Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại trên địa bàn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.59 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM HÙNG THẮNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60 38 50

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Thu Thuỷ

Hµ néi - 2007


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền
vay trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội”
đƣợc tác giả nghiên cứu theo sự hƣớng dẫn khoa học của Tiến sỹ Lê Thị Thu Thuỷ
– Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong quá trình thực hiện Luận văn tôi đã
tham khảo và dẫn chiếu một số quan điểm từ các công trình nghiên cứu của các tác
giả khác, tuy vậy các quan điểm, ý kiến của tác giả đƣa ra là hoàn toàn độc lập và
không sao chép từ các công trình nghiên cứu trƣớc đây. Tôi xin cam đoan đây là
công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, các tác phẩm, bài viết đƣợc trích dẫn
trong Luận văn theo những nguồn đã đƣợc công bố đảm bảo độ tin cậy.

Hà Nội, tháng 8 năm 2007
Tác giả luận văn


PHẠM HÙNG THẮNG

MỤC LỤC


MỤC LỤC

Trang
3

KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

6

MỞ ĐẦU

7

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY TRONG HOẠT

12

ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

1.1. Khái quát chung về hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng
mại

12

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng

mại

12

1.1.2. Các nguyên tắc cho vay cơ bản

18

1.1.3. Vai trò của hoạt động cho vay

18

1.2. Cơ sở lý luận về bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của
ngân hàng thƣơng mại

19

1.2.1. Định nghĩa và đặc điểm bảo đảm tiền vay của ngân hàng thƣơng
mại

19

1.2.2. Các loại bảo đảm tiền vay

23

1.2.3. Tài sản bảo đảm tiền vay

26


1.2.4. Vai trò bảo đảm tiền vay trong hoạt động của ngân hàng thƣơng
mại

27

1.2.5. Những nhân tố tác động và ảnh hƣởng đến bảo đảm tiền vay

30

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT BẢO ĐẢM TIỀN VAY

34

TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI
HÀ NỘI

2.1. Chủ thể tham gia bảo đảm tiền vay

34


2.1.1. Bên nhận bảo đảm (Chủ thể nhận cầm cố, thế chấp, bảo lãnh)

34

2.1.2. Bên bảo đảm (Chủ thể cầm cố, thế chấp, bảo lãnh)

35

2.2. Hình thức của bảo đảm tiền vay


36

2.2.1. Cầm cố tài sản

37

2.2.2. Thế chấp tài sản

38

2.2.3. Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay (tài sản hình thành
trong tƣơng lai).

39

2.2.4. Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba

40

2.3. Công chứng, chứng thực hợp đồng bảo đảm tiền vay

41

2.4. Đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay

43

2.5. Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay


47

2.5.1. Căn cứ xử lý tài sản bảo đảm

47

2.5.2. Về nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm

49

2.5.3. Thủ tục và phƣơng thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

49

2.5.4. Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trên một số trƣờng hợp cụ thể

51

2.6. Đánh giá việc thực hiện pháp luật về bảo đảm tiền vay trong
hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại tại Hà Nội

55

2.6.1. Tình hình thực hiện cho vay có bảo đảm bằng tài sản

56

2.6.2. Tình hình thực hiện cho vay không có bảo đảm bằng tài sản

59


2.6.3. Đánh giá tình hình thực hiện bảo đảm tiền vay trong hoạt động
cho vay của các ngân hàng thƣơng mại tại Hà Nội

61

Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP

67

DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY TRONG HOẠT ĐỘNG CHO
VAY CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI HÀ NỘI


3.1. Cơ sở của việc đƣa ra các giải pháp

67

3.1.1. Đƣờng lối cải cách, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc

67

3.1.2. Yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực
tài chính ngân hàng với thực trạng hoạt động còn yếu kém của các
NHTM hiện nay

69

3.2. Một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp
luật về bảo đảm tiền vay của ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn

Hà Nội

71

3.2.1. Về đăng ký giao dịch bảo đảm

72

3.2.2. Về bảo đảm nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tƣơng lai

73

3.2.3. Về quyền xử lý tài sản bảo đảm

74

3.2.4. Về nâng cao năng lực định giá tài sản bảo đảm

75

3.2.5. Về nâng cao chất lƣợng thẩm định trƣớc khi cho vay của ngân
hàng thƣơng mại

76

3.2.6. Về nâng cao chất lƣợng thông tin

78

3.2.7. Về đăng ký quyền sở hữu tài sản


81

3.2.8. Phát triển thị trƣờng bất động sản đồng bộ, công khai, minh bạch

82

KẾT LUẬN

84

TÀI LIỆU THAM KHẢO

85


KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BĐTV

Bảo đảm tiền vay

TSBĐ

Tài sản bảo đảm

GDBĐ

Giao dịch bảo đảm

DN


Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nƣớc

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

TCTD

Tổ chức tín dụng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

QPPL

Quy phạm pháp luật


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài:
Với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, hoạt động ngân hàng liên quan chặt chẽ
đến quá trình phát triển kinh tế xã hội. Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng
thƣơng mại, cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất, cho vay với những đặc tính riêng có mà trở
thành lĩnh vực hoạt động có nhiều nguy cơ rủi ro nhất trong tổng thể hoạt động nghiệp vụ
của ngân hàng thƣơng mại. Bảo toàn vốn trong hoạt động cho vay luôn là mối quan tâm
hàng đầu, cho vay phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả, việc bảo toàn đƣợc nguồn vốn
thông qua các biện pháp bảo đảm tiền vay của ngân hàng thƣơng mại không chỉ là mối
quan tâm của ngân hàng với vai trò là ngƣời trực tiếp cho vay mà còn là sự quan tâm của
các cơ quan Nhà nƣớc trong quản lý điều hành lĩnh vực tiền tệ ngân hàng. Bảo đảm an
toàn hoạt động cho vay của ngân hàng không những đảm bảo an toàn cho ngân hàng
thƣơng mại hoạt động hiệu quả mà đồng thời có tác dụng tích cực góp phần cho phát
triển kinh tế xã hội một cách bền vững.
Kể từ khi 2 Luật về Ngân hàng (Luật Ngân hàng Nhà nƣớc và Luật các Tổ chức
tín dụng) đƣợc ban hành tháng 10/1997, các quy định về bảo đảm tiền vay và liên quan
đến bảo đảm tiền vay đã đƣợc ban hành và thực thi đã góp phần không nhỏ trong việc
bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay. Tuy nhiên, theo sự phát triển kinh tế – xã hội,
các quy định về bảo đảm tiền vay đã bộc lộ những bất cập, đặc biệt là sự đồng bộ trong
xử lý các vấn đề liên quan đến bảo đảm tiền vay nói chung, tài sản bảo đảm nói riêng.
Việt Nam đang bƣớc vào giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, giai đoạn có nhiều cơ hội và
thách thức đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng
vì vậy trong xu hƣớng phát triển kinh tế hiện nay, vấn đề về bảo đảm tiền vay của các
ngân hàng thƣơng mại cần phải đƣợc quan tâm ở mức cao hơn.
Đối với các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn Hà Nội bảo đảm tiền vay trong
hoạt động cho vay luôn là vấn đề đƣợc quan tâm do trên thực tế còn không ít những khó
khăn bất cập phát sinh trong quá trình áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay từ khâu

công chứng, chứng thực hợp đồng bảo đảm tiền vay, đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay
đến xử lý tài sản bảo đảm. Hiện nay tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động


