Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Ôn tập phát triển sản phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.72 KB, 17 trang )

ÔN TẬP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
1.

Các định nghĩa sản phẩm, sản phẩm thực phẩm? Phân tích yếu tố vật chất và phi vật chất của sản
phẩm?
2. Các định nghĩa sản phẩm mới? Phân tích khả năng phát triển sản phẩm mới đối với sản phẩm cụ
thể? (cho các ví dụ minh hoạ)
3. Định nghĩa chu kỳ sống của sản phẩm? Đặc điểm của từng giai đoạn trong chu kỳ sống của sản
phẩm? Các dạng chu kỳ sống khác nhau của sản phẩm?
4. Những biên pháp có thể áp dụng để kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm tương ứng với từng giai
đoạn của chu kỳ?
5. Vai trò của việc phát triển sản phẩm mới đối với hoạt động của doanh nghiệp? Giải thích?
6. Phân tích SWOT là gì? Mô tả các nội dung của phân tích SWOT?
7. Kể tên và nêu các đặc điểm của các loại chiến lược đổi mới theo Earle và Earle? Phạm vi ứng dụng
của chúng?
8. Nguyên tắc lựa chọn chiến lược đổi mới? Làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ thất bại ?
9. Qui trình phát triến sản phẩm là gì? Mục đích? So sánh điểm chung và khác biệt giữa các qui trình
phát triển sản phẩm mà bạn biết?
10. Qui trình phát triển sản phẩm theo Booz Allen Hamilton? Trình bày nội dung của từng giai đoạn
trong qui trình?
11. Qui trình phát triến sản phẩm theo Earle và Earle? Trình bày nội dung của từng công đoạn trong qui
trình?
12. Phân tích các phương pháp hình thành ý tưởng sản phẩm mới?
13. Phương pháp phát triển khái niệm và đặc tính kỹ thuật của sản phẩm thực phẩm mới (mục đích của
việc thực hiện, sự khác biệt khi phát triển sản phẩm thực phẩm so với sản phẩm không phải thực
phẩm, cơ sở cho thiết kế, nguồn lực thiết kế)?
14. Trình bày quá trình phát triển khái niệm sản phẩm và đặc tính thiết kế (thông số kỹ thuật) sản phẩm
mới?
15. Việc thiết kế sản phẩm mới luôn phải lấy định hướng là người tiêu dùng, hãy trình baỳ phương cách
hiệu quả để người tiêu dùng tham gia vào các giai đoạn xây dựng khái niệm và lập hồ sơ sản phẩm?
16. Mục đích của hồ sơ sản phẩm? Ví dụ một hồ sơ sản phẩm? Hồ sơ sản phẩm lý tưởng? Phương pháp


lập hồ sơ sản phẩm lý tưởng? Ví dụ minh hoạ?
17. Mục đích và phương pháp đánh giá khái niệm sản phẩm?
18. Trình bày vắn tắt các bước thực hiện và hoạt động trong giai đoạn thiết kế sản phẩm và thiết kế qui
trình sản xuất.
19. Trình bày vắn tắt mục đích và các hoạt động trong giai đoạn thương mại hoá sản phẩm mới
20. Trình bày vắn tắt các hoạt động trong giai đoạn tung sản phẩm ra thị trường và phương pháp đánh
giá việc tung sản phẩm ra thị trường.

1.

Các định nghĩa sản phẩm, sản phẩm thực phẩm? Phân tích yếu tố vật chất và phi vật
chất của sản phẩm?
 Định nghĩa sản phẩm, sản phẩm thực phẩm:
─ Sản phẩm thực phẩm là vật chất được con người tiêu thụ thường xuyên để thỏa mãn nhu cầu
sinh lý hay nhu cầu tâm lý của mình.

1

1


─ Theo quan điểm truyền thống: Sản phẩm là tổng hợp các đặc tính vật lý, hóa học, sinh

học… có thể quan sát được, nhằm thỏa mãn những nhu cầu cụ thể của sản xuất hoặc đời
sống.
─ Theo quan điểm marketing: Sản phẩm là thứ có khả năng thỏa mãn nhu cầu mong muốn của
khách hàng, đem lại những lợi ích cho họ và có thể đưa ra chào bán trên thị trường với khả
năng thu hút sư chú ý mua sắm và tiêu dùng.
 Phân tích yếu tố vật chất và phi vật chất của sản phẩm:
─ Y/t vật chất là các đặc tính lý hoá nhất định: thành phần, cấu tạo, dinh dưỡng,…

─ Y/t phi vật chất: là những tính chất mang đặc tính vô hình của sản phẩm, thường là dịch

vụ.
Ví dụ :Sản phẩm là sữa uống lên men Yakult của công ty Yakult Việt Nam.
─ Yếu tố vật chất:
• Cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột, ngăn ngừa tiêu chảy và táo bón.
• Hỗ trợ phục hồi cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.
• Hỗ trợ điều hòa hệ miễn dịch.
• Hỗ trợ ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm.
• Không có chất bảo quản, chất ổn định và màu nhân tạo.
─ Yếu tố phi vật chất:
• Có dịch vụ giao hàng tận nhà.
• Hình dạng chai thanh mảnh gây ấn tượng với khách hàng. Có sự kết hợp hài hòa giữa
những dòng chữ màu đỏ trên bao bì và màu trắng của chai.
• Thương hiệu Yakult là thương hiệu lâu năm tại nhật bản, mang lại cho khách hàng sự
chất lượng cho sản phẩm.
• Câu slogan “ Mỗi ngày một yakult “ và phương châm là khách hàng mua một chai cũng
mang tới tận nhà
2.

