Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

TIẾP cận CHẨN đoán BN đái máu và TIẾP cận CHẨN đoán BN PHÙ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.7 KB, 13 trang )

TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN BN ĐÁI MÁU
ĐH Y Dược Huế
1. Đại cương.
Đái máu (hematuria) là tình trạng trong nước tiểu có nhiều hồng cầu hơn bình thường.
Đái ra máu có thể nhiều, mắt thường cũng thấy nhìn thấy được thì gọi là đái ra máu đại
thể. Nhưng cũng có thể rất ít, mắt thường không nhìn thấy được thì gọi là đái ra máu vi
thể. Đái ra máu có thể đơn thuần, có thể kèm với đái ra mủ, đái ra dưỡng chấp
Về mặt định lượng, khi làm cặn Addis người ta thấy bình thường mỗi phút đái không
quá 1000 hồng cầu. Đái máu được phân làm 2 loại
É Đái máu đại thể khi số lượng hồng cầu > 300.000/mm3 nước tiểu.
É Đái máu vi thể khi nước tiểu có số lượng hồng cầu > 5 /mm.

Đái máu đại thể: nhìn thấy nước tiểu đỏ

Đái máu vi thể: dùng kính hiển vi mới

bằng mắt thường

nhìn thấy hồng cầu trong nước tiểu

2. Đái máu đại thể
2.1. Thăm khám lâm sàng
2.1.1. Quan sát nước tiểu hoặc hỏi bệnh nhân để sơ bộ định vị nguồn gốc đái máu
Cho bệnh nhân đái hết bãi lần lượt vào 3 cốc:
É Cốc 1: đựng nước tiểu đầu bãi: đánh giá tình trạng bệnh lý ở tiền liệt tuyến - niệu
đạo.
É Cốc 2: đựng nước tiểu toàn bãi: đánh giá tình trạng bệnh lý ở thận và niệu quản.


É Cốc 3: đựng nước tiểu cuối bãi: đánh giá tình trạng bệnh lý ở bàng quang.
Nếu chỉ cốc 1 có máu: tiểu máu đầu bãi, nguồn gốc từ cổ bàng quang, tiền liệt tuyến


và niệu đạo. Nếu cả 3 cốc có máu: đái máu toàn bãi, nguồn gốc từ đường tiết niệu trên
và thận. Nếu chỉ có cốc 3 có máu: đái máu cuối bãi, có nguồn gốc từ bàng quang. Lưu
ý: trong trường hợp đái máu nặng và nhiều có nguồn gốc từ bàng quang thì có thể có
đái máu toàn bãi.
Trong thực tế lâm sàng rất ít khi làm nghiệm pháp 3 cốc, chỉ cần hỏi kỹ đặc điểm đái
máu của bệnh nhân là đủ để xác định các loại đái máu kể trên.
2.1.2. Hỏi bệnh tìm các triệu chứng kèm theo
Cơn đau tiết niệu (đau quặn thận, đau âm ỉ thắt lưng), các rối loạn tiểu tiện, đái ra máu
cục (nếu có chứng tỏ tổn thương nằm tại đường bài xuất nước tiểu).
Tiền sử lao, tiền sử bệnh da liễu.
2.1.3. Khám thực thể
Trong những trường hợp đái máu tùy theo các nguyên nhân của bệnh lý hay chấn
thương để thăm khám.
Khám thận lớn (dấu chạm thận và bập bềnh thận) có thể gặp trong sỏi thận, sỏi niệu
quản hay u thận...
Thăm khám vùng hạ vị hay thăm khám vùng trực tràng có thể tìm được nguyên nhân
đái máu do u bàng quang.
Khám toàn thân: có thể đánh giá được mức độ đái máu và nguyên nhân.
2.2. Xét nghiệm cận lâm sàng
2.2.1. Xét nghiệm sinh hoá
Protein niệu (nước tiểu 24h): nếu > 1,5g/24h thì nguyên nhân đái máu là do tổn thương
nhu mô thận (bệnh cầu thận...), nếu chỉ dạng vết thì nguyên nhân thuộc về “niệu khoa”
(tổn thương u thận, đường bài xuất nước tiểu...)
Trụ hồng cầu: nếu có thì nghĩ tới tổn thương nhu mô thận (bệnh cầu thận...).
Cấy nước tiểu, nếu dương tính chứng tỏ có tình trạng nhiễm trùng niệu.
2.2.2. Cận lâm sàng


