nhật.
Tiếng Nhật là ngôn ngữ chắp dính, do đó động từ trong tiếng Nhật cũng không ngoại
lệ. Động từ trong tiếng Nhật có khả năng hoạt dụng rất phong phú. Tuy nhiên, chính vì sự
phong phú của các hình thái động từ và các mood mà chúng biểu hiện nên người học rất khó
để nắm bắt được.
Với tư cách là một giáo viên giảng dạy tiếng Nhật trong nhiều năm, hiểu được khó
khăn của người học tiếng Nhật nên người viết đã thực hiện khảo sát các biến đổi về hình thái
của động từ và mood mà chúng biểu hiện trong thành phần vị ngữ của câu tiếng Nhật. Người
viết đã thu thập một số sách giáo khoa thường dùng để dạy tiếng Nhật cho người nước ngoài


đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam, truyện thiếu nhi, tiểu thuyết và một số văn bản lý
luận để thực hiện việc khảo sát. Người viết tham chiếu những hình thái của vị ngữ động từ đã
được phân loại về mặt lý luận trong các nghiên cứu trước đây, so sánh với những hình thái
đang được sử dụng thực tế, thông qua đó đánh giá lại về vị ngữ động từ trên quan điểm giáo
dục ngữ pháp tiếng Nhật và đưa ra một vài phương án cho việc giảng dạy tiếng Nhật hiện nay.
3. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Tổng quan về vị ngữ trong câu tiếng Nhật
Có rất nhiều quan điểm khi đưa ra định nghĩa về vị ngữ của câu.
Theo quan điểm ngữ pháp truyền thống trong tiếng Nhật, câu gồm có chủ ngữ và vị
ngữ và chúng có quan hệ bình đẳng với nhau. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu về ngôn ngữ
Trường Đại học Thăng Long

89


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

học Nhật, rất nhiều tác giả như nhà ngôn ngữ học người Nhật Mikami Akira, nhà ngôn ngữ
học người Pháp Tesniere lại cho rằng vị ngữ là hạt nhân quan trọng của câu và các thành phần
khác có vai trò như là bổ ngữ liên dụng của vị ngữ. Ví dụ như trong câu:

「父は私にプレゼンとをくれた。」( Chichi ha watashi ni purezento wo kureta)
(Bố tôi tặng quà cho tôi)

「父は」

「私
「くれた」
「私」


Nếu xét trên quan diểm truyền thống thì “Chichi ha”
(bố tôi) là chủ ngữ
“watashi ni purezento wo kureta” (tặng quà cho tôi) là vị ngữ.
Tuy nhiên, theo quan điểm của Mikami Akira và Tesniere thì lại cho rằng “kureta”
(tặng) là hạt nhân của câu và các thành phần khác biểu thị quan hệ phụ thuộc của chúng với
“kureta” như “Chichi”
(bố tôi) có quan hệ “chủ cách”
, “watashi"
(tôi)
có quan hệ “dự cách”
và purezento
(quà) có quan hệ “mục đích cách”
.

にプレゼンとをくれた。」

「目的格」

「父」
与格

「プレゼント」

「主格」

Suzuki Shigeyuki (1972) định nghĩa “vị ngữ biểu thị hành vi, sự tồn tại, trạng thái, tính
chất...của người hoặc vật...”. Theo đó vị ngữ trong tiếng Nhật có những loại sau:
(1) Vị ngữ động từ: kodomo ni omocha wo yatta


「子供におもちゃをやった。」

(Tôi cho bọn trẻ đồ chơi.)
(2) Vị ngữ tính từ: fujisan ha takai

「富士山は高い。」

(Núi Phú Sĩ cao.)
(3) Vị ngữ danh từ: Hiroshi kun ha shougakusei da.