Các định nghĩa sản phẩm mới? Phân tích khả năng phát triển sản phẩm mới đối với
sản phẩm cụ thể? (cho các ví dụ minh hoạ).
 Định nghĩa sản phẩm mới:
─ Đối với nhà sản xuất: sản phẩm mới là thứ “có gì đó” đổi khác về chức năng cơ bản hay
hình thức.
─ Đối với người tiêu dùng: sản phẩm mới là thứ mà họ có thể nhận thấy sự khác biệt khi so
sánh với sản phẩm “cũ”.
Ví dụ : Công ty Acecook tung ra dòng sản phẩm mỳ không chiên. Đối với nhà sản xuất thì
đã đổi mới công nghệ, những vắt mỳ không qua chiên với dầu mà đã áp dụng công nghệ sấy
khí nóng. Đối với người tiêu dùng thì đây là sản phẩm mới không chiên qua dầu khác với

các sản phẩm mỳ chiên qua dầu có mặt trên thị trường.
2

2


Theo các tác giả Booz,Allen, Hamiton thì có 6 loại sp mới đối với doanh nghiệp và thị
trường:
1. Sản phẩm hoàn toàn mới: sản phẩm mới đối với thế giới, tức là những sản phẩm mới tạo
ra 1 thị trường hoàn toàn mới.
2. Chủng loại sản phẩm mới: Những sản phẩm không mới đối với thị trường này nhưng
mới đối với doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp thâm nhập lần đầu tiên một thị trường
đã có sẵn.
Vd: Hệ thống phở 24h trước đây chỉ bán phở được chế biến theo cách truyền thống nhưng
sau khi thương hiệu nổi tiếng thì họ sản xuất ra phở 24”ăn liền” đóng gói để bán ra thị
trường (vào thời điểm này loại phở ăn liền đã có nhiều doanh nghiệp tung ra từ nhiều năm).
3. Bổ sung chủng loại sản phẩm hiện có: Có những sp mới bổ sung thêm vào các sản phẩm
hiện có của doanh nghiệp (kích cỡ, hương vị…)
Vd: Trước đây “mì tôm” được biết đến khả rộng rãi và khái niệm mì ăn liền “nhanh,
tiện lợi” được khai thác. Sau này có thêm các loại mì ăn liền vị thịt, gà, bò, chua cay…
4. Cải tiến sp hiện có: Những sp mới có những tính năng tốt hơn hay giá trị nhận được cao
hơn và thay thế những sp hiện có
Vd: mì ăn liền không chiên, yahourt có bổ sung thêm men vsv sống…
5. Sản phẩm được định vị lại: Những sp hiện có được nhắm vào ứng dụng mới hay thị
trường hoặc những phân khúc thị trường mới.
Vd: Cocacola lon cao nhắm vào giới trẻ, cocacola không đường nhắm vào những người
ăn kiêng.
6. SP giảm chi phí: Những sp mới có những tính năng tương tự nhưng với chi phí thấp hơn
Vd: Dùng loại bao bì rẻ hơn, giảm bớt 1 số gia vị đắt tiền.
 Phân tích khả năng phát triển sản phẩm mới đối với sản phẩm cụ thể:

─ Sản phẩm là sữa đậu nành vinasoy của Công ty sữa đậu nành Việt Nam.
─ Sữa đậu nành nguyên chất giàu đạm đậu nành tự nhiên và giàu isoflavones, giúp cân bằng
nội tiết tố estrogen và chống oxy hóa, cho bạn vóc dáng cân đối và làn da mịn màng.
─ Sữa đậu nành mè đen có sự kết hợp giữa đậu nành và mè đen đem đến sự mới lạ và ngon
miệng. Sản phẩm giàu đạm đậu nành và giàu isoflavones, giúp bổ thận, làm đen tóc và mịn
da.
─ Sữa đậu nành giàu đạm (3,2g/100ml), ít đường, ít chất béo, không có cholesterol, là sản
phẩm tốt cho tim mạch.
─ Sữa đậu nành dành cho trẻ em được bổ sung DHA, hỗn hợp vitamin và khoáng chất, đáp
ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em. Sản phẩm cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho sự phát
triển chiều cao, thị giác, trí tuệ, tăng cường trí nhớ.
─ Sữa đậu nành giàu vitamin D và canxi giúp hệ xương thêm vững vàng, cơ thể thêm dẻo dai,
phù hợp đối với những người lớn tuổi.
3

3


─ Sữa đậu nành hương bắp có sự kết hợp giữa sữa đậu nành thanh mát và hương bắp thơm

lừng tạo nên một thức uống tươi ngon, tốt cho sức khỏe mỗi ngày.
3.

Định nghĩa chu kỳ sống của sản phẩm? Đặc điểm của từng giai đoạn trong chu kỳ sống
của sản phẩm? Các dạng chu kỳ sống khác nhau của sản phẩm?
 Định nghĩa chu kỳ sống của sản phẩm:
─ Là đường, hướng phát triển của doanh số, lợi nhuận của sản phẩm qua toàn bộ cuộc đời của
nó.
─ Là thuật ngữ mô tả sự biến đổi của doanh số tiêu thụ kể từ khi sản phẩm được tung ra thị
trường cho đến khi nó phải rút lui khỏi thị trường.

 Đặc điểm của từng giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm:






1) Giới thiệu:
Đây là giai đoạn sản phẩm đang được đưa vào thị trường => chúng ta đẩy mạnh chi phí
quảng cáo và tiếp thị
Doanh thu tăng chậm, khách hàng chưa biết nhiều đến sản phẩm.
Lợi nhuận là số âm, thấp.
Sản phẩm mới tỷ lệ thất bại khá lớn.
Cần có chi phí để hoàn thiện sản phẩm và nghiên cứu thị trường.








2) Tăng trưởng:
Doanh thu tăng nhanh, lợi nhuận tăng khá.
Chi phí phát hành giảm.
Lợi dụng để tấn công vào thị trường mới nhằm nâng cao thị phần.
Cần chi phí nghiên cứu.
Chi phí quảng cáo, tiếp thị giảm xuống do thừa hưởng từ giai đoạn giới thiệu.
Giảm giá, khuyến mãi. Mở rộng khu vực bán.