chung của ngân hàng thƣơng mại, vì vậy những vấn đề liên quan đến hoạt động cho vay,
trong đó có bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay đã có tác động ảnh hƣởng trực tiếp
đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Do vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp
nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của
các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn Hà Nội”.
2. Tình hình nghiên cứu:
Những năm qua đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về lĩnh vực bảo đảm
tiền vay của các ngân hàng thƣơng mại dƣới các góc độ khác nhau nhƣ: Pháp luật về xử
lý tài sản bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, Trần Thị Minh Tâm, Luận văn thạc
sỹ Luật học, Đại học Quốc gia, Hà Nội 2003; Pháp luật về giao dịch bảo đảm trong hoạt
động cho vay của các TCTD ở Việt Nam, Dƣơng Thị Bình, Luận văn thạc sỹ Luật học,
Đại học Quốc gia, Hà Nội 2006; Hoàn thiện quy chế bảo đảm an toàn trong cho vay của
các Ngân hàng thương mại Việt Nam, Nguyễn Văn Hƣng, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học
Kinh tế quốc dân, Hà Nội 2003; Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý tài sản bảo đảm tiền
vay tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn việt Nam, Nguyễn
Văn Minh, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội 2006; Xử lý tài sản
bảo đảm tiền vay, Trần Quang Minh, Tạp chí Ngân hàng, số 12/2001; Xử lý tài sản bảo
đảm là quyền sử dụng đất, Trần Luyện, Tạp chí Ngân hàng, số 1,2/2004; Một số bất cập
và kiến nghị liên quan đến việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài
sản gắn liền với đất, Nguyễn Khánh Thắng, Tạp chí Ngân hàng, số 5/2006...
Các nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào phân tích việc thực thi các quy định về
bảo đảm tiền vay, xử lý tài sản đảm bảo tiền vay, giao dịch bảo đảm, hoặc nghiên cứu về
bảo đảm tiền vay trong khuôn khổ thực hiện quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt
động tín dụng của các tổ chức tín dụng. Những nghiên cứu này chủ yếu đƣợc thực hiện ở
mức độ khái quát tại ngân hàng thƣơng mại và việc thực hiện nghiên cứu về bảo đảm tiền
vay là một khía cạnh trong việc tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh

doanh của ngân hàng hoặc chỉ nghiên cứu dƣới góc độ kinh tế, nghiệp vụ. Hiện nay nƣớc
ta đang từng bƣớc hội nhập sâu, rộng với nền kinh tế thế giới, cơ chế kinh tế đƣợc vận


hành theo cơ chế thị trƣờng, Việt Nam đã trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế
quốc tế lớn. Do đó nhiều quy định pháp luật, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế cần phải
đƣợc điều chỉnh phù hợp với tình hình mới, pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng nói chung
và pháp luật về bảo đảm tiền vay cũng không nằm ngoài yêu cầu đó.
Tác giả chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo
đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn
Hà Nội”, tuy không phải là đề tài hoàn toàn mới nhƣng vẫn còn nguyên tính thời sự và
vẫn là sự cần thiết, vừa mang ý nghĩa lý luận, vừa mang ý nghĩa thực tiễn và là một trong
những vấn đề đang rất đƣợc quan tâm, đây là vấn đề cần đƣợc các ngân hàng thƣơng mại
và Ngân hàng Nhà nƣớc cùng quan tâm, chia sẻ những quan điểm và biện pháp để nâng
cao hiệu quả trong hoạt động tín dụng của từng tổ chức tín dụng cũng nhƣ của cả hệ
thống ngân hàng.
3. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
- Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến bảo đảm tiền vay của
ngân hàng thƣơng mại.
- Hệ thống hoá những quy định pháp luật về bảo đảm tiền vay.
- Phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về bảo đảm tiền vay nói
chung và bằng tài sản nói riêng trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thƣơng mại
trên địa bàn Hà Nội.
- Nêu ra các giải pháp và đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp
luật về bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thƣơng mại nói
chung, trên địa bàn Hà Nội nói riêng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định về bảo
đảm tiền vay của các NHTM tại Hà Nội, trên cơ sở đó đƣa ra những bất cập và giải pháp
liên quan đến pháp luật về bảo đảm tiền vay nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng

ngân hàng.


- Phạm vi nghiên cứu: Các quy định pháp luật hiện hành về bảo đảm tiền vay ở Việt
Nam nói chung và đi sâu phân tích các quy định về bảo đảm tiền vay bằng cầm cố, thế
chấp, bảo lãnh nói riêng, các văn bản cụ thể hoá các quy định này tại các NHTM và các
biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho
vay của các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn Hà Nội. Quá trình phân tích gắn với thực
tiễn hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn Hà Nội thời gian từ năm 2001
đến năm 2006.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu từ phƣơng pháp luận duy
vật biện chứng đến các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ điều tra, khảo sát, tổng hợp,
phân tích, so sánh kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.
- Các lý luận liên quan đến hoạt động ngân hàng đã đƣợc tổng hợp, đúc kết sẽ đƣợc
sử dụng làm tài liệu cho việc nghiên cứu đề tài cùng với vận dụng kết quả nghiên cứu của
các công trình khoa học có liên quan đến hoạt động ngân hàng thƣơng mại để làm sâu sắc
thêm các luận điểm.
6. Những đóng góp của luận văn
- Luận văn làm rõ những vấn đề cơ bản của bảo đảm tiền vay nhƣ khái niệm, đặc
điểm, vai trò, bản chất, chủ thể tham gia bảo đảm tiền vay, thực trạng áp dụng pháp luật
về bảo đảm tiền vay của các ngân hàng thƣơng mại tại địa bàn Thành phố Hà Nội, thông
qua đó đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về vấn đề này.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho việc hoàn thiện các quy định
về bảo đảm tiền vay.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn kiện của Đảng, văn bản pháp luật
1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc ĐCSVN lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị

Quốc gia, Hà Nội, năm 2003.
2. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc ĐCSVN lần thứ X, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, năm 2006.
3. Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005.
4. Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997;
5. Luật đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003.
6. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng số 20/ 2004/QH11
ngày 15/6/2004.
7. Nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về giao dịch bảo
đảm.
8. Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền
vay của các tổ chức tín dụng.
9. Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày 10/03/2000 của Chính phủ về đăng ký giao
dịch bảo đảm.
10. Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng,
chứng thực.
11. Nghị định số 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung
Nghị định số 178/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng.
12. Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo
đảm.
13. Thông tƣ liên tịch số 03/2001/TTLT-NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC ngày
23/04/2001 hƣớng dẫn việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho các tổ chức
tín dụng.
14. Thông tƣ số 01/2002/TT-BTP ngày 9/1/2002 của Bộ Tƣ pháp về việc hƣớng dẫn
một số vấn đề về thẩm quyền, trình tự và thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch


bảo đảm tại Cục Đăng ký quốc gia về giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tƣ pháp và các Chi
nhánh.
15. Thông tƣ số 07/2003/TT-NHNN ngày 19/05/2003 của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt

Nam về việc hƣớng dẫn thực hiện một số quy định về bảo đảm tiền vay.
16. Thông tƣ liên tịch số 03/2003/TTLT/BTP-BTNMT ngày 04/07/2003 của Liên bộ
- Bộ Tƣ pháp - Bộ tài nguyên và môi trƣờng hƣớng dẫn về trình tự, thủ tục đăng ký và
cung cấp thông tin về thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
17. Thông tƣ liên tịch số 05/2005/TTLT/BTP-BTNMT ngày 16/06/2005 của Bộ Tƣ
pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng hƣớng dẫn việc đăng ký, thế chấp, bảo lãnh bằng
quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
18. Thông tƣ số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 hƣớng dẫn việc công
chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của ngƣời sử dụng đất.
19. Thông tƣ liên tịch số 05/2007/TTLT-BTP-BXD-BTNMT-NHNN ngày 21/5/2007
hƣớng dẫn một số nội dung về đăng ký thế chấp nhà ở.
20. Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của thống đốc Ngân hàng
Nhà nƣớc về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
21. Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg, ngày 24/5/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ phê
duyệt Đề án Phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hƣớng đến
năm 2020.

Văn bản pháp luật nƣớc ngoài
22. Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa Pháp. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, năm 1998.
23. Bộ luật Dân sự - Thương mại Thái Lan. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
năm 1993.
24. Luật về bảo đảm của Trung Quốc. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm
1995.

Sách tham khảo


25. TS. Lê Thị Thu Thuỷ (chủ biên), Giáo trình Luật ngân hàng Việt Nam, NXB Đại
học quốc gia Hà Nội, năm 2005.

26. TS. Lê Thị Thu Thuỷ (chủ biên), Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản
của các tổ chức tín dụng (sách chuyên khảo), NXB Tƣ pháp, năm 2006.
27. GS-TS, Lê Văn Tƣ – Lê Tùng Vân – Lê Nam Hải, Ngân hàng Thương mại, Nhà
xuất bản Thống kê, năm 2000.
28. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Nhật Bản,
Hà Nội, 1995.
29. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Nhà xuất bản
Công an Nhân dân, năm 2001.
Các công trình nghiên cứu, bài đăng báo, tài liệu
30. Dƣơng Thị Bình, Pháp luật về giao dịch bảo đảm trong hoạt động cho vay của
các TCTD ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Luật học, Đại học Quốc gia, Hà Nội 2006.
31. Trần Luyện, Xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, Tạp chí Ngân hàng, số
1,2/2004.
32. Trần Quang Minh, Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, Tạp chí Ngân hàng, số 12/2001.
33. Trần Thị Minh Tâm, Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các tổ chức
tín dụng, Luận văn thạc sỹ Luật học, Đại học Quốc gia, Hà Nội 2003.
34. Luật sƣ Đỗ Hồng Thái, Nghị định về giao dịch bảo đảm – một số vấn đề cần được
quan tâm, Tạp chí Ngân hàng, số 5/2007.
35. Nguyễn Khánh Thắng, Một số bất cập và kiến nghị liên quan đến việc đăng ký thế
chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, Tạp chí Ngân hàng, số
5/2006.
36. TS. Lê Thị Thu Thủy, Pháp luật về cầm cố tài sản vay vốn ngân hàng, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp số 11 tháng 11/2002.
37. Nguyễn Quang Tuyến, Về mối quan hệ giữa các quy định về chuyển quyền sử
dụng đất của Luật Đất đai và Bộ luật Dân sự, Tạp chí Luật học, số 03/2002.


38. GS. TSKH. Đặng Hùng Võ, Định hướng thị trường bất động sản, Báo Diễn đàn
doanh nghiệp, 13/3/2006.
39. Ngân hàng Công thƣơng Đống Đa, Báo cáo thường niên năm 2003.

40. Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam, Quy trình nhận bảo đảm tài sản hình thành từ
vốn vay hành theo Quyết định 1653/QĐ-NHCT35 ngày 14/9/2006.
41. Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam, Quy trình nhận cầm cố thế chấp tài sản của
khách hàng hoặc của bên thứ ba ban hành theo Quyết định 2197/QĐ-NHCT06 ngày
15/12/2006.
42. Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam, Quy trình xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trong
hệ thống NHCT Việt Nam hành theo Quyết định 2269/QĐ-NHCT37 ngày 26/12/2006.
43. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội, Báo cáo Tổng kết hoạt
động ngân hàng trên địa bàn Hà Nội các năm 2001 – 2006.
44. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội, Báo cáo tổng hợp khó
khăn vướng mắc, kiến nghị đối với UBNDTP Hà Nội, năm 2006.
45. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội, Danh sách các tổ chức tín
dụng trên địa bàn Hà Nội tháng 7/2007.
46. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Sổ tay tín dụng sử
dụng cho hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, tháng
7/2004.



×