Rất có giá trị trong chẩn đoán nguyên nhân đái máu. Kết hợp giữa thăm khám lâm
sàng với thăm khám bằng hình ảnh rất có giá trị trong chẩn đoán đái máu do các bệnh

lý tại cơ quan hệ tiết niệu và sinh dục.
Chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị (ASP): có thể thấy được bóng thận và hình ảnh cản
quang của sỏi.
Chụp niệu đồ tĩnh mạch (UIV): đánh giá chức năng bài tiết của thận, hình thể bình
thường hoặc bất thường của đài thận, bể thận, bàng quang.
É U thận: UIV cho thấy hội chứng khối u (các đài thận bị khối u ở nhu mô đẩy
lệch...)
É U đường niệu trên: hình khuyết sáng tại bể thận, niệu quản...
É Sỏi tiết niệu
É Lao thận: cắt cụt các đài thận...
É U bàng quang, u xơ tiền liệt tuyến: hình khuyết sáng tại bàng quang, dấu ấn lõm
của tiền liệt tuyến vào cổ bàng quang...
Nếu UIV âm tính vẫn không loại trừ nguyên nhân đái máu từ nhu mô thận (bệnh cầu
thận).
Siêu âm (SA): Đây là xét nghiệm có giá trị, không xâm nhập, giá rẻ, phát hiện được
các nguyên nhân gây đái máu tại thận và bàng quang, xác định được bản chất dịch hay
tổ chức đặc của khối u.
Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan): Đưa việc chẩn đoán bệnh lý tại hệ tiết niệu lên mức độ
chính xác cao. Được chỉ định trong các nguyên đái máu là khối u (thận, đường bài xuất
nước tiểu) để xác định kích thước, cấu trúc, mức độ xâm lấn...
Soi bàng quang:
É Đặt máy soi qua niệu đạo quan sát trực tiếp trong lòng bàng quang, nước tiểu phụt
ra từ 2 lỗ niệu quản, tình trạng niêm mạc bàng quang - tiền liệt tuyến - niệu đao...
É Nếu thực hiện trong giai đoạn đang đái máu: xác định được nguồn gốc đái máu từ
niệu đạo - tiền liệt tuyến, bàng quang hay đường tiết niệu trên.
É Nếu thực hiện ngoài giai đoạn đái máu: chỉ có thể xác định được nguyên nhân đái
máu nằm tại bàng quang.


Chọc sinh thiết thận: chủ yếu được thực hiện khi muốn xác định bản chất của bệnh lý

cầu thận (viêm cầu thận cấp, mạn, viêm cầu thận màng, bệnh bột thận...) hoặc khi các
thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng âm tính mà đái máu vẫn tái diễn.
Nội soi niệu quản - thận ngược dòng (Réno-urétéroscopie rétrograde): được thực hiện
khi nghi ngờ nguyên nhân đái máu nằm tại đường tiết niệu trên (bể thận, niệu quản)
mà các xét nghiệm khác không phát hiện được.
2.3. Chẩn đoán phân biệt biệt
Huyết sắc tố niệu: nước tiểu màu đỏ, có khi sẫm như nước vối, để lâu biến thành màu
bia đen. Tuy đỏ nhưng nước tiểu vẫn trong, để không có lắc cặn hồng cầu. Soi kính
hiển vi không thấy hồng cầu. Bằng các phản ứng sinh hoá như Weber Meyer,
bonzidin, pyramidon sẽ tìm thấy huyết cầu tố.
Porphyrin niệu: Pocphyrin là sản phẩm nửa chừng của hemoglobin, myoglobin,
cytochrom… bình thường có độ 10 - 100g trong nước tiểu trong 24 giờ, với số lượng
đó không đủ cho nước tiểu có màu. Trong trường hợp bẩm sinh di truyền, uống
sunfamit, pyramidon, xơ gan, thiếu vitamin PP, B12, pocphyrin sẽ tăng lên và nước
tiểu có màu đỏ rượu cam nhưng trong, không có lắng cặn. Soi kính hiển vi, không có
hồng cầu.
Nước tiểu những người bị bệnh gan: nước tiểu sẫm màu do muối mật, melanine. Viêm
gan do virus, tắc mật… cũng có màu nâu sẫm như nước vối. Nếu dây ra quần áo trắng,
có màu vàng, để lâu không có lắng cặn, xét nghiệm nước tiểu có sắc tố mật.
Nước tiểu có màu đỏ do thuốc: đại hoàng, phenol sunfon phtalein, riphampicine,
phenolphtaleine.
Chảy máu từ đường sinh dục (ra máu âm đạo
2.4. Nguyên nhân
Trong bài này không đề cập đến các nguyên nhân đái máu do chấn thương.
2.4.1. Sỏi tiết niệu
Sỏi thận, niệu quản
É Cơn đau tiết niệu sinh dục điển hình hay không điển hình (đau vùng thắt lưng)
É Đái ra máu toàn bãi sau khi lao động hoặc di chuyển, có khi đái máu cục.
É Đái đục (do viêm nhiễm)