「 ひろしくんは少学生だ。」

( Bé Hiroshi là học sinh tiểu học.)
2.1.2 Vị ngữ động từ trong câu tiếng Nhật
Tác giả Niwakazuya trong cuốn sách “Cấu trúc vị ngữ động từ trong tiếng Nhật”
(2005) đã viết:

「動詞述語とは、動詞が中心部分をなす形式で、主語について説明しながら
文を終わらせる分成分である」〔4:8〕

Điều này có nghĩa là vị ngữ động từ trong tiếng Nhật là thành phần câu có hình thức là
động từ làm trung tâm, vừa giải thích cho chủ ngữ vừa có chức năng kết thúc câu.
Động từ làm trung tâm trong vị ngữ động từ của câu tiếng Nhật có rất nhiều hình thức
tùy thuộc vào đặc trưng, loại động từ. Trong đó, các phạm trù mang tính ngữ pháp của tiếng
Nhật được biểu thị rõ ràng nhất trong vị ngữ biểu thị động tác, vận động của chủ thể. Và
tương ứng với chúng tồn tại nhiều hình thức biến đổi của động từ. Ví dụ như động từ kaku
(viết) sẽ có nhiều hình thức như “kaku/ kakanai/ kaita/ kakou/ kakaseru/ kakareru”
.Và tương ứng với mỗi
hình thức động từ đó chúng biểu hiện các phạm phù ngữ pháp như phán đoán khẳng định, phủ
định, thời, tính lịch sự...


「書く」
「書く/書かない/書いた/書こう/書かせる/書かれる」

Trước đây đã có một vài cách phân loại đối với hình thức hoạt dụng của vị ngữ động
từ. Trước hết, trong ngữ pháp trường học tức là ngữ pháp phổ biến được dạy trong trường
học của Nhật Bản, ngoài gốc từ, nếu chia động từ theo hình thức hoạt dụng của chúng thì có
Trường Đại học Thăng Long

90


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

未然形 (mizen kei), 連用形 (renyou kei), 終止形(shushi kei), 連体形(rentai kei), 仮
定形 (katei kei) và 命令形 (meirei kei). Tuy nhiên, có nhiều quan điểm khác với ngữ pháp
6 loại:

trường học. Teramura Hideo (1984) xem xét hình thức của động từ trên quan điểm mood của
câu và ông đưa ra 10 hình thức của động từ trong câu tiếng Nhật và chúng biểu thị tương
đương với 5 loại mood. Suzuki Shigeyuki (1972) cũng nghiên cứu về hình thức của động từ
dựa vào mood nhưng xem xét đuôi phái sinh từ và đưa ra tất cả 16 loại mood.

Trong các nghiên cứu về tiếng Nhật ở Việt Nam, có ít nghiên cứu lấy đối tượng là câu
vị ngữ động từ, nhưng có thể kể đến cách phân loại các hình thức của động từ dựa vào mood
trong câu trong sách giáo khoa
của tác giả Trần Thị Chung Toàn. Trần
Thị Chung Toàn đưa ra 11 hình thức hoạt dụng của động từ biểu thị 7 loại mood.

「基礎日本語文法」


Những nghiên cứu trên có thể tổng hợp lại những điểm chung là đều xem xét sự biến
đổi hình thức của động từ và mood mà chúng biểu hiện. Tuy nhiên do quan điểm và thuật ngữ
mà các nhà nghiên cứu trước đây đã sử dụng khác nhau nên giữa chúng có sự lặp lại về hình
thức biến đổi của động từ và mood mà chúng biểu hiện. Ví dụ xét về mặt ý nghĩa thì
(meireikei),
(teineina meireikei),
(uchikeshi
meireikei) đều được sử dụng để biểu thị nghĩa “mệnh lệnh”. Thêm vào đó, hình thức
(te kudasai) biểu thị nghĩa “mệnh lệnh” lại chưa được xem xét trong các nghiên cứu
trước đây. Do đó, người viết đã phân loại lại, bỏ đi những sự trùng lặp về hình thức động từ
và mood mà chúng biểu hiện, thêm vào hình thức
(te kudasai) cho ra kết quả
như bảng sau.

「丁寧な命令形」

「うちけしの命令」

ダサイ」

「命令形」
「テク

「テクダサイ」

Bảng 1. Tái phân loại sự biến đổi hình thức động từ
STT

Mood


Các
dạng/thể
động từ

Gốc từ

Đuôi từ

kak-

-u

nage-

-ru

ku-

-ru

kai-

-ta

nage-

-ta

ki-


-ta

受身の基本
語形

kak-

-e-ru

nage-

-rare-ru

ko-

-rare-ru

使役の基本
語形

kak-

-ase-ru

nage-

-sase-ru

ko-


-sase-ru

基本語形

1

確言
(khẳng định,
xác nhận)

