Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Nghiên cứu, tổng hợp các hạt oxit sắt fe3o4 kích thước nano bằng phương pháp đồng kết tủa để ứng dụng trong y học và sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.47 KB, 13 trang )

1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

HỒ CHÍ MINH
PTN CÔNG NGHỆ NANO

LÊ HỒNG PHÚC

NGHIÊN CỨU, TỔNG HỢP CÁC HẠT OXIT SẮT Fe3O4
KÍCH THƢỚC NANO BẰNG PHƢƠNG PHÁP ĐỒNG KẾT
TỦA ĐỂ ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC VÀ SINH HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ

:

TP. HỒ CHÍ MINH –Năm 2008
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

Luận văn thạc sĩ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH

Lê Hồng Phúc



2
PTN CÔNG NGHỆ NANO

LÊ HỒNG PHÚC

NGHIÊN CỨU, TỔNG HỢP CÁC HẠT OXIT SẮT Fe3O4
KÍCH THƢỚC NANO BẰNG PHƢƠNG PHÁP ĐỒNG KẾT
TỦA ĐỂ ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC VÀ SINH HỌC

Chuyên ngành: Vật Liệu và Linh Kiện Nano
Mã số: (Chuyên ngành đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS . TS TRẦN HOÀNG HẢI
:

TP. HỒ CHÍ MINH –Năm 2008

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn thạc sĩ

Lê Hồng Phúc


3


Đây là đề tài hoàn toàn mới ở Việt Nam đang được các nhà khoa học trong
và ngoài nước rất quan tâm về khả năng ứng dụng của chúng trong lĩnh vực y sinh
học. Những kết quả mới nhất của đề tài này là thành quả mà tôi đã dày công nghiên
cứu cùng với các đồng nghiệp của phòng Vật Liệu Mới và Vật Liệu Cấu Trúc Nano
tại Viện Vật lý TP HCM trong những năm qua và vừa được báo cáo tại Hội Nghị
Vật Lý Chất Rắn toàn quốc lần thứ 5 tổ chức ở Vũng Tàu từ 12-14/11/2007.
Vì Vậy, tôi xin cam đoan là không sao chép bất kỳ một kết quả nào của
người khác.

TP HCM, năm 2008.
Lê Hồng Phúc

Luận văn thạc sĩ

Lê Hồng Phúc


4

MỞ ĐẦU
Hàng ngàn năm trước đây, kể từ khi các nhà bác học cổ Hy Lạp xác lập các
nguyên tắc đầu tiên về khoa học (đúng hơn là siêu hình học), thì các ngành khoa học đều
được tập trung thành một môn duy nhất đó là triết học, chính vì thế người ta gọi họ là nhà
bác học vì họ biết hầu hết các vấn đề của khoa học. Đối tượng của khoa học lúc bất giờ là
các vật thể vĩ mô. Cùng với thời gian, hiểu biết của con người càng tăng lên, và do đó, độ
phức tạp cũng gia tăng, khoa học được phân ra theo các ngành khác nhau như toán học,
vật lí, hóa học, sinh học,... để nghiên cứu các vật thể ở cấp độ lớn hơn micro mét. Sự phân
chia đó đang kết thúc và khoa học một lần nữa lại tích hợp với nhau khi nghiên cứu các
vật thể ở cấp độ nano mét. Nếu ta gọi sự phân chia theo các ngành toán, lí, hóa, sinh là