É Có thể tiểu niệu hoặc vô niệu.
É Khám thận lớn (do ứ nước hay ứ mủ)
É Chẩn đoán hình ảnh (SA, ASP, UIV): giúp chẩn đoán xác định.
Sỏi bàng quang
É Đái máu cuối bãi.
É Rối loạn tiểu tiện: đái rắt buốt, đái tắc giữa dòng...
2.4.2. Bệnh lý khối u
Ung thư thận
É Đái máu toàn bãi tự nhiên, đôi khi có máu cục.
É Đau thắt lưng âm ỉ.
É Thận lớn.
É SA, UIV và tốt nhất là CT Scan cho chẩn đoán chính xác khối u và các đặc điểm
của nó.
U đường tiết niệu trên (bể thận, niệu quản)
É Đái máu toàn bãi, nhiều khi có máu cục.
É Đau thắt lưng âm ỉ, có khi đau quặn thận do tắc nghẽn đường bài xuất cấp tính.
É SA, UIV và tốt nhất là CT Scan cho chẩn đoán chính xác khối u và các đặc điểm
của nó.
U bàng quang:
É Đái máu cuối bãi hoặc toàn bãi, có khi có lẫn máu cục. Đái ra máu có khi không
kèm theo cơn đau tự nhiên xuất hiện và tự mất.
É Rối loạn tiểu tiện (đái buốt, đái nhiều lần), có khi đái tắc giữa dòng do cục máu
đông.
É Chẩn đoán bằng hình ảnh (SA, UIV, CT Scan) và tốt nhất là nội soi bàng quang;
đây là phương pháp đơn giản để phát hiện chắc chắn loại u bàng quang, số lượng và
vị trí của u, kết hợp luôn với cắt đốt nội soi toàn bộ khối u (nếu được) để đánh giá
các đặc điểm giải phẫu bệnh, mức độ xâm lấn...
2.4.3. Bệnh lý nhiễm trùng
Lao thận.

Viêm bàng quang (mọi loại).


2.4.4. Bệnh lý dị dạng bẩm sinh hay mắc phải
Dị dạng mạch máu: phình động mạch thận trong thận, dò động - tĩnh mạch thận...
Thận đa nang (Polykystose).
2.4.5. Bệnh lý cầu thận và vỏ thận
Hoại tử nhú thận.
Bệnh lý cầu thận cấp hay mạn tính (viêm cầu thận cấp, mạn, bệnh viêm cầu thận
màng, bệnh bột thận...)
2.4.6. Bệnh lý của tiền liệt tuyến
Hiếm khi gây đái máu. Gặp trong:
É Viêm tiền liệt tuyến cấp.
É U xơ lành tính.
É Ung thư.
3. Đái máu vi thể
3.1. Chẩn đoán
Thông thường chẩn đoán được đái máu vi thể nhờ: băng giấy thử nước tiểu khi khám
bệnh tổng quát. Đái máu vi thể được xác định khi số lượng hồng cầu >5/mm3 hoặc
>5000/ml.
Có các trường hợp dương tính giả: xuất hiện myoglobine hoặc hemoglobine tự do
trong nước tiểu, chảy máu đường sinh dục kèm theo, men peroxydase do vi khuẩn tiết
ra trong nước tiểu khi có nhiễm trùng đường tiểu...
Các xét nghiệm để chẩn đoán bao gồm:
É Đầu tiên là làm xét nghiệm định tính và định lượng các thành phần hữu hình có
trong nước tiểu (hình thái hồng cầu, trụ hồng cầu...)
É Nếu đái máu vi thể tiếp tục kéo dài: định lượng Creatinine máu, định lượng
Proteine niệu /24h, UIV, soi bàng quang (nếu các xét nghiệm trên vẫn âm tính và
bệnh nhân trên 40 tuổi).
3.2. Nguyên nhân

Bệnh lý cầu thận: chẩn đoán dựa trên Proteine và trụ niệu.
Bệnh lý nhiễm trùng, khối u thận hay đường bài xuất nước tiểu.
Bệnh lý sỏi tiết niệu.


