Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

KHÔNG GIAN VĂN HÓA ÊĐÊ TẠI BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.96 KB, 88 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------

ĐÀM THỊ HỢP

KHÔNG GIAN VĂN HÓA ÊĐÊ
TẠI BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM
Chuyên ngành : Văn hóa học
Mã số
: 60 31 06 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HOÀNG CẦM

HÀ NỘI - NĂM 2016


LỜI CẢM ƠN
Sau hai năm học tập và nghiên cứu tại Học viện Khoa học xã hội, tác giả
đã kết thúc chương trình đào tạo cao học, chuyên ngành Văn hóa học với đề tài
“Không gian văn hóa Êđê tại Bảo tàng Dân tộc Việt Nam”. Trong quá trình
học tập và nghiên cứu, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ, động viên của nhiều
tập thể, cá nhân:
Xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Học viện Khoa học xã hội
Việt Nam, Phòng Quản lý đào tạo, khoa Văn hóa học, các thầy cô giáo và các
bạn học viên lớp Văn hóa học đợt 1 năm 2014.


Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Hoàng Cầm - Người đã giúp
đỡ và chỉ dẫn tận tình cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám đốc Bảo tàng Dân tộc
Việt Nam, chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu về Tây Nguyên tại Bảo tàng, các
phòng Bảo tàng ngoài trời, Bảo quản, Thông tin thư viện, Truyền thông và Công
chúng, Âm nhạc và Phim dân tộc học…đã tận tình giúp đỡ, cung cấp nhiều thông
tin và tư liệu quý để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng
nhưng do hạn chế về mặt thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu, nên luận văn
chắc chắn không tránh khỏi hạn chế và thiếu sót. Tôi rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp, nhận xét của các thầy cô, các chuyên gia, đồng
nghiệp và bạn bè để luận văn được hoàn thiện và có tính khoa học hơn.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 1 năm 2016
Tác giả luận văn

Đàm Thị Hợp


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, dưới đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá
nhân tôi dựa trên các tài liệu thứ cấp thu thập được, những cuộc phỏng vấn sâu
và quá trình quan sát tham dự tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Số liệu và
kết quả của luận văn là hoàn toàn trung thực. Nếu sai sự thật, tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 28 tháng 1 năm 2016
Tác giả luận văn

Đàm Thị Hợp



BẢNG KÊ NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
1. DTHVN

: Dân tộc học Việt Nam

2. PGS

: Phó giáo sư

3. TS

: Tiến sĩ

4. GĐ

: Giám đốc

5. PGĐ

: Phó giám đốc

6. ĐH

: Đại học

7. tr

: Trang


8. Nxb VHTT

: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin

9. Nxb CTQG

: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia

10. Nxb KHXH

: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

11. Nxb TG

: Nhà xuất bản Thế giới

12. Nxb VHDT

: Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc

13. Nxb GD

: Nhà xuất bản Giáo dục

14. UBND

: Ủy ban nhân dân

15. Nxb HĐ


: Nhà xuất bản Hồng Đức


MỤC LỤC
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du khách tới tham quan Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, ra khu Vườn
kiến trúc thường bị thu hút đặc biệt bởi ngôi nhà rông của người Bana cao vút
và ngôi nhà sàn của người Êđê dài khác thường. Với những ai chưa một lần
được đặt chân tới mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ, hoặc chưa có chút hiểu biết
gì về văn hóa cổ truyền Tây Nguyên, thì các ngôi nhà dân gian này sẽ đem lại
ấn tượng lạ về văn hóa của người Tây Nguyên. Hay nói cách khác, nhà rông
Bana và nhà dài Êđê sẽ lưu lại trong tâm thức người xem những dấu ấn đặc
sắc về văn hóa vật thể và phi vật thể của hai dân tộc này. Bảo tàng bằng
phương pháp và tri thức dân tộc học của mình, đã tái hiện lại những lát cắt
văn hóa đặc trưng cho một giai đoạn lịch sử nhất định của một số dân tộc,
giúp công chúng tiếp cận và khám phá các nét văn hóa truyền thống tiêu biểu
của các dân tộc Việt Nam.
Dân tộc Êđê có nhiều nhóm địa phương khác nhau như: Adham, Ktul,
Mthur, Kpă, Bih…, mỗi nhóm có những nét văn hóa riêng nhất định. Vậy, các
nhà nghiên cứu với tri thức dân tộc học và quan điểm của mình đã lựa chọn
ngôi nhà như thế nào để giới thiệu với công chúng tham quan Bảo tàng
DTHVN, ngôi nhà đó là của chung cộng đồng người Êđê hay của một nhóm
địa phương riêng biệt và nó có thực sự nói lên được những đặc trưng cơ bản
của tộc người này? Như tác giả Henrietta đã khẳng định: Sưu tập bảo tàng
không đơn giản là những đồ đạc do người tiền sử tạo ra, được sưu tầm và
trưng bày. Chúng còn là những sự kiện lịch sử, xã hội và chính trị [74, tr.153].