3) Sung mãn:
Doanh thu tăng chậm, lợi nhuận giảm dần.
Hàng hóa bị ứ đọng ở một số kênh phân phối.
Cạnh tranh với đối thủ trở nên gay gắt.
Giai đoạn trưởng thành cần tranh thủ.
Lợi nhuẩn giảm xuống do hết khách hàng tiềm năng, tăng chi phí quảng cáo để bảo vệ sản
phẩm.
4) Suy tàn:
4

4


─ Doanh thu và lợi nhuận giảm mạnh. Nếu không có biện pháp tích cực để dẫn đến phá sản.
─ Hàng hóa bị tẩy chay không bán được.
─ Đối thủ rút khỏi thị trường.
 Các dạng chu kỳ sống khác nhau của sản phẩm:
─ Dạng phát triển-giảm đột ngột-bão hòa: Đặc trưng cho những sp có doanh số tăng nhanh khi

mới tung ra thị trường, sau đó sụt giảm rất nhanh chóng do những người sớm chấp nhận sp
này thay thế chúng, sau đó doanh thu chững lại do những người chấp nhận muộn bắt đầu
mua sp. Vd:

─ Dạng chu kỳ-chu kỳ lặp lại: Biểu thị chu kỳ sống của những sp mà thời gian đầu nhờ quảng
cáo mạnh mẽ nên doanh số tăng nhanh, điều này tạo ra chu kỳ thứ nhất. Sau đó doanh số
giảm và doanh nghiệp lại tiếp tục mở 1 đợt quảng cáo sp đó 1 lần nữa làm xuất hiện chu kỳ
2 thường có quy mô nhỏ và time ngắn. vd:
─ Dạng PLC hình sóng: Tiêu biểu cho sp mà doanh số chúng trải qua 1 chuỗi chu kỳ sống do
phát hiện ra những đặc tính mới cho sp, những công dụng mới hay người sử dụng mới.
Vd: Sốt cá hồi thường được ng tiêu dùng sử dụng ăn chung với bánh mì, nay nó được cuộn
thêm vào những cuốn shusi giúp trẻ em có thể ăn tốt hơn.
4.

Những biên pháp có thể áp dụng để kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm tương ứng với
từng giai đoạn của chu kỳ?
 Giai đoạn giới thiệu:
─ Chuẩn bị vốn cho giai đoạn sau
─ Cũng cố chất lượng sản phẩm
─ Có thể dùng giá thâm nhập hoặc giá qua thị trường
─ Hệ thống phân phối vừa đủ để phân phối và giới thiệu sản phẩm
─ Quảng cáo mang tính thông tin có trọng điểm nhằm đối tượng cụ thể (người tiêu thụ,
thương lái trung gian).
 Giai đoạn phát triển:







Cần tranh thủ kéo dài các chiến lược và nổ lực.
Nhanh chóng mở rộng thị trường.
Duy trì công dụng và chất lượng sản phẩm.

Giữ giá hoặc giảm nhẹ giá.
Mở rộng kênh phân phối mới.
Chú ý các biện pháp kích thích tiêu thụ như quảng cáo chiều sâu, tặng phẩm, thưởng, hội
chợ triển lãm.
 Giai đoạn sung mãn:
5

5








Cải tiến, biến đổi sản phẩm, chủng loại bao bì, tăng uy tín, chất lượng sản phẩm.
Cố gắng giảm giá thành để có thể giảm giá mà không bị lỗ.
Cũng cố hệ thống phân phối trong từng thị trường mới.
Tăng cường quảng cáo, nhắc nhở và các mạng lưới khuyến mãi để giữ chân khách hàng.
Tạo ra công dụng mới của sản phẩm thì sẽ kéo dài thời kỳ của sung mãn hay tạo ra chu kỳ
mới cho sản phẩm
 Giai đoạn suy tàn:

─ Chuẩn bị tung sản phẩm mới thay thế.
─ Theo dõi và kiểm tra thường xuyên hệ thống phân phối, người sản xuất kịp thời đổi mới…
─ Có thể cải tiến sản phẩm mô phỏng, hạ giá, tìm thị trường mới để thu hồi vốn.
5.

Vai trò của việc phát triển sản phẩm mới đối với hoạt động của doanh nghiệp? Giải

thích?
1) Đáp ứng những nhu cầu chưa được thỏa mãn của khách hàng:
─ Sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ làm nảy sinh thêm
những nhu cầu mới. Ví dụ, sự ra đời của lò vi sóng đã mở ra cơ hội cho doanh nghiệp sản
xuất các sản phẩm phù hợp để sử dụng nó như: bắp rang đóng bao giấy chỉ cần bỏ nguyên
túi vào là có thể làm chín bằng vi sóng, thức ăn chuẩn bị sẵn có thể hâm nóng nhờ vi sóng…
─ Sự đòi hỏi và lựa chọn ngày càng khắt khe của khách hàng với các loại sản phẩm khác
nhau. Ví dụ: Ở những nước phát triển, người dân ưa chuộng các loại thực phẩm thân thiện
với môi trường như các mặt hàng nông thủy sản sản xuất hữu cơ, không sử dụng hóa chất
nông nghiệp, chất kháng sinh và chất bảo quản.
2) Giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội:
─ Các sản phẩm trong danh mục có thể có mối quan hệ trong sản xuất, trong tiêu dùng, các
sản phẩm có thể thay thế nhau. Ví dụ: Cholimex chuyên về tương ớt, tương cà, tương xí
muội, cũng là doanh nghiệp sản xuất các dạng chả giò, há cảo, bánh hấp (chấm các loại
tương trên).
─ Danh mục sản phẩm thường thay đổi thích ứng với sự thay đổi của môi trường, nhu cầu của
thị trường và điều kiện kinh doanh. Ví dụ, phát triển sản phẩm nước ngọt có ga không có
đường dành cho người ăn kiêng, nước ép trái cây có gas nhẹ giúp cho những người muốn
uống nước trái cây giúp đẹp da và có thể tiêu hóa nhanh.
3) Tạo dựng sự khác biệt với đối thủ và phát huy lợi thế cạnh tranh:
─ Xây dựng thương hiệu mang những thông điệp về sản phẩm như tính năng nổi trội, tính ưu
việt, những tiện ích đích thực …
6

6


─ Nỗ lực trong khâu nghiên cứu, phát triển ý tưởng, đầu tư dây chuyền công nghệ cao để tạo

những sản phẩm mang dấu ấn khác biệt so với những thương hiệu khác.

Ví dụ: Sản phẩm cháo ăn liền đã được nhiều đối thủ khai thác nên công ty đưa ra dòng cháo bổ
dưỡng đóng gói trong bao bì nhôm, rất tiện dụng chỉ cần xé bao bì là có thể sử dụng ngay.
─ Những sản phẩm đã ở vào giai đoạn sung mãn và suy thoái cần được thay thế bằng những
sản phẩm mới.
Ví dụ: Sản phẩm sữa trên thị trường bị cạnh tranh bởi nhiều đối thủ và rớt giá, doanh nghiệp
chuyển sang sản xuất sữa có bổ sung chất xơ và sản phẩm này đã đem lại lợi nhuận cho doanh
nghiệp.
6.

