Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Hạch toán nguyên vật liệu ở Công ty Cổ phần Xây dựng và Dịch vụ Thái Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.45 KB, 68 trang )

1

Chuyên đề thực tập chuyên ngành

MỤC LỤC
Cộng............................................................................................................................................26
Cộng............................................................................................................................................28
Cộng............................................................................................................................................40
Cộng.............................................................................................................................................xv
Cộng............................................................................................................................................xvi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BCTC
BHXH
CBCNV
Công ty CP XD & DV Thái

Từ viết đầy đủ
Báo cáo tài chính
Bảo hiểm xã hội
Cán bộ công nhân viên
Công ty Cổ Phần Xây Dựng và Dịch vụ Thái

Dương
DN

Dương
Doanh nghiệp

ĐN


HĐKD
HĐTC
TNDN
Thuế GTGT
TSCĐ
SX
NVL, CCDC
XD & DV
XD
XDCB
XHCN
NCC
TNHH
TM, CK

Đề nghị
Hoạt động kinh doanh
Hoạt động tài chính
Thu nhập doanh nghiệp
Thuế giá trị gia tăng
Tài sản cố định
Sản xuất
Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Xây dựng và Dịch vụ
Xây dựng
Xây dựng cơ bản
Xã hội chủ nghĩa
Nhà cung cấp
Trách nhiệm hữu hạn
Tiền mặt, chuyển khoản


Đinh Thị Ngọt

Lớp KT2 – K10


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

2

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG
Cộng............................................................................................................................................26
Cộng............................................................................................................................................28
Bảng 2.1. Bảng kê nhập xuất vật tư..................................................................................35
Cộng............................................................................................................................................40
Cộng.............................................................................................................................................xv
Cộng............................................................................................................................................xvi

Đinh Thị Ngọt

Lớp KT2 – K10


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

3

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay nền kinh tế nước ta đang tiến lên kinh tế thị trường có sự quản lý của
nhà nước theo định hướng XHCN với xu hướng hội nhập ra toàn thế giới. Một quy

luật tất yếu đặt ra cho các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển là luôn phải cạnh
tranh cả trong nước và ngoài nước. Nó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải làm thế nào
để vừa tạo ra nhiều sản phẩm với chất lượng cao, mẫu mã đa dạng và đẹp, phù hợp
với thị hiếu của người tiêu dùng, giá thành không cao mà còn đem lại lợi nhuận cao
nhất, tiến tới mở rộng sản xuất.. Vì vậy việc hạch toán đầy đủ chi phí sản xuất là việc
làm cần thiết, khách quan và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh
nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh việc hạch toán đầy đủ các chi phí sản xuất doanh nghiệp
còn phải tính toán cân nhắc kỹ lưỡng với mỗi đồng chi phí bỏ ra đảm bảo được sử
dụng đúng mục đích, tiết kiệm chi phí sản xuất là điều kiện hạ giá thành sản phẩm,
giúp doanh nghiệp có ưu thế trong cạnh tranh.
Hạch toán vật liệu chính xác, kịp thời và toàn diện sẽ đảm bảo cho việc cung
cấp vật liệu kịp thời và đồng bộ cho nhu cầu của sản xuất. Kiểm tra và giám sát chặt
chẽ việc chấp hành các định mức dự trữ và tiêu hao vật liệu ngăn chặn hiện tượng
lãng phí trong sản xuất. Vì vậy, hiểu và vận dụng đúng, sáng tạo phương pháp hạch
toán nguyên vật liệu là những vấn đề quan trọng hàng đầu của mỗi doanh nghiệp. Em
thấy là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, nguyên vật liệu
tại công ty chiếm 60% - 70% giá trị công trình xây dựng. Do có những đặc thù riêng
của ngành mà việc quản lý và hạch toán vật liệu đặc biệt coi trọng. Vì vậy, Em đã đi
sâu tìm hiểu nghiên cứu đề tài: “Hạch toán nguyên vật liệu ở Công ty Cổ phần Xây
dựng và Dịch vụ Thái Dương” làm bản chuyên đề cuối khoá.
Công ty Cổ phần Xây dựng và Dịch vụ Thái Dương là một doanh nghiệp
Xây dựng đã có vị thế trên thị trường với rất nhiều công trình lớn của quốc gia. Sản
phẩm có tính chất đơn chiếc, thời gian xây dựng lâu dài, vì thế DN phải có chiến
lược sản xuất kinh doanh hợp lý để thu hồi vốn nhanh đồng thời chiến lược về đảm
bảo an toàn cho người lao động cũng vô cùng quan trọng. Liên hệ thực tập tại Công
ty Cổ phần Xây dựng và Dịch vụ Thái Dương là một cơ hội rất tốt đối với em, vì tại

Đinh Thị Ngọt

Lớp KT2 – K10



4

Chuyên đề thực tập chuyên ngành

đây em có cơ hội được vận dụng những kiến thức đã học tại trường ĐH Kinh Tế
Quốc Dân vào thực tế, đồng thời cũng giúp em có cơ hội làm quen với công việc kế
toán thực tế tại công ty, học hỏi được rất nhiều điều bổ ích phục vụ cho việc hướng
nghiệp sau này của bản thân.
Để có được kết quả là Chuyên đề thực tập chuyên ngành em xin gửi lời cám
ơn chân thành đến thầy giáo hướng dẫn là Thạc sĩ Phạm Xuân Kiên – Người đã
giúp đỡ em rất nhiều về mặt kiến thức. Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn tới
các thầy cô giáo trong trường ĐH Kinh tế Quốc Dân đã truyền đạt cho em những
kiến thức và kinh nghiệm để em hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập tổng hợp này.
Sau một thời gian thực tập tại Công ty Cổ Phần Xây dựng và Dịch vụ Thái
Dương, em chia báo cáo tổng hợp làm 3 phần chính:
Phần 1:

Tổng quan về Công ty Cổ Phần Xây dựng và Dịch vụ Thái
Dương

Phần 2:

Thực trạng công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu tại Công
ty Cổ Phần Xây dựng và Dịch vụ Thái Dương

Phần3:

Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên

vật liệu ở Công ty Cổ Phần Xây dựng và Dịch vụ Thái Dương

Với trình độ lý luận có hạn và thời gian tiếp xúc với thực tế chưa nhiều, nên
bản chuyên đề cuối khoá này không tránh khỏi những thiếu xót về nội dung cũng
như phạm vi yêu cầu kính mong được sự góp ý, giúp đỡ của thầy giáo, cô giáo để
bản chuyên đề này được hoàn thiện.