phân chia theo chiều dọc, thì việc phân chia thành các ngành khoa học nano, công nghệ
nano, khoa học vật liệu mới,... là phân chia theo chiều ngang. Điều này có thể được thấy
thông qua các tạp chí khoa học có liên quan. Ví dụ các tạp chí nổi tiếng về vật lí như
Physical Review có số đầu tiên từ năm 1901, hoặc tạp chí hóa học Journal of the
American Chemical Society có số đầu tiên từ năm 1879, đó là các tạp chí có mặt rất lâu
truyền tải các nghiên cứu khoa học sôi nổi nhất trong thế kỷ trước. Trong thời gian gần
đây, người ta thấy xuất hiện một loạt các tạp chí không theo một ngành cụ thể nào mà tích
hợp của rất nhiều ngành khác nhau như tạp chí uy tín Nano Letters có số đầu tiên từ năm
2001, tạp chí Nanotoday có số đầu tiên từ năm 2003. Chúng thể hiện xu hướng mới của
khoa học đang phân chia lại theo chiều ngang tương tự như khoa học hàng ngàn năm về
trước. Ở đây, đối tượng của khoa học và công nghệ nano, đó là vật liệu nano. Vậy thì ,Vật
liệu nano là gì?
Vật liệu nano (nano materials) là một trong những loại vật liệu được nghiên cứu
đỉnh cao sôi động nhất trong thời gian gần đây. Điều đó được thể hiện bằng số các công
trình khoa học, số các bằng phát minh sáng chế, số các công ty có liên quan đến khoa học,
công nghệ nano gia tăng theo cấp số mũ. Con số ước tính về số tiền đầu tư vào lĩnh vực
này lên đến 8,6 tỷ đô la vào năm 2004. Vậy thì tại sao vật liệu nano lại thu hút được nhiều
đầu tư về tài chính và nhân lực đến vậy? Bởi vì như chúng ta biết , khi ta nói đến nano là
nói đến một phần tỷ của cái gì đó, ví dụ, một nano giây là một khoảng thời gian bằng một
phần tỷ của một giây. Còn nano mà chúng ta dùng ở đây có nghĩa là nano mét, một phần
tỷ của một mét. Nói một cách rõ hơn là vật liệu chất rắn có kích thước nm vì yếu tố quan
trọng nhất mà chúng ta sẽ làm việc là vật liệu ở trạng thái rắn. Vật liệu nano là một thuật
ngữ rất phổ biến, tuy vậy không phải ai cũng có một khái niệm rõ ràng về thuật ngữ đó.
Để hiểu rõ khái niệm vật liệu nano, chúng ta cần biết hai khái niệm có liên quan là khoa
học nano (nanoscience) và công nghệ nano (nanotechnology). Theo Viện hàn lâm hoàng
gia Anh quốc thì:
Khoa học nano là ngành khoa học nghiên cứu về các hiện tượng và sự can thiệp
(manipulation) vào vật liệu tại các quy mô nguyên tử, phân tử và đại phân tử. Tại các quy
mô đó, tính chất của vật liệu khác hẳn với tính chất của chúng tại các quy mô lớn hơn.
Công nghệ nano là việc thiết kế, phân tích đặc trưng, chế tạo và ứng dụng các cấu trúc,

thiết bị, và hệ thống bằng việc điều khiển hình dáng và kích thước trên quy mô nano mét.
Vật liệu nano là đối tượng của hai lĩnh vực là khoa học nano và công nghệ nano, nó liên
kết hai lĩnh vực trên với nhau. Kích thước của vật liệu nano trải một khoảng khá rộng, từ

Luận văn thạc sĩ

Lê Hồng Phúc


5

vài nm đến vài trăm nm. Để có một con số dễ hình dung, nếu ta có một quả cầu có bán
kính bằng quả bóng bàn thì thể tích đó đủ để làm ra rất nhiều hạt nano có kích thước 10
nm, nếu ta xếp các hạt đó thành một hàng dài kế tiếp nhau thì độ dài của chúng bằng một
ngàn lần chu vi của trái đất.
Tại sao vật liệu nano lại có các tính chất thú vị?
Tính chất thú vị của vật liệu nano bắt nguồn từ kích thước của chúng rất nhỏ bé có
thể so sánh với các kích thước tới hạn của nhiều tính chất hóa lí của vật liệu. Chỉ là vấn đề
kích thước thôi thì không có gì đáng nói, điều đáng nói là kích thước của vật liệu nano đủ
nhỏ để có thể so sánh với các kích thước tới hạn của một số tính chất của vật liệu . Vật
liệu nano nằm giữa tính chất lượng tử của nguyên tử và tính chất khối của vật liệu. Đối
với vật liệu khối, độ dài tới hạn của các tính chất rất nhỏ so với độ lớn của vật liệu, nhưng
đối với vật liệu nano thì điều đó không đúng nên các tính chất khác lạ bắt đầu từ nguyên
nhân
này.
Ví dụ như v ật liệu sắt từ được hình thành từ những đô men, trong lòng một đô men, các
nguyên tử có từ tính sắp xếp song song với nhau nhưng lại không nhất thiết phải song
song với mô men từ của nguyên tử ở một đô men khác. Giữa hai đô men có một vùng
chuyển tiếp được gọi là vách đô men. Độ dày của vách đô men phụ thuộc vào bản chất
của vật liệu mà có thể dày từ 10-100 nm. Nếu vật liệu tạo thành từ các hạt chỉ có kích

