Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Noi dung ba tru cot cua mot lanh dao thanh cong tam tam tai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.22 KB, 11 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

NGUYỄN THÙY LINH
1583401020029

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

NỘI DUNG CỦA BA TRỤ CỘT CỐT LÕI HÌNH THÀNH
MỘT LÃNH ĐẠO THÀNH CÔNG & CÁC GIẢI PHÁP
TRONG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP

Môn: KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã ngành: 60 34 01 02

GS. TS HỒ ĐỨC HÙNG

BÌNH DƯƠNG, THÁNG 4 NĂM 2016


CHỦ ĐỀ TIỂU LUẬN
Phân tích nội dung của 3 trụ cột cốt lõi hình thành một lãnh đạo thành công. Để
đảm bảo thực hiện đầy đủ 3 nội dung này cần thực hiện những giải pháp chủ yếu
gì trong nội bộ của một doanh nghiệp. Cho ví dụ thực tế để minh họa.
1. Phân tích nội dung của 3 trụ cột cốt lõi hình thành một lãnh đạo thành công
Trong cuộc sống hiện nay, khi mà đất nước đang trong thời đại công nghiệp hóa
– hiện đại hóa, các doanh nghiệp cạnh tranh vô cùng khốc liệt trong nền kinh tế thị
trường. Điều này đòi hỏi mỗi nhà lãnh đạo phải thực sự tài giỏi. Nhưng để trở thành
một nhà lãnh đạo giỏi thì cần phải có những gì? Bác Hồ có nói: “Có đức mà không có
tài là kẻ vô dụng, có tài mà không có đức thì làm việc gì cũng khó”, do đó, tâm và tài


là hai đức tính không thể nào thiếu được trong mỗi con người chúng ta. Với một nhà
lãnh đạo thì hai đức tính này càng không thể không có. Nhưng đối với một nhà lãnh
đạo giỏi thì họ cần phải có tầm nhìn rộng để có thể đối đầu với những cuộc chiến trên
thương trường.
Hình ảnh một nhà lãnh đạo vĩ đại phải hội tụ đủ 3 yếu tố: tâm, tầm, tài. Tâm thể
hiện trách nhiệm, niềm tin với người khác, Tầm thể hiện được sự nhìn xa trông rộng,
Tài thể hiện được trình độ, khả năng lãnh đạo thông minh. Chỉ khi có những yếu tố
này, nhà lãnh đạo mới có thể thực hiện được chức năng lãnh đạo của mình.
Trước tiên, ta xét về chứ Tâm. Đó là yếu tố phải có của nhà lãnh đạo vì nó không
chỉ là một nhân tố quan trọng, cần thiết trong việc quản trị mà còn là yếu tố tiền đề cho
các yếu tố khác. Không chỉ riêng ở hoạt động quản trị mà là “làm việc gì cũng phải có
cái tâm”. Người có tâm là người sống đúng với đạo làm người, cư xử đúng mực, giàu
lòng nhân ái, bao dung, sống hòa hợp với mọi người.
Đặc biệt, trong việc quản trị, chữ tâm được thể hiện qua sự nhiệt tình, tâm huyết
với nghề nghiệp. Đó là ý chí lập nghiệp, dám mạo hiểm để tận dụng những thời cơ và
cần phải tự tin về bản thân để vượt qua mọi trở ngại. Điều này là rất cần thiết vì nếu
không có tâm huyết với nghề nghiệp, người ta khó có một tâm thế thật vững chắc để
vượt qua những khó khăn, dễ đầu hàng trước những trở ngại.
Nhà lãnh đạo cần phải có lương tâm nghề nghiệp, được thể hiện qua việc làm ăn
lương thiện, hợp pháp, không chụp giật, lừa đảo, buôn lậu, cạnh tranh tàn khốc và
1