Đinh Thị Ngọt

Lớp KT2 – K10


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Đinh Thị Ngọt

1

Lớp KT2 – K10


1

Chuyên đề thực tập chuyên ngành

PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ DỊCH VỤ
THÁI DƯƠNG
1.1.


Quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp

1.1.1 Giới thiệu chung về Doanh nghiệp
Công ty Cổ Phần Xây dựng và Dịch vụ Thái Dương là một doanh nghiệp hoạt
động chủ yếu trên các lĩnh vực Xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Tên giao dịch:
Trụ sở:

Công ty Cổ phần Xây dựng Và Dịch vụ Thái Dương
Tòa nhà Sông Đà, đường Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà
Nội

Điện thoại và fax:
Mã số thuế:

0437689462
0101985106

1.1.2 .Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ Phần XD & DV Thái Dương được thành lập theo đăng ký kinh
doanh số 0101985106 ngày 22 tháng 02 vào năm 2004 do Sở Kế hoach và Đầu tư
thành phố Hà Nội cấp.
Từ khi được thành lập đến nay, Công ty không ngừng củng cố và phát triển về
mọi mặt và đã gặt hái được nhiều thành công, có được một vị thế vững chắc trên thị
trường. Công ty Cổ phần Xây dựng và Dịch vụ Thái Dương là Công ty cổ phần có
tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ theo luật định và chịu trách nhiệm toàn bộ
về hoạt động sản xuất kinh doanh trong số vốn do công ty quản lý. Công ty có con
dấu, có tài sản, có quỹ tập trung hoạt động theo cơ chế thị trường theo Luật Doanh
nghiệp, công ty chủ động sản xuất kinh doanh. Hiện nay, Công ty đang hoạt động
theo luật doanh nghiệp và các điều lệ về tổ chức, hoạt động của Công ty.

1.1.2.1 Giai đoạn trước năm 2008.
Trước năm 2008 công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thiết kế thi công
công trình xây dựng thi công xây dựng dân dụng, cơ sở hạ tầng cầu đường, cụ thể

Đinh Thị Ngọt

Lớp KT2 – K10


2

Chuyên đề thực tập chuyên ngành
như sau:
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty:
+) Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng công cộng, nhà ở…
+) Cơ sở hạ tầng cầu đường.
+) Trang trí nội thất
+) Kinh doanh nhà và bất động sản.
+) Sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông… cho xây dựng.

+) Chuyên nhận đập phá dỡ bê tông, phá dỡ kết cấu nhà, đập bê tông đầu cọc
khoan nhồi.
Trong đó, hoạt động xây dựng, xây lắp các công trình chiếm một tỷ trọng lớn
trong toàn bộ các hoạt động của công ty.
1.1.2.2. Sau giai đoạn năm 2008 đến nay.
Nhờ những phát triển vượt bậc trong ngành xây dựng, công ty đã nắm bắt cơ
hội đầu tư, mở rộng đầ tư kinh doanh sang một số lĩnh vực đang có tiềm năng tại
Việt Nam như:
+) Kinh doanh nhà và bất động sản.
+) Dự án xây dựng nhà chung cư giá rẻ để bán cho những cá nhân có thu nhập

thấp.
+) Kinh doanh dịch vụ du lịch và khách sạn
Là một DN có tôc độ phát triển và hội nhập nhanh, Công ty Cổ Phần Xây dựng
và Dịch vụ Thái Dương đã tạo được cho mình một uy tín lớn trong ngành XD. Với
trang thiết bị cơ giới đa dạng và hiện đại cùng đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm,
lực lượng công nhân kỹ thuật lành nghề, công ty đã thi công được nhiều công trình
phục vụ cho Đảng, Nhà Nước, các tổ chức kinh tế và các cá nhân…trên địa bàn Hà
Nội cũng như các tỉnh thành trong cả nước như:
+) Dự án cắt ngọn nhà cao tầng xây dựng sai phép tại Hồ tây.
+) Công trình xây dựng cầu Thanh Trì…

Đinh Thị Ngọt

Lớp KT2 – K10


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

3

+) Hệ thống các tòa nhà cao tầng, khách sạn…
+) Trung tâm hội nghị Quốc Gia.
+) và nhiều công trình khác…
Với những đóng góp không nhỏ của công ty vào sự phát triển chung của toàn
ngành XD, công ty đã được tặng thưởng nhiều giải thưởng cao quý như cúp doanh
nhân Đất Việt, giải dành cho DN nổi bật ASEAN…
Để không ngừng nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng XD và để nắm bắt
xu thế phát triển của thời đại, ngoài các hoạt động mang tính chất của một DN trong
nước, từ năm 2008, công ty còn tham gia liên doanh với một số đối tác nước ngoài
như Công ty liên doanh xây dựng Việt Nam - Thuỵ Điển, Xí nghiệp khung nhôm

dân dụng.
Xuất phát ban đầu khi chính thức thành lập, năm 2004 với số vốn điều lệ là
50.000.000.000 ( Năm mươi tỷ đồng). Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng. Tổng số cổ
phần: 5000.000 CP
1.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất tại Công ty Cổ Phần Xây dựng và Dịch vụ
Thái Dương.
1.1.3.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty Cổ Phần XD & DV Thái Dương là một doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực XDCB, quy trình sản xuất của Công ty Cổ Phần XD & DV Thái Dương
mang những đặc điểm riêng có của ngành xây dựng. Sản phẩm xây dựng là công
trình xây dựng, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc,
thời gian sản xuất sản phẩm xây lắp lâu dài. Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản
lý dự án nhất định phải lập dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công ), quá trình
sản xuất phải so sánh với dự toán, đồng thời mua bảo hiểm cho công trình xây
dựng.
Sản phẩm xây dựng của công ty từ khi khởi công đến khi hoàn thành công
trình bàn giao đưa vào sử dụng thường kéo dài. Nó phụ thuộc vào quy mô, tính
phức tạp về kỹ thuật của từng công trình. Quá trình thi công được chia thành nhiều

Đinh Thị Ngọt

Lớp KT2 – K10


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

4

giai đoạn, mỗi giai đoạn chia thành nhiều công việc khác nhau. Các công việc
thường thực hiện ngoài trời, do đó việc giám sát thi công được công ty đặc biệt

chú trọng để đảm bảo chất lượng công trình.
Ngoài việc thi công công trình xây dựng, Công ty Cổ Phần XD & DV Thái
Dương còn hoạt động khá mạnh trong lĩnh vực: Thiết kế kiến trúc xây dựng, nội
ngoại thất, cung cấp vật liệu xây dựng, và cập nhật các thông tin liên quan đến kiến
trúc, xây dựng mới nhất, giúp cho quý khách có được những thông tin hữu ích, thiết
thực cũng như giúp cho khách hàng có thể tiếp cận được những sản phẩm, dịch vụ
chất lượng cao, sản phẩm mới, sản phẩm công nghệ mang tính đột phá và những ý
tưởng mới trong thiết kế kiến trúc.
1.1.3.2. Đặc điểm quy trình sản xuất.
Quy trình sản xuất của công ty bắt đầu từ khi công ty tham gia đấu thầu hoặc
được giao thầu xây dựng.
Đấu thầu trong XD có nhiều hình thức khác nhau như đấu thầu rộng rãi, đấu
thầu hạn chế hoặc chỉ định thầu. Khi tham gia đấu thầu, công ty phải xây dựng các
chiến lược và kế hoạch đấu thầu. Khi tham gia đấu thầu, công ty phải XD các chiến
lược và kế hoạch đấu thầu. Giá thành đấu thầu được xây dựng trên nguyên tắc cạnh
tranh nhưng công ty vẫn đảm bảo có lãi, bên cạnh đó công ty cũng không ngừng
nâng cao chất lượng xây dựng để tạo thế mạnh cạnh tranh trên thị trường khi tham
gia đấu thầu.
Sau khi trúng thầu hoặc được giao, theo quy chế chung, công ty và bên giao
thầu sẽ thoả thuận hợp đồng xây dựng trong đó ghi rõ các thoả thuận về giá trị công
trình, thời gian thi công, phương thức tạm ứng, thanh toán giai đoạn khi xác định
được khối lượng hoàn thành bàn giao có xác nhận của hai Bên A (bên chủ đầu tư
hoặc nhà thầu) và Bên B có chữ ký của giám sát công trình, quyết toán công trình
khi có biên bản bàn giao đưa vào sử dụng, tỷ lệ bảo hành, thanh lý hợp đồng theo
quy định của Bộ Xây Dựng và thỏa thuận của hai bên.
Khi hợp đồng XD có hiệu lực công ty tiến hành tổ chức sản xuất: Công ty
thường giao khoán trực tiếp cho các đội xây dựng, hoặc ký hợp đồng lao động với

Đinh Thị Ngọt


Lớp KT2 – K10


5

Chuyên đề thực tập chuyên ngành

nhân công thuê ngoài có cán bộ kỹ thuật của công ty triển khai thực hiện công việc
thi công. Các đội xây dựng tiến hành thi công từ khâu đào móng, xây thô, đổ bê
tông…và hoàn thiện công trình.
Sau khi hoàn thiện, bên A sẽ nghiệm thu công trình và ký xác nhận khối
lượng hoàn thành. Công ty tiến hành thanh quyết toán giá trị theo thỏa thuận như
trong hợp đồng và bên A chấp nhận thanh toán, công ty sẽ xuất hóa đơn cho bên A.
Bên A sẽ thanh toán với công ty bằng chuyển khoản qua ngân hàng
Khi công trình được quyết toán, công ty sẽ bị giữ lại giá trị bảo hành theo tỷ lệ
toàn bộ giá trị thực tế quyết toán công trình được thỏa thuận trong hợp đồng. Đồng
thời công ty làm thủ tục thanh lý hợp đồng với bên A, kết thúc giá trị pháp lý của
hợp đồng.

Trúng thầu và ký kết
hợp đồng xây dựng

Đấu Thầu

Thi

công

Quyết toán


Nghiệm thu

Sơ đồ1.1 - Quy trình công nghệ sản xuất tại Công ty Cổ Phần Xây dựng
và Dịch vụ Thái Dương.
1.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất tại Công ty Cổ Phần Xây
dựng và Dịch vụ Thái Dương.
Do đặc điểm của ngành XDCB mang tính chất phức tạp trong kỹ thuật nên bộ
máy của công ty được tổ chức thành các bộ phận chuyên môn hoá cụ thể theo chức
năng có sự phân biệt mạnh giữa quản lý kinh tế và quản lý kỹ thuật.

Đinh Thị Ngọt

Lớp KT2 – K10


6

Chuyờn thc tp chuyờn ngnh
Cú th khỏi quỏt mụ hinh t chc b mỏy qun lý ca cụng ty theo s 1.2
Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát

Phũng
hnh
chớnh
qun
tr

Phũng

kinh t
th

Phũng
t
chc
LTL

trng

Ban giám đốc

Các phòng ban

Các đơn vị

chức năng

sản xuất

Phũng
k
thut
thi
cụng

Phũng
in
c


Ban
an
ton

Phũng
ti
chớnh
k
toỏn

Cỏc i thi
cụng cụng
trỡnh

S 1.2 T chc b mỏy qun lý ca cụng ty CP XD & DV Thỏi Dng
Cụng ty thc hin ch lónh o ca ngi ng u (Giỏm c Ngi i
din theo Phỏp Lut c quy nh trong iu l ca cụng ty) di s giỏm sỏt ca
Hi ng qun tr v s t vn ca cỏc b phn chc nng. Cỏc phũng ban chc
nng thc thin cỏc chc nng gii quyt x lý cỏc khớa cnh theo ni dung chi tit
ca hai lnh vc trờn.

inh Th Ngt

Lp KT2 K10


7

Chuyên đề thực tập chuyên ngành


Theo những đặc điểm trên, bộ máy của công ty chia thành các bộ phận chức
năng sau:
Hội đồng quản trị:
- Chủ tịch hội đồng quản trị: Là người đứng đầu bộ máy của công ty và giám
sát toàn bộ các hoạt động cả công ty và đưa ra các quyết định quan trọng của công
ty.
- Các thành viên hội đồng quản trị: Là những người tham gia vào quá trình tổ
chức quản lý công ty, quyền hạn của các thành viên phụ thuộc số cổ phần mà các
thành viên nắm giữ.
Ban giám đốc:
oGiám đốc công ty: Là người quản lý cao nhất và chịu trách nhiệm với Hội
đồng quản trị về việc triển khai chiến lược kinh doanh, hệ thống quản lý và kết quả
kinh doanh của công ty, là người giữ vai trò lãnh đạo chung toàn công ty chỉ đạo
trực tiếp đến từng công trình, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh và hoạt động tài chính của đơn vị.
oCác phó giám đốc: Làm nhiệm vụ tham mưu, giúp đỡ giám đốc trong hoạt
động sản xuất kinh doanh, hành chính, tài chính và chịu trách nhiệm trước giám đốc
về lĩnh vực phụ trách. Quản lý toàn bộ hoạt động cả Bộ phận được giao.
oPhòng hành chính quản trị: Phụ trách việc hành chính như quản lý con dấu,
hồ sơ chứng từ.
oPhòng kinh tế thị trường: Thực hiện công tác tiếp thị, lập hồ sơ dự thầu các
công trình, lập và kiểm tra việc thực hiện các dự toán công trình, lập kế hoạch sản
xuất cung cấp các thông tin số liệu cần thiết, phân tích tình hình sản xuất, kinh
doanh của đơn vị cho giám đốc.
oPhòng tổ chức lao động - tiền lương: Nghiên cứu tổ chức bộ máy sản xuất,
bộ máy quản lý, quản lý biên chế, quản lý hồ sơ, thống kê báo cáo, phụ trách công
tác tiền lương, lập và theo dõi kiểm tra thực hiện thanh lý hợp đồng giao khoán với
các đơn vị.

Đinh Thị Ngọt


Lớp KT2 – K10


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

8

oPhòng kỹ thuật thi công: Phụ trách việc xây dựng tiến độ, biện pháp thi công,
kiểm soát chất lượng công trình, hướng dẫn thực hiện tiến độ biện pháp thi công
cho các đội xây dựng, đồng thời quan hệ với chủ đầu tư để giải quyết những vướng
mắc về kỹ thuật, chất lượng, thay đổi thiết kế.
oPhòng cơ điện: Quản lý máy móc, thiết bị điện nước thi công, tư vấn cho các
đơn vị trực thuộc thiết lập các biện pháp tháo lắp, bảo dưỡng máy móc, lập các
phương án, kế hoạch mua thanh lý máy móc, kiểm tra, giám sát việc sử dụng máy
móc thiết bị thi công của công ty cho các đơn vị quản lý sử dụng.
oBan an toàn: Phụ trách công tác an toàn và bảo hộ lao động, đồng thời quan
hệ với chủ đầu tư để giải quyết vướng mắc về công tác an toàn trong quá trình thi
công.
oPhòng tài chính kế toán: Quản lý tài chính công ty (bao gồm việc lo và ứng
vốn tạm thời theo dự toán thiết kế cho các đơn vị thi công, kiểm tra việc sử dụng
vốn và kết hợp với phòng kế hoạch thị trường lập và thực hiện kế hoạch thu hồi
vốn), tổ chức và thực hiện bộ máy kế toán.
Bộ phận sản xuất kinh doanh của công ty được tổ chức thành các đội, xưởng.
Công ty còn có hai liên đội xây dựng cùng 16 các đội công trình xây dựng và các
đội cơ giới, đội điện nước, xưởng cơ khí, xưởng mộc. Các đội trực tiếp sản xuất
không có tư cách pháp nhân, không được mở tài khoản tại ngân hàng, quy mô sản
xuất kinh doanh nhỏ không hạch toán tổ chức hạch toán báo cáo.
Cơ cấu của các đội bao gồm có một Đội trưởng chịu sự phân công công tác
của ban Giám đốc công ty. Đội trưởng là người có trình độ chuyên môn kỹ thuật, có

nhiệm vụ lên giải pháp kỹ thuật, giám sát việc thi công công trình.
Dưới các đội trưởng là các kỹ sư có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong
lĩnh vực xây dựng, trực tiếp được giao nhiệm vụ giám sát thi công các công trình.
Tùy thuộc vào quy mô công trình lớn nhỏ mà các đội xây dựng có số lượng công
nhân kỹ thuật tương ứng để đáp ứng được tiến độ thi công và thời gian hoàn thành
theo như thỏa thuận trong hợp đồng.

Đinh Thị Ngọt

Lớp KT2 – K10


9

Chuyên đề thực tập chuyên ngành

1.1.5. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty Cổ Phần Xây
dựng và Dịch vụ Thái Dương trong những năm gần đây.
Cùng với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế thị trường và tự do hóa
thương mại với quốc tế, ngành xây dựng là ngành đi đầu trong mọi lĩnh vực với
những công trình hiện đại tầm cỡ quốc tế, sang trọng và tiện nghi lần lượt mọc lên
như nấm. Mặc dù tình hình kinh tế thế giới biến động mạnh mẽ theo chiều hướng
xấu đặc biệt là năm 2008, 2009 và năm 2010 cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến
nền kinh tế nước ta. Song với những lỗ lực không ngừng công ty đã vượt qua cơn
khủng hoảng tài chính và vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng tốt. Điều này được thể
hiện ở các chỉ tiêu của bảng tổng hợp các chỉ tiêu kết quả kinh doanh sau:
Bảng 1.1: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu kết quả kinh doanh
(Đơn vị tính: VNĐ)
Chỉ tiêu


Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Doanh thu thuần

315.961.863.773

322.965.279.867

335.260.270.864

Giá vốn hàng bán

302.570.284.736

307.854.056.234

307.903.920.532

Lợi tức gộp

13.391.579.037

15.111.223.633

27.356.350.332


Doanh thu HĐTC

368.293.110

370.933.123

857.766.181

Chi phí QLDN

584.785.305

8.017.683.905

12.462.065.873

LN từ HĐKD

2.786.699.599

5.638.213.546

9.364.906.397

LN khác

1.127.199.938

1.792.191.013


550.325.364

Tổng LN trước thuế

3.873.899.537

7.430.404.559

9.915.231.761

Thuế TNDN

1.084.691.870

2.080.513.277

2.776.264.893

LN sau thuế TNDN

2.789.207.667

5.349.891.383

7.138.966.868

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2008, 2009, 2010)

Đinh Thị Ngọt


Lớp KT2 – K10


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

10

Từ bảng báo cáo tổng hợp trên ta thấy: Kết quả hoạt động kinh doanh của công
ty Cổ Phần Xây dựng và Dịch vụ Thái Dương tăng dần qua các năm, cụ thể là Lợi
nhuận sau thuế năm 2009 tăng so với năm 2008 là 191,8%, năm 2010 tăng so với
năm 2009 là 133,4% . Nguyên nhân là do Tổng Doanh thu tăng dần qua các năm
trong khi đó DN có chiến lược quản lý tốt chi phí đầu vào, làm cho giá vốn tăng với
tỷ lệ thấp hơn tỷ lệ tăng doanh thu. Mặc dù chi phí Quản lý doanh nghiệp tăng dần
qua các năm: năm 2009 tăng 13,7% so với năm 2008; năm 2010 tăng 55,4% so với
năm 2009 song cũng không có gì đáng lo ngại vì tỷ lệ chi phí QLDN chiếm tỷ lệ
thấp trong tổng doanh thu: tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu năm
2008 là 0,185%; năm 2008 là 2,4%; năm 2010 là 3,7%. Đây là một tỷ lệ khá thấp,
DN đã có chiến lược quản lý rất tốt chi phí QLDN. Từ các phân tích cụ thể như trên
cho thấy công ty Cổ Phần Xây dựng và Dịch vụ Thái Dương đang có tình hình kinh
doanh tốt. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Công ty nên tìm kiếm các cơ hội đầu
tư để mở rộng hoạt động kinh doanh nhằm đạt được tăng trưởng lớn hơn trong
tương lai.
1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Dịch
vụ Thái Dương.
Phòng tài chính kế toán của công ty ra đời ngay từ khi công ty được thành
lập và đi vào sản xuất. Hiện nay phòng tài chính kế toán cả công ty gồm 5 người,
các đội thi công có một đến 2 kế toán công trường làm nhiệm vụ ghi chép số liệu,
tổng hợp để chuyển về công ty. Tất cả kế toán các đội chịu sự chỉ đạo trực tiếp về
nghiệp vụ của phòng tài chính kế toán công ty.
1.2.1 .Nhiệm vụ, chức năng của phòng kế toán công ty.

 Hướng dẫn, chỉ đạo kế toán tại các đơn vị SX trong việc hạch toán ban đầu
phù hợp với hình thức kế toán mà DN áp dụng.
 Thiết lập các quy trình, hình thức cho vay vốn, kiểm tra giám sát việc sử
dụng vốn của công ty, giảm thiểu việc ứ đọng vốn.
 Tham gia đóng góp ý kiến, kiểm tra, kiểm soát các phương án kinh

Đinh Thị Ngọt

Lớp KT2 – K10


11

Chuyên đề thực tập chuyên ngành

doanh của công ty, thường xuyên đối chiếu sổ sách với kế toán các đơn vị sản
xuất.
 Trích lập dự phòng để phòng tránh các rủi ro trong sản xuất kinh doanh.
 Xây dựng hệ thống các báo cáo tài chính phục vụ cho hoạt động quản lý
của công ty.
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức vừa tập trung vừa
phân tán. Các nhân viên trong phòng kế toán được phân công, phân nhiệm rõ ràng.
oKế toán trưởng kiêm trưởng phòng Tài Chính - Kế Toán: chỉ đạo công tác kế
toán tài chính, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty, tham mưu cho ban
giám đốc trong mọi công việc có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
oKế toán tổng hợp kiêm kế toán bán hàng: Theo dõi hạch toán doanh thu, kết
chuyển giá vốn hàng bán và xác định kết quả, đồng thời thực hiện công tác kế toán
tổng hợp, lập báo cáo tài chính theo chế độ quy định.
oKế toán ngân hàng và kế toán thuế: Thực hiện các giao dịch với ngân hàng,
theo dõi các khoản lãi vay và các nghiệp vụ liên quan đến ngân hàng, hạch toán

thuế, tính và phân bổ lãi tiền vay cho các đội.
oKế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành kiêm kế toán vật liệu,
công cụ dụng cụ và kế toán lương, BHXH: Theo dõi chi tiết các khoản phải thu phải
trả, tính ra tiền lương phải trả CBCNV, kế toán VL, CCDC, tập hợp toàn bộ chi phí
liên quan đến chi phí sản xuất và tính giá thành phẩm của tất các công trình do các
đội công trình đang thi công.
oThủ quỹ kiêm kế toán tài sản cố định: Có trách nhiệm giữ quỹ tiền mặt của
công ty, lập các báo cáo thu – chi nội bộ, đồng thời theo dõi các nghiệp vụ về TSCĐ
của toàn công ty.
Các đội công trình trực thuộc Công ty cũng có các nhân viên kinh tế (kế toán
đội) kiêm thủ quỹ của đội, làm nhiệm vụ thu nhập các chứng từ ban đầu rồi chuyển
về phòng Tài Chính - Kế Toán của công ty theo định kỳ (hàng tháng). Đồng thời kế

Đinh Thị Ngọt

Lớp KT2 – K10


12

Chuyên đề thực tập chuyên ngành

toán đội cũng mở các sổ theo dõi chi phí NVL, chi phí nhân công, chi phí khác phát
sinh của từng công trình, theo dõi thu chi tiền mặt tại đội công trình đó.
Phòng kế toán công ty thu nhận các chứng từ ban đầu từ các đội công trình
gửi lên rồi xử lý các chứng từ đó cùng toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh khác ở cơ
quan văn phòng. Định kỳ thu nhận các báo cáo kế toán của các phòng kế toán đội
gửi về, phòng kế toán công ty tiến hành tổng hợp số liệu, lập báo cáo kế toán chung
của toàn công ty.
Có thể khái quát bộ máy kế toán của công ty bằng sơ đồ sau:

Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp
kiêm kế toán bán
hàng

Kế toán vật tư,
tiền lương, chi
phí, giá thành

Kế toán ngân
hàng kiêm kế
toán thuế

Kế toán TSCĐ
kiêm thủ quỹ

Kế toán các đội xây dựng trực
thuộc công ty
Sơ đồ 1.3 –Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Dịch vụ Thái
Dương.
1.2.2.Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại công ty.
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào 31/12 hàng năm.
- Chế độ kế toán áp dụng theo quyết định 15/2006/QĐ – BTC ban hành ngày
14/09/2006 của BTC áp dụng từ 01/2007
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là: Việt Nam đồng.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Đinh Thị Ngọt


Lớp KT2 – K10


13

Chuyên đề thực tập chuyên ngành
- Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định theo nguyên tắc giá gốc.
- Phương pháp tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
1.2.3. Đặc điểm tổ chức chứng từ kế toán.

Công ty Cổ phần Xây Dựng và Dịch vụ Thái Dương đã áp dụng hệ thống
chứng từ kế toán theo Chuẩn Mực Kế toán Việt Nam. Dưới đây là bảng danh mục
chứng từ mà công ty sử dụng:
Bảng số 1.2: Danh mục chứng từ sử dụng trong công ty
Chứng từ
thanh toán
1. Phiếu thu
2. Phiếu chi

Chứng từ TSCĐ
1. Thẻ TSCĐ
2. Biên bản thanh lý

TSCĐ
3. Giấy ĐN 3. Bảng tính và phân

Chứng từ

Chứng từ LĐ tiền lương
Hàng tồn kho

1.Phiếu nhâp
1. Hợp đồng LĐ
2.Phiếu xuất

tạm ứng
bổ khấu hao TSCĐ
4. Giấy ĐN 4. Biên bản kiểm kê,
thanh toán
5. Bảng

đánh giá lại TSCĐ
kê 5. Biên bản bàn giao

nộp tiền
6. Bảng

đưa vào sử dụng


nộp séc
7. Ủy nhiệm
thu, chi
8. Giấy báo
sốdư của NH

2. Quy chế trả lương
3. Bảng chấm công
4. Phiếu báo làm thêm giờ
5. Biên bản giao nhận khối
lượng SP hoàn thành

6. Bảng thanh toán tiền
lương
7. Bảng phân bổ tiền lương
8. Bảng thanh toán BHXH,
BHYT, BH thất nghiệp

Chứng từ sau khi đã được lập và kiểm tra sẽ được tổ chức luân chuyển tới các
bộ phận có liên quan theo trình tự để hoàn thiện và ghi sổ kế toán, trình tự luân
chuyển từng loại chứng từ do kế toán trưởng công ty quy định đảm bảo việc sổ kế
toán cung cấp thông tin kịp thời chính xác phục vụ cho công tác quản lý điều hành
các hoạt động kế toán.

1.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống Tài khoản kế toán.

Đinh Thị Ngọt

Lớp KT2 – K10


14

Chuyên đề thực tập chuyên ngành

Hiện tại Công ty Cổ phần Xây Dựng và Dịch vụ Thái Dương đang sử dụng
hệ thống tài khoản kế toán theo chế độ hiện hành theo quyết định 15/2006/QĐ –
BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 20/03/2006, và các tài khoản chi tiết cấp con
theo tình hình thực tế và phương pháp theo dõi quản lý của công ty.
1.2.5. Hình thức kế toán áp dụng.
Công ty Cổ phần Xây dựng và Dịch vụ Thái Dương hiện nay đang áp dụng
hình thức kế toán Nhật Ký Chung. Theo hình thức này tất cả các nghiệp vụ kinh tế

tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ nhật ký, trọng tâm là sổ Nhật Ký Chung.
Sau đó lấy số liệu trên sổ nhập ký để ghi vào Sổ Cái phù hợp theo từng nghiệp vụ
phát sinh.

