Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Chống sản xuất và buôn bán hàng giả ở việt nam hiện nay nhìn từ góc độ quản lý nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.88 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN MẠNH CƢỜNG

CHỐNG SẢN XUẤT VÀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY NHÌN TỪ GÓC ĐỘ
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - NĂM 2007


MỞ ĐẦU
1- Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm vừa qua, sự phát triển vượt bậc của cuộc cách mạng
khoa học công nghệ cùng với sự đổi mới đường lối chính sách về kinh tế của
Đảng và Nhà nước ta đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Trên thị
trường các hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hoá ngày càng diễn
ra tấp nập, nhộn nhịp và cạnh tranh phát triển chạy theo nhu cầu, thị hiếu người
tiêu dùng. Trong điều kiện đó, công tác quản lý nhà nước, nhất là quản lý nền
kinh tế thị trường đang nảy sinh một số vấn đề phức tạp và có nhiều kẽ hở. Một
trong những vấn đề đáng quan tâm là sự gia tăng nạn sản xuất, buôn bán hàng
giả trong nền kinh tế thị trường. Những hoạt động này không những ảnh hưởng
trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người tiêu dùng, ảnh hưởng trực
tiếp đến lợi ích của các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế mà còn làm ảnh
hưởng đến lợi ích của Nhà nước, của toàn xã hội, ảnh hưởng đến môi trường
đầu tư kinh doanh của Việt Nam, uy tín chính chị của Đảng và Nhà nước, làm
giảm lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Nhà nước.
Các hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả ở nước ta đang có chiều


hướng gia tăng và ngày càng lan rộng sang nhiều ngành hàng, chủng loại hàng
hoá. Trước nguy cơ gây hại của nạn hàng giả, đẩy mạnh công tác đấu tranh
chống sản xuất và buôn bán hàng giả là một yêu cầu cấp bách đòi hỏi sự quan
tâm của Đảng và Nhà nước. Mặt khác, công tác đấu tranh chống sản xuất và
buôn bán hàng giả còn đòi hỏi các cơ quan chức năng phải thực hiện tốt chức
năng, nhiệm vụ của mình, phối hợp đồng bộ với các cơ quan hữu quan để đấu
tranh hạn chế nạn hàng giả. Trong thời gian qua, Nhà nước ta đã ban hành một
số văn bản pháp luật quan trọng làm cơ sở pháp lý cho hoạt động phòng, chống
sản xuất, buôn bán hàng giả. Các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương
các cấp cũng đã tích cực tổ chức kiểm tra, xử lý, đấu tranh, ngăn ngừa và làm
giảm dần các vụ sản xuất buôn bán, hàng giả, góp phần lành mạnh hoá hoạt


động lưu thông hàng hoá trên thị trường nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, xã
hội, người sản xuất chân chính và người tiêu dùng.
Để tìm hiểu một cách tương đối toàn diện về hoạt động sản xuất và buôn
bán hàng giả nhìn dưới góc độ quản lý nhà nước, trên cơ sở phân tích thực trạng
hàng giả, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, xu hướng phát triển của hàng giả
và những tồn tại, hạn chế để tìm ra giải pháp góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu
quả quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng
giả, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Chống sản xuất và buôn bán hàng giả ở
Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ quản lý nhà nước” làm đề tài luận văn cao
học.
2- Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ở nước ta liên quan đến vấn đề sản xuất, buôn bán hàng giả đã có một số
công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đề cập tới ở nhiều góc độ, ví dụ: Đề
tài khoa học "Hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ trong tiến
trình hội nhập quốc tế của Việt Nam" năm 2005 của Đại học Quốc gia Hà Nội;
Luận án Phó tiến sĩ khoa học luật học "Đổi mới và hoàn thiện cơ chế điều chỉnh
pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế thị trường ở Việt

Nam” năm 1996 của Lê Xuân Thảo; Luận án tiến sĩ Luật học: “Tội làm hàng
giả, tội buôn bán hàng giả thực trạng và biện pháp phòng, chống” năm 2001
của Trần Ngọc Việt; Luận văn thạc sĩ "Đấu tranh phòng chống tội làm hàng
giả, tội buôn bán hàng giả ở Việt Nam hiện nay" năm 1998 của Đỗ Thị Lan…
Tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên chủ yếu mang tính chất chuyên
ngành dân sự về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc mang tính chất chuyên
ngành hình sự nghiên cứu về Tội sản xuất và buôn bán hàng giả, mà chưa có
công trình nào nghiên cứu về chống sản xuất và buôn bán hàng giả dưới góc độ
quản lý nhà nước để làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng, ban hành
các chính sách và chủ trương, biện pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác


quản lý nhà nước về chống sản xuất và buôn bán hàng giả. Vì thế, đây là một
công trình nghiên cứu đầu tiên về lĩnh vực này dưới góc độ quản lý nhà nước.
3- Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu những lý luận cơ bản về chống sản xuất và
buôn bán hàng giả của Việt Nam nhìn dưới góc độ quản lý nhà nước bao gồm:
cở sở lý luận của quản lý nhà nước về chống sản xuất và buôn bán hàng giả; các
cơ quan chức năng quản lý và đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả ở
Việt Nam hiện nay; nội dung quản lý nhà nước; thực trạng quản lý nhà nước về
chống sản xuất và buôn bán hàng giả bao gồm: hệ thống pháp luật về chống sản
xuất và buôn bán hàng giả, những kết quả đạt được trong những năm qua,
những tồn tại, yếu kém, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó; yêu cầu đối
với nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chống sản xuất và buôn bán hàng giả
và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với công
tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả trong thời gian tới.
Vì phạm vi nghiên cứu đề tài tương đối rộng, liên quan tới nhiều cơ quan
khác nhau. Do vậy, Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu vấn đề sản xuất, buôn bán
hàng giả nói chung dưới góc độ quản lý nhà nước qua thực tiễn hoạt động của
lực lượng Quản lý thị trường - cơ quan của Bộ Thương mại.

4- Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của việc nghiên cứu là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn
quản lý nhà nước về chống sản xuất và buôn bán hàng giả, từ đó đề xuất những
giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong công
tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả.
Để thực hiện được mục đích trên, nhiệm vụ của việc nghiên cứu là: Phân
tích, làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh
chống sản xuất và buôn bán hàng giả ở Việt Nam trên cơ sở pháp luật thực định
của Việt Nam, tham khảo pháp luật, kinh nghiệm của một số quốc gia; đánh giá


hiệu quả hoạt động thực tiễn công tác quản lý nhà nước về chống sản xuất và
buôn bán hàng giả ở nước ta trong những năm qua; phân tích, làm rõ những tồn
tại hạn chế về cơ chế, chính sánh cũng như những tồn tại, yếu kém trong quá
trình thực thi của các lực lượng chức năng. Từ đó, đề xuất một số giải pháp,
kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chống sản xuất và
buôn bán hàng giả.
5- Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở những phương pháp chủ yếu trong
nghiên cứu khoa học nói chung và khoa học pháp lý nói riêng, như: phương
pháp duy vật biện chứng, phương pháp lôgic hình thức, phương pháp phân tích,
phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh luật học, phương pháp thống kê
chuyên ngành…
6- Điểm mới khoa học của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu tương đối toàn diện và có hệ thống về
cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về chống sản xuất và buôn bán hàng giả ở
Việt Nam hiện nay, những bất cập về cơ chế, chính sách cũng như thực thi của
các cơ quan chức năng trong quản lý nhà nước về chống sản xuất và buôn bán
hàng giả. Từ đó đề xuất và kiến nghị nhằm xây dựng những giải pháp đồng bộ
nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về chống sản xuất và

buôn bán hàng giả ở Việt Nam.
7- Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung của Luận văn gồm 3 chương và 8 tiết.


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG LĨNH VỰC
CHỐNG SẢN XUẤT VÀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ

1.1. Khái quát chung về hàng giả
1.1.1. Quan niệm về hàng giả
Hàng giả đã xuất hiện trên thị trường nước ta trong nhiều năm trở lại đây,
nhất là từ khi chúng ta đổi mới cơ chế quản lý kinh tế từ chế độ quản lý tập
trung bao cấp sang quản lý hạch toán kinh doanh, đặc biệt trong thời kỳ kinh tế
thị trường thì nạn làm hàng giả và buôn bán hàng giả ngày càng phát triển.
Trong lý luận và thực tiễn hiện tồn tại nhiều quan niệm về hàng giả.
Trước hết, tìm hiểu khái niệm về hàng hoá và thế nào là giả: “Hàng hoá là sản
phẩm dùng để thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và đi vào quá trình tiêu
dùng thông qua trao đổi” [43, tr. 214], còn "Giả có nghĩa không phải là thật mà
được làm với bề ngoài giống như cái thật để người khác tưởng là thật" [44, tr.
405].
Theo từ điển Bách khoa toàn thư: "Hàng giả là hàng làm bắt chước theo
mẫu mã của loại hàng thật nào đó đang được lưu hành, nhưng không bảo đảm
đủ tiêu chuẩn về phẩm chất hoặc không có giá trị sử dụng, hoặc không có giá
trị sử dụng đầy đủ, nhất là đối với mặt hàng thông dụng và có nhu cầu lớn. Về
hình thức, các loại hàng giả rất giống hàng thật, vì kĩ thuật làm hàng giả ngày
càng tinh vi. Người làm hàng giả cũng có khi sử dụng một phần nguyên liệu,
các loại bao bì, tem nhãn của hàng thật để lừa gạt người mua" [45]. Khái niệm
này thực ra chỉ là giải thích về mặt ngôn ngữ, mà chưa phải là khái niệm mang

tính pháp lý, thể hiện bản chất của hàng giả.


Ở đây chúng tôi không đi sâu vào thuật ngữ về hàng giả nói chung, mà
chỉ nghiên cứu tìm hiểu khái niệm về hàng giả được quy định trong các văn bản
pháp luật.
Nghị định số 140/HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là
Chính phủ) quy định về kiểm tra, xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả nêu rõ:
"Hàng giả là những sản phẩm hàng hoá được sản xuất ra trái pháp luật có hình
dáng giống như sản phẩm được Nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu
thụ trên thị trường, hoặc những sản phẩm, hàng hoá không có giá trị sử dụng
đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó" (Điều 3).
Sản phẩm, hàng hoá có một trong những dấu hiệu dưới đây được coi là
hàng giả:
- Sản phẩm, hàng hoá (kể cả hàng nhập khẩu) có nhãn sản phẩm giả mạo
hoặc nhãn sản phẩm của một cơ sở sản xuất khác mà không được chủ nhãn
đồng ý;
- Sản phẩm, hàng hoá mang nhãn hiệu hàng hoá giống hệt hoặc tương tự
có khả năng làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của cơ
sở sản xuất, buôn bán khác đã đăng ký với cơ quan bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp (Cục sáng chế), hoặc đã được bảo hộ theo Điều ước quốc tế mà Việt
Nam tham gia;
- Sản phẩm, hàng hoá mang nhãn không đúng với nhãn sản phẩm đã đăng
ký với cơ quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng;
- Sản phẩm, hàng hoá ghi dấu phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam khi chưa
được cấp giấy chứng nhận và dấu phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam;
- Sản phẩm, hàng hoá đã đăng ký hoặc chưa đăng ký chất lượng với cơ
quan Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng mà có mức chất lượng thấp hơn mức tối
thiểu cho phép;



- Sản phẩm, hàng hoá có giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản
chất, tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó (Điều 4) [15, tr.1,2].
Trong quá trình thực hiện những quy định này đã cho thấy hàng giả được
quy định tại Nghị định số 140/HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng
nói trên chưa thể hiện rõ các dấu hiệu về mặt bản chất của hàng giả; khái niệm
về hàng giả còn được đề cập chung chung dưới dạng liệt kê. Hoạt động của thực
tiễn đòi hỏi phải có sự phân định rõ ràng hơn về hàng giả giúp cho công tác đấu
tranh ngăn ngừa, chống hàng giả tránh được những khó khăn trong xử lý các
hành vi vi phạm. Đến nay, Nghị định này đã hết hiệu lực thi hành.
Thông tư Liên tịch số 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT ngày
27/4/2000 của Liên Bộ Thương mại, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học
Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg
ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn
bán hàng giả đã quy định hàng hoá có một trong các dấu hiệu sau đây bị coi là
hàng giả:
Một là, hàng giả chất lượng hoặc công dụng.
- Hàng hoá không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng như
bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó.
- Hàng hoá đưa thêm tạp chất, chất phụ gia không được phép sử dụng làm
thay đổi chất lượng; không có hoặc có ít dược chất, có chứa dược chất khác với
tên dược chất ghi trên nhãn hoặc bao bì; không có hoặc không đủ hoạt chất, chất
hữu hiệu không đủ gây nên công dụng; có hoạt chất, chất hữu hiệu khác với tên
hoạt chất, chất hữu hiệu ghi trên bao bì.
- Hàng hoá không đủ thành phần nguyên liệu hoặc bị thay thế bằng những
nguyên liệu, phụ tùng khác không đảm bảo chất lượng so với tiêu chuẩn chất
lượng hàng hoá đã công bố, gây hậu quả xấu đối với sản xuất, sức khỏe người,
động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường.



- Hàng hoá thuộc danh mục Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng mà không thực
hiện gây hậu quả xấu đối với sản xuất, sức khỏe người, động vật, thực vật hoặc
môi sinh, môi trường .
- Hàng hoá chưa được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn mà sử dụng giấy
chứng nhận hoặc dấu phù hợp tiêu chuẩn (đối với danh mục hàng hoá bắt buộc).
Hai là, giả về nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc,
xuất xứ hàng hoá:
- Hàng hoá có nhãn hiệu hàng hoá trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với
nhãn hiệu hàng hoá của người khác đang được bảo hộ cho cùng loại hàng hoá
kể cả nhãn hiệu hàng hoá đang được bảo hộ theo các Điều ước quốc tế mà Việt
Nam tham gia, mà không được phép của chủ nhãn hiệu.
- Hàng hoá có dấu hiệu hoặc có bao bì mang dấu hiệu trùng hoặc tương tự
gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ hoặc với tên gọi xuất xứ hàng
hoá được bảo hộ.
- Hàng hoá, bộ phận của hàng hoá có hình dáng bên ngoài trùng với kiểu
dáng công nghiệp đang được bảo hộ mà không được phép của chủ kiểu dáng
công nghiệp.
- Hàng hoá có dấu hiệu giả mạo về chỉ dẫn nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá
gây hiểu sai lệch về nguồn gốc, nơi sản xuất, nơi đóng gói, lắp ráp hàng hoá.
Ba là, giả về nhãn hàng hoá
- Hàng hoá có nhãn hàng hoá giống hệt hoặc tương tự với nhãn hàng hoá
của cơ sở khác đã công bố.
- Những chỉ tiêu ghi trên nhãn hàng hoá không phù hợp với chất lượng
hàng hoá nhằm lừa dối người tiêu dùng.
- Nội dung ghi trên nhãn bị cạo, tẩy xoá, sửa đổi, ghi không đúng thời hạn
sử dụng để lừa dối khách hàng .


Bốn là, các loại ấn phẩm đã in sử dụng vào việc sản xuất, tiêu thụ hàng
giả:

- Các loại đề can, tem sản phẩm, nhãn hàng hoá, mẫu nhãn hiệu hàng hoá,
bao bì sản phẩm có dấu hiệu vi phạm như: trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn
với nhãn hàng hoá cùng loại, với nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp,
tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảo hộ.
- Các loại hoá đơn, chứng từ, chứng chỉ, tem, vé, tiền, ấn phẩm có giá trị
như tiền, ấn phẩm và sản phẩm văn hoá giả mạo khác [37, tr.2, 3].
Theo Thông tư liên tịch này thì hàng giả có hai loại: giả về chất lượng,
công dụng và giả về hình thức. Hàng giả về chất lượng, công dụng thường là
những hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng với
tên gọi, công dụng của nó, không đảm bảo tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật đã
được quy định. Còn hàng giả về hình thức có nghĩa là giả về nhãn hiệu hàng
hóa, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, nhãn hàng hóa.
Tuy nhiên, Thông tư này đến nay đã không còn phù hợp với thực tiễn,
chưa xác định được khái niệm “hàng giả về sở hữu trí tuệ”, cho nên cũng không
xác định được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong việc sản xuất, nhập
khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá hàng giả, chưa phân biệt được rõ ràng
giữa hàng giả và hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ - tức là những hàng
hoá được làm ra do hành vi sử dụng trái phép các đối tượng của quyền sở hữu
công nghiệp, mà quy định như vậy hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ có một bộ phận bị trùng nhau. Thực chất, hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp cũng là một loại hàng giả, song để tạo điều kiện thuận lợi cho các
cơ quan thực thi pháp luật có sự áp dụng đúng đắn thì việc phân biệt khái niệm
hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là rất cần thiết. Do
không có quy định cụ thể và rõ ràng về vấn đề này nên trong thực tế, không chỉ
người dân mà ngay cả các cơ quan chức năng khi thực thi pháp luật vẫn chưa có


sự phân định rõ giữa hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Điều này dẫn đến sự không thống nhất trong hoạt động áp dụng pháp luật.
Khắc phục những hạn chế nêu trên, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã đề

cập được các hành vi “Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả
mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho
người khác thực hiện hành vi này” (Điểm c Khoản 1 Điều 211), mà các loại
hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ này được quy định cụ thể tại Điều 213, Luật
này như sau:
1. Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao
gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là
hàng hoá giả mạo nhãn hiệu) quy định tại khoản 2 Điều này và hàng hoá sao
chép lậu quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn
nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang
được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu
nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.
3. Hàng hoá sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép
của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan” [9, tr.75].
Với quy định này, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã xác định và quy định
rõ các hành vi sản xuất, nhập khẩu, lưu thông hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ.
Trên đây là những quy định của Nhà nước ta về hàng giả, đây là những
quy định cơ bản nhất về hàng giả và cũng là những đặc điểm để nhận biết về
hàng giả. Nhưng nhìn chung, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành chưa
có quy định toàn diện, tổng quát nhất khái niệm hàng giả, dấu hiệu nào để nhận
biết hàng giả? Chính vì vậy cần thiết phải nghiên cứu một cách có hệ thống để
đưa ra một khái niệm chung nhất về hàng giả, các dấu hiệu để nhận biết hàng
giả, thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật để làm căn cứ cho các lực


lượng chức năng, người dân phát hiện hàng giả, đấu tranh chống các hành vi sản
xuất và buôn bán hàng giả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Văn kiện, Nghị quyết của Đảng

1.

Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Ban chấp
hành Trung ương Đảng khoá VI (1991).

2.

Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Ban chấp
hành Trung ương Đảng khoá VII (1996).

3.

Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 12/12/1996 về việc thực hiện nghị quyết 12NQ/TW ngày 03/01/1996 của Bộ Chính trị (khoá VII) và Nghị quyết
01-NQ/TW ngày 18/11/1996 của Bộ Chính trị (khoá VIII), Bộ Chính
trị (1996).

4.

Nghị quyết số 04-NQ/HNTW ngày 17/12/1987 về phương hướng, nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội trong ba năm 1988-1990 và năm 1988,
Ban Chấp hành trung ương Đảng (1987).

5.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư (khoá VIII) về tiếp tục đẩy mạnh công
cuộc đổi mới, phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế,
cần kiệm để công nghiệp hoá, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu
kinh tế - xã hội đến năm 2000, Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khoá VIII ( 1997).


II. Văn bản pháp luật
A. Văn bản pháp luật do Quốc hội ban hành
6. Bộ luật Dân sự, Quốc hội (2005).
7. Bộ luật Hình sự, Quốc hội (1999).
8. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi,
bổ sung năm 2001), Quốc hội (2001).
9. Luật Sở hữu trí tuệ, Quốc hội (2005).
10. Luật Thương mại năm 2005, Luật Hải quan năm 2005, Luật Cạnh tranh
năm 2004, Quốc hội (2004, 2005).
11. Luật Tổ chức Chính phủ, Quốc hội (2001).


12. Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Quốc hội (2003).
13. Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Uỷ ban Thường vụ QH (2002).
B. Văn bản pháp luật do Chính phủ và các Bộ, ngành ban hành
14. Chỉ thị số 31/1999/CT-TTG ngày 27/10/1999 về đấu tranh chống sản
xuất và buôn bán hàng giả, Thủ tướng Chính phủ (1999).
15. Nghị định số 140/HĐBT ngày 25/04/1991 quy định về kiểm tra, xử lý
việc sản xuất, buôn bán hàng giả, Hội đồng Bộ trưởng (1991).
16. Nghị định số 10/CP ngày 23/1/1995 về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn
của Quản lý thị trường, Chính phủ (1995).
17. Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 quy định chi tiết về sở hữu công
nghiệp, Chính phủ (1996).
18. Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày 03/10/2000 về bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương
maị và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan
tới sở hữu công nghiệp, Chính Phủ (2000).
19. Nghị định số 63/2003/NĐ-CP ngày 11/6/2003 quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá - Thông tin,
Chính phủ (2003).

20. Nghị định số 87/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Chính phủ (2003).
21. Nghị định 28/2004/NĐ-CP ngày 16/1/2004 sửa đổi, bổ sung Nghị định
số 54/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học Công nghệ, Chính
phủ (2004).
22. Nghị định số 29/2004/NĐ-CP ngày 16/01/2004 quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thương mại, Chính
phủ (2004).
23. Nghị định số 138/2004/NĐ-CP ngày 17/6/2004 quy định việc xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, Chính phủ (2004).
24. Nghị định số 175/2004/NĐ-CP ngày 10/10/2003 về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực thương mại, Chính phủ (2004).
25. Nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 21/10/2004 quy định quản lý nhà
nước về chất lượng, sản phẩm hàng hoá, Chính phủ (2004).
26. Nghị định số 126/2005/NĐ-CP ngày 10/10/2005 quy định về xử phạt vi


phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm,
hàng hoá, Chính phủ (2005).
27. Nghị định 56/2006/NĐ-CP ngày 06/6/2006 về xử phạt vi phạm hành
chính trong hoạt động văn hoá - thông tin, Chính phủ (2006).
28. Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 về nhãn hàng hoá, Chính
phủ (2006).
29. Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về
quyền tác giả và quyền liên quan, Chính phủ (2006).
30. Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu

công nghiệp, Chính phủ (2006).
31. Nghị định số 104/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 về quyền đối với giống
cây trồng, Chính phủ (2006).
32. Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 về quyền sở hữu trí tuệ,
Chính phủ (2006).
33. Nghị định số 106/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định xử phạt vi phạm
hành chính về sở hữu công nghiệp, Chính phủ (2006).
34. Quyết định số 14/ 2004/QĐ-BKHCN ngày 25/6/2004 ban hành Điều lệ tổ
chức và hoạt động của Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công
nghệ (2004).
35. Quyết định số 09/2007/QĐ-BVHTT ngày 03/5/2007 quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục bản quyền Tác giả
văn học nghệ thuật, Bộ Văn hoá Thông tin (2007).
36. Quyết định số 12/2002/QĐ-BNN-TCCB ngày 19/02/2002 về việc thành
lập Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn (2002).
37. Thông tư Liên tịch số 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT ngày
27/4/2000 hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày
27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất
và buôn bán hàng giả, Liên Bộ Thương mại, Bộ Công an, Bộ Tài
chính, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (2000).
38. Thông tư số 93/2000/TT-BTC ngày 15/9/2000 hướng dẫn quản lý, sử
dụng các nguồn kinh phí trong công tác chống hàng giả quy định các
nguồn kinh phí trong công tác chống hàng giả, hướng dẫn quản lý và
sử dụng nguồn kinh phí thu từ công tác chống hàng giả, Bộ Tài chính
(2000).
39. Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/2/2007 hướng dẫn thi hành


Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ hướng

dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công
nghiệp, Bộ Khoa học Công nghệ (2007).
III. Sách tham khảo
40. Giáo trình Lý luận chung Nhà nước và pháp luật, Trường Đại học Luật
Hà Nội năm 2000.
41. Hoàn thiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành án hình sự ở Việt
Nam, Tiến sĩ Vũ Trọng Hách, Nhà Xuất bản Tư pháp.
42. Những vấn đề cơ bản về Nhà nước và quản lý hành chính nhà nước, Bộ
Nội vụ (2005).
43. Từ điển Kinh tế, Nhà xuất bản sự thật (1979).
44. Từ điển Tiếng việt, Nhà xuất bản văn hoá (1998).
45. Từ điển Bách Khoa toàn thư, Web
IV. Luận văn, luận án, báo, tạp chí, báo cáo
46. Bài viết: "Lời giả nào cho bài toán hàng giả", tác giả Minh Đức, Báo
Quốc tế điện tử số 30 ngày 24/7/2003.
47. Bài viết "Nạn hàng giả", nguồn UNICOM, Báo Diễn đàn doanh nghiệp
số ra ngày 01/8/2006.
48. Bài viết "Hàng giả, vấn nạn của thế giới", số ngày 09/3/2005, Nguồn
từ CNTT, Bộ Công Thương.
49. Bài viết "Thế giới đối mặt với nạn hàng giả", số ngày 15/2/2006,
Thông tấn xã Việt Nam.
50. Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị định 10/CP về tổ chức Quản lý
thị trường, Bộ Thương mại (2007).
51. Báo cáo tổng kết công tác chống hàng giả trên địa bàn Hà Nội năm
2005-2006, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội (2005, 2006).
52. Báo cáo tổng kết công tác quản lý thị trường trên toàn quốc từ năm
2000 - 6/2007, Cục Quản lý thị trường.
53. Báo cáo chuyên đề tổng kết thực hiện phương án kiểm tra thuốc lá
ngoại nhập lậu, thuốc lá giả năm 2006, Cục Quản lý thị trường.
54. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về mặt hàng gas giả năm 2006, Hiệp hội

chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu.


55. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ chuyên đề về một số mặt hàng giả lưu
thông trên thị trường năm 2007, Hiệp hội chống hàng giả và Bảo vệ
thương hiệu.
56. Báo Lao động điện tử, số ra ngày 18/01/2007; ngày 15/5/2007
57. Đề tài khoa học: "Hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ
trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam", Đại học Quốc gia
Hà Nội (2005).
58. Luận án Phó tiến sĩ khoa học luật học: "Đổi mới và hoàn thiện cơ chế
điều chỉnh pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế
thị trường ở Việt Nam”, Lê Xuân Thảo (1996).
59. Luận án tiến sĩ Luật học: “Tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả
thực trạng và biện pháp phòng, chống", Trần Ngọc Việt (2001).
60. Luận văn thạc sĩ: "Đấu tranh phòng chống tội làm hàng giả, tội buôn
bán hàng giả ở Việt Nam hiện nay", Đỗ Thị Lan (1998).
61. Tài liệu chuyên khảo về sở hữu trí tuệ, Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam (2004).
62. The documents of the training course on the enforcement of Intellectual
Property rights 2002.
63. The documents of Enforcement activities in the Republic of Korea,
2000.
64. The report on anticounterfeiting in selected countries, International
Trademark Association (2004).
65. The Special Report-Counterfeiting,
Association (September 2004).

International


Trademark



×