Trường Đại học Thăng Long

Cấu trúc từ

過去形

Ví dụ động từ

書く
投げる
来る
書いた
投げた
来た
書かれる
投げられる
来られる
書かせる
投げさせる

来させる
91


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

可能の基本
語形


誘いかけ
(mời, rủ)

意向形
連用形

3

保留
(bảo lưu)

テ形
タリ形

4

5

6


7

条件
(điều kiện)

否定
(phủ định)

丁寧
(lịch sự)

命令/依頼
(mệnh lệnh,
nhờ vả)

Trường Đại học Thăng Long

レバ形
タラ形
否定形
丁寧形
命令形
命令のうめ
あわせ形 ①

kak-

-e-ru

nage-


-rare-ru

ko-

-rare-ru

kak-



nage-

-yô

ko-

-yô

kak-

-i

nage-

Ø

ki-

Ø


kai-

-te

nage-

-te

ki-

-te

kai-

-tari

nage-

-tari

ki-

-tari

kak-

-eba

nage-


-reba

ku-

-reba

kai-

-tara

nage-

-tara

ki-

-tara

kak-

-ana-i

nage-

-na-i

ko-

-na-i


kak-

-i-mas-u

nage-

-mas-u

ki-

-mas-u

kak-

-e

nage-

-ro

ko-

-i

ka-i-te-

-kudasa-i

nage-te-


-kudasa-i

ki-te

-kudasa-i

書ける
投げられる
来られる
書こう
投げよう
来よう
書き
投げ

書いて
投げて
来て
書いたり
投げたり
来たり
書けば
投げれば
来れば
書いたら
投げたら
来たら
書かない
投げない

来ない
書きます
投げます
来ます
書け
投げろ
来い
書いてください
投げてください
92


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

来てください

命令のうめ
あわせ形②

kak-

-i-nasai

nage-

- nasai

ki-

- nasai


禁止形=命
令否定形

kak-

-u-na

nage-

-ru-na

ku-

-ru-na

書きなさい
投げなさい
来なさい
書くな
投げるな
来るな

Như vậy, dựa vào kết quả của các nghiên cứu về vị ngữ động từ trước đây, người
viết đã phân loại lại có 17 hình thức hoạt dụng của động từ và chúng biểu thị 7 mood như
trên.
2.2 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng khảo sát trong nghiên cứu này là vị ngữ động từ trong tiếng Nhật. Người
viết sẽ tiến hành khảo sát các biến đổi về hình thái của động từ và cả biểu hiện mood của
chúng trong thành phần vị ngữ của câu tiếng Nhật. Ví dụ:


私は明日東京へ行きます。(Watashi ha ashita Tokyo he ikimasu )

(Ngày mai tôi sẽ đi Tokyo)

行きます)và phân tích xem nó đã biến đổi

Người viết sẽ lấy ra động từ “ikimasu” (
hình thái như thế nào, biểu hiện mood nào?

Phạm vi khảo sát của nghiên cứu là sách giáo khoa dành cho người nước ngoài trình
độ sơ cấp và trung cấp như Minna no nihongo sơ cấp 1&2 (1998), Minna no nihongo trung
cấp 1&2 (2012), tác phẩm truyện dành cho thiếu nhi
(Mei ni
yomaseru) của tác giả Midorikawa Shinichiro (2008), tiểu thuyết “Kitchen” của tác giả
Yoshimoto Banana (1988), và tạp chí Giáo dục tiếng Nhật số 150 (
150 )
(2011).

「姪に読ませる物語」
日本語教育 号

Và để đưa ra các phương pháp giảng dạy động từ trong giáo dục tiếng Nhật,
tác giả đã tiến hành khảo sát tần suất xuất hiện của các hình thức của động từ trong
phần dẫn nhập cấu trúc câu trong một vài giáo trình đang được sử dụng cho việc
giảng dạy tiếng Nhật ở Việt Nam. Tiếp theo, người viết tiến hành đối chiếu kết quả
đó với kết quả tương tự thu được khi khảo sát một số trang ngẫu nhiên trong các tài
liệu còn lại.
3.


KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ

3.1 Kết quả khảo sát
Kết quả điều tra được người viết tổng hợp trong bảng sau.

Trường Đại học Thăng Long

93


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

Bảng 2. Tổng hợp kết quả điều tra tần suất xuất hiện các hình thức của động từ

STT

Mood

Tên gọi các
hình thức động
từ

基本語形
過去形
確言(khẳng
1 định, xác
受身形
nhận)
使役形
可能形

2 誘いかけ
意向形
(mời, rủ)
連用形
3
保留(bảo lưu)
テ形
タリ形
レバ形
条件(điều
4
kiện)
タラ形
否定
5
否定形
(phủ định)
6
丁寧(lịch sự)
丁寧形
命令形
命令のうめあ
依頼・命令 わせ形①
7
(mệnh lệnh,
命令のうめあ
nhờ vả)
わせ形②
禁止形=命令
否定形

Tổng cộng

Tần suất xuất hiện
Sách sơ
cấp

Sách
trung
cấp

Truyện
thiếu nhi

chen”

Tạp
chí

2

27

0

3

27

1


25

0

37

12

3

6

0

1

0

2

1

0

1

1

1


4

0

0

3

1

1

0

0

3

0

1

1

6

7

5


7

6

12

4

2

2

3

3

0

1

0

0

“Kit

0

3


1



3

1

6

0

3

3

35

25

54

0

0

1

1


1

2

0

1

0

0

0

1

0

58

110

67

66

63

0


Trước hết, đối với sách giáo khoa Mina no nihongo trình độ sơ cấp, người viết đã lấy
ra 49 câu ví dụ từ phần dẫn nhập mẫu câu, đối chiếu bảng tái phân loại các hình thức hoạt
dụng của động từ để khảo sát tần suất biến đổi của hình thức động từ và mood mà chúng biểu
hiện trong trình độ sơ cấp. Từ kết quả người viết nhận thấy trong 49 ví dụ được lấy ra thì hình
Trường Đại học Thăng Long

94


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

「丁寧形」 biểu thị mood「丁寧」(lịch sự) được sử dụng nhiều nhất tới 67%. Thậm
chí những hình thức như 「使役基本語形」biểu thị mood 「使役」(sai khiến), 「受身基本
語形」 hoặc 「可能形」 cũng đều được biểu hiện dưới dạng 「丁寧形」(lịch sự). Từ kết
quả điều tra cũng cho ta thấy có 2 hình thức của động từ chưa được giới thiệu là 「連用形」
(thể liên dụng) và「~なさい」-「丁寧な命令形」.

thức

Với sách giáo khoa Minna no nihongo trình độ trung cấp, người viết cũng lấy ra 101
câu ví dụ từ phần dẫn nhập mẫu câu. Kết quả điều tra cho thấy tất cả các hình thức của động
từ biểu hiện 7 loại mood đã được đưa ra.
vẫn được sử dụng nhiều nhưng đã giảm
từ 67% ở trình độ sơ cấp xuống còn 23%. Mặt khác, thể
lại được sử dụng nhiều
hơn hẳn. Cụ thể là
như

như
lần lượt

chiếm tới 23%.

「丁寧形」
「普通体」
「基本語形」 「書く」 「過去形」 「書いた」

Tiếp theo, người viết khảo sát ngẫu nhiên từ trang 15 đến trang 28 cuốn truyện dành
cho thiếu nhi
lấy ra 55 câu vị ngữ động từ. Kết quả thu được chỉ có
5 loại hình thức động từ và biểu thị 3 mood trong đó chiếm nhiều nhất tới 83% là hình thức
biểu thị mood
(lịch sự).

「姪に読ませる物語」
「丁寧形」
「丁寧」

Kết quả thu được khi khảo sát 63 câu vị ngữ động từ từ trang 73 đến trang 83 trong
cuốn tiểu thuyết “Kitchen” cho thấy có 8 loại hoạt dụng của vị ngữ và biểu thị 5 loại mood.
hoàn toàn không được sử dụng còn hình thức
Trong đó, hình thức
biểu thị mood
(quá khứ) lại được sử dụng áp đảo tới 56%, những hình thức dùng để
liên kết câu như
,
,
được sử dụng nhiều thứ 2 chiếm 32%.

「丁寧形」
「過去」

「テ形」 「連用形」 「タリ形」

「過去形」

Cuối cùng là kết quả điều tra 68 ví dụ lấy ra ngẫu nhiên từ 2 bài báo mang tính lý luận
từ trang 34 đến trang 38 và từ trang 101 đến trang 105 trong tạp chí
(tạp chí
Giáo dục tiếng Nhật ) số 150. Kết quả là có 9 loại hình thức hoạt dụng của động từ biểu thị 5
loại mood được sử dụng, trong đó nhiều nhất là
chiếm 43%. Hơn nữa, do ảnh
hưởng của văn phong lý luận nên câu văn rất dài, phức tạp, những hình thức sử dụng để nối
(thể lịch sự) cũng không xuất hiện
câu thường hay được sử dụng. Hình thức
trong loại tài liệu này.