Chứng từ gốc

Sổ nhật ký chuyên
dùng

Sổ nhật ký chung

SỔ CÁI

Bảng cân đối tài khoản

Số (thẻ) chi tiết đối
tượng

Bảng tổng hợp từ sổ chi
tiết

BÁO CÁO KẾ TOÁN

Sơ đồ 1.4: Trình tự hạch toán theo hình thức Nhật ký chung
Hệ thống sổ kế toán sử dụng tại công ty để ghi chép, hệ thống hoá thông tin

Đinh Thị Ngọt

Lớp KT2 – K10



15

Chuyên đề thực tập chuyên ngành
từ các chứng từ kế toán hợp lệ phù hợp với hình thức kế toán sổ NKC.
Hệ thống sổ kế toán tại công ty bao gồm:
- Sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
• Sổ nhật ký chung.
• Sổ nhật ký chuyên dùng.
• Sổ cái các tài khoản.
- Sổ chi tiết .

Tách rời trình tự ghi sổ theo trật tự thời gian với trình tự ghi sổ phân loại theo
hệ thống toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh để ghi vào hai loại dổ kế
toán riêng biệt là sổ nhật ký chung và sổ cái.
Tách rời việc ghi chép kế toán tổng hợp với ghi chép kế toán chi tiết để ghi
vào hai loại sổ là sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
Cuối tháng phải lập bảng cân đối tài khoản để kiểm tra tính chính xác của việc
ghi chép của các tài khoản tổng hợp.
Do sự phát triển của công nghệ thông tin và yêu cầu của nền kinh tế thị trường
đòi hỏi phải cung cấp các thông tin kinh tế tài chính một cách nhanh chóng, kịp
thời, công ty đã ứng dụng tin học vào trong kế toán. Hiện nay, công ty đang áp dụng
phần mềm kế toán CAP (Construction accounting program). Phần mềm kế toán
CAP được công ty đầu tư phát triển kỹ thuật công nghệ Bình Minh (Bình Minh Co.
Ltd) xây dựng. CAP được ứng dụng chung cho toàn bộ tổng công ty xây dựng Hà
Nội..Để theo dõi chi tiết vật liệu phát sinh của từng công trình, kế toán công ty phải
tiến hành mã hoá:
• Mã hoá các công trình và các đơn vị:
Chương trình CAP cho phép kế toán nhập tên của công trình và ký hiệu của
công trình (thường ký hiệu của công trình là các chữ viết tắt của tên công trình để


Đinh Thị Ngọt

Lớp KT2 – K10


16

Chuyên đề thực tập chuyên ngành

thuận tiện cho việc theo dõi chi tiết cho từng công trình). Đồng thời công ty cũng
tiến hành đặt ký hiệu cho đơn vị thi công công trình để quản lý chi phí của từng đơn
vị.
Ví dụ: Công trình trung tâm điều hành viễn thông điện lực Việt Nam do đội 4
nhận thi công. Công trình này được ký hiệu trong máy là EVN, s411cb và b4
Chứng từ gốc

Nhập dữ liệu vào
máy (máy sẽ tự động
xử lý số liệu)

Xem các loại báo
cáo kế toán

Xem các loại sổ
sách kế toán

Nhật ký chung

Sổ cái


Sổ chi tiết

Sơ đồ 1.5: Quy trình xử lý và nhập dữ liệu
1.2.6. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán.
Công ty Cổ phần Xây dựng và Dịch vụ Thái Dương là một công ty xây dựng
quản lý rất nhiều đội thi công xây dựng nhỏ. Hàng tuần, hàng tháng kế toán các đội
đều phải tổng hợp số liệu thực tế phát sinh tại công trường, làm các báo cáo chi tiết
về vật tư sử dụng, các chi phí phát sinh khác và báo cáo tiến độ công trình gửi lên
phòng kế toán công ty. Dựa vào những số liệu, chứng từ thực tế mà các kế toán đội

Đinh Thị Ngọt

Lớp KT2 – K10


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

17

gửi lên, hàng tháng phòng kế toán công ty sẽ lập các báo cáo tháng, báo cáo quý gửi
Cơ quan thuế quản lý và ban giám đốc công ty cũng như Hội đồng quản trị của công
ty.
Cuối năm tài chính, phòng kế toán công ty có trách nhiệm tổng hợp, lập các
BCTC, hoàn thiện sổ sách, cân đối thu chi, phân tích các chỉ tiêu kinh tế để đề ra
các phương pháp tiết kiệm chi phí, đẩy mạnh doanh thu, sử dụng nguồn vốn có hiệu
quả hơn, nâng cao vị thế cũng như uy tín của công ty trong ngành Xây dựng trong
và ngoài nước.
Bên cạnh đó, kế toán công ty còn phải lập các báo cáo quản trị gửi hội đồng
thành viên, để ban quản lý đề ra các biện pháp hữu hiệu

* Danh mục báo cáo kế toán:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
* Báo cáo đặc thù:
- Báo cáo tổng hợp lệnh sửa chữa Máy thi công trong kế hoạch và ngoài kế
hoạch.
Báo cáo tổng hợp lệnh sửa chữa Máy thi công được lập để tổng hợp toàn bộ
lệnh sửa chữa máy thi công phát sinh đã làm trong năm, hỏng do thiết bị đã cũ,
hỏng do lỗi thiết kế kỹ thuật... Dựa trên báo cáo này Ban Giám đốc có thể biết được
chi phí của việc sửa chữa Máy thi công do thiết bị đã cũ, hay do lỗi thiết kế kỹ thuật
trong năm là bao nhiêu, chiếm tỷ lệ như thế nào so với giá trị các công trình thi
công, và mức chi phí như vậy đã hợp lý chưa, có thể so sánh giữa năm này với năm
trước. Từ đó Giám đốc ra các quyết định đầu tư TSCĐ là máy móc thi công, và

Đinh Thị Ngọt

Lớp KT2 – K10


18

Chuyên đề thực tập chuyên ngành

phân loại được các nhà cung cấp uy tín, chất lượng để công ty chọn làm đối tác làm
ăn tin tưởng.
- Báo cáo tiến độ thi công các công trình trong năm:
+ Báo cáo tổng hợp các công trình đang trong thời gian thi công,
+ Tổng hợp các công trình đã thực hiện hoàn thành trong năm và đã làm quyết

toán, thanh lý hơp đồng.
+ Tổng hợp các công trình đã có biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành giai
đoạn.
+ Tổng hợp các công trình chuẩn bị thực hiện thi công trong năm tới

PHẦN II
Đinh Thị Ngọt

Lớp KT2 – K10


19

Chuyên đề thực tập chuyên ngành

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ DỊCH VỤ THÁI DƯƠNG
2.1. Tầm quan trọng của công tác kế toán nguyên vật liệu trong các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh.
2.1.1. Vị trí, vai trò của NVL trong sản xuất kinh doanh.
Quá trình sản xuất là sự kết hợp của 3 yếu tố: Sức lao động, tư liệu lao động
và đối tượng lao động. Đối tượng lao động là tất cả mọi vật xung quanh ta mà lao
động có ích có thể tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình hay đối
tượng lao động chính là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thế sản phẩm. Do đó mà
vật liệu chính là đối tượng lao động. Song không phải bất cứ một đối tượng lao
động nào cũng là vật liệu, mà một đối tượng lao động muốn trở thành NVL thì đối
tượng đó phải được lao động có ích tác động vào. Vì vậy, NVL là đối tượng lao
động đã được thay đổi do lao động có ích của con người tác động vào. Trong các xí
nghiệp sản xuất NVL chính là tài sản lưu động.
Như vậy, NVL là một trong các yếu tố cơ bản không thể thiếu được của quá

trình sản xuất. Trong quá trình sản xuất, NVL chỉ tham gia một lần vào chu kỳ sản
xuất và hình thái vật chất ban đầu của NVL bị biến đổi hoàn toàn về mặt hiện vật.
Giá trị của nó được dịch chuyển hết một lần vào quá trình sản xuất mới được tao ra
về mặt giá trị.
Chính từ những đặc điểm vừa nêu của NVL, chúng ta thấy rằng nó có một vị
trí rất quan trọng đối với quá trình sản xuất. Do giá trị của nó được dịch chuyển hết
một lần vào giá trị sản phẩm mới được tạo ra, mà chi phí NVL thường chiếm tỷ
trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất cũng như trong giá thành sản phẩm. Ví dụ
như trong giá thành sản phẩm công nghiệp cơ khí, chi phí vật liệu chiếm từ 50% 60%, trong giá thành sản phẩm xây dựng chi phí thường chiếm trên 79%.
Như chúng ta đã biết giá thành sản phẩm là vấn đề được quan tâm hàng đầu
trong tất cả các doanh nghiệp sản xuất nói chung và doanh nghiệp xây dựng nói

Đinh Thị Ngọt

Lớp KT2 – K10


20

Chuyên đề thực tập chuyên ngành

riêng, nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay nền kinh tế mà chỉ cho phép
những doanh nghiệp thực sự làm ăn có lãi tồn tại và phát triển. Các doanh nghiệp
muốn thắng trong cạnh tranh thì phải có giá bán thấp, muốn có giá bán thấp thì giá
thành phải thấp. Mà một trong các yếu tố làm giảm giá thành là chi phí NVL. Hạ
thấp chi phí NVL là một nhiệm vụ của tất cả các doanh nghiệp, là yêu cầu của
phương thức kinh doanh trong nền kinh tế thị trường với hao phí NVL ít nhất mang
lại hiệu kinh tế cao nhất.
2.1.2. Vai trò của kế toán đối với việc quản lý và sử dụng vật liệu.
Hạch toán nguyên vật liệu là cách đắc lực giúp lãnh đạo doanh nghiệp nắm

được tình hình và chỉ đạo sản xuất kinh doanh. Hạch toán kế toán NVL có chính
xác, kịp thời đầy đủ thì lãnh đạo doanh nghiệp mới nắm chính xác tình hình thu
mua, dự trữ, xuất dùng NVL thực hiện kế hoạch nhập xuất, tồn kho, khối lượng, giá
cả thu mua lẫn tổng giá trị…Từ đó đề ra biện pháp quản lý thích hợp.
Đối với nền kinh tế thị trường sản xuất hàng hóa chi phí NVL là yếu tố cấu
thành nên giá thành sản phẩm. Do đó việc tổ chức công tác kế toán NVL có chính
xác kịp thời khoa học hay không sẽ quyết định tới sự kịp thời, tính chính xác của
giá thành sản phẩm.
Để thực hiện chức năng giám đốc và là công cụ quản lý kinh tế xuất phát từ
vị trí yêu cầu quản lý kế toán NVL trong doanh nghiệp cần thực hiện tốt các nhiệm
vụ sau:
-

Thực hiện việc đánh giá, phân loại nguyên vật liệu phù hợp với các nguyên
tắc, yêu cầu quản lý thống nhất của Nhà Nước và yêu cầu quản trị doanh
nghiệp.

-

Tổ chức chứng từ, tài khoản kế toán, sổ kế toán phù hợp với phương pháp
hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp để ghi chép, phân loại, tổng hợp số
liệu về tình hình hiện có và sự biến động tăng giảm của NVL trong quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp số liệu kịp thời để tập hợp chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Đinh Thị Ngọt

Lớp KT2 – K10



×