Phân tích SWOT là gì? Mô tả các nội dung của phân tích SWOT?
─ Phân tích SWOT là 1 trong 5 bước hình thành chiến lược sản xuất kinh doanh của 1 doanh
nghiệp, là một công cụ rất hiệu quả để xác định các ưu điểm, khuyết điểm của một tổ chức,
các cơ hội để phát triển và cả thách thức, nguy cơ mà tổ chức đó sẽ phải đương đầu.
─ Nội dụng của phân tích SWOT:

Mặt tích cực
Các
Các điểm mạnh
yếu tố Các kỹ năng công nghệ
bên
Thương hiệu hàng đầu
trong Các kênh phân phối
Các mối quan hệ và sự chung thủy của
khách hàng
Chất lượng sản xuất
Quy mô lớn
Quản lý
Các
Các cơ hội
yếu tố Sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng

bên
Sự tự do hóa của các thị trường địa lý
ngoài Các tiến bộ công nghệ
Các thay đổi chính sách của chính phủ
Thuế thu nhập cá nhân thấp hơn
Thay đổi cơ cấu dân số về tuổi
Các kênh phân phối mới

Mặt tiêu cực
Các điểm yếu
Thiếu các kỹ năng quan trọng
Thương hiệu không mạnh
Khả năng phân phối kém
Khả năng giữ khách hàng kém
Sp dịch vụ không tin cậy
Quy mô nhỏ
Quản lý yếu
Các nguy cơ
Sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng
Đóng cửa thị trường địa lý
Các tiến bộ công nghệ
Các thay đổi chính sách của chính phủ
Tăng thuế
Thay đổi cơ cấu dân số về tuổi
Các kênh phân phối mới

Ví dụ : Công ty cổ phần Kinh đô :
-Điểm mạnh ( S ): công ty có hệ thống phân phối rộng khắp cả nước, có thương hiệu mạnh và thì
trường lớn, cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị hiện đại và có tiềm lực tài chính mạnh. Bên cạnh đó,
sản phẩm đa dạng, chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

- Điểm yếu (W): nghiệp vụ quả lý nhân sự chưa chuyên nghiệp, tỷ lệ bỏ việc cao, chế độ đãi ngộ
chưa thỏa đáng, ý thức cạnh tranh của nhân viên chưa cao. Kèm theo đó, thương hiệu kinh đô rất
7

7


nổi tiếng do thành công của một số ít dòng sản phảm như bánh trung thu, bánh tươi tuy nhiên
việc xây dựng thương hiệu thành công cho từng dòng sản phẩm chưa đều, thương hiệu kinh đô
chưa được các đối tác nước ngoài biết đến nhiều.
- Cơ hội ( O ): xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và chính sách xuất khẩu ngày càng phát triển, khoa
học công nghệ phát triển làm tăng năng suất của sản phẩm , thu nhập của người dân tăng cho thấy
tiềm năng của thị trường nội địa. Hiện tại, các đối thủ cạnh tranh trong nước còn yếu và quy mô
nhỏ.
- Nguy cơ (T): xuất hiện ngày càng nhiều sản phẩm thay thế, đối thủ cạnh tranh xuất hiện ngày
càng nhiều , trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng cao, tuổi thọ công nghệ ngày càng ngắn, tuổi thọ
sản phẩm bị rút ngắn.
7.
Kể tên và nêu các đặc điểm của các loại chiến lược đổi mới theo Earle và Earle? Phạm
vi ứng dụng của chúng?
1) Chiến lược khác biệt:
─ Đặc điểm: áp dụng công nghệ cao, có định hướng thị trường rõ ràng, mức độ phù hợp
sản phẩm cao.
─ Phạm vi ứng dụng: sản phẩm đặc thù, có giá cao và có lợi thế cạnh tranh.
─ Chúng ta có công nghệ mới, kỹ thuật mới. Cần phải biết khách hàng là ai, chiền lược rõ
ràng và chi phí cho kỹ thuật là bao nhiêu.
2) Bảo toàn nguồn vốn ít:
─ Đặc điểm: chi phí thấp cho R&D, mối liên hệ cao với cơ sở sản xuất và hệ thống
marketing hiện tại.
─ Phạm vi ứng dụng: sản phẩm không tạo ra sự khác biệt, giá thấp.

─ Ví dụ : sản phẩm ta thay đổi hương vị khác nhau vào sản phẩm, không đầu tư nhiều
nhưng vẫn có sản phẩm mới
3) Đẩy mạnh công nghệ:
─ Đặc điểm: có định hướng công nghệ, thiếu định hướng thị trường, thiếu tính điều phối
thị trường, có thể tốn kém.
─ Phạm vi ứng dụng: sản phẩm có tính sáng tạo và định hướng công nghệ.
4) Không trong cuộc chơi:
─ Đặc điểm: đơn giản, xác định nhu cầu thị trường.
─ Phạm vi ứng dụng: sản phẩm công nghệ thấp, giảm thiểu rủi ro
─ Chúng ta không thay đổi gì hết về công nghệ hay sản phẩm chỉ là tìm kiếm khách hàng
thêm.
5) Nhiều vốn khác nhau:
─ Đặc điểm: tốn tiền cho R&D, không định hướng, thị trường mới và công nghệ mới.
─ Phạm vi ứng dụng: sản phẩm có tính sáng tạo và có rủi ro cao.

8

8


8.

Nguyên tắc lựa chọn chiến lược đổi mới? Làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ thất bại ?
 Nguyên tắc lựa chọn chiến lược đổi mới:
─ Sản phẩm tạo ra càng mang tính khác biệt thì rủi ro càng lớn.
 Làm thế nào giảm nguy cơ thất bại?

Đổi mới sản phẩm dựa trên mục tiêu chiến lược trung và dài hạn của doanh nghiệp.
Đổi mới sản phẩm phù hợp với qui mô và nguồn lực.
Có các hệ thống thông tin để tích hợp nhu cầu mới và luôn thay đổi.