thước bằng độ dày vách đô men thì sẽ có các tính chất khác hẳn với tính chất của vật liệu
khối vì ảnh hưởng của các nguyên tử ở đô men này tác động lên nguyên tử ở đô men
khác.
Ngày nay, vật liệu nano có rất nhi ều ứng dụng trong đời sống , đặc biệt là vật liệu
nano từ tí nh có một ý nghĩ a hết sức quan trọng trong lĩ nh vực y -sinh học để dùng trong
việc chẩn đóan cũng như điều trị những căn bệnh ung thư ở người.
Thuật ngữ từ học nano ứng dụng trong sinh học (nanobiomagnetism) [22] càng
ngày càng được sử dụng nhiều trong các ngành khoa học mũi nhọn và có rất nhiều ứng
dụng quan trọng trong đời sống. Nó là một ngành khoa học kết hợp của ba ngành: vật lí,
hóa học, và sinh vật học. Trong tự nhiên đã có rất nhiều các sinh vật sử dụng các hạt nano
từ như các vi khuẩn, ong và những sinh vật định hướng bằng từ trường của trái đất.
Nguyên tố từ tính chủ yếu trong sinh học là sắt và các hợp chất từ sắt.
Việc áp dụng các nguyên tắc trong sinh vật lên cơ thể người là điều mà các nhà
khoa học đã và đang nghiên cứu. Từ hàng trăm năm trước, khi mà con người chưa hiểu rõ
về nam châm [23] nhưng họ vẫn dùng nó để lấy các vật thể lạ bằng sắt ra khỏi các vị trí
trong cơ thể. Nhưng những ứng dụng đó không nhiều và không có tầm quan trọng đặc
biệt. Chỉ đến khi vật liệu từ có kích thước nano ra đời thì các ứng dụng mới phát triển
mạnh mẽ. Để hiểu tại sao vật liệu nano có tầm quan trọng chúng ta cần phải biết một số
giá trị kích thước của tế bào từ 10-100 nm, virus từ 20-500 nm, protein từ 5-50nm, giá trị
kích thước gen có 2 nm chiều rộng và 10-100 nm chiều dài.Vật liệu nano có kích thước
đủ nhỏ để có thể đi sâu vào các cơ quan mà không làm ảnh hưởng đến chức năng của
chúng [38].
Vật liệu từ nano sinh học cần một số tính chất mà các ứng dụng thuần túy vật lí
không quan tâm như độc tính, lớp phủ bề mặt, thời gian tồn tại trong cơ thể sinh vật.

Luận văn thạc sĩ

Lê Hồng Phúc



6

Các vật liệu từ nano cần phải tương hợp với thực thể sống. Vật liệu thường dùng
hiện nay là ô-xít sắt vì chúng rẻ, dễ dàng chế tạo và có tính chất từ khá đa dạng như tính
siêu thuận từ hoặc ferri từ. Nhược điểm của loại vật liệu này là chúng có mô men từ bão
hòa (khoảng 100 emu/g) và độ cảm từ không lớn. Một số các vật liệu khác cũng được
nghiên cứu và sử dụng đó là sắt, cobalt, Ni, ferrite, FePt,...
Tuy nhiên,các hạt có kích thước nano có xu hướng kết tụ để giảm năng lượng bề
mặt, và giảm lực Van Der Waals. Vì vậy người ta bao phủ xung quanh các hạt một chất
hoạt hóa bề mặt (surfactants) để giữ cho các hạt phân tán trong dung môi hoặc làm cho
hạt có tính tương hợp sinh học. Sự kết hợp giữa các hạt nano từ được bao phủ bởi các
phân tử chất hoạt hóa bề mặt trong một dung môi như nước hay dầu được gọi là chất lỏng
từ (magnetic fluid).
Qua nghiên cứu cho thấy, hạt nanô từ tồn tại trong chất lỏng từ phải không mang
độc tố, và phải tương thích sinh học với cơ thể người . Hạt nanô oxít sắt từ Fe3O4 có khả
năng đáp ứng được những yêu cầu trên và đang được nghiên cứu, tổng hợp ở Việt Nam.
Vì vậy tôi chọn đề tài: Nghiên cứu, tổng hợp các hạt oxýt sắt Fe3O4 kích thƣớc nano
bằng phƣơng pháp đồng kết tủa để ứng dụng trong y học và sinh học.
Mục tiêu của luận văn này là tìm hiểu những tính chất và các đặc trưng của hạt nanô từ,
cũng như các ứng dụng của chúng:tiến hành tổng hợp các hạt Fe3O4 có kích thước nanô
và phủ chúng bằng lớp có hoạt tính sinh học cao để phục vụ cho các nghiên cứu trong lĩnh
vực y sinh học.
Đây là một đề tài mới, đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong
lĩnh vực công nghệ nanô, vừa có ý nghĩa khoa học vừa mang tính thực tiễn cao.
Từ các kết quả thực nghiệm thu được sẽ được biện luận, lý giải dựa trên những cơ
sở khoa học.
Nội dung của luận văn gồm bốn phần chính:
Phần 1. Tổng quan về các hạt nano siêu thuận từ Fe3O4 và chất lỏng từ.
Phần 2.Thực nghiệm - Mô tả quy trình tổng hợp các hạt Fe3O4 và chất lỏng
từ.