Một trưng bày bảo tàng phải vừa đảm bảo được yếu tố nghệ thuật, cung cấp
cho người xem những kiến thức xã hội, phản ánh bản sắc văn hóa đặc trưng
của chủ thể, nhưng cũng phải phản ánh được tính lịch sử hàm chứa trong đó.
Với không gian văn hóa Êđê trưng bày tại Bảo tàng DTHVN, công chúng

1


tham quan có được những trải nghiệm và tri thức gì? Quan niệm về văn hóa
các dân tộc ở Việt Nam được Bảo tàng DTHVN thể hiện như thế nào thông
qua các trưng bày? Những vấn đề vừa nêu đã khiến tác giả luận văn quan tâm
và do đó đã thực hiện đề tài này.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong khoảng 20 năm xây dựng và phát triển vừa qua, với nhiều
phương pháp và quan điểm hoạt động mới, Bảo tàng DTHVN đã có nhiều
thành công quan trọng, có nhiều đóng góp cho ngành bảo tàng ở nước ta, ghi
được những dấu ấn riêng trong lòng công chúng tham quan trong và ngoài
nước. Vì thế, Bảo tàng DTHVN cũng trở thành đối tượng nghiên cứu của
nhiều tác giả.
Năm 2002, chính tác giả luận văn này đã làm khóa luận tốt nghiệp đại
học, chuyên ngành bảo tồn - bảo tàng, trường Đại học Văn hóa Hà Nội với đề
tài “Công tác tuyên truyền - giáo dục của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam”.
Trong khóa luận đó, tác giả tìm hiểu về thực trạng công tác tuyên truyền giáo dục của Bảo tàng DTHVN, từ đó đánh giá một số thành tựu, bài học kinh
nghiệm và hạn chế của lĩnh vực công tác tuyên truyền - giáo dục của Bảo tàng.
Cũng liên quan tới khía cạnh này, năm 2005 tác giả Phạm Thu hằng đã
tiếp cận Bảo tàng với đề tài “Bảo tàng Dân tộc Việt Nam với hoạt động giáo
dục văn hóa truyền thống” trong luận văn thạc sĩ văn hóa học, trường Đại học
Văn hóa Hà Nội. Tác giả tập trung hiểu về các hoạt động giáo dục văn hóa
truyền thống tại Bảo tàng, đánh giá hiệu quả hoạt động và khả năng phục vụ
công chúng của Bảo tàng.

Năm 2006, trong luận văn thạc sĩ văn hóa học, trường Đại học Văn hóa
Hà Nội, tác giả Phạm Thị Bích Vân nghiên cứu đề tài “Trưng bày các công
trình kiến trúc tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam”. Luận văn đã làm sáng tỏ
những kinh nghiệm đóng góp của Bảo tàng Dân tộc Việt Nam trong việc nâng