Đổi mới sản phẩm từ yêu cầu của thị trường, không do sự phát triển của công nghệ.
Tập trung vào mục tiêu: khó bị sao chép hoặc tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh.
9.
Qui trình phát triển sản phẩm theo Booz Allen Hamilton? Trình bày nội dung của
từng giai đoạn trong qui trình?
1) Phát triển ý tưởng:
─ Xây dựng ý tưởng cho sản phẩm.
─ Nguồn: từ khách hàng, đối thủ cạnh tranh, các nhà khoa học, nhân viên, ban lãnh đạo,…
─ Cần chú ý: nhu cầu và ước muốn của khách hàng là cơ sở cho phát triển ý tưởng về sản
phẩm.
─ Hãy tạo ra sản phẩm mà bạn ở vị trí đầu tiên (đi tiên phong ) là người đầu tiên vì khách
hàng luôn ghi nhớ đến sản phẩm, nhu cầu của họ
2) Sàng lọc ý tưởng:
─ Sàng lọc ý tưởng để chọn lọc các ý tưởng tiềm năng và loại các ý tưởng không khả thi.
─ Các ý tưởng được sàng lọc thông qua hội đồng sàng lọc.
3) Phát triển và thử khái niệm:
─ Doanh nghiệp phát triển khái niệm sản phẩm và thử nó.
─ Định vị sản phẩm này với các sản phẩm khác.
─ Định vị thương hiệu cho sản phẩm mới.
─ Thử khái niệm này thông qua các công cụ nghiên cứu thị trường.
─ Biến ý tưởng thành sản phẩm vì khách hàng mua sản phẩm chứ không mua ý tưởng
4) Phát triển chiến lược marketing:
- Thị trường mục tiêu, quy mô của thị trường mục tiêu
- Hành vi tiêu dùng
- Định vị SP, thương tiệu
- Giá cả phân phối
- Quảng bá thương hiệu
- Dự đoán doanh thu, thị phần, lợi nhuận
- Ngân sách marketing
- Đặt tên thương hiệu







9

9


- Đăng ký tên thương hiệu
- Cuộc chiến marketing là cuộc chiến nhận thức chứ không là tính chất và hương vị, hãy tạo ra
cái nhảy bổ, chớp mắt vào đầu của khách hàng chứ đừng từ từ để chiếm được vị trí đầu tiên
5) Phân tích kinh doanh:
─ Nội dung chính: Đánh giá về mặt doanh thu, chi phí sản xuất và marketing, lợi nhuận đem
lại, điểm hòa vốn, thời gian hoàn vốn, phân tích rủi ro.
6) Phát triển sản phẩm và thương hiệu:
─ Tiến hành sản xuất sản phẩm và xây dựng thương hiệu cụ thể.
─ Chuyển đối các thuộc tính từ khách hàng thành các thuộc tính kỹ thuật.
─ Phát triển 2 yếu tố: vật chất và phi vật chất.
7) Thử thị trường:
─ Xem xét các phản ứng và tiềm năng của thị trường: mức độ chấp nhận, mua hàng, sử dụng
của người tiêu dùng, các kênh phân phối.
8) Tung thương hiệu ra thị trường:
─ Công ty cần quyết định về vị trí địa lý và thời gian tung thương hiệu.
─ Về vị trí địa lý: có thể tập trung vào một địa phương, một vùng hay nhiều vùng, cả nước hay
thị trường nước ngoài.
─ Về thời gian có 3 lựa chọn: tung sản phẩm ra thị trường đầu tiên, tung song song với đối thủ
cạnh tranh (giúp khách hàng nhớ sản phẩm nhưng lại chia thị trường ra với công ty cạnh

tranh), tung sau đối thủ cạnh tranh ( sản phẩm được chấp nhận nhưng không là người đầu
tiên, ít được chấp nhận vì khách hàng chấp nhận sản phẩm củ.Nên ta mời ăn thử và giảm
giá)-.
10.
Qui trình phát triển sản phẩm theo Earle và Earle? Trình bày nội dung của từng công
đoạn trong qui trình?
1) Phát triển chiến lược sản phẩm: Xác định dự án và giới hạn sp.
- Mục đích: Đưa ra liên tục các sp mới trên thị trường, đáp ứng nhu cầu khách hàng, cạnh
tranh với đối thủ.
- Hoạt động chủ yếu: Nghiên cứu sp, thị trường và công nghệ.
+ Cần thu thập thông tin về mọi lĩnh vực liên quan để xác định độ chính xác của mọi ý
tưởng hay khái niệm và trên cơ sở đó xây dựng các dự án.
+ Cần có đánh giá về xác suất thành công trên thị trường.
+ Thời gian chi phí cho phần tiếp theo của dự án và sự phù hợp của chiến lược kinh doanh.
+ Đưa ra quyết định về chọn sp, cung cấp nhân lực, tài chính để tiếp tục dự án.
Yêu cầu: Đưa được cụ thể các thông số của sp, đo được bằng các phép phân tích vật lý, hóa
lý, vi sinh hay cảm quan, đề xuất được quy trình và phương thức sản xuất, tiếp thị sp.
2) Thiết kế sản phẩm và qui trình: Sáng tạo sp và lập quy trình.

10

10


+ Thiết kế 1 sp mới hoàn toàn chưa có trên thị trường hay biến 1 sp cũ thành 1 sp mới. Cần có
những kỹ năng tổng hợp như: Tính sáng tạo, sự hiểu biết về khách hàng, thị trường, công nghệ sản
xuất. Khi thiết kế ra đời, quy trình sản xuất sp được xác lập.
3) Thương mại hóa sản phẩm: Lập kế hoạch tiếp thị, sx và phân phối.
Các hoạt động quan trọng:
Phân tích kinh doanh, tiếp thị sản phẩm đến người tiêu dùng, chuyển giao công nghệ.

Để đạt được thành công cao trên thị trường khi đưa vào thương mại hóa sp cần đảm bảo các yếu tố:
- Đảm bảo chất lượng của sp khi sx đại trà, trong quá trình phân phối giống với thiết kế mẫu ban
đầu.
- SX và phân phối đủ số lượng, tránh tình trạng thiết hụt sp khi đang giới thiệu tiếp thị sp.
- Phối hợp công tác tiếp thị đúng nhu cầu mong đợi và mong muốn của khách hàng, tùy thuộc đối
tượng khách hàng mà phương thức tiếp thị có thể khác nhau.
- Chọn tổ chức kênh phân phối đảm bảo chất lượng, số lượng và giá cả.
- Giảm thiểu các rủi ro.
- Đạt mức dự báo về doanh thu và lợi nhuận.
4) Tung sản phẩm ra thị trường và đánh giá: Tổ chức sx, tung sp ra thị trường và đánh giá sau
khi đưa sp vào kênh bán.
Đây là giai đoạn tốn kém và mạo hiểm, cần thực hiện nhanh và hiệu quả. Bao gồm:
- Lên chương trình khuyến mãi, chọn lựa kênh phân phối, quảng cáo sp ra thị trường.
- Đảm bảo phân phối, vận chuyển đúng số lượng, thời điểm.
- Đảm bảo chất lượng khi vận chuyển và bán hàng.
- Hướng dẫn sử dụng và bảo quản ngắn gọn, rõ ràng.
 Đánh giá quá trình phát triển và tung sp ra thị trường được thực hiện dựa trên các chỉ
tiêu ban đầu.
11.
Phân tích các phương pháp hình thành ý tưởng sản phẩm mới?
- Liệt kê thuộc tính: liệt kê thuộc tính của sp rồi cải tiến từng thuộc tính.
Vd: bột gạo lứt có bổ sung hạt chia. Thành phần: Bột gạo lứt, hạt chia, các gia vị.
Cải tiến: Hạt chia từ nguyên hạt có thể xay nhỏ ra hay hạt chia được bao gói riêng thành gói
nhỏ thay vì trộn chung như trước đây.
- Những quan hệ bắt buộc: Một số sự vật được xem xét trong mối quan hệ gắn bó với nhau.
Vd: mì ly phải có thêm nĩa, muỗng. hộp sữa phải có ống hút, mì ăn liền phải có thêm gói gia
vị….
─ Phân tích hình thái học: phát hiện ra cấu trúc rồi khảo sát mối quan hệ giữa chúng.
• Hộp mì có hình cái tô, nui có hình ngôi sao hay hình nơ, mì ăn liền ban đầu đựng trong
gói ni lông, sau đó được đựng trong ly, tô hoặc hộp hình chữ nhật.

─ Phát hiện nhu cầu/vấn đề: bắt nguồn từ nhu cầu của người tiêu dùng.

11

11




Người tiêu dùng muốn có những lon đồ uống lạnh trong các cuộc picnic, lễ hội ngoài
trời mà không cần tới tủ lạnh. Do vậy, người ta đã phát minh ra loại lon có thể tự làm
lạnh bằng khí CO2, bạn chỉ cần nhấn nút dưới đáy lon và chờ trong 2 phút là có một lon
đồ uống mát lạnh.
─ Thảo luận nhóm:
• Động viên mọi người nêu ra những ý tưởng của mình, càng nhiều ý tưởng thì càng nhiều
khả năng có những ý tưởng có ích.
• Có thể kết hợp những ý tưởng của nhiều người thành những ý tưởng mới.
Osbon đưa ra 4 ý kiến chỉ đạo sau:
- Không phê phán.
- Khuyến khích số lượng.
- Khuyến khích kết hợp
- Phát triển ý tưởng.
12.
Phương pháp phát triển khái niệm và đặc tính kỹ thuật của sản phẩm thực phẩm mới
(mục đích của việc thực hiện, sự khác biệt khi phát triển sản phẩm thực phẩm so với sản
phẩm không phải thực phẩm, cơ sở cho thiết kế, nguồn lực thiết kế)?
 Mục đích:
─ Đề xuất các mô tả chi tiết về ý tưởng sản phẩm và cũng bao gồm sàng lọc ý tưởng. Công
việc này được triển khai trên cơ sở các thông tin thu thập được từ việc nghiên cứu thị trường
và người tiêu dùng mục tiêu.

 Sự khác biệt khi phát triển sản phẩm thực phẩm so với sản phẩm không phải thực
phẩm:
─ Trong ngành công nghiệp thực phẩm, sản phẩm và bao bì được thiết kế cùng lúc. Bao bì của
những sản phẩm không phải thực phẩm thường được thiết kế sau khi sản phẩm đã được
hình thành.
 Cơ sở cho thiết kế:
─ Định hướng nhu cầu người tiêu dùng.
─ Kiến thức về công nghệ chế biến sản phẩm.
─ Chương trình quản lý chất lượng toàn diện (TQM) hay chương trình phân tích điểm kiểm
soát tới hạn (HACCP).
 Nguồn lực thiết kế:
─ Người tiêu dùng.
─ Các nhân viên tiếp thị.
─ Nhân viên sản xuất.
─ Đội ngũ kỹ sư.
─ Nhóm phát triển sản phẩm.

12

12


13.

Trình bày quá trình phát triển khái niệm sản phẩm và đặc tính thiết kế (thông số kỹ
thuật) sản phẩm mới?
─ Ý tưởng sản phẩm: Mô tả phác thảo ý tưởng sản phẩm sau đó sàng lọc ý tưởng sp của người
tiêu dùng và bộ phận kỹ thuật xác định đặc tính sp.
─ Mô tả ý tưởng sản phẩm: Xây dựng khái niệm ý tưởng sản phẩm. marketing nghiên cứu thị
trường từ đó phát triển khái niệm của người tiêu dùng rồi tìm kiếm kỹ thuật nội bộ

─ Khái niệm ý tưởng sản phẩm: Xây dựng khái niệm sản phẩm và đánh giá. Thăm dò thị
trường cạnh tranh, sàng lọc và thăm dò khách hàng. Tìm kiếm tài liệu và mô hình nguyên
mẫu.
─ Khái niệm sản phẩm: Đưa ra khái niệm sản phẩm kỹ thuật. Giá, kênh phân phối, khuyến
mãi và thông tin. Phân loại khách hàng, hỗ trợ sp, xử lý thông tin chất lượng sp
─ Thông số kỹ thuật thiết kế sản phẩm.
Triển khai nội dung:
- Tổ chức thảo luận nhóm khách hàng người tiêu dùng số lượng từ 30-200 người nhằm mục
đích xem thái độ, hành vi của họ đối với sản phẩm, lấy ý tưởng từ người tiêu dùng.
- Lên nội dung để trình bày ý tưởng với người tiêu dùng phải ngắn gọn, sử dụng ngôn ngữ
đơn giản thường ngày kèm theo một số hình ảnh thú vị, sống động để người tiêu dùng quan
tâm. Đặt ra những câu hỏi thật đơn giản liên quan đến ý tưởng của mình để người tiêu dùng
xem xét và khai thác hết các ý tưởng của người tiêu dùng.
- Đưa ra khái niệm sản phẩm kỹ thuật, tổ chức thực hiện ý tưởng sản phẩm ở quy mô phòng
thí nghiệm để đưa ra các thông số kỹ thuật cho sản phẩm.

14.

Việc thiết kế sản phẩm mới luôn phải lấy định hướng là người tiêu dùng, hãy trình baỳ
phương cách hiệu quả để người tiêu dùng tham gia vào các giai đoạn xây dựng khái niệm
và lập hồ sơ sản phẩm?
 Xây dựng khái niệm:
─ Doanh nghiệp cung cấp cho người tiêu dùng một số khái niệm sản phẩm để họ có thể so
sánh chúng.
─ Những câu hỏi phải mang tính gợi mở cho việc hình thành các khái niệm sản phẩm, định
lượng được mức độ ưa thích đối với từng khái niệm riêng lẻ.
─ Cung cấp hình ảnh thật và không phóng đại những phẩm chất của sp.
─ Nêu ra ưu điểm và lợi thế của sp, tính ưu việt của nó so vs sp hiện có trên thị trường để
thuyết phục KH thấy được “cái gì có ích cho tôi”
─ Biết cách hướng nhóm thảo luận đi đúng trọng tâm, mang lại cho họ thấy sự cần thiết của

cuộc thảo luận và cho thấy sự tôn trọng, biết lắng nghe.
 Lập hồ sơ sản phẩm:

13

13


─ NTD được mời tham gia các buổi cảm quan để đóng góp tìm ra công thức, nguyên liệu, khả

năng khác biệt sp của DN vs đối thủ cạnh tranh. Từ đó có được những đặc tính sp quan
trọng nhất, giúp DN đánh giá khả năng cạnh tranh.
─ Qua buổi cảm quan mà NTD tham gia, họ sẽ cho biết mức độ ưu thích, chấp nhận sp từ đó
hỗ trợ DN đánh giá khái niệm sp. Sẽ cho biết lựa chọn khi mua hàng, dự đoán trước doanh
số để nắm được thuận lợi và khó khăn khi tung sp mới ra.
─ Vì vậy có bảng câu hỏi càng cụ thể sẽ cho DN có câu trả lời chính xác. DN sẽ có 1 loạt các
nguyên mẫu sp và sp lý tưởng giúp nhà thiết kế hiểu rõ hơn về các sp đang phát triển.
Mục đích của hồ sơ sản phẩm? Ví dụ một hồ sơ sản phẩm? Hồ sơ sản phẩm lý tưởng?
Phương pháp lập hồ sơ sản phẩm lý tưởng? Ví dụ minh hoạ?
 Mục đích hồ sơ sản phẩm:
─ Các đặc tính của sản phẩm được mô tả một cách có hệ thống và rõ ràng để làm cơ sở cho
quá trình triển khai trong tương lai.
 Ví dụ một hồ sơ sản phẩm:
─ Bánh ngọt Madeira có các đặc điểm quan trọng đã được xác định bao gồm: màu sắc, hương
vị, độ ẩm và mức độ dễ tan khi nhai nuốt. Ngoài ra,người tiêu dùng có những lợi ích khác
khi mua một chiếc bánh Madeira: kích thước vừa phải, bao bì tiện lợi, trong suốt nên không
cần bóc ra vẫn quan sát được chính xác hình dạng và đặc tính bánh, thời gian bảo quản, mức
độ dễ dàng và nguyên liệu sẵn có để sản xuất bánh một cách nhanh chóng, giá trị dinh
dưỡng.
 Hồ sơ sản phẩm lý tưởng:

─ Một hồ sơ sản phẩm lý tưởng luôn được phát triển từ các ý kiến của người tiêu dùng dựa
trên các đặc tính sản phẩm quan trọng nhất. Trong phép thử nghiệm hồ sơ sản phẩm lý
tưởng, người tiêu dùng nghiên cứu các sản phẩm cạnh tranh hoặc các nguyên mẫu sản
phẩm, và đánh giá bằng cách cho điểm theo thang điểm từ thấp đến cao cho mỗi đặc tính
sản phẩm thử nghiệm. Tiếp đó, họ cho điểm đối với sản phẩm lý tưởng của họ (I) trên quy
mô tương tự
─ Xây dựng hồ sơ sản phẩm nước cam.
─ Giả sử rằng, ba thương hiệu của nước cam là Cam (C), Nước trái cây hoàn hảo (B), và
Nước trái cây tự nhiên (A).
─ Điểm trung bình của ba nước cam và nước cam lý tưởng (I) đối với một số đặc tính sản
phẩm được ghi ở dạng bảng như sau:
Thấp
Cao
1
2
3
4
5
6
7
Màu sắc: màu vàng nhạt/ màu cam tươi sáng
A
I
B
C
Màu sắc: tự nhiên/ rất tổng hợp
I
A
B
C

Độ đặc: loãng/sệt
C
A/I
B
Độ lợn cợn: ít/nhiều
B/C A/I
15.