không tham ô, lãng phí. Việc giữ lương tâm nghề nghiệp cũng là việc giữ chữ tín cho
nhà lãnh đạo, vì khi nhìn vào những hoạt động của nhà lãnh đạo, người lao động hay
đối tác sẽ xác định mức độ tin tưởng đối với nhà lãnh đạo. Việc giữ uy tín trong công
việc quản trị là một điều quan trọng, người có chữ tín sẽ làm cho công việc trở nên
suôn sẻ, thuận lợi hơn, tạo nhiều cơ hội kinh doanh và giữ mối làm ăn, bạn hàng cho
doanh nghiệp, nếu không sẽ gây trở ngại nhiều cho công việc.
Là người nắm giữ, sử dụng quyền lực tiền bạc của tổ chức, nhà quản trị cần phải

có tính liêm khiết, minh bạch, công bằng, biết quý mồ hôi công sức của người lao
động. Đây cũng là những biểu hiện của lương tâm nghề nghiệp. Nếu nhà lãnh đạo
không có được những yếu tố trên sẽ rất dễ gây tham nhũng, lạm dụng tiền bạc, của
công làm tổn hại đến tổ chức.
Là người ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ đến mọi người, là hình ảnh mà mọi
người nhìn để điều chỉnh hành vi, nhà lãnh đạo cần phải biết tự trọng, khiêm nhường,
sống giản dị và phải chân thành, lịch thiệp với đối tác, người lao động, từ đó sẽ làm
gương cho những nhân viên dưới quyền, làm cho tổ chức ngày càng phát triển.
Ngoài ra, để tập hợp mọi người đi theo con đường của mình, nhà lãnh đạo phải
biết làm việc xuất phát từ lợi ích chung của doanh nghiệp, xã hội. Nó không chỉ giữ
được nhân viên, người tài làm việc cho tổ chức mà còn thể hiện lòng yêu nước, sự
cống hiến cho xã hội.
Một yếu tố nữa mà nhà lãnh đạo cần phải xử lý một cách khéo léo là mối quan hệ
với nhân viên, người lao động. Nhà quản trị cần phải xây dựng mối quan hệ thân thiết
với nhân viên nhưng cũng cần phải giữ một khoảng cách nhất định. Cần phải nghiêm
khắc trừng phạt những nhân viên mắc sai lầm nhưng phải biết bao dung độ lượng. Để
dung hòa được các yếu tố trên, đòi hỏi nhà quản trị cần phải có kỹ năng của riêng
mình và phải biết áp dụng đúng nơi đúng lúc. Nếu giữ được mối quan hệ tốt với người
lao động một mặt sẽ giữ được người tài ở lại tổ chức, mặt khác có thể chiêu mộ thêm
nhiều nhân tài về cho tổ chức của mình. Ngoài ra nhà lãnh đạo còn phải khơi gợi tinh
thần làm việc, khai thác hết khả năng tiềm ẩn của người lao động, nắm giữ được các
yếu tố trên tức là nhà lãnh đạo đã nắm giữ được yếu tố con người trong tổ chức. Đây là
một yếu tố quan trọng có thể quyết định sự thành bại của một tổ chức nào đó.
2


Đối với tổ chức lợi nhuận thì khoản lợi nhuận là một điều quan trọng. Tuy nhiên,
cũng không nên quá chạy theo lợi nhuận mà làm những việc không đúng, vi phạm
pháp luật. Hơn nữa, còn phải chia sẻ khoản lợi nhuận của tổ chức vào các việc an sinh
xã hội (trợ cấp thất nhiệp, đào tạo, từ thiện…).

Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc giữ chữ tâm không phải
ai cũng làm được nhưng khó hơn là đưa chữ tâm đó vào cuộc sống hàng ngày, biến
những suy nghĩ thành hành động.
Một yếu tố thứ hai mà nhà lãnh đạo cần phải có, đó là tầm, tầm ở đây có thể hiểu
là tầm nhìn, khả năng định hướng, tầm vóc và sức ảnh hưởng của một người (nhà quản
trị đến những người khác).
Cái tầm ở đây có thể hiểu là một tiêu chuẩn thước đo với người lãnh đạo, là tổng
hợp những nhân tố năng lực và kinh nghiệm quản trị nhân sự của người lãnh đạo giúp
họ đưa doanh nghiệp đạt được thành công vượt bậc và bền vững.
Biểu hiện rõ nhất của cái tầm là tầm nhìn – yếu tố quan trọng bậc nhất trong các
phẩm chất của người lãnh đạo và phân biệt họ với cấp dưới của mình. Cái tài có thể
bẩm sinh mà có, nhưng tầm đòi hỏi nền tảng tri thức, trải nghiệm và sự tôi luyện của
thực tế. Càng được củng cố bởi vốn tri thức dồi dào, càng được rèn luyện qua thực tại
khắc nghiệt, cái tầm càng sắc bén.
Nhà lãnh đạo cần phải biết tiên đoán, dự báo nhạy bén. Thị trường biến động
theo từng giờ, nhà lãnh đạo cần phải nhạy bén, linh hoạt để nắm bắt thị trường, từ đó
có thể phân tích tình huống nhằm định ra bước đi trong tương lai. Từ tầm nhìn đó, có
thể định hướng chiến lược cho doanh nghiệp phát triển, có thể đề ra mục tiêu lâu dài,
thực hiện những ý tưởng táo bạo, mạo hiểm có tính toán. Tuy đây là một quyết định
mạo hiểm nhưng đó lại là một yếu tố quyết định, thể hiện từ khác biệt giữa các tổ
chức, nhà lãnh đạo có thể đón đầu thị trường, mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh
nghiệp.
Ngoài ra, một nhà lãnh đạo có tầm nhìn còn phải biết tận dụng người giỏi, tạo ra
môi trường làm việc hợp tác, quan tâm tình cảm nhân viên để họ có thể phát huy hết
tiềm năng.
3


Cần phải nhận thức mức độ cạnh tranh của tổ chức mình so với các tổ chức khác.
Đó có thể là cạnh tranh trong khu vực, trong nước hay cạnh tranh toàn cầu, từ đó có

thể đưa ra chiến lược cụ thể. Đồng thời có thể dự báo nhu cầu trong tương lai, từ đó
tạo ra các sản phẩm, dịch vụ, công nghệ mới để đáp ứng nhu cầu.
Ngoài việc nhìn nhận, đánh giá thị trường, nhà lãnh đạo còn có thể cập nhật mô
hình quản trị, chiến lược kinh doanh tốt từ các đối tác nhằm hoàn thiện môi trường làm
việc, tương thích hơn trong quan hệ làm ăn với đối tác.
Thực tế đã cho thấy quản lý một công việc kinh doanh đang ổn định và tăng
trưởng dễ dàng hơn nhiều so với vật lộn trong thời kỳ khủng hoảng. Bill George đã so
sánh như sau: Những giai đoạn tăng trưởng không thử thách sự gan góc của bạn như
khủng hoảng, chúng cũng không quyết định xem liệu bạn có trụ vững giữa sức nóng
của cuộc chiến hay không. Cũng giống như trong chiến tranh, khủng hoảng thử thách
những người lãnh đạo tới cực hàn bởi vì kết quả hiếm khi lường trước được. Họ không
chỉ phải vận dụng tất cả trí não để dẫn dắt tổ chức của mình vượt qua nó, mà còn phải
đào sâu vào trong chính bản thân mình để tìm dũng khí tiếp bườc về phía trước.
Nhà lãnh đạo của các doanh nghiệp Việt Nam thường bộc lõ rõ điểm yếu trong
giai đoạn khủng hoảng, đó là thiếu tầm nhìn dài hạn, tâm lý tranh thủ, dễ hài lòng, dễ
thỏa hiệp, thích “đi tắt”, thiếu nền tảng tri thức để phân biệt được con đường phát triển
bền vững theo xu thế chung của thế giới với trào lưu của đám đông.
Và một nhân tố cuối cùng cần đề cập đến, đó là cái tài của người lãnh đạo, tài
được thể hiện qua năng lực lãnh đạo, sự tài trí, bản lĩnh hơn người, cái tài có thể do
bẩm sinh trời phú hay qua một quá trình rèn luyện, học hỏi nhưng thước đo có thể
phân biệt được người tài là sự làm việc có hiệu quả và đạt được nhiều thành công
trong công việc.
Người lãnh đạo tài ba trước tiên phải có kiến thức. Đó là những kiến thức tổng
quát, với kiến thức này người lãnh đạo có thể hiểu hết từng bộ phận của tổ chức hoạt
động như thế nào, các bộ phận kết hợp với nhau ra sao, từ đó xác định chiến lược phát
triển của doanh nghiệp. Ngoài ra còn có kiến thức chuyên môn, những kiến thức này
thể hiện sự am hiểu tường tận về lĩnh vực mình quản lý. Tuy có thể người lãnh đạo có
được kiến thức sâu về một chuyên môn nào đó nhưng cũng không nên can thiệp sâu
4



vào công việc đó vì đó không phải là công việc của người lãnh đạo. Nếu can thiệp sâu
có thể sẽ gây ra những thất bại.
Là người có óc sáng tạo, người lãnh đạo còn phải luôn học hỏi, tìm ra những
cách thức mới để hoàn thành công việc một cách tốt hơn và đặc biệt là biết nắm bắt
công nghệ, đón đầu thị trường, phản ứng nhanh với những diễn biến của thị trường.
Người lãnh đạo không trực tiếp làm ra sản phẩm nhưng một sản phẩm đặc biệt họ
làm ra chính là quyết định. Những quyết định này rất quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt
động của tổ chức, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực và nhiều con người. Vì vậy, người
lãnh đạo cần phải ra những quyết định thật sự đúng đắn.
Cần phải có năng lực quản lý. Trong thực tiễn quản trị có thể xảy ra nhiều xung
đột, đối lập (giữa tình cảm và công việc, giữa hợp tác và cạnh tranh, giữa thật và
giả…) và rất nhiều thứ đòi hỏi người lãnh đạo phải giải quyết trong quá trình lãnh đạo,
vì vậy phải là người có năng lực mới có thể đảm đương được công việc đó.
Trong hoạt động lãnh đạo đòi hỏi người lãnh đạo cần phải nắm bắt, xử lý thông
tin thật nhanh, thật chính xác. Đặc biệt là những thông tin tiêu cực. Nhờ có thể tổ chức
mới kịp thời ứng phó xử lý những trở ngại.
Một người lãnh đạo có tài còn phải có kỹ năng truyền thông. Đó là sự gửi, nhận
thông tin một cách chính xác, đầy đủ và hiệu quả. Những thông tin đó có thể truyền
dưới dạng: thông báo, nói, nghe, viết. Đây là một kỹ năng quan trọng mà người lãnh
đạo cần phải có. Nếu một người lãnh đạo không có kỹ năng này thì các kỹ năng khác
cũng trở thành vô nghĩa. Đặc biệt trong kỹ năng truyền thông này nhà lãnh đạo phải
chú ý đến việc lắng nghe vì khi lắng nghe nhà lãnh đạo có thể nắm bắt được thông tin
phản hồi từ nhân viên và có thể thu thập được nhiều thông tin khác thật sự bổ ích.
Năng lực hùng biện là sức mạnh của lời nói, người lãnh đạo cần phải diễn đạt rõ
ràng, dứt khoát về yêu cầu, nhận xét của mình với nhân viên; mạch lạc và khôn khéo
với đối tác; thuyết phục và thu hút khách hàng.
Một nhà lãnh đạo giỏi không có nghĩa là họ luôn thành công trong công việc, có
đôi lúc họ cũng có những thất bại. Nhưng quan trọng là đã sẵn sàng để chấp nhận thất
bại như là một việc tất nhiên phải có, từ đó nhận ra những bài học kinh nghiệm từ lần

thất bại đó để thành công trong lần sau.
5


Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Người có tài mà không có đức là kẻ vô
dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Cũng tương tự như vậy
trong lý thuyết quản trị, một người lãnh đạo giỏi cũng cần phải hội tụ đủ 3 yếu tố tâm,
tầm, tài; nếu thiếu một trong ba yếu tố trên sẽ rất khó để dẫn đến thành công.
Từ những nhận định trên, có thể thấy rằng: công việc của một người lãnh đạo rất
khó khăn, đòi hỏi ở người lãnh đạo rất nhiều kỹ năng để hoàn thành tốt công việc và
đặc biệt là phải hội tụ đủ 3 yếu tố “TÂM – TẦM – TÀI”.
2. Các giải pháp trong nội bộ doanh nghiệp để đảm bảo thực hiện đầy đủ 3 nội
dung trên
Không thể phủ nhận rằng năng lực lãnh đạo (tổng hòa gồm ba yếu tố: TÂM –
TẦM – TÀI) là yếu tố then chốt dẫn tới năng suất và lợi nhuận của tổ chức, hay nói
cách khác, đó là mối liên hệ khăng khít giữa hiệu quả lãnh đạo với nhiệt huyết nhân
viên, lòng trung thành của khách hàng và sức mạnh của tổ chức
Nhân tố tồn tài của một tổ chức là tạo ra được môi trường cho phép nhân viên
làm việc với lòng đam mê và thực hiện công việc hiệu quả bằng cách quan tâm đến
nhân viên, lãnh đạo để cho họ tạo ra mội trường tốt nhất đối với khách hàng. Do đó, để
nâng cao năng lực lãnh đạo thì yếu tố văn hóa doanh nghiệp và lấy nhân viên làm
trọng tâm đóng vai trò hết sức quan trọng.
2.1. Nhóm giải pháp về xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp có thể hiểu nôm na là hệ thống những giá trị mà toàn thể
thành viên doanh nghiệp cùng chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo nhằm thực
hiện sứ mệnh mà doanh nghiệp đang theo đuổi. Những giá trị bất thành văn đó được
thể hiện ra bên ngoài qua triết lý kinh doanh của doanh nghiệp, hay các quy tắc ứng xử
giữa các thành viên trong doanh nghiệp với nhau và qua cả những yếu tố hữu hình như
môi trường làm việc, cơ sở vật chất, đồng phục hay ấn phẩm truyền thống của doanh
nghiệp.

Nhiều người có kinh nghiệm đều khẳng định rằng văn hóa doanh nghiệp chính là
tài sản vô hình quý giá góp phần tạo nên thành công cho doanh nghiệp. Có thể ví von
văn hóa doanh nghiệp như là phần móng của một căn nhà, tuy “vô hình” nhưng lại có
ảnh hưởng vô cùng to lớn. Chắc móng thì mới vững nhà.
6


- Xây dựng văn hóa công ty trước khi đề ra các chiến lược kinh doanh. Theo
nghiên cứu của trường Kinh tế học London (London School of Economics), văn hóa
có ảnh hưởng đến các yếu tố tạo nên sự thành công của các chiến lược kinh doanh gấp
8 lần so với bản thân chiến lược kinh doanh. Một khi những giá trị và niềm tin chuyển
tải qua văn hóa doanh nghiệp được chia sẻ giữa doanh nghiệp và nhân viên thì nó sẽ
trở thành động lực thúc đẩy từng nhân viên làm việc hết mình vì sự thành công của
doanh nghiệp. Cần phải nhớ “tề gia” trước khi tính đến chuyện “bình thiên hạ”.
- Xây dựng và tổ chức tốt văn hóa doanh nghiệp, biến nó thành động lực cho sự
thành công của doanh nghiệp.
- Người lãnh đạo với vai trò đầu tàu phải là những “kiến trúc sư” xây dựng và
phát triển văn hóa doanh nghiệp. Lãnh đạo doanh nghiệp là người thắp lửa phải giữ
lửa, không nên khoán trắng việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho bộ phận nhân sự
hoặc nhà tư vấn.
2.2. Nhóm giải pháp về xây dựng đội ngũ nhân viên
- Xây dựng những chính sách nhân sự lấy nhân viên làm trung tâm. Bên cạnh đó,
một hệ thống truyền thông nội bộ hiệu quả nhằm giúp mọi nhân viên đều hiểu rõ các
giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh, tầm nhìn của doanh nghiệp cũng như bản chất công
việc mà nhân viên đảm nhiệm.
- Tạo dựng năng lực lãnh đạo cho nhân viên. Theo GS. Dave Ulrich, một trong
những người được coi là có ảnh hưởng lớn nhất thế giới về lĩnh vực nhân sự, khẳng
định rằng điều làm nên sức mạnh và uy danh của một doanh nghiệp không còn là
người đứng đầu công ty (leaders) mà nằm ở năng lực lãnh đạo của cả đội ngũ
(leadership).

- Gắn liền công tác đào tạo đội ngũ với công tác quy hoạch nhân sự và chiến lược
phát triển nhân lực. Khi quy hoạch lại nguồn nhân lực thì điều quan trọng nhất là phải
xác định được ai là nhân sự phù hợp. Yếu tố số 1 là phù hợp (chứ không phải là tài
năng). “Phù hợp” thể hiện ở 3 khía cạnh: phù hợp về văn hóa, phù hợp về công việc,
phù hợp về kỳ vọng.

7


- Sau khi xác định là phù hợp hay không thì mới đưa vào quy hoạch và thực hiện
quy hoạch, lúc đó mới biết là nên giữ ai, tuyển ai, thôi hợp tác với ai hoặc sẽ điều
chuyển nhân sự như thế nào.
- Thực hiện chính sách đào tạo để giúp cho toàn đội ngũ phát triển năng lực
thông qua các kênh đào tạo: đào tạo thông qua công việc, đào tạo tại doanh nghiệp và
gửi đi đào tạo tại các trường lớp.
2.3. Nhóm giải pháp về bản thân người lãnh đạo
Các kỹ năng người lãnh đạo cần trau dồi:
- Biết lắng nghe những người dưới quyền. Trong hoạt động quản lý doanh
nghiệp, kỹ năng biết lắng nghe ý kiến của người dưới quyền là một nghệ thuật, một
nghệ thuật không đơn giản và không phải người lãnh đạo nào cũng có thể thực hiện
được.
- Kiên nhẫn và biết thuyết phục. Khả năng thuyết phục của người lãnh đạo rất
cần thiết trong việc cảm hóa và sử dụng những người đứng đầu các nhóm đối lập trong
tổ chức, để biến họ trở thành những người có cùng định hướng và hành động với tập
thể. Để cảm hóa được những cá nhân này, đòi hỏi người lãnh đạo không chỉ có khả
năng thuyết phục mà còn phải có lòng kiên nhẫn.
- Lòng nhân ái và sự quan tâm đối với mọi người. Lòng nhân ái và sự quan tâm
là một nhiệm vụ không thể thiếu được trong hoạt động quản lý của nhà lãnh đạo.
Người lãnh đạo tốt là người có tình yêu thương, có lòng nhân ái với mọi người trong tổ
chức do người đó quản lý. Có thể nói, người lãnh đạo cần sử dụng linh hoạt và có hiệu

quả tình cảm của mình để tạo nên những mối quan hệ có hiệu quả nhất với các thành
viên.
- Đánh giá những người dưới quyền. Việc đánh giá con người là một việc phức
tạp và khó khăn, là một nghệ thuật mà không phải người lãnh đạo nào cũng làm được.
- Sử dụng lời khen với cấp dưới. Lời khen ngợi chân thành của người lãnh đạo sẽ
có tác dụng động viên, khuyến khích những người dưới quyền phấn khởi, làm việc
hăng hái hơn và giảm đi những khuyết điểm của họ.

8


- Phong cách làm việc của người lãnh đạo. Mỗi phong cách làm việc đều có
những mặt mạnh và điểm yếu, nên trong quản lý doanh nghiệp, người lãnh đạo không
nên tuyệt đối hóa một phong cách nào, mà phải biết kết hợp hài hòa, hợp lý các phong
cách lãnh đạo khác nhau.
3. Ví dụ minh họa
Những năm đầu mới thành lập, Công ty CP Môi trường Việt Úc hoạt động chủ
yếu tại TP.HCM trong lĩnh vực xử lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại, tái
sinh, tái chế chất thải. Dưới sự dẫn dắt của ông Nguyễn Ngọc Châu – Tổng Giám đốc,
sau 15 năm hình thành và phát triển, Việt Úc từ một công ty nhỏ đã trở nên lớn mạnh,
vươn lên là thương hiệu uy tín hàng đầu trong lĩnh vực xử lý chất thải với thị trường
trải rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước, là biểu tượng của Doanh nghiệp Xanh –
Sạch – Phát triển bền vững.
Sinh ra trong một gia đình đông anh em tại Bến Tre, trải qua thời kỳ chiến tranh
ác liệt, sau khi tốt nghiệp lớp 12, do hoàn cảnh gia đình, ông không có điều kiện tiếp
tục theo đuổi con đường học Đại học mà bước vào cuộc sống mưu sinh, vật lộn với
mọi khó khăn, gian khổ để tồn tại và tìm hướng phấn đấu đi lên. Công tác tại Cơ quan
Nhà nước, học tiếp để lấy bằng Đại học rồi ra thành lập công ty riêng, chưa bao giờ
cho mình một phút ngưng nghỉ và “ngủ quên trên đỉnh vinh quang”. Với ông, sống là
luôn luôn cố gắng, phấn đấu và phấn đấu hơn nữa.

Năm tháng và dòng chảy không ngơi nghỉ của cuộc sống cùng với quy luật khắc
nghiệt của thương trường đã thử thách, va đập vào ông, từ đó hội tụ trong ông một tư
duy, một phong thái đĩnh đạc, một phẩm chất vàng của một doanh nhân bản lĩnh: mềm
mại nhưng không thiếu phần quyết đoán, gần gũi mà nguyên tắc, một nghệ nhân xuất
sắc cả trong đời sống và kinh doanh.
Ở ông luôn toát lên ngọn lửa của đam mê và cống hiến, học hỏi và nghiên cứu
không ngừng nghỉ. Từ năm 2011 – 2016, Công ty CP Môi trường Việt Úc đã có nhiều
dự án xử lý chất độc màu dan cam – dioxin ở 2 địa phương Bình Định và Đà Nẵng.
Ông đặt rất nhiều tâm huyết với mong muốn góp phần công sức nhỏ bé của mình
nhằm nhanh chóng đưa những điểm nóng ô nhiễm thoát khỏi vùng đỏ ô nhiễm Dioxin
trên toàn cầu.
9


Những đóng góp không ngừng nghỉ của cá nhân ông Nguyễn Ngọc Châu cũng
như toàn thể cán bộ - công nhân viên Công ty CP Môi trường Việt Úc đã được ghi
nhận bằng nhiều bằng khen của các cấp lãnh đạo, bản thân ông cũng chứng tỏ được
mình là nhà lãnh đạo vừa có tài, vừa có tầm.
Một nhà lãnh đạo tài ba không chỉ có “tầm” mà còn phải có “tâm”. Cùng với
những trăn trở làm sao để công ty ngày càng vững mạnh và phát triển, ông không
ngừng tìm cách nâng cao đời sống cho cán bộ nhân viên công ty. Ông quan tâm cải
thiện đời sống nhân viên từ bữa ăn tới chỗ ở, luôn có những chính sách giúp đỡ những
nhân viên có hoàn cảnh khó khăn.
Ông còn là người chú trọng tính hiệu quả, sáng tạo, tìm tòi cùng với sự chịu
thương chịu khó và chú trọng tới đào tạo nhân lực. Rất nhiều nhân viên trong công ty
được ông tạo điều kiện học hỏi nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cũng như tay nghề kỹ
thuật. Vì vậy với nhân viên Công ty CP Môi trường Việt Úc, Tổng Giám đốc Nguyễn
Ngọc Châu không chỉ là người lãnh đạo gần gũi, thân thiết mà còn là ngọn lửa truyền
cảm hứng cho họ phấn đấu vươn lên.
Trải qua nhiều năm cơ cực, phấn đấu đi lên từ hai bàn tay trắng nên ông rất thấu

hiểu nỗi thống khổ của những người có hoàn cảnh khó khăn. Với tấm lòng nhân ái và
tâm niệm về một chữ “nhân”, ông luôn âm thầm làm việc thiện, từ xây dựng nhà tình
thương cho những cảnh đời cơ cực tai quê hương ông hay đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ
điều gì có ích để giúp đỡ những người còn nhiều bất hạnh.

10



×