Rối loạn cầm máu: bệnh giảm tiểu cầu.
Do thuốc: Aspirine và thuốc chống đông máu.


TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN BN PHÙ
Gs Nguyễn Xuân Huyên
1. Đại cương
Phù: là hiện tượng ứ nước ở trong các tổ chức, dưới da, tạng. Ở đây chỉ nói đến phù
dưới da.
Sự ứ nước dưới da làm cho những vùng bị phù: sưng to, căng mọng; màu da vùng đó
nhợt đi.
Sinh lý bệnh:
É Do ứ trệ tuần hoàn: phù do 1. suy tim, 2. chèn ép hoặc tắc TM.
É Do hạ tỷ lệ protein ở huyết tương: làm thay đổi áp suất thẩm thấu, nước dễ thoát ra
ngoài mạch máu. phù do: 1. thận nhiễm mỡ (HCTH), thiếu dinh dưỡng, xơ gan.
É Do ứ muối: phù do viêm thận.
É Do tổn thương các thành bạch mạch tĩnh mạch: phù do viêm TM, viêm bạch mạch,
dị ứng.
É Cường aldosteron nguyên phát hay thứ phát.
Để tìm nguyên nhân, cần: nhận định kỹ tính chất phù + phát hiện triệu chứng kèm
theo.
2. Thăm khám lâm sàng
Đánh giá tính chất, mức độ phù
Mức độ: nhiều, ít; tiến triển: nhanh, chậm → nên theo dõi bằng cân nặng.
Vị trí: khu trú 1 vùng, toàn thân; nơi xuất hiện đầu tiên?

Ấn lõm → phù mềm; không ấn lõm → phù cứng.
Có kèm theo biểu hiện viêm: sưng nóng đỏ đau?
Liên quan thời gian: thấy phù khi nào, tư thế người bệnh: đứng lâu phù.
Chế độ ăn nhạt có làm giảm phù.
Triệu chứng kèm theo
Phản ánh mức độ ứ nước: phù to → tràn dịch màng (phổi, bụng); tiểu ít → hầu hết
trường hợp phù đều có (trừ phù do: 1. viêm, 2. bệnh bạch mạch); phù càng nhiều tiểu
càng ít. Xét nước tiểu nhiều hay ít dựa vào Số lượng nước tiểu/ 24 giờ.
Chỉ điểm cho 1 cản trở cơ giới trên hệ thống tuần hoàn:


É Tuần hoàn bàng hệ: ở ngực → cản trở cơ giới ở hệ thống TM chủ trên, ở hạ sườn
(P) và thượng vị → cản trở cơ giới ở hệ thống môn - chủ, ở bẹn và hạ vị → cản trở
cơ giới ở hệ thống TM chủ dưới.
É Xanh tím: ở môi, mặt → cản trở cơ giới ở TM chủ trên hoặc đại tuần hoàn, các chi
tương ứng với TM có bệnh.
É Gan to mềm, TM cổ nổi và phản hồi gan TM cổ, khó thở.
Chỉ điểm cho 1 viêm nhiễm địa phương: viêm (sưng nóng đỏ đau), sưng các hạch
tương ứng, kèm theo sốt.
3. Phân loại
3.1. Phù toàn thân
Thường gặp trong các bệnh:
É Hội chứng thận hư
É Viêm thận cấp/ mạn
É Thể phối hợp viêm thận + HCTH.
Lâm sàng thường phù cả mặt, thân, chân tay; có thể tràn dịch thanh mạc (tràn dịch
màng phổi, cổ trướng thẩm thấu). Thường gặp nhất: phù kiểu thận (viêm thận cấp hoặc
mạn, HCTH; ngoài ra: ít gặp hơn → suy dinh dưỡng, cường aldosteron nguyên phát).
Phân biệt phù thận với phù do suy dinh dưỡng và cường aldosteron nguyên phát dựa
vào: protein niệu.

Sau khi xác định phù thận bằng sự có mặt của đạm niệu, dựa vào LS và các xét
nghiệm thể dịch khác để phân biệt: Viêm thận và HCTH.
Hội chứng thận hư và viêm cầu thận cấp hoặc mạn
Hội chứng thận hư: phù trắng, ấn lõm, to và tiến triển nhanh (ồ ạt). Trình tự vị trí phù:
mi mắt → mặt → các nơi khác. Không liên quan thời gian, tư thế; dù vậy, nếu BN nằm
lâu, phù có nhiều ở vùng lưng, mặt sau đùi bên cạnh các vùng khác vẫn phù. Chế độ
ăn nhạt không làm giảm phù. Thường kèm theo tràn dịch màng phổi và cổ trướng
nước trong hoặc vàng chanh thẩm thấu. CLS: đạm niệu cao ( 30 - 40 g/l), không trụ và
HC niệu, có thể lưỡng chiết quang; ure máu cao, protein máu giảm nhiều, lipid và
cholesterol máu tăng nhiều. Thăm dò chức năng thận thường bình thường.


Viêm cầu thận cấp/ mạn: giống như HCTH, phù trắng - ấn lõm (ồ ạt hoặc không) - đầu
tiên có ở mi mắt rồi mặt đến các nơi khác - không liên quan thời gian, tư thế (nếu liên
quan tư thế, thời gian đó là phù do tim) - cũng có tràn dịch màng, cổ trướng nước
trong hay vàng chanh nếu phù nhiều. Khác với HCTH, ở đây chế độ ăn nhạt làm giảm
phù rõ rệt - thường kèm theo Tăng huyết áp - nước tiểu ít và vẩn đục (viêm cấp) hoặc
vẫn trong (viêm mạn). Về nguyên do, VCTC/M thường xuất hiện sau 1 nhiễm khuẩn ở
nơi khác, thường nhất là: 1. viêm họng, 2. viêm hạch hạnh nhân, 3. mụn nhọt ngoài da.
CLS: giống HCTH - cũng có đạm niệu, ure máu cao; khác với HCTH ở vài điểm: đạm
niệu tăng ít hơn (HCTH 30 - 40 g/l thì ở đây khoảng 10 - 15 g/l, nếu HCTH không có
trụ và HC niệu ( thay vào đó có thể lưỡng chiết quang) thì ở đây có → cần làm cặn
Addis để theo dõi tiến triển bệnh dựa vào số lượng cụ thể của trụ, HC trong nước tiểu.
Điều cuối cùng, HCTH pro, lipid và choles máu đều thay đổi (pro giảm, lipid và
cholesterol tăng nhiều) còn VCTC/M những chỉ số này đều bình thường. Thăm dò
chức năng thận thấy rối loạn.
Tóm lại, phân biệt HCTH và VCTC/M dựa vào các yếu tố sau:
É Mức độ phù: rất nhiều/ nhiều hoặc ít
É Tác dụng của ăn nhạt: không giảm phù/ giảm phù rõ
É HA: bình thường/ tăng hoặc bình thường

É Đạm niệu: > 30 - 40/ < 10 – 15
É Tế bào/ NT: thể lưỡng chiết quang/ HC, trụ hạt
É Ure máu: bình thường/ tăng hoặc bình thường
É Đạm máu: giảm/ bình thường
É Cholesterol máu: tăng/ bình thường
É Thăm dò chức năng thận: bình thường/ rối loạn.
Thể phối hợp
LS thể này bao gồm những đặc điểm của bệnh HCTH và bệnh Viêm thận. HCTH có
thể xuất hiện đầu tiên và là yếu tố chủ yếu, ngược lại, VT cũng có thể là yếu tố chủ
yếu và xuất hiện đầu tiên → phức tạp LS, làm sao để xác định được bệnh nguyên
phát?
3.2. Phù 2 chi dưới