14

14


Độ ngọt: không ngọt/ rất ngọt
A
I
B
C
Độ chua: không chua/ rất chua
C
I
A
B
16.
Mục đích và phương pháp đánh giá khái niệm sản phẩm?
 Mục đích:
─ Người tiêu dùng đánh giá sẽ cho biết sự lựa chọn khi mua hàng.
─ Các nhân viên kỹ thuật cho biết khả năng có thể chế biến thành công sản phẩm giống mong
muốn được không.
─ Nhân viên tiếp thị xem xét khả năng bán hàng, trong đó có các dự đoán doanh số bán hàng

cao nhất có thể đạt được, tiềm năng và lợi nhuận hoặc thị phần.
 Phương pháp đánh giá khái niệm sản phẩm:

Đề nghị người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm mà họ thích
Đề nghị người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm họ sẽ mua
Đề nghị người tiêu dùng ghi các đặc tính sản phẩm cho mỗi sản phẩm
Đề nghị người tiêu dùng đánh giá khả năng tiếp cận sản phẩm, giá cả, kích thước gói, bán
lẻ.
17.
Trình bày vắn tắt các bước thực hiện và hoạt động trong giai đoạn thiết kế sản phẩm
và thiết kế qui trình sản xuất.
 Thiết kế sản phẩm:
─ Hồ sơ sản phẩm.
─ Thiết kế sản phẩm ở “điều kiện nhà bếp”.
─ Đưa thiết kế vào nhà máy.
─ Sản phẩm tối ưu cho kinh doanh.
 Thiết kế qui trình sản xuất:
1) Lấy cảm giác:
─ Sự lựa chọn nên hay không nên để người tiêu dùng tham gia đóng góp ý kiến phụ thuộc chủ
yếu vào trình độ hiểu biết của người tiêu dùng được hỏi.
─ Cẩn phải xác định chi phí cơ bản để có thể dễ dàng xác định chi phí phát sinh trong các giai
đoạn tiếp theo của thiết kế sản phẩm.
2) Sàng lọc:
─ Nhằm loại bớt các nguyên liệu không phù hợp hay không đáp ứng yêu cầu chất lượng sản
phẩm sau cùng.
─ Cân nhắc lại các thông số kỹ thuật để lựa chọn những thông số phù hợp nhất đáp ứng đúng
yêu cầu của sản phẩm.






3) Nghiên cứu Ball-Park:
─ Đánh giá sản phẩm cả về mặt kỹ thuật và phản ứng của người tiêu dùng.
─ Cần xác định càng sát thực càng tốt giá cả và chi phí của sản phẩm nguyên mẫu.
15

15


4) Tối ưu hóa:
─ Xác định biến đầu vào có khả năng cho chất lượng sản phẩm tốt nhất có thể, với chi phí tiết
kiệm nhất.
5) Quy mô hóa:
─ Quy mô hóa sản xuất là thử nghiệm trên dây chuyền sản xuất của nhà máy để xác định được
rằng sản phẩm có thể được sản xuất với chất lượng và số lượng như yêu cầu.
─ Quy mô hóa tiếp thị là thử nghiệm mức độ chấp nhận của nhóm lớn người tiêu dùng nhằm
xác minh rằng người tiêu dùng mục tiêu sẽ mua các sản phẩm và những chiến lược tiếp thị
sẽ khuyến khích được việc mua này.
18.
Trình bày vắn tắt mục đích và các hoạt động trong giai đoạn thương mại hoá sản
phẩm mới.
 Mục đích:
─ Thay đổi các mẫu thử nghiệm sản phẩm cuối cùng thành một sản phẩm thương mại sáng tạo
có thể được tung ra thị trường.
 Các hoạt động trong giai đoạn thương mại hóa sản phẩm:
1) Chiến lược tiếp thị và phân tích tài chính:
- Thu thập kiến thức về sản phẩm, sản xuất và tiếp thị, chất lượng sản phẩm tối ưu, thiết kế
bao bì cuối cùng, khái niệm sản phẩm cuối cùng.
- Thiết kế nhà máy, vận hành nhà máy, phân tích HACCP, kiểm soát quá trình, nghiên cứu

năng suất và chi phí, kiểm tra về giao thông.
- Xác định thị trường mục tiêu, doanh số dự đoán, giá, khuyến mãi, nghiên cứu nơi bán hàng.
2) Lập kế hoạch tiếp thị, sản xuất và tài chính:
─ Chiến lược thị trường, kế hoạch thị trường, dự báo thị trường.
─ Thông số kỹ thuật sản xuất, kế hoạch sản xuất và phân phối.
─ Tính toán chi phí cuối cùng và giá cả, kế hoạch đầu tư tài chính, kế hoạch tài chính hoạt
động.
2) Sự phối hợp của tiếp thị, sx và tài chính:
Chuẩn bị tài liệu tiếp thị, kiểm tra thị trường, sx trên quy mô lớn, phân tích tiếp thị và sản
xuất thử nghiệm, phân tích khả thi tài chính, cải thiện tiếp thị, cải thiện sản phẩm, cải thiện
chi phí.
3) Lập kế hoạch hoạt động:
4) Xác định mức độ hoàn vốn đầu tư.
5) Báo cáo thương mại.
19.
Trình bày vắn tắt các hoạt động trong giai đoạn tung sản phẩm ra thị trường và
phương pháp đánh giá việc tung sản phẩm ra thị trường.
 Các hoạt động trong giai đoạn tung sản phẩm ra thị trường:
16

16






























1) Triển khai nội bộ công ty:
Thiết kế, xây dựng nhà máy.
Phương pháp sản xuất và kiểm soát.
Hợp đồng nguyên liệu.
Hoàn thiện chương trình khuyến mại.
Thuyết trình bán hàng cho nhân viên.
Giới thiệu đến các nhà bán lẻ.
2) Triển khai cho nhà bán lẻ :
Sản xuất sản phẩm.
Cung cấp sản phẩm đến kênh bán.

Kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Quảng cáo.
3) Triển khai đến người tiêu dùng:
Bán hàng
Nâng cao hiệu quả sản xuất.
Kiểm tra sản phẩm trong các nhà bán lẻ.
Tính toán chi phí sản xuất, phân phối và tiếp thị
4) Đánh giá việc tung sản phẩm:
Phát triển tương lai của sản phẩm, sản xuất, tiếp thị.
Phân tích tài chính đầu tư, chi phí, doanh thu và lợi nhuận.
Mức độ hoàn vốn tương lai.
 Phương pháp đánh giá việc tung sản phẩm ra thị trường:
Sản xuất và phân phối: chất lượng và hiệu quả.
Sản phẩm và tiếp thị: chất lượng và hiệu quả.
Dinh dưỡng, sức khỏe và an toàn.
Môi trường: thể chất, xã hội và pháp lý.
Phản ứng của khách hàng.
Mức độ phù hợp đối với doanh nghiệp.
Bán hàng.
Tài chính.
Tổ chức công ty.

17

17



×