2


cao nhận thức của công chúng về diện mạo văn hóa các dân tộc Việt Nam
thông qua các công trình kiến trúc dân gian tại khu trưng bày ngoài trời. Đồng
thời, tác giả cũng đưa ra một số giải pháp cho hoạt động trưng bày các công
trình kiến trúc dân gian tại đây.
Ở một hướng nghiên cứu khác, năm 2010 tác giả Lê Tùng Lâm lại đi
sâu tìm hiểu “Trình diễn văn hóa phi vật thể tại Bảo tàng Dân tộc học Việt
Nam” luận văn thạc sĩ văn hóa học, trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Với
nghiên cứu này, tác giả quan tâm nhiều tới hoạt động trình diễn các loại hình
văn hóa phi vật thể tại Bảo tàng, hiệu quả và những bài học kinh nghiệm.
Cũng đề cập đến hoạt động trình diễn văn hóa phi vật thể nhưng đi vào
các vấn đề cụ thể hơn, năm 2011 tác giả Lưu Hồng Sang thực hiện đề tài
“Trình diễn rối nước dân gian tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam”, luận văn
thạc sĩ văn hóa học. Năm 2014, tác giả Phùng Thị Mai Anh nghiên cứu đề tài
“Tết nguyên đán với việc trình diễn văn hóa phi vật thể ở Bảo tàng Dân tộc
học Việt Nam”, luận văn thạc sĩ văn hóa học, Học viện Khoa học xã hội Việt
Nam. Cả hai tác giả đều có những phân phân tích về các phương pháp thu hút
công chúng của Bảo tàng, vai trò của Bảo tàng trong việc gìn giữ và bảo tồn
văn hóa truyền thống (rối nước dân gian, tranh dân gian Đông Hồ, trò chơi
dân gian pháo đất...). Để so sánh, đối chiếu sự tương đồng và khác biệt giữa
văn hóa các nước Đông Nam Á, năm 2013, tác giả An Thu Trà tiếp cận đề tài
“Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và giới thiệu tết Trung thu của Hàn Quốc,
Nhật Bản, Việt Nam”, luận văn thạc sĩ văn hóa học, trường Đại học Khoa học

xã hội và Nhân văn. Tác giả đã chỉ ra sự giao lưu và hội nhập của các quốc
gia trong quá trình toàn cầu hóa thông qua khảo sát về tết trung thu của các
quốc gia này.
Trên cơ sở những nghiên cứu của các tác giả khác, năm 2013 Lê Anh
Đức tiếp tục một nghiên cứu với đề tài “Ngôi nhà Việt tại Bảo tàng Dân tộc

3


học Việt Nam”, luận văn thạc sĩ văn hóa học, Học viện Khoa học xã hội. Ngôi
nhà của người Việt trong khu trưng bày ngoài trời của Bảo tàng và các hoạt
động bên trong ngôi nhà được tác giả trình bày khá chi tiết, đồng thời có đề
cập một số vấn đề về trưng bày và khai thác các hoạt động tại ngôi nhà này.
Với nhiều cách tiếp cận riêng, nhưng nhìn chung các tác giả nêu trên
đều đề cập tới hai vấn đề: thứ nhất, việc đa dạng hóa các hoạt động bảo tàng,
Bảo tàng DTHVN đã và đang góp phần nâng cao nhận thức của công chúng
về diện mạo văn hóa Việt Nam, góp phần phục hồi và bảo tồn văn hóa truyền
thống; thứ hai, họ chỉ ra một số hạn chế và đưa ra một số giải pháp cho công
tác trưng bày, bảo tồn và giới thiệu văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Bảo tàng.
Bên cạnh một số tác giả trong nước như vừa kể trên, phải kể đến luận
án tiến sĩ của một nghiên cứu sinh người Mỹ là bà Margaret Barnhill
Bodemer. Đó là luận án “Các bảo tàng, dân tộc học và chính sách về văn hóa
Việt Nam đương đại”. Luận án của Bodemer mang lại cho độc giả một cái
nhìn toàn cảnh về lịch sử phát triển ngành Bảo tàng học và Nhân học ở Việt
Nam trong thế kỷ XX. Thông qua nghiên cứu về Bảo tàng DTHVN và một số
bảo tàng khác, cũng như tìm hiểu qua những cơ quan khác nhau và những nhà
nhân học/dân tộc học khác nhau, luận án đã phản ánh được sự chuyển biến về
tư duy, những cách tiếp cận mới, sự khác biệt giữa các thế hệ dân tộc học Việt
Nam trong hoạt động bảo tồn bảo tồn văn hóa dân tộc. Một nhận xét đáng chú
ý được rút ra là: “Rất nhiều chương trình, tiếp cận mới như vậy đã diễn ra

trong hoạt động bảo tàng nhằm thảo luận làm thế nào để tránh việc thể hiện
các dân tộc như tĩnh tại và phi thời gian, mà thể hiện sự năng động và biến đổi,
cũng như tìm tòi sử dụng các lý thuyết bảo tàng học và nhân học” [73, tr.182].
Các nghiên cứu đi trước đã trở thành cơ sở lