Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

tiểu luận cao học XỬ LY TÌNH HUỐNG CHÍNH TRỊ nghiên cứu về điểm nóng chính trị xã hội ở huyện mường nhé, tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.72 KB, 54 trang )

MỞ ĐẦU
1. Ly do chọn đề tài.
Với tinh thần đoàn kết toàn dân tộc, đã đem lại sự độc lập cho dân tộc
Việt Nam, mở ra một kỷ nguyên mới cho sự phát triển đất nước. Thắng lợi
trong đấu tranh giữ vững chủ quyền quốc gia, bảo vệ chính quyền cách mạng,
bảo toàn những thành tựu nhân dân ta đã đạt được chứng tỏ thể chế chính trị
vững mạnh, có khả năng tổ chức, lãnh đạo nhân dân tự bảo vệ mình và bảo vệ
các thành quả cách mạng để tiệp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Chúng ta đã đạt được nhiều kết quả trong xây dựng cơ sở vật chất ban
đầu của chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, xây dựng con
người mới trong điều kiện khó khăn, gian khổ của hai cuộc kháng chiến giành
độc lập dân tộc và những năm đầu sau khi thống nhất đất nước. Sau gần 30
năm thực hiện đường lối đối mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, thể chế
chính trị đã tổ chức, lãnh đạo, động viên nhân dân giành được những thắng lợi
quan trọng, cơ sở hạ tầng về kinh tế, xã hội được củng cố, xây dựng hiện đại,
tạo tiền đề vững chắc cho giai đoạn phát triển cao đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Uy tín và cị thế của nhà nước ta không ngừng được
nâng cao trên trường quốc tế.
Cùng với sự nghiệp phát triển, đổi mới đất nước đã đưa lại cho cách
mạng nước ta những thành tựu to lớn và rất đáng tự hào, Việt Nam cũng gặp
không ít những khó khăn, phức tạp, tiêu cực làm cẳn trỏ sự ổn định, phát triển
của xã hội, của đất nước. Trong đó có một số vấn đề nổi bật như: tham nhũng,
tranh chấp đất đai, biểu tình tôn giáo, vấn đề mua bán và vận chuyển ma túy
trái phép,…Các vấn đề này đã trở thành những điểm nóng, điểm nóng chính
trị - xã hội tại các địa phương trong cả nước. Điều này tạo nên sự bất ổn định,
trật tự an ninh xã hội, gây khó khăn trong hoạt động lãnh đạo, quẩn ly của
Đảng và Nhà nước.

1



Tỉnh Điện Biên, một tỉnh miền núi của Việt Nam, giáp ranh với Trung
Quốc và Lào, dan số chủ yếu là người dân tộc, trình độ dân trí chưa cao, luôn
là nơi thu hút sự chú y của các thế lực thù địch, bọn phản động lợi dụng để
tiến hành nhiều hoạt động chống phá chính quyền cách mạng. Trong những
năm qua, trên địa bàn tỉnh đã diễn ra nhiều hoạt động dưới sự chỉ đạo của
những kẻ cực đoan, thế lực phản động gây nên mất ổn định trật tự xã hội, gây
ảnh hưởng tới sự phát triển. Đặc biệt là điểm nóng về vụ tụ tập đông người
biểu tình ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, nó lôi kéo hàng ngàn người
tham gia để chống đối chính quyền. Đòi hỏi chính quyền địa phương phải kịp
thời ứng phó, có cách giải quyết phù hợp để ổn định lại tình hình ở địa
phương, cũng như sự phát triển chung của đất nước.
Với những ly do trên, tôi cho rằng: “ Nghiên cứu về điểm nóng chính
trị - xã hội ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên” là một vấn đề cấp thiết có
y nghĩa ly luận và thực tiễn. Vì mỗi một lần nghiên cứu về một điểm nóng
chính trị - xã hội, là một lần giúp chúng ta tìm ra những quan điểm mới, rút ra
những bài học kinh nghiệm mới để giải quyết tình huống chính trị khi xảy ra
được tốt hơn.
2. Tình hình nghiên cứu.
Đối với chính trị nói chung, chuyên ngành chính trị học nói riêng, ở Việt
Nam chưa phổ biến và được quan tâm nhiều như ở phương Tây. Cho nên việc
tìm hiểu về chính trị cũng như xử ly các điểm nóng chính trị xã hội chưa thu
hút được sự quan tâm của cán bộ, công nhân viên chức cũng như công chúng.
Việc nghiên cứu về chúng diễn ra trong phạm vi hẹp, chủ yếu là các cơ quan,
đơn vị có liên quan, những người có hứng thú mới tìm hiểu về chúng.
Có thể kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu về điểm nóng chính trị - xã
hội của các tác giả như: Điểm nóng chính trị - xã hội quy trình và giải pháp
của lực lượng công an tham gia vào giả quyết điểm nóng luận văn của Lê
Xuân Dung (Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2000); Tổng kết
thực tiễn về xử ly điểm nóng chính trị - xã hội của PGS.TS Lê Hữu Nghĩa
2



(chủ biên); Điểm nóng chính tri - xã hội ở nông thôn đồng bằng sông Hồng –
đặc điểm, nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm luận văn thạc sĩ của
Nguyền Thị Mai Anh ( Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2002); và
một số ít luận văn nghiên cứu về điểm nóng chính trị - xã hội ở các tỉnh thành
khác ở nước ta.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục tiêu: Nghiên cứu tìm hiểu diễn biến, chỉ rõ nguyên nhân phát sinh
điểm nóng trong cuộc biểu tình của đồng bào dân tộc H’mông ở huyện
Mường Nhé tỉnh Điện Biên. Từ đó đề ra những giải pháp nhằm ổn định đời
sống nhân dân, tránh tình trạng lại xảy ra điểm nóng chính trị gây mất trật tự
an ninh xã hội.
Nhiệm vụ nghiên cứu: để đạt được mục tiêu đề tài cần tập trung thực
hiện các nhiệm cụ sau:
• Làm rõ cơ sở ly luận về điểm nóng chính trị-xã hội.
• Khái quát diễn biến, mức độ về điểm nóng chính trị-xã hội ở
huyện Mường Nhé.
• Xác định nguyên nhân làm nảy sinh điểm nóng ở huyện Mường
Nhé. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, đề bạt những giải pháp
ổn định chính trị-xã hội, làm cho điểm nóng không phát sinh.
4. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu điểm nóng chính trị - xã hội ở huyện Mường
Nhé, tỉnh Điện Biên.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp chung: Phương pháp luận Mac-Lenin, để xem xét tính
chính xác và khoa học trong đề tài nghiên cứu.
Phương pháp cụ thể:
+ Phương pháp thu thập tài liệu: Tổng hợp những tài liệu liên quan đến điểm
nóng chính trị trong vụ bểu tình của đồng bào H’mông ở Mường Nhé tỉnh

Điện Biên.
3


+ Phương pháp phân tích: Phân tích quy trình xử ly điểm nóng chính trị - xã
hội ở Mường Nhé, nhằm nắm bắt nguyên nhân, diễn biến và cách giải quyết
điểm nóng.
+ Phương pháp so sánh: Dựa trên diễn biến điểm nóng ở Mường Nhé đem so
sánh với các điểm nóng chính trị khác, mức độ ảnh hưởng của nó tới đời sống
xã hội.
6. Cấu trúc đề tài.
Đề tài gồm phần mở đầu, kết luận, nội dung gồm 3 chương 10 tiết.

4


NỘI DUNG
CHƯƠNG I. VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐIỂM NÓNG
CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
1.1: Khái quát về Điện Biên.
Điện Biên là tỉnh miền núi, biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, là vị trí
chiến lược an ninh, quốc phòng của cả khu vực miền Tây Bắc.Có diện tích tự
nhiên là 9.562,9 km2; gồm 9 đơn vị hành chính: 1 thành phố ( TP Điện Biên
Phủ), 1 thị xã (TX Mưòng Lay), 7 huyện (huyện Điện Biên, huyện Điện Biên
Đông, huyện Mường Ảng, huyện Mường Chà, huyện Mường Nhé, huyện Tủa
Chùa và huyện Tuần Giáo).
Dân số toàn tỉnh đến nay trên 52 vạn người gồm 19 dân tộc sinh sống,
trong đó dân tộc Thái chiếm 37,99 %, dân tộc Mông chiếm 34,8 %, dân tộc
Kinh chiếm 18,42 %, dân tộc Khơ Mú 3,3%, còn lại là các dân tộc khác.
Điện Biên là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia

Trung Quốc và Lào, trong đó biên giới Việt - Lào dài 360 km và biên giới
Việt - Trung dài 40,681 km. Trên tuyến biên giới Việt - Lào có 2 cửa khẩu đã
được mở là cửa khẩu quốc gia Huổi Puốc, cửa khẩu quốc tế Tây Trang. Trên
tuyến biên giới Việt - Trung sẽ mở cặp cửa khẩu A Pa Chải - Long Phú thành
cửa khẩu quốc gia; là đầu mối giao lưu của vùng Tây Bắc Việt Nam với các
tỉnh Bắc Lào và Tây Nam Trung Quốc.
Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao, mùa Đông tương đối
lạnh và ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều với các đặc tính diễn biến thất
thường, phân hoá đa dạng,ít chịu ảnh hưởng của bão, chịu ảnh hưởng của gió
tây khô và nóng.
Điện Biên nằm ở khu vực đầu nguồn 3 con sông lớn của cả nước là:
Sông Đà, sông Mã và sông Mê Kông.
Trong đó:Sông Đà ở phía Bắc tỉnh (giáp với tỉnh Lai Châu mới) bắt
nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) chảy qua các huyện: Mường Nhé, Mường
5


Chà, Tủa Chùa, Tuần Giáo và thị xã Mường Lay, hệ thống sông Mã có các
phụ lưu chính là sông Nậm Khoai (huyện Tuần Giáo) và sông Nậm Mạ
(huyện Điện Biên), hệ thống sông Mê Kông với các nhánh chính là sông Nậm
Rốm, Nậm Núa. Sông Nậm Rốm bắt nguồn từ Bắc huyện Điện Biên qua
thành phố Điện Biên Phủ - Pa Thơm (huyện Điện Biên) rồi chảy sang Lào.
Sông Nậm Núa bắt nguồn từ Mường Nhà chảy theo hướng Nam - Bắc sau đó
chuyển sang hướng Đông - Tây và gặp sông Nậm Rốm ở lòng chảo Điện Biên
rồi chảy sang Lào.
Nói tới Điện Biên là nói tới một địa danh gắn liền với chiến thắng lịch sử
Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” cùng với các giá trị
văn hoá đậm đà bản sắc của các dân tộc cùng các danh thắng, đã tạo cho Điện
Biên có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, hấp dẫn và là tỉnh giàu tiềm
năng du lịch, đặc biệt Điện Biện có tài nguyên du lịch tự nhiên khá lớn. Được

thiên nhiên ưu đãi với địa hình đa dạng, nhiều sông, hồ và những cảnh quan
đẹp... Các tài nguyên du lịch tự nhiên quan trọng ở Điện Biên phải kể đến: hồ
Pa Khoang, rừng nguyên sinh Mường Nhé, Mường Toong, rừng Mường
Phăng, động Pa Thơm, động Thẩm Púa, những thác nước trong mát, những
cảnh quan tự nhiện kỳ vĩ và tương lai không xa còn có hồ thủy điện Sơn La...
Đây là những điều kiện lý tưởng để Điện Biện phát triển các loại hình du lịch
đa dạng và hấp dẫn.
Điện Biên có nhiều di tích lịch sử, tiêu biểu là các di tích như: Tháp
Mường Luân, một công trình văn hoá từ thế kỷ 16 ở Điện Biên, thành Tam
Vạn, thành Bản Phủ và đền thờ Hoàng Công Chất…. Nổi bật nhất là hệ thống
di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ gồm: Sở chỉ huy chiến dịch Điện
Biên Phủ - Mường Phăng; các cứ điểm Him Lam, Bản Kéo, ĐộcLập; Các đồi
A1, C1, D1, E1 và khu trung tâm tập đoàn cứ điểm của Pháp (Khu hầm Đờ
cát), đã được Chính Phủ Việt Nam ưu tiên khoanh vùng bảo tồn, đầu tư phục
hồi là những tài sản vô cùng quý giá để khai thác phát triển du lịch lịch sử.

6


Đáng lưu ý, Điện Biên còn có tiềm năng văn hóa phi vật thể, với 19 dân
tộc anh em chung sống, mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng rất đa dạng,
hiện nay vẫn còn giữ được các phong tục tập quán vốn có, những thiết chế
văn hóa xã hội truyền thống của từng dân tộc như: thiết chế Bản mường của
người Thái dựa trên lãnh thổ công, thiết chế dòng họ của người Mông...;
những phong tục tập quán trong sản xuất, sinh hoạt và trong tín ngưỡng, hội
hè của mỗi dân tộc, cùng với những món ăn đặc sản mang đậm nét của vùng
Tây Bắc... là những tài nguyên du lịch nhân văn rất hấp dẫn đối với du khách,
nhất là các du khách quốc tế. Thêm vào đó, tinh thần mến khách và lòng nhiệt
thành của con người Điện Biên cũng là nền tảng vững chắc cho ngành du lịch
phát triển.

Bên cạnh các tiềm năng du lịch trong nội tỉnh, với vị trí địa lý khá đặc
biệt, Điện Biên có thể mở rộng liên kết với các địa phương trong vùng và cả
nước, đặc biệt là liên kết với cố đô Luông Prabang của Lào và tỉnh Vân Nam
Trung Quốc để hình thành tour du lịch hấp dẫn qua các cửa khẩu trên địa bàn.
Ngoài ra, tỉnh Điện Biên còn có lợi thế lớn về tiềm năng đất đai, tiềm
năng lớn về rừng; tài nguyên khoáng sản cũng được đánh giá là đa dạng về
chủng loại. Ngoài tỉnh còn có sân bay Điện Biên đang được nâng cấp và mở
rộng, đồng thời còn có nhiều tiềm năng để phát triển thủy điện và các nguồn
điện năng khác.
1.2: Một số vấn đề l‎y l‎uận về điểm nóng xã hội và điểm nóng chính
trị-xã hội.
- Khái niệm điểm nóng.
Xét theo phạm vi rộng: Điểm nóng là nơi tập trung cao độ cần được giải
quyết, hoặc nơi diễn ra tình hình xung đột căng thẳng. Như vậy điểm nóng có
thể xảy ra ở những nơi, những vùng có mâu thuẫn xung đột gay gắt giữa các
lực lượng chính trị, quân sự trong một hay giữa nhiều quốc gia.
Xét theo phạm vi hẹp, điểm nóng có thể diễn ra ở một lĩnh vực nào đó
hay xảy ra trên một địa bàn dân cư nhất định.
7