Phần 3. Kết quả và thảo luận: tóm lược các kết quả đã thực hiện ở phần thực
nghiệm bằng các kết quả đo là X-ray, VSM, TEM, SEM, FT-IR để kiểm tra cấu trúc và
tính chất của hạt Fe3O4. Biện luận, so sánh kết quả đã được tổng hợp với nồng độ NaOH
và khối lượng starch khác nhau để từ đó đưa ra điều kiện tối ưu cho việc tạo hạt Fe3O4 rồi
tiến hành phủ Starch lên chúng để ứng dụng trong y sinh học.
Phần 4. Kết luận và hướng phát triển của đề tài trong tương lai.

Luận văn thạc sĩ

Lê Hồng Phúc


7

CHƢƠNG 1

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ TỪ HỌC VÀ VẬT LIỆU TỪ
Như chúng ta đã biết, bản chất của các hạt từ nanô khác hẳn vật liệu khối của nó. Trong
các vật liệu khối, bản chất từ bị ảnh hưởng bởi các đômen và vách đômen (hình 1.1).

V

Đ
ômen

ách

đômen
Hình 1.1 : Biễu diễn đômen và vách đômen trong vật liệu khối.
Các đômen từ là các vùng ở trong một tinh thể mà ở đó sự định hướng của các mômen từ

là khác nhau nhưng sắp xếp song song với trục dễ và mỗi đômen cách nhau bởi một vách
đômen mỏng [1,2]. Các hạt nanô từ là đủ nhỏ để được xem là một đơn đômen. Các đơn
đômen từ tồn tại để giảm năng lượng của hệ. Khi kích thước của hạt nanô từ giảm đến
một kích thước ngưỡng Dc, thì thể hiện bản chất đơn đômen lý thú.
Trong chương này, sẽ trình bày một cách khái quát các cơ sở của từ học và bản chất đơn
đômen cũng như tính siêu thuận từ, các phương pháp tổng hợp hạt nanô từ và ứng dụng
của chúng trong y sinh học đồng thời trình bày các thiết bị sử dụng và kỹ thuật liên quan
làm cơ sở lý thuyết cho công trình nghiên cứu.

1.1. Cơ sở từ học
1.1.1. Nguồn gốc của mômen từ
Các tính chất từ vĩ mô của vật liệu đều là hệ quả của các mômen từ gắn với từng điện tử.
Khái niệm này khá phức tạp và dựa trên các nguyên lý của cơ học lượng tử. Trong luận
văn này, chỉ trình bày một sơ đồ được đơn giản hoá.
Mỗi electron trong một nguyên tử đều có các mômen từ với 2 nguồn gốc:
- Một liên quan đến chuyển động của nó xung quanh hạt nhân. Là một điện
tích chuyển động, mỗi electron có thể được xem như một dòng điện nhỏ, sinh ra một từ
trường rất yếu. Do đó có một mômen từ hướng dọc theo trục quỹ đạo của nó, gọi là
mômen từ quỹ đạo.

Luận văn thạc sĩ

Lê Hồng Phúc


8

- Mặt khác, mỗi electron còn có một chuyển động riêng là chuyển động
xung quanh trục của bản thân (gọi là spin). Do đó xuất hiện một mômen từ nữa, bắt
nguồn từ spin điện tử hướng theo trục của spin, gọi là mômen từ spin điện tử (hay mômen

từ spin) được mô tả theo hình 1. 2.
Đối với nguyên tử có một electron, chỉ có hai mômen từ: mômen từ spin và
mômen từ quỹ đạo tương tác với nhau, tạo ra liên kết spin–quỹ đạo (spin–orbit coupling).
Đối với nguyên tử có nhiều electron thì mômen từ của nguyên tử sẽ phụ thuộc vào liên
kết spin–quỹ đạo, spin–spin, quỹ đạo–quỹ đạo. Trong đó, liên kết spin–quỹ đạo là liên
kết yếu, do đó, có thể bỏ qua khi tính mômen tổng của nguyên tử.

Hạt
nhân

Đ
iện tử

Hình 1.2. Các spin được tạo bởi chuyển động của
điệvậy,
n tử. mỗi điện tử trong nguyên tử có thể xem như một nam châm vĩnh cửu
Như
nhỏ có mômen từ quỹ đạo và mômen từ spin. Trong mỗi nguyên tử cô lập, mômen từ quỹ
đạo cũng như mômen từ spin triệt tiêu lẫn nhau. Mômen từ của một nguyên tử chính là
tổng mômen từ của các điện tử trong nguyên tử, bao gồm cả mômen từ quỹ đạo và
mômen từ spin.
1.1.2. Các khái niệm cơ bản [1]
Nền tảng của hiện tượng từ dựa vào sự hưởng ứng mà vật liệu có được khi đặt vào
từ trường ngoài. Các spin của các điện tử trong vật liệu cùng hướng với từ trường tác
dụng để từ hoá các vật liệu. Từ trường ngoài H, sự hưởng ứng từ của vật liệu được gọi là
cảm ứng từ B, mối liên hệ giữa B và H được xác định bởi phương trình:
B=H+4πM
(1.1)
Với M là độ từ hoá của vật liệu. Độ từ hoá là moment từ của một đơn vị thể tích,
và moment từ là đặc tính cấu thành nguyên tử, cũng như mối liên hệ giữa chúng với

nhau.
Trong hệ đơn vị SI:
B = µ0( H + M )
(1.2)
µ0 là độ từ thẩm của chân không.
Tính chất từ của vật liệu thể hiện bằng cách xem chúng khác nhau ra sao đối với từ
trường ngoài. Vì thế, tỉ số của M và H được gọi là độ cảm từ và biểu hiện sự hưởng ứng
với từ trường ngoài [3,4]. Phương trình (1.3) thể hiện điều này:
χ =M/H
( 1.3 )

Luận văn thạc sĩ

Lê Hồng Phúc


9

Tỉ số B và H được gọi là độ từ thẩm, nó thể hiện mức độ từ trường có thể xuyên
qua vật liệu. Phương trình (1-4) thể hiện đặc tính này:
µ=B/H
( 1.4 )
Từ phương trình (1.3) và (1.4) chúng ta thấy được mối liên hệ giữa độ cảm ứng từ
và độ từ thẩm:
µ= 1+4πχ
(1.5 )
Hay trong hệ đơn vị SI:
µ / µ0 = 1 + χ
(1.6 )
Bảng 1.1. Các đại lượng và đơn vị từ trong hệ đơn vị SI và CGS.

Đại lượng

Hệ đơn vị
SI

Hệ đơn vị (cgs)

Các hệ số
chuyển từ hệ cgs sang
hệ SI

Cảm ứng từ B

T

G

10-4

Từ trường H

A/m

Oe

103/4 π

Độ từ hoá M

A/m


emu/g

103

Độ từ thẩm μ

H/m

Không thứ nguyên

4 π x 107

Độ cảm từ χ

Không thứ
nguyên

emu/g.Oe



1.2. Sự phân loạ i theo tính chất từ
Các vật liệu từ có thể được phân thành các chất nghịch từ, thuận từ, sắt từ, phản sắt từ và
ferit từ [2,5]. Hai loại phổ biến nhất bao gồm hầu hết các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
là nghịch từ và thuận từ (hình 1.3). Các vật liệu nghịch từ không có bất kỳ electron không
có cặp nào, nên không có các mômen từ trong các vật liệu nghịch từ (hình 1.4a). Khi
được đặt trong một từ trường ngoài, các vật liệu nghịch từ tạo ra một độ từ hóa yếu ngược
với từ trường ngoài và cho một độ cảm từ âm[41]. Trong các vật liệu thuận từ, các
mômen từ sắp xếp hỗn loạn do các kích thích nhiệt (hình 1.4b). Theo định luật Curie

(phương trình (1.7)), chúng ta có thể thấy rằng trật tự từ của các vật liệu thuận
từ[1,16,20] bị ảnh hưởng do nhiệt độ theo công thức [6,7] :


C


(C là hằng số Curie)
(1.7)
Tuy các mômen từ trong các vật liệu thuận từ không tương tác nhau, nhưng định luật
Curie chứng tỏ rằng với sự tăng của nhiệt độ, dao động nhiệt tăng, làm cho các mômen từ
khó sắp xếp song song với nhau. Vì vậy vật liệu thuận từ chỉ có một độ cảm từ nhỏ
nhưng dương. Các mômen từ trong các vật liệu sắt từ được sắp xếp song song với nhau
(hình 1.4c). Nhờ trật tự từ của chúng, các vật liệu sắt từ [34] biểu thị độ từ hóa ngay cả

Luận văn thạc sĩ

Lê Hồng Phúc


10

khi không có từ trường ngoài. Ở tại và trên điểm chuyển của nhiệt độ Curie ( C ), trật tự
từ tuân theo định luật Curie (1.6)



C
   ( là hằng số Weiss) (1.8)


Luận văn thạc sĩ

Lê Hồng Phúc


11

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Barry Williham Miller (2001`) , Synthesis and characterization of
funtionalized magnetite nanocomposite particles for targeting and retrival application.
[2] Beck H.P, W. Eiser, W.Haberkorn, R.J European Ceramic Soc (2001),21, pp.
687.
[3] Bejamin J.S, Metall. Trans .(1970),1, pp. 2943.
[4] Cao X, Y.Katabi, G.Prozorov, R.Felner, A.J.Mater. Chem (1997),7,pp. 1007.
[5] Carmen Bautista M, Orcar Bomati_ Miguel, Maria del Puerto Morales, Carlos
J.Serna, Sabino Veintemilas_Verdaguer (2005), “Surface characterisation of dextran_
Coated iron oxide nanoparticle prepared by lases pyprolysis and coprecipitation.”
[6] Cullity B.D, Introduction to Magnetic Materials, Addíon_ Wesley (1972)
[7] Davis, J.T.Rideal, E.K.Interfacial Phenomena, Academic Press: New York
(1963).
[8] Elster A and Burdette, Questions and

Answer in Magnetic Resononce

Imaging (St Loui, USA:Mosby) (2001).
[9] Goya G.F; H.R Rechenberg, Material Scince Forum (1999),pp. 302-303,406.
[10] Ghosh N.N, P.Pramanik, Materials Science and Engineering (2001),16,pp.
113.
[11] Hench, L.L. West, J.K.Chem.Rev (1990),90,pp. 33.
[12]


Ibarra M.R, R.Fernández_ Pacheco, C. Marquina, D. Serrate and

J.G.Valdiva, Biomedical application based on magnetic nanoparticle, (2005).
[13] Iler R.K, L.L Hench, D.R. Ulrich, In Science of Ceramic Chemical
Processing, New York (1979).
[14] Iler R.K, The Chemistry of silica, Wiley: New York (1979).
[15] Jakubovics J.P, Magnetism and Magnetic Materials, 2nd ed., The Institute of
Materials, Cambrridge, (1994).

Luận văn thạc sĩ

Lê Hồng Phúc


12

[16] Jiles D, Introduction to Magnetism and Magnetic Materials, 2nd ed; St.
Edmundsbury Press: suffolk (1991).
[17] Kim D.K., Y Zhang, W. Voit, K.V.Rao, M.Muhammed (2001), “Synthesis
and characterization of sufactant_ Coated superparamagnetic monodispersed iron oxide
nanoparticle”.
[18] Kim Do kejung, Maria Mikhaylova, Fu Hua Wang, Jan Kehr, Borje Bjelke,
Yu Zhang, Thomas Jsakalakos and Mamoun Muhammed (2003), “Starch_ Coated
Superparamagnetic Nanoparticles as MR Contrast Agents”.
[19] Kittel C, Phys.Rev.(1946),10, pp. 965.
[20] L.D. Landau and E.M. Lifshitz (1982) Continuum electrodynamic, Nauka,
Moscow
[21] Leslie_Pelecky D.L, R.D. Rieke Chem. Mater, (1996), 8, pp. 1770.
[22] Leslie_ Pelecky D.L,V. Labhasetwar and R.H Kraus, Nanobiomagnetics, in

Advanced Magnetic Nanostructures, D.J Sellmeyer and R.S Skomski, Editors(2005),
Kluwer: New York.
[23] Livingston J.D, Driving Forces: The Natural Magic of Magnets ,Harvard
University Press:Cambridge, (1996).
[24] Lopez_ Perez J.A., M.A. Lopez_Quintela, J. Mira, Rivas, IEEE Transactions
Magnetics,1997 ,33, pp. 4359.
[25] M.S. Krakov (1993), Magnetic fluid, Oxford University press, New York.
[26] OHandley R.C, Modern Magnetic Materials: Principles and Application;
Wiley & Sone, Inc: New York (2000).
[27] Pankhurst Q.A, J Connoly, S K Jones and J. Dobson (2002), Application of
magnetic nanoparticles in biomedicine.
[28] Pankhurst Q.A, J Connoly, S K Jones and J. Dobson, J. Ph ys. D: Appl. Phys,
36 (2003)
[29] Petrere M, A.Gennaro, N.J. Burriesci Mat. Sci (1982),17,pp. 429.
[30] Pitkethly M.J, Nanotoday, 7(2004) 20.

Luận văn thạc sĩ

Lê Hồng Phúc


13

[31] Prozorov J.T, R Koltypin, Y Felner, I.Gendaken, A.J.Phys.Chem (1998), 102,
pp. 10165.
[32] Rosensweig R.E, Ferrohydrodynamics(1985), Cambridge: Cambridge
University Press.
[33] Shafi K.V.P.M, Y Koltypin, A.Gedanken, R.Prozorov, R.Balogh, J.Lendvai,
J.Felner, I.J.Phys. Chem (1997),101,6409.
[34] Smit J, H.P.J.Wijn (1959), Ferrites, John Wiley and Sonj, New York.

[35] Suslick K.S, Ed. Ultra sound: Its Chemical, Physical and Biological Effects;
iley-VCH: New York (1998).
[36] Suslick K.S, Scien ce (1990),247,1439.
[37] Tang Z.X, C.M Klabunde, K.J Hadjipanayis ( 1991), G.C.J. Colloid Interface
Sci,pp. 146,38.
[38] Tartaj Pedro, Maria del Puerto Morales, Sabino Veintemillas-Verdaguer,
Teresita González-Carrenõ and Carlos J Serna (2003),‟‟The preparation of magnetic
nanoparticles for application in biomedicine „„.
[39] Vietsciences _, 2005.
[40] Williams and Carter, Transmission Electron Microscope, Vol. I, pp.13.
[41] www.doitpoms.ac.uk/tlplib/ferromagnetic/index.php
[42] Xu X. Q, H. Shen, J.R.Xu, J.Xu, X.J. Li, X.M.Xiong (2005), “Core_shell
structure and magnetic properties of magnetite magnetic fluid stabilized with dextran”.
[43] Yan C, F.Cheng, C.Liao, J.Kang, Z.Xu, L.Chen, H.Zhao, Z.Liu, Y. Wang,
T.Zhu, G.J.He (1996), Magn Magn,pp. 396.
[44]Y. Zhang D.K. Kim, , J. Kehr, T. Klason, B. Bjelke, M. Muhammed,
“Characterization and MRI study of surfactant-coated superparamagnetic nanoparticles
administered into the rat brain, Journal of Magnetism and Magnetic Materials “,225
(2001), pp. 256-261
[45] V. I. Lashkevich, A.N. Vislovich, , L.V. Suloeva, and O. K. Safonenko (1986).
Book of abstracts. In 3rd all union conf. on magnetic fluid physics. Staropol, pp. 37-38
[46] Yu. D. Varlamov and A.B. Kaplun (1986). Magn. Gidrodin. (USSR) No , 43-9.

Luận văn thạc sĩ

Lê Hồng Phúc




×