「日本語教育」

「基本語形」
「丁寧形」

3.2 Tổng hợp kết quả nghiên cứu và đánh giá
• Trong sách giáo khoa trình độ sơ cấp, tất cả 7 mood đều đã được đưa ra, tuy nhiên
chỉ có 15 hình thức hoạt dụng của động từ còn
chưa
được giới thiệu. Trong số đó, hình thức động từ biểu thị mood
(lịch sự) được sử
dụng nhiều nhất. Điều này có nghĩa là ý đồ của tác giả khi biên soạn sách nhằm nuôi dưỡng
năng lực giao tiếp một cách lịch sự cho đối tượng người học ở trình độ sơ cấp.

「連用形」「命令のうめあわせ形」

「丁寧」

• Nếu nhìn vào cấu trúc câu ta thấy ở trình độ sơ cấp mới chú trọng vào việc nắm
bắt được những cấu trúc câu vị ngữ động từ cơ sở và việc thực hiện được giao tiếp một cách
lịch sự bằng tiếng Nhật cơ sở đó. Việc nắm vững tiếng Nhật cơ sở cũng được xem là nền tảng
để đi lên tiếng Nhật trình độ trung và cao cấp.
• Nếu so sánh hình thức của động từ được đưa vào trong phần dẫn nhập mẫu câu
của sách sơ cấp với động từ trong truyện viết cho thiếu nhi ta thấy trong cả hai loại tài liệu
này hình thức động từ biểu thị mood
(lịch sự) đều được sử dụng nhiều nhất. Điều

「丁寧」

Trường Đại học Thăng Long

95


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

này có nghĩa là cũng giống như bắt đầu giáo dục tiếng Nhật cho trẻ em Nhật bản, tiếng Nhật
sơ cấp dạy cho đối tượng người học là người nước ngoài thì mood
“lịch sự” rất
được coi trọng.

「丁寧」

• Trong sách giáo khoa trung cấp, tất cả 17 hình thức biến đổi của động từ đều đã
(lịch
được đưa ra. Tuy nhiên ở trình độ này, ngoài hình thức động từ biểu thị mood

sự), người học sẽ được dạy như là đối tượng người Nhật trưởng thành, hướng đến việc giao
tiếp tiếng Nhật một cách tự nhiên hơn.

「丁寧」

Trong các văn bản mang tính lý luận, các hình thức động từ dùng để nối câu như
hay được sử dụng nhưng những hình thức như
(ý hướng),
(mệnh lệnh, nhờ vả) hầu như không được sử dụng. Điều này nghĩa là việc giáo dục
những văn bản mang tính lý luận không hoàn toàn dựa vào mục đích giao tiếp mà phải tập
trung vào các hình thức của văn viết và các đặc trưng của văn bản mang tính lý luận.


「基本語形」
・依頼」

「意向形」

「条件」

「命令

(điều kiện) nhưng trong văn bản mang tính
• Với mục đích biểu thị mood
lý luận dùng ~
còn trong truyện dành cho thiếu nhi lại dùng ~
.
Nghĩa là, để biểu thị mood
(điều kiện) đã có quy định việc sử dụng hình thức động
từ nào phù hợp với yêu cầu của hội thoại trong tiếng Nhật tự nhiên. Tuy nhiên, khi dạy phải

dạy tất cả các hình thức điều kiện của động từ và tùy trường hợp mà lựa chọn công cụ để đưa
đến cho người học một cách hợp lý.

「 レバ形」
「条件」

「 タラ形」

3.3 Gợi ý phương pháp giảng dạy
• Khi giảng dạy tiếng Nhật với tư cách là giáo viên người nước ngoài, việc hiểu rõ
được ý đồ cũng như chiến lược của tác giả khi soạn thảo để lựa chọn giáo trình thích hợp cho
mục tiêu giảng dạy là rất cần thiết.
• Giáo viên cần nắm vững các hình thái động từ biểu thị các mood khác nhau như
thế nào trong từng cấp độ của sách giáo khoa, từ đó phân biệt rõ đặc thù của từng loại sách và
có phương pháp giảng dạy phù hợp với từng loại đó.
• Khi giảng dạy cho người học ở trình độ sơ cấp, cần chú ý sâu sắc tới người học về
hình thái động từ biểu thị mood
(lịch sự).

「丁寧」


Khi giảng dạy cho người học ở trình độ trung cấp, có thể so sánh với các hình
thái động từ được sử dụng trong các văn bản mang tính lý luận sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.
Hơn nữa, trong các văn bản mang tính lý luận, thông thường câu dài hơn, cấu trúc câu phức
tạp hơn, từ đó người học sẽ có ấn tượng sâu sắc hơn về các cấu trúc câu
(bảo lưu)
như



「連用形」「テ形」「タリ形」

「保留」

• Cần hiểu rõ ý đồ của tác giả tại sao lại sử dụng hình thức văn nói hoặc văn viết
trong từng loại văn bản để có thể giảng dạy cho người học một cách chính xác.
4.

KẾT LUẬN

Thông qua khảo sát về vị ngữ động từ trong tiếng Nhật, người viết cho rằng kết quả
nghiên cứu của đề tài có thể đóng góp thêm cho việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Nhật ở Việt
Nam hiện nay. Hơn nữa, kết quả này cũng có thể áp dụng vào việc dạy và học tiếng Nhật ở
Việt Nam cũng như có thể sử dụng để tham khảo vào việc biên soạn các tài liệu dạy và học
tiếng Nhật.
Trường Đại học Thăng Long

96


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

Tuy nhiên, giới hạn của nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở khảo sát vị ngữ tiếng Nhật
trình độ sơ cấp và trung cấp cũng như đang còn giới hạn trong một vài tài liệu hạn hẹp. Người
viết hi vọng có thể tiến hành điều tra rộng hơn về tài liệu cũng như cấp độ trong giai đoạn tiếp
theo.
4. Tài liệu tham khảo
[1]. Fillmore, C. (1975), Nguyên lý ngữ pháp cách - Ý nghĩa và cấu trúc ngôn ngữ,
(Tanaka Harumi Furashiro Michio dịch), NXB Sanseido




[2]. Koizumi Tamotsu (2007), Cách và mẫu câu tiếng Nhật, NXB Taishukanshoten
[3]. Masuoka Takashi (1991), Ngữ pháp Modality,NXB Kuroshio
[4]. Niwakazuya (2005), Cấu trúc vị ngữ động từ trong tiếng Nhật, NXB Mugishobou
[5]. Nguyễn Thùy Linh (2013), Khảo sát thành phần vị ngữ động từ trong câu tiếng
Nhật, Đại học Hà Nội, Luận văn thạc sĩ
[6]. Suzuki Shigeyuki (1972), Hình thái luận ngữ pháp tiếng Nhật, NXB Mugishobou
[7]. Teramura Hideo (1984), Syntax và ý nghĩa tiếng Nhật, quyển II, NXS Kuroshio
[8]. Trần Thị Chung Toàn (2012), Ngữ pháp tiếng Nhật cơ sở
Tài liệu tham khảo và sách tham khảo
[9]. Nhóm tác giả 3anet (1998), Minna no nihongo shokyu I,II, NXB 3a net
[10]. Nhóm tác giả 3anet (2012), Minna no nihongo chukyu I,II, NXB 3a net
[11]. Tạp chí Nihongo kyouiku số 150 (2011), NXB Nihongo kyouiku gakkai
[12]. Midorikawa Shinichiro (2008), Mei ni yomaseru monogatari, NXB Obori
Minoru
[13]. Yoshimoto Banana (1998), Kitchen, NXB Fukutake
Abstract: This reserch presents the result of the survey of predicative verb
components in Japanese sentence structure. The author has summarized the concepts and
characteristics related to predicative component in Japanese sentence that focus on verb
predicate in the previous studies of the researchers of grammar. The author also surveyed the
frequency of the verb forms and those moods in popular Japanese textbooks of elementary,
intermediate level for foreigners, in novels, children’s stories and some Japanese reasoning
documents.
Results of the study have indicated a complex variation of verb forms in the levels of
textbook. Some results from other documents show that the variation of the verb forms
correspond to characteristics of each type of document.
Key word: predicative verb component, verb form, mood.

Trường Đại học Thăng Long


97



×