-Khái niệm điểm nóng xã hội.
Điểm nóng xã hội là đời sống xã hội trong trạng thái không bình
thường, bất ổn định, rối loạn, diễn ra sự xung đột, chống đối giữa các lực
lượng với những hành vi không còn tự kiềm chế được, đã vượt ra ngoài hoặc
có khả năng vượt ra ngoài khuôn khổ của pháp luật và chuẩn mực văn hóa
đạo đức, diễn ra một địa điểm, trong thời gian nhất định và có khả năng lan
tỏa sang nơi khác.
Điểm nóng xã hội xảy ra thường có những biểu hiện nổi bật sau đây:
• Đời sống xã hội trong trạng thái không bình thường, bất ổn định, có lúc

rối loạn.
• Sự phản ứng, xung đột của đám đông, của các lực lượng không còn tự
kiềm chế được trở thành sức mạnh, áp lực chống đối lẫn nhau.
• Hành vi của đám đông quần chúng đã vượt ra ngoài hoặc có khả năng
vượt ra ngoài khuôn khổ pháp luật và chuẩn mực văn hóa đạo đức.
• Diễn ra trong không gian và thời gian nhất định, có khả năng lan tỏa
sang nơi khác.
Nhìn chung điểm nóng xã hội thường được thể hiện qua các hình thức như
khiếu nại, tố cáo đông người, biểu tình, bãi công…
Như vậy điểm nóng là những biểu hiện phản ánh sự bất ổn định trong đời
sông xã hội đến mức có nguy cơ phá vỡ trật tự an toàn xã hội, chứa đựng
những khả năng chuyển hóa thành những vấn đề chính trị.
- Khái niệm điểm nóng chính trị-xã hội.
Điểm nóng chính trị-xã hội là điểm nóng xã hội diễn ra trong lĩnh vực
chính trị-xã hội khi mà sự chống đối của đám đông quần chúng đã hướng trực
tiếp vào người nắm uyền lực chính trị, cơ quan quyền lực và thể chế chính
sách của chính quyền nhà nước.
Điểm nóng xã hội trong các lĩnh vực khác đều có khả năng trực tiếp trở
thành điểm nóng chính tri-xã hội.

8


Ví dụ: vấn đề dân tộc, tôn giáo: các lực lượng phản động lôi kéo thành phần
dân tộc kém hiểu biết theo đạo, thành lập chính quyền riêng, chống đối đường
lối của Đảng, nếu không giải quyết tốt sẽ trở thành điểm nóng chính trị-xã
hội, vấn đề này đã từng xảy ra ở Tây Nguyên, Tây Bắc…gây nên những xung
đột lớn.
Điểm nóng xã hội cũng có thể phát sinh trực tiếp từ chính lĩnh vực
chính trị. Điểm nóng xã hội có thể có nguồn gốc từ những tranh chấp dân sự,

từ sự khiếu kiện của nhân dân không được giải quyết kịp thời, để dây dưa kéo
dài, gây kích động mâu thuẫn và bùng phát thành điểm nóng.
Nhìn chung, điểm nóng xã hội với điểm nóng chính trị-xã hội thường
hay phát sinh vào các thời kỳ khủng hoảng kinh tế-xã hội hoặc chính trị-xã
hội. Do đó, để điểm nóng không xảy ra cần giải quyết tôt những tranh chấp về
mặt dân sự, giải quyết kịp thời những khiếu kiện của nhân dân, ngăn ngừa sự
chống đối của các lực lượng phản động.
Ở nước ta hiện nay, điểm nóng chính trị - xã hội bắt nguồn từ những
hình thức chống đối của đám đông dân chúng như sau :
- Chuyển mâu thuẫn dân sự sang chống đối chính quyền. Khi điểm
nóng xã hội bùng phát, chính quyền sở tại không có biện pháp hữu hiệu dập
tắt kịp thời. Lợi dụng tình hình ấy, các phần tử nào đó kích mâu thuẫn lên đến
đỉnh điểm, xúi dục và lèo lái đám đông chuyển hướng trực tiếp vào chống đối
quyền lực nhà nước một cách công khai cho điểm nóng lan rộng thêm thành
điểm nóng chính trị - xã hội, đe dọa sự bền vững của chế độ.
- Chống đối cá nhân hay nhóm người đương quyền. Với lý do cá nhân
hay nhóm người dương quyền đã phạm tội hay không còn đủ phẩm chất cần
thiết để thực hiện nhiệm vụ được giao, họ yêu cầu cấp có thẩm quyền xử lý
hay thay đổi người khác tốt hơn..
- Chống đối một cơ quan quyền lực nhà nước. Với danh nghĩa bảo vệ
công lý, họ cho rằng trong quá trình điều hành quyền lực công, cơ quan quyền

9


lực nhà nước đã không làm tròn trọng trách hay xâm hại đến quyền lợi của
nhân dân. Từ đó, họ đòi củng cố, thay đổi chức năng hay xóa bỏ cơ quan ấy.
- Chống đối chính sách, pháp luật hiện hành. Mệnh danh vì lợi ích cộng
đồng, họ cho rằng một chính sách cụ thể hay một đạo luật nào đó không còn
phù hợp với điều kiện đã thay đổi hay đã gây bất lợi cho giới mình. Cho nên,

họ đấu tranh đòi sửa chữa, bổ sung hay xóa bỏ hoặc ban hành chính sách, luật
mới.
- Chống đối thể chế chính trị xã hội. Với chiêu bài đấu tranh cho tự do
dân chủ, sự chống đối này hướng vào việc thay đổi căn bản hệ thống định chế
chính trị, thiết chế tổ chức, phương thức vận hành của hệ thống chính trị xã
hội; mà thực chất là đòi thay đổi chủ thể quyền lực chính trị xã hội.
Nhìn chung, hình thức phổ biến nhất là những cuộc khiếu kiện tập thể vượt
cấp, những cuộc biểu tình của quần chúng quy mô có tổ chức, có sự chỉ đạo
chặt chẽ với những yêu sách hướng trực tiếp vào quyền lực chính trị của xã
hội mà trọng tâm là quyền lực nhà nước.
Vậy, “Điểm nóng chính trị - xã hội” là thời điểm diễn ra sự chống đối
của đám đông dân chúng đã trực tiếp hướng thẳng vào quyền lực nhà nước,
đe dọa sự bền vững của chế độ.

10


CHƯƠNG II. XỬ LÝ ĐIỂM NÓNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở
HUYỆN MƯỜNG NHÉ, TỈNH ĐIỆN BIÊN.
2.1. Khái quát về huyện Mường Nhé.
Thành lập năm 2002 theo nghị định số 08/NĐ-CP của Chính phủ Việt
Nam, huyện Mường Nhé có 165 km biên giới với Lào và gần 50 km biên giới
với Trung Quốc, được chính quyền Việt Nam coi là thuộc “vùng sâu, vùng
xa, vùng đặc biệt khó khăn”. Huyện này nằm cách thành phố Điện Biên
khoảng 200km. Mường Nhé là phần gộp lại của sáu xã trước thuộc huyện
Mường Tè (tỉnh Lai Châu) và huyện Mường Lay (nay à huyện Mường Chà)
tỉnh Điện Biên.
Phía Đông Mường NHé là huyện Mường Tè; phía Tây giáp Lào; phía
Nam giáp Lào và huyện Mường Chà; phía Bắc giáp Trung Quốc.
Theo trang web của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ở Việt Nam,

cho đến tháng 3/2009 huyện Mường Nhé có 9.591 hộ với 52.684 nhân khẩu.
Năm 2010 dân số Mường Nhé có khoảng 55.000 người, trong đó 60%
là dân di cư tự do từ các tỉnh miền Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang và
Sơn La. Mỗi năm thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 220 cân thóc.
Trong số 13 dân tộc sinh sống ở đây, người H’mông chiếm đa số với
36.811 nhân khẩu (chiếm 69,9%). Đa số người H’mong tại đây theo đạo Tin
lành.
2.2. Cội nguồn của những phức tạp xảy ra tại Mường Nhé, tỉnh
Điện Biên, thuộc Tây Băc.
Dân tộc Mông là một mục tiêu mà các thế lực phản động tập trung lôi
kéo, kích động, tập hợp lực lượng để chia rẽ dân tộc, chống phá cách mạng.
Nổi lên là tác động phỉ vào vùng biên giới Việt – Lào, tác động của các tổ
chức phản động trong người Mông lưu vong chủ yếu ở Mỹ, các thế lực lợi
dụng tôn giáo, nhất là tin lành, làm bùng nổ vấn đề Vàng Chứ và đạo tin lành
gây xáo động trong nhiều vùng Mông với quy mô lớn, hậu quả nghiêm trọng
11


và chứa đựng nguy cơ manh động, đột xuất. Gần đây trong vùng Tây Bắc nổi
lên một số đạo lạ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, như “Tín ngưỡng
Dương Văn Mình”, đạo “San sư khổ tảo”, đạo “Chữ thập đỏ”, đạo “Sề chù ha
ly lù gia”… Với sự xuất hiện của một số đạo lạ này, các thế lực thù địch đã
kích động, gây ra những mâu thuẫn, bức xúc trong nhân dân, tạo ra các nhân
tố tiềm ẩn gây mất ổn định chính trị trong dân tộc thiểu số vùng biên giới, như
số người ngộ nhận theo đạo lạ “San sư khổ tảo” ở hai tỉnh Hà Giang và Cao
Bằng cho đến nay lên tới khoảng 2.500 người. Đáng chú ý các thế lực thù
địch ngày càng ráo riết tuyên truyền lập “Vương quốc Mông” trong vùng dân
tộc thiểu số ở Tây Bắc có tổ chức và diễn ra trên diện rộng, với các luận điệu
cực kỳ nguy hiểm, như “Mỹ và Vàng Pao sắp đánh nhau với Lào và VN; sắp
có chiến tranh xảy ra, mọi người phải di cư sang Thái Lan để tránh nạn”…

Trong khi đó, tình hình kinh tế – xã hội người Mông đang tích tụ nhiều mâu
thuẫn có thể gây mất ổn định. Đó là tình trạng du canh du cư, di dịch cư tiếp
diễn phức tạp, không chỉ do nguyên nhân kinh tế mà có sự tác động của yếu
tố chính trị và tôn giáo… Những khó khăn tồn tại kéo dài, làm cho lòng dân
không yên, các phần tử xấu dễ lợi dụng kích động gây ra các tình huống manh
động, đột xuất. Do vậy, từ cuối tháng 4, đầu tháng 5-2011, một bộ phận nhân
dân, chủ yếu là đồng bào Mông ở một số bản thuộc các xã Nacôsa, Nà Bủng,
Pa Tần, Quảng Lâm, Nà Khoa, Mường Toong thuộc huyện Mường Nhé (gồm
cả người già, trẻ em và thanh niên), có mang theo lương thực, tư trang cá
nhân kéo về khu vực bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé. Cuối
ngày 01-5 sang đến ngày 02-5-2011, đã có hàng nghìn người kéo về khu vực
này, họ ở nhà dân tại chỗ hoặc dựng lều lán để ở. Nhiều người tự xưng là cứu
thế của người Mông, được “Trời cho quyền năng được lập Vương quốc và chỉ
có lần này thôi”, nhiều kẻ lôi kéo, kích động, tập họp lực lượng để thành lập
“Vương quốc Mông”.
Vấn đề nổi lên ở vùng dân tộc Thái là tác động ngày càng tăng của bên
ngoài thông qua việc tập hợp, sử dụng bọn phản động trong người Thái lưu
12


vong và qua lĩnh vực nghiên cứu Thái học. Cho tới nay số phản động người
Thái gốc Việt ở nước ngoài đang gia tăng chống phá. Được sự hậu thuẫn về
tinh thần và vật chất của các thế lực thù địch, chúng đã tập hợp lực lượng hình
thành các hội, nhóm và xâm nhập về người nắm tình hình, gây cơ sở, kích
động chia rẽ dân tộc, đòi phục hồi “Xứ Thái tự trị”. Ngoài tác động về văn
hóa, hoạt động truyền đạo tin lành đã tác động vào một bộ phận người Thái.
Trong khi đó, ở vùng Thái còn tồn tại những vấn đề bức xúc về đời sống kinh
tế, văn hóa, xã hội mà các thế lực chống phá đang khai thác triệt để.
Các thế lực chống phá gia tăng sử dụng các phương tiện truyền thông
đại chúng để tuyên truyền phá hoại tư tưởng. Nổi lên là sự xuất hiện ngày

càng nhiều các đài phát thanh bằng tiếng các dân tộc thiểu số VN từ nước
ngoài tác động vào vùng Tây Bắc như các chương trình tiếng Mông, tiếng
Thái. Đáng chú ý nhất là các đài tôn giáo từ vệ tinh phủ sóng vào các vùng
dân tộc thiểu số, trong đó có Tây Bắc. Đài “Nguồn sống” phát 22 thứ tiếng và
đang tăng thời lượng chương trình phát tiếng dân tộc. Thời gian qua các đài
nước ngoài thường xuyên phát những tài liệu và các cuộc phỏng vấn những
phần tử lưu vong ở nước ngoài… để cắt xén, thổi phồng, xuyên tạc tình hình
đất nước và khu vực Tây Bắc; một số tài liệu ở trong nước được đưa lên
mạng, đang tán phát rộng rãi trong xã hội ta nhằm gây khó khăn cho sự thống
nhất về tư tưởng trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội.
Thông qua việc tiến hành chiến tranh tâm lý với các thủ đoạn, như:
tung tin, vu khống, phao tin đồn nhảm, phát tán tài liệu… để gây nghi ngờ,
chia rẽ giữa các dân tộc. Các thế lực thù địch tiến hành các thủ đoạn này chủ
yếu diễn ra vào thời điểm trước hoặc đang diễn ra Đại hội Đảng các cấp, bầu
cử đại biểu Quốc hội và Hội Đồng Nhân dân các cấp nhằm kích động, chia rẽ
nội bộ. Hình thức tài liệu thường thông qua viết tay hoặc phôtôcopy để tán
phát tài liệu, trong đó có thư nặc danh, mạo danh nhằm hạ thấp uy tín của
người ứng cử. Tác động thông qua hệ thống bưu chính, viễn thông, như: gửi
bức thư “hạnh phúc” thông qua người thân để nhân bản với các nội dung khác
13


nhau: tuyên truyền tà đạo, mê tín dị đoan… hoặc tải những thông tin trên
mạng Internet về máy điện thoại di động cá nhân, về máy tính cá nhân, trong
đó có những nội dung phản động, đồi trụy… Đồng thời thổi phồng những khó
khăn, phức tạp trong xã hội, xuyên tạc tình hình đất nước, lợi dụng chính sách
tự do tín ngưỡng, dân chủ để vu khống, xuyên tạc… Đã xuất hiện một số
trang web đưa tin có nội dung tuyên truyền không đúng với định hướng tuyên
truyền của Đảng. Ngoài ra chúng còn thông qua những nội dung băng catset,
băng đĩa hình ngoài luồng, băng đĩa không tem, nhãn được nhập lậu từ nước

ngoài vào với những nội dung kích động, bạo loạn, khiêu dâm, đồi trụy, phản
cách mạng. Tác động thông qua văn hóa phẩm xấu, như: Tranh, ảnh, truyện
sách mê tín dị đoan; một số sách có nội dung chính trị xấu; một số đồ chơi
mang tính bạo lực, khiêu dâm. Tác động thông qua thu truyền hình qua chảo
(TVRO): các nội dung được thu từ vệ tinh có nhiều nội dung độc hại mà các
cơ quan chức năng không thể kiểm soát được hiện nay vẫn phát 24/24 giờ.
Thông qua một số tổ chức phi Chính phủ (NGO) nước ngoài để thực
hiện chống phá trên địa bàn Tây Bắc.
Trên địa bàn khu vực Tây Bắc hiện nay có khoảng hơn 80 tổ chức
NGO đang hoạt động tạo chỗ đứng hợp pháp cho sự có mặt thường xuyên của
người nước ngoài ở các vùng dân tộc để nắm tình hình tác động vào nội bộ.
Phần lớn các dự án này tập trung vào những địa bàn trọng điểm, xung yếu
hoặc địa bàn có vấn đề chính trị phức tạp, như: vùng biên giới, vùng cao,
vùng sâu, vùng căn cứ cũ, vùng đã từng xảy ra gây phỉ, gây bạo loạn hoặc
đang có sự xâm nhập trái pháp luật của đạo tin lành. Lợi dụng hoạt động dự
án, một số tổ chức NGO đã dùng một chất để tác động, lôi kéo người dân tộc
thiểu số, tán phát tài liệu, tuyên truyền phát triển đạo trái pháp luật, điển hình
như: Tổ chức “Dịch vụ nhà thờ thế giới” (CWS) tài trợ tiền cho một số thanh
niên người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lai Châu đi học ngoại ngữ, sau đó tuyên
truyền phát triển đạo trái pháp luật; tổ chức “Samaritan’s Purse” lợi dụng việc
tặng quà cho các em ở tỉnh Lào Cai để tán phát các tài liệu, ấn phẩm về đạo
14


tin lành; nhân viên tổ chức “Phát triển Hà Lan” (SNV) đi sâu tìm hiểu về đời
sống tôn giáo của đồng bào Mông ở các tỉnh Điện Biên, Lai Châu.
Lợi dụng chính sách mở cửa của ta, các đối tượng từ nước ngoài tăng
cường câu kết với bọn phản động trong nước nhằm từng bước gây ảnh hưởng,
tạo ra các khuynh hướng tư tưởng đối lập, khi có thời cơ sẽ tổ chức thành lực
lượng chính trị, tập hợp quần chúng bên trong kết hợp với tạo dư luận quốc tế

gây sức ép đòi thay đổi chính sách, đòi tự trị, ly khai dân tộc. Trước tác động
của các thế lực thù địch bên ngoài, số đối tượng bên trong đã ngóc đầu dậy
tập hợp lực lượng hoạt động chống đối dưới nhiều hình thức. Tại khu vực Tây
Bắc, số đối tượng phản động tập trung tuyên truyền, phát tán tài liệu, trực tiếp
móc nối, phát triển tín đồ, lôi kéo cán bộ cốt cán ở cơ sở, người có uy tín
trong vùng đồng bào dân tộc theo địch. Đồng thời chúng tiến hành gây phỉ,
xưng đón Vua như ở Mường Nhé vừa qua. Hoạt động của bọn phỉ Vàng Pao
ở Lào tác động vào một số vùng Mông của ta ở biên giới Việt – Lào. Do bị
tác động bởi các luận điệu tuyên truyền, đã có khá nhiều người là dân tộc
thiểu số ở trong vùng Tây Bắc di cư trái phép sang Lào.
2.3. Quy trình xử l‎y điểm nóng chính trị - xã hội ở Mường Nhé,
tỉnh Điện Biên.
2.3.1: Nắm bắt diễn biến điểm nóng.
Trên thực tế, trong các ngày từ 30/4 đến 6/5/2011, trên một số địa bàn
thuộc huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, một số phần tử cực đoan đã dùng
nhiều thủ đoạn kích động, lừa mỵ về sự xuất hiện “thế lực siêu nhiên” nhằm
lôi kéo, cưỡng bức hàng ngàn đồng bào dân tộc Mông từ nhiều nơi kéo về khu
vực bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, để thực hiện âm mưu
phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
Ông Giàng A Co, dân tộc Mông, trú tại bản Huổi Khon, xã Nậm
Kè cho biết:Vào khoảng 20 giờ ngày 29-4-2011, có 4 người đàn ông lạ mặt
đến nhà ông Giàng A Co. Cả gia đình ông không biết họ từ đâu tới và không
biết tên tuổi của những người này. Họ tự ý mang một số vật dụng như âm ly,
15


loa đài, dây điện, thóc gạo… vào để trong nhà và cử hai thanh niên đứng gác
ở cửa, không cho gia đình ông Giàng A Co vào trong nhà, cũng không cho gia
đình ông và hàng xóm ra khỏi khu vực bản. Họ ngang nhiên chiếm nhà ông
để chứa vật dụng, phương tiện phục vụ cho mục đích xấu…

Từ khi số người lạ mặt vào bản, nhà ông Co bị mất trộm khoảng 20 con
gà, mất hết dao rựa làm rẫy… Biết tụ tập đông người làm việc xấu, là vi phạm
pháp luật, nhưng vì họ đông người, không cho đi làm nương, làm rẫy mà bắt
ép phải đi theo nên mọi người đành phải chịu.
Sáng sớm ngày 01-5-2011, bản Huổi Khon ngàn đời thanh vắng bình
yên bỗng nhiên nhộn nhịp bước chân người. Trên con đường độc hiểm trở
treo trên vách núi chạy song song với sông Nậm Nhé, từng đoàn người Mông
đang di chuyển khẩn trương, trong đoàn có cả người già, trẻ em, thanh niên,
phụ nữ. Họ đi bộ và có cả những người trở nhau trên xe máy. Họ mang theo
tư trang, quần áo, lương thực, nồi niêu, và như thói quen bất biến mỗi thanh
niên lại lắc lẻo bên hông một con dao đi rừng. Có người còn vác theo sung
kíp, cung tên. Họ ra từ các xã Nà Bủng, Mường Tong, Pa Tần, Quảng Lâm,
Nacosa thuộc huện Mường Nhé. Đoàn di dân tuy đông nhưng không ồn ào lũ
lượt tiến lên khu đồi phía trái ngã ba Huổi Khon. Đây là vùng đồi trọc đang
trồng ngô, lúa, sắn. Đoàn người rầm rập đạp đổ cây cỏ, túa ra chiếm giữ khắp
khu đồi. Cánh đàn ông hối hả vào trong rừng gần đó chặt cây tre về làm lán,
sạp để ngủ. Buổi chiều ngày hôm đó đã xuất hiện hàng chục lán trại phủ bạt
màu xanh trên khắp khu đồi.

16


Một góc nhìn của vụ biểu tình của đồng bào Mông tại Mường Nhé.

Những ngày sau đó, dòng người Mông tiếp tục đổ về nơi được huyễn
hoặc là đất thiêng. Trong đó có cả các hộ dia đình từ Cao Bằng, Hà Giang,
Lạng Sơn, Lào Cai, thậm chí xa nhất là Đăk Lăc, Đăk Nông đổ về. Nhiều
người trong số đó đã bán thọc gạo, trâu bò…ngay cả nhà cửa, ruộng vườn để
lên đây đóng góp. Đến những ngày cao điểm, số di dân đã lên đến hàng ngàn
người với hơn 200 lán trại tràn lan khắp khu đồi hoang vu. Đang vào mùa

nóng nên Huổi Khon nắng chiếu gay gắt. Các trại lụp xụp không khí ngột

17


ngạt khó thở. Do cuộc sống tạm bợ cùng với chất thải sinh hoạt cảu hàng
ngàn người nên khu vực tụ tập trở nên bốc mùi kinh khủng.
Nhiều người tự xưng là cứu thế của người Mông, được “Trời cho quyền
năng được lập Vương quốc và chỉ có lần này thôi”, nhiều kẻ lôi kéo, kích
động, tập họp lực lượng để thành lập “Vương quốc Mông”. Nhiều gia đình
chịu đựng đói khát, nắng nóng vì chuyện hoang đường đó.
Mỗi gia đình một ít thóc, bọn cầm đầu đã gom được trên 10 tấn gạo cho
vào nhà kho tạm bợ trong khu vực canh gác. Chúng cũng huy động được một
máy xay xát chạy bằng dầu để xay lương thực phục vụ cho các gia đình sinh
hoạt hằng ngày.
Vào ngày thứ tư 04-5, lực lượng biểu tình kéo về khu vực là đông nhất,
được cho là lên đến 5000 người.
Sau các chiêu bài gây rối tụ tập đông người, bon cầm đầu càng lộ rõ
bản chất là một tổ chức lừa đảo, kích động. Chúng thiết lập một trạm canh gác
gác trên con đường độc đạo vào bản Huổi Khon. Bất kể ai muồn vào trong
bản đều phải được sự cho phép của chúng sau một cuộc kiểm tra. Bọn cầm
đầu tuyên bố: Ngày 21-5-2011 là ngày Vàng chứ xuống trần, sẽ là ngày thành
lập vương quốc Mông. Sau đó cả thế giới sẽ bị lũ lụt, động đất tiêu diệt,
những người theo Vàng chứ sẽ được đưa lên trời. Sau khi lừa bịch, lôi kéo
được hàng ngàn người về Huổi Khon, chúng đã tuyển chọn một số thanh niên
trai tráng Mông ra vùng đất trống bằng phẳng dưới chân “đất thiêng”, bên
cạnh khe Nậm Pang để huấn luyện cung kiếm, vũ khí nhằm tích lũy mầm
mống bạo lực cho hành động của mình.
2.3.2 Nguyên nhân xảy ra điểm nóng.
Nguyên do cuộc biểu tình lớn này được cho là những người H’mong

muốn đòi quyền tự trị, đòi thành lập vương quốc riêng và đưa các yêu sách
đòi chính quyền cải thiện quyền tự do tôn giáo.
Trong khi dó, lý giải về vụ biểu tình tại Mường Nhé, Thông tấn xã Việt
Nam cho rằng những ngày đầu tháng 5 tại Mường Nhé xuất hiện những tin
18


đồn sẽ có hiện một “thế lực siêu nhiên” mang người H’mong về “một miền
đất hứa,” ở đó mọi người sẽ được ban sức khỏe, hạnh phúc, sự giàu sang. Các
báo chí nhà nước nêu rằng lợi dụng tình hình đó, một số phần tử xấu đã kích
động, vận động đòi thành lập “vương quốc” riêng của người H’Mông.
Có thể nói, trước khi có sự du nhập của đạo Tin Lành vào cuộc sống
của các dân tộc Tây Bắc rất yên bình, về đời sống tâm linh phần lớn đồng bào
dân tộc theo tín ngưỡng dân gian truyền thống thờ cúng tổ tiên, thần sông,
thần núi, thần mưa, thần gió… mang đậm sắc thái văn hoá tín ngưỡng “phồn
thực” của cư dân nông nghiệp, cầu mong cho mưa thuận, gió hoà, mùa màng
bội thu.
Từ khi đạo Tin Lành Vàng Chứ du nhập vào Tây Bắc (1986), nhất là từ
1990 đến nay vấn đề truyền đạo trái phép có những diễn biến hết sức phức
tạp; nhiều vụ “xưng vua”, “đón vua” và một số vụ lộn xộn có tính chất manh
động đã diễn ra trên địa bàn Tây Bắc, như: Nổi lên là hoạt động lôi kéo, kích
động đồng bào dân tộc Mông tụ tập đông người “Xưng vua”, “Đón vua”,
thành lập ‘‘Nhà nước Mông’’, điển hình như vụ việc tại bản Huổi Khon, xã
Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên vào tháng 5/2011),... Thực trạng
đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân:
Nguyên nhân chủ quan
+ Thứ nhất, sự đói nghèo và lạc hậu của đồng bào các dân tộc vẫn còn
ở mức cao, tình hình phát triển kinh tế - xã hội còn thấp kém. Dân số huyện
Mường Nhé đa số là đồng bào dân tộc Mông, quen sống với việc săn bắt, làm
nương rẫy, y thức tự giác và y thức cách mạng rất thấp. Trong khi đó một bộ

phận cán bộ có chức quyền chưa thật sự quan tâm, gần gũi dân, đã làm mất
lòng tin của đồng bào các dân tộc nói chung, dân tộc Mông nói riêng. Dẫn tới
đồng bào mất lòng tin vào chính quyền, dễ dàng tin tưởng lời ngon, tiếng ngọt
của kẻ xấu. Vấn đề di dân tự do đến Điện Biên diễn biến phức tạp.
+ Thứ hai, trong quá trình truyền giáo các tôn giáo đã tranh giành đức
tin từ công chúng bằng mọi cách, gây ra sự xáo trộn về tư tưởng, tâm lý của
19


một bộ phận đồng bào các dân tộc, xâm hại đến giá trị văn hoá truyền thống,
trong đó đồng bào dân tộc Mông chịu ảnh hưởng nặng nề của đạo “Vàng
Chứ”, nhiều gia đình đã bỏ cả sản xuất, tụ tập mổ lợn, mổ bò ăn uống để đón
“Vàng Chứ” về cứu thế con người thoát khỏi nghèo đói. Niềm tin mù quáng
của một số người đã khiến họ trở thành nạn nhân của cái gọi là đạo “Vàng
Chứ”. Hơn nữa, hệ thống tuyên truyền từ bên ngoài bằng tiếng Mông của đài
Manila (Philippin), đài VOA và các vị chức sắc tôn giáo từ miền xuôi lên trực
tiếp truyền đạo lại có hình thức truyền đạo giản đơn, thiết thực, kết hợp với
làm từ thiện và tận dụng những nội dung của giáo luật gần gũi với tâm lý của
đồng bào nên số tín đồ theo đạo này ngày càng đông.
+ Thứ ba, hệ thống chính trị cơ sở chưa được xây dựng củng cố vững
mạnh, nhiêu xóm, xã có số lượng đảng viên còn quá ít, chưa đủ năng lực làm
việc với dân chúng. Các cấp, các ngành, cán bộ và đồng bào các dân tộc chưa
nhận thức đầy đủ quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác tôn giáo. Bộ
máy tổ chức và cán bộ làm công tác tôn giáo tuy đã được kiện toàn, song chưa
đáp ứng được yêu cầu đổi mới về công tác tôn giáo trong bối cảnh hội nhập
quốc tế; do vậy việc tổ chức thực hiện còn nhiều bất cập, kém hiệu quả. Cán
bộ cấp trên cũng ít xuống cơ sở địa bàn, có đi cũng chỉ đi vào những nơi có
phương tiện đi dễ dàng, đặc biệt với sự phát triển khoa học kỹ thuật, càng làm
cho cán bộ lãnh đạo xa rời quần chúng, họ co thể chỉ đạo từ trên bằng các
cuộc điện thoại mà không trực tiếp nắm bắt tình hình, thành ra xa rời cơ sở.

Suy cho cùng công tác nắm tình hình tư tưởng trong dân còn nhiều hạn chế,
chưa kịp thời.
Nguyên nhân khách quan: âm mưu, thủ đoạn thâm độc của lực lượng
phản động lưu vong ở nước ngoài tác động vào trong nước, nhằm chống phá
cách mạng Việt Nam thông qua chiến lược “diễn biến hoà bình” để chia rẽ khối
đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam, chia rẽ giữa Đảng, Nhà nước, quân đội,
công an với nhân dân, chia rẽ giữa đồng bào miền xuôi với miền ngược, giữa
người Kinh với đồng bào tôn giáo và đồng bào dân tộc thiểu số.
20


Tại Mường Nhé các thế lực thù địch âm mưu lợi dụng vấn đề tôn giáo
gắn liền với vấn đề dân tộc để thực hiện y đồ lập “ vương quốc Mông tự trị”.
Do các nhóm phản động người Mông ở nước ngoài và trong nước,
những kẻ cầm đầu quá khích đã kích thích niềm tin tôn giáo của đồng bào
Mông, để họ tin rằng có vua Mông xuất hiện, thành lập ra “vương quốc Mông”
riêng thì họ sẽ thoát khỏi đói nghèo, lôi kéo được hàng nghìn người tụ tập gây
mất trật tự, an ninh xã hội.
Nguyên nhân sâu xa: Do lực lượng phản động còn lưu vong ở nước
ngoài xúi dục, lôi kéo. Do các chính sách hiện hành đã lạc hậu, không kịp thời
thay đổi theo những xu hướng suy nghĩ của đồng bào, làm phát sinh những tiêu
cực trong đời sống xã hội
2.3.3: Áp dụng biện pháp rút ngòi nổ và hạn chế sự l‎an tỏa sang nơi
khác.
Đối với mỗi một sự kiện đang có diễn biến phức tạp,ảnh hưởng lớn đến
đời sống chính trị xã hội, không phải một cá nhân hay một cơ quan có thể giải
quyết được. Đòi hỏi phải thiết lập được sự lãnh đạo, chỉ huy thống nhất, phát
huy hiệu lực của cả hệ thống chính trị để giữ vững quyền lực chính trị.
Người chỉ huy, người đứng đầu có vị trí đặc biệt quan trọng. Người chỉ
huy có đủ bản lĩnh, có phương pháp đúng sẽ thống nhất được các quan điểm,

nguyên tắc, phương châm chỉ đạo và tổ chức lực lượng thực hiện, tạo nên sự
thống nhất y chí và hành động. Nếu không có người chỉ huy đáp ứng yêu cầu
giải quyết công việc, khắc phục sự rối ren, diễn ra ngay bên trong nội bộ thì
khó có thể giải quyết được sự phức tạp, rối loạn từ bên ngoài.
Trong vụ biểu tình ở Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, lực lượng tham gia
biểu tình là đồng bào dân tộc H’mông, nên tình hình rất phức tạp. Đa số họ là
những có trình độ dân trí thấp, khó có thể hiểu hết được những gì đã và đang
xảy ra, không được học hành, thành ra tiếng phổ thông cũng không biết. Vì
vậy, bộ tham mưu khi quyết định người đứng đầu trực tiếp đứng ra giải quyết
phải nhìn nhận vào thực tế đối tượng tham gia là những thành phần nào?
21


Trình độ dân trí ra sao?...Đối với đồng bào Mông, lôi kéo được họ, thì kiện
tiên quyết là người đứng đầu đó phải tạo dựng ra được uy tín, phải hiểu được
tiếng nói của họ, hiểu được những mong muốn, nguyện vọng của họ.
Đây là điểm nóng chính trị-xã hội lớn nhất sau cuộc biểu tình của
người Thượng ở Tây Nguyên năm 2004, nên muốn xử ly được không chỉ
nhiệm vụ riêng của công an và bộ đội, mà cần có sự phối hợp chỉ đạo thống
nhất trong cả hệ thống chính trị các cấp, các ngành từ trung ương tới địa
phương. Vì là cuộc biểu tình lớn nên đã thu hút sự chú y của đoàn báo chí
nước ngoài, làm ảnh hương đến các nơi khác trong cả nước. Do đó lực lượng
quân đội và cảnh sát cùng máy bay trực thăng đã được điều đến hiện trường,
phối hợp vứi chính quyền địa phương để nắm rõ tình hình.
Để giải quyết điểm nóng chính trị ở Mường Nhé, bộ tham mưu đưa ra
phương thức giải quyết chính là tuyên truyền. Phải nói là chính quyền huện
Mường Nhé và tỉnh Điện Biên đã lựa chọn giải pháp ôn hòa, nhất đạo nhất
trong vấn đề giải quyết vụ tụ tập đông người này. Mặc dù có nhiều thông tin
trái triều cho rằng lực lượng chức năng được huy động vào khu vực có biểu
tình đã đàn áp dân chúng và gây ra thiệt hại về người. Nhưng thực chất đay

chỉ là lời lẽ của những kẻ xấu, không có lòng tốt.
Từ trước tới nay, Nhà nước ta luôn trọng dùng biện pháp hòa hiếu, nhẹ
để thu phục lòng dân, đồng thời luôn coi trọng những giải pháp giảm thiểu
được thiệt hại ít nhất, với lại lực lượng tham gia biểu tình đông như thế, nếu
dùng vũ lực ngay từ đầu, chẳng phải là càng làm kích động mạnh mẽ tới đồng
bào hay sao, như vậy hậu quả sẽ càng nặng.
Ngay khi đồng bào Mông kéo về khu vực Huổi Khon càng ngày càng
đông, lực lược chức năng đã mang loa có công suất lớn tới khu vực, để tiến
hành tuyên truyền cho đồng bào. Nhiều người dân quá khích đã xô đẩy, ngăn
chặn, không nghe theo sự tuyên truyền của cán bộ. Nên việc dùng chính
những cán bộ là người dân tộc Mông đứng ra giải thích, kêu gọi sự chú y của
đồng bào Mông là điều cần thiết. Bởi họ là những người hiểu rõ nhất về cái
22


bụng, cái lí trong dân tộc mình, nên sức thuyêt phục đối với đồng bào sẽ cao
hơn. Mặc dù việc tuyên truyền này hết sức khó khăn, không dẽ dàng gì,
không phải ngày một ngày hai là có thể thuyết phục được họ, để giải tán họ ra
khỏi khu vực biểu tình.
* Tấm gương sáng Mùa A Vừ trong tuyên truyền vận động giải tán
đám đông đồng bào Mông.
Khi đề cập tới lực lượng tham gia giải tán vụ bạo loạn, chúng ta không
thể bỏ qua vai trò của các cán bộ, chiến sĩ người Mông, trong đó tấm gương
tiểu biểu là Mùa A Vừ, Anh Vừ là cán bộ người Mông gương mẫu, là người
lính “tâm công” với cách nói “đi vào lòng người” trong vận động đồng bào!
Sinh năm 1964, học xong cấp hai, ở tuổi 19, Mùa A Vừ tạm biệt quê hương,
xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo nhập ngũ, vào đại đội Công binh của Bộ
CHQS tỉnh Lai Châu. Khi ấy là năm 1983, đời sống vùng cao khó khăn, nhiều
người bỏ ngũ, riêng Vừ không nản chí. Anh chỉ có một ước nguyện đơn giản
là được phục vụ quân đội lâu dài, làm bộ đội lái xe để đi khắp nơi. Thế

nhưng, bố anh, Bí thư Đảng ủy xã bảo:
- Học lái xe cũng quý song ở vùng cao, người có trình độ như con rất
hiếm. Con phải đi học sĩ quan chỉ huy để làm được nhiều việc lớn hơn.
Thế là anh đi học sĩ quan tại Trường Quân sự Quân khu 2. Học xong,
anh trở về Bộ CHQS tỉnh Lai Châu, làm trung đội trưởng, rồi lên đại đội phó.
Năm 1993, anh được điều về làm Trợ lý Dân quân Ban CHQS huyện Tủa
Chùa, tỉnh Lai Châu, đi khắp nẻo núi rừng huấn luyện dân quân.
Năm 2000, ở huyện Mường Chà có kẻ xấu “xưng vương”, kích động
đồng bào theo đạo Vàng Chứ. Mùa A Vừ được cấp trên tin tưởng điều về vận
động nhân dân. Hình ảnh một sĩ quan người Mông mộc mạc, chân thành ngày
đêm “bốn cùng” với dân đã in đậm trong lòng đồng bào. Khi huyện Mường
Nhé được thành lập năm 2002, Mùa A Vừ lại được điều về làm Đội trưởng
đội xây dựng cơ sở chính trị đóng ở xã Mường Nhé và xã Chàng Cang.

23


Mùa A Vừ tâm sự: “Có nhiều việc cần tiếng nói của tụi mình lắm. Từ
vận động bà con không nghe kẻ xấu truyền đạo đến không di cư trái phép vào
vùng lõi khu bảo tồn Mường Nhé, không vượt biên, rồi thu hồi vũ khí, súng
kíp...”. Đôi khi đồng bào có cái “lý người Mông” rất khó thuyết phục, cần đi
vào những điều cụ thể, thiết thực để đồng bào "tâm phục khẩu phục".
Vụ việc một số bà con tụ tập định cư trái phép trong vùng lõi khu bảo
tồn Mường Nhé là một ví dụ. Nhiều tổ công tác của huyện đã vào vận động
bà con cả tháng trời nhưng không thành công. Khi Mùa A Vừ đến, anh nói
với bà con, bà con đồng tình, chịu di dời.
Mùa A Vừ luôn nói với đồng bào thật gần gũi, như chuyện đi nương đi
rẫy, chuyện cái ăn, cái mặc; biết lấy tấm gương những nơi làm tốt để chỉ ra
cho đồng bào thấy. Không chỉ nói giỏi, A Vừ còn là một tấm gương làm kinh
tế giỏi. Từ khi chuyển gia đình ra trung tâm huyện Mường Nhé, có một khu

đất bỏ hoang rộng 2ha, anh đã chủ động xin thuê, mượn lại để canh tác. Mỗi
năm, số tiền tăng gia sản xuất của gia đình anh thu được lên tới hơn 100 triệu
đồng. Trong nhà Mùa A Vừ trên tường treo kín bằng khen, giấy khen của anh.
Sáu năm liền, anh là đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Chuyến công tác khó khăn nhất đối với Mùa A Vừ là lần tham gia tổ
công tác vận động nhân dân ở bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường
Nhé năm 2011. Sắp cận kề kỷ niệm 30-4, 1-5 nhưng khi cấp trên giao ban
thông báo tình hình có nhiều diễn biến phức tạp, Mùa A Vừ chủ động xin ở
lại sẵn sàng nhận nhiệm vụ, dù trước đó anh cũng có ý định đi tranh thủ sửa
sang nhà cửa cho vợ con.
Từ ngày 1-5-2011, hiện tượng bà con đi xe máy, luồn rừng kéo về khu
vực Nậm Kè đã gia tăng. Đêm hôm ấy, Chính trị viên Pờ Chí Lình gọi Mùa A
Vừ sang phòng làm việc, anh nói:
- A Vừ à, cấp trên quyết định thành lập một tổ công tác vận động quần
chúng, dùng loa công suất lớn vào Nậm Kè nói cho đồng bào hiểu. Ngày mai
chúng ta lên đường vào đó!
24


Nói rồi Pờ Chí Lình đưa cho Mùa A Vừ một trang giấy có sẵn nội
dung, yêu cầu anh Vừ dịch sang tiếng Mông. Những dòng anh Lình viết thì A
Vừ cũng thuộc lòng rồi. Nhưng cả đêm A Vừ vẫn trằn trọc không sao ngủ
được. Từng lăn lộn với bà con ở Mường Chà, anh hiểu cái bụng người Mông
còn nhiều nghi ngại, kẻ xấu lại lôi kéo cả mấy nghìn người tụ tập, không thể
nói vài câu, vài buổi mà xong việc…
Sáng hôm sau, từ tờ mờ sáng, A Vừ cùng Chí Lình và hai cán bộ tuyên
giáo huyện ủy do Đại tá Nguyễn Đức Minh, Chủ nhiệm Chính trị Bộ Chỉ huy
quân sự tỉnh chỉ huy lên đường vào Huổi Khon. Họ mang theo chiếc loa tuyên
truyền công suất 1.200W. Dọc đường, càng tới Nậm Kè, càng thấy cảnh
tượng nhốn nháo khi hàng trăm người Mông đi xe máy kéo về.

Tới gần bản Huổi Khon, nơi có quả đồi cao nhất án ngữ, có cả nghìn
người dựng lán trại để chờ ra mắt Vương quốc Mông. Một tốp thanh niên hơn
20 người lập chốt gác phía ngoài, cầm gậy gộc, dao kiếm, ngăn chặn không
cho cán bộ tiếp cận. Mùa A Vừ tranh thủ tiếp cận để hỏi han tình hình thì ai
cũng nhìn anh với "ánh mắt… hình viên đạn". Một người đàn ông thủng
thẳng:
- Anh là người Mông thì hãy đi theo chúng tôi, vương quốc Mông sắp
ra mắt rồi!
A Vừ nói đó chỉ là âm mưu kẻ xấu thì một người khác trừng mắt quát:
- Mày cút về ngay! Tao nhớ mặt mày rồi! Sau khi xong việc chúng tao
sẽ “xử lý” mày.
Những lời đe dọa ngày càng nhiều hơn. Có kẻ còn bắn tin A Vừ nếu
không dừng gọi loa thì sẽ bị giết nhưng anh vẫn bình tĩnh thi hành nhiệm vụ.
Cùng thời điểm này, các đồng chí lãnh đạo tỉnh cũng đã vào phía trong, tiếp
cận được với đồng bào. Tuy nhiên, hàng trăm đối tượng cầm đầu vừa lôi kéo,
vừa khống chế không cho dân ra ngoài. Nắng tháng năm như đổ lửa, mấy
nghìn người dồn về khu đồi trơ trọi khiến môi trường ô nhiễm nghiêm trọng,

25


×