Có các thể: phù tim (suy tim), phù dinh dưỡng ( K gan, apxe gan), viêm tắc hoặc chèn
ép TM chủ dưới
Phù do suy tim
Có kèm theo gan to, nhưng không cổ trướng. Gan to + mềm, phản xạ gan TM cổ (+)
Lúc đầu: phù ít, kín đáo; chỉ có ở mắt cá chân. Đặc biệt: chỉ xuất hiện vào buổi chiều
sau khi Người bệnh đứng lâu, mất đi lúc sáng sớm khi người bệnh ngủ dậy. Về sau:
phù thường Xuyên, rõ ràng.
Giảm phù khi: nghỉ ngơi, ăn nhạt.
Phù mềm, ấn lõm.
Đo áp lực TM: rất cao (bình thường 12 cm H20 khi người bệnh nằm).
Phù dinh dưỡng (do K gan, Abces gan)
Phù dinh dưỡng: có thể phù toàn thân hoặc phù 2 chi dưới. Phù trắng, mềm.
Gan to: có thể mềm (apxe gan kinh điển) hoặc cứng (K gan).
Chèn ép TM chủ dưới
Có thể kèm theo phù bộ phận sinh dục.
Có tuần hoàn bàng hệ loại chủ dưới xuất phát từ 2 bên và trên xương mu đi ngược lên

trên. Có thể có cả TM giãn ở đùi, khoeo và bụng chân.
Xác định chẩn đoán bằng CLS: đo áp lực TM 2 chi dưới thấy tăng nhiều; chụp TM chi
dưới với thuốc cản quang giúp xác định vị trí tắc hoặc chèn ép.
Lưu ý: khác với viêm bạch mạch do giun chỉ → phù cứng, phù mềm, cân đối 2 chân.
3.3. Phù có biểu hiện viêm nhiễm địa phương
Viêm tắc TM
Phù thường chỉ ở 1 chi, phần nhiều ở chân. Phù mềm, trắng; nhưng rất đau: đau tự
phát làm người bệnh không dám cử động chân, đau tăng lên khi sờ nắn gần nơi viêm
tắc.
thường kèm theo mạch nhanh.
Hoàn cảnh dễ gây viêm tắc TM: phẫu thuật, bệnh nhiễm khuẩn nặng - lâu khỏi, sinh
con.
CLS: xét nghiệm tìm khả năng đông máu: Protrombin máu giảm, nghiệm pháp chống
lại heparin tăng cao. Chụp TM sau tiêm thuốc cản quang để xác định vị trí tắc.


Viêm mạch bạch huyết
Phù cứng thường chỉ ở 1 chi, phần nhiều ở chân. Phù mềm, trắng, ấn đau: đau tự phát
và tăng lên khi sờ nắn chi.
Nhìn: thấy nổi rõ đường đi của mạch bạch huyết thành những đường đỏ, nóng, đau.
các hạch bạch huyết tương ứng với mạch viêm: cũng sưng và đau.
Chẩn đoán xác định dựa vào:
É CLS: BC tăng cùng với BC đa nhân trung tính
É Phát hiện nơi nhiễm khuẩn đột nhập: vết xước, vết thương, nhọt loét;
É Phát hiện giun chỉ (nguyên nhân thường gặp gây viêm mạch bạch huyết) trong
máu.
3.4. Phù cứng
Thường gặp trong phù chân voi, di chứng của viêm bạch mạch do giun chỉ.
Tổ chức dưới da: dày + cứng → ấn không lõm. Da cũng dày và cứng.
Vị trí: thường gặp là chân, ngoài ra còn gặp ở: tay (bàn tay, cánh tay), bộ phận sinh

dục (bìu tinh hoàn ở nam giới, môi lớn âm hộ ở nữ giới).
Chẩn đoán xác định dựa vào: 1. tìm giun chỉ trong máu, nước tiểu → thường ít thấy vì
bệnh giun chỉ có thể đã có từ lâu, nay chỉ còn lại di chứng chân voi của 1 viêm bạch
mạch cũ; 2. phát hiện thêm những di chứng khác của bệnh giun chỉ (VD: tiểu dưỡng
trấp).
3.5. Phù ngực
Điển hình là phù kiểu áo khoác trong hội chứng trung thất.
Chỉ phù ở vùng ngực trên và cổ; nếu phù nhiều: có thể phù cả 2 tay, mặt và đầu.
Phù mềm, xanh nhưng phần nhiều ấn không lõm
Thường kèm theo:
É Tuần hoàn bàng hệ TM chủ trên (chỉ có ở vùng ngực trên), phù to thấy rõ
É Triệu chứng khác của hội chứng trung thất: khó thở, nấc, tiếng nói 2 giọng, nuốt
vướng.
X quang ngực thấy khối u trung thất.
Các khối u trung thất gây chèn ép gây phù áo khoác thường là:
É U hạch trung thất


É K phế quản và phổi
É K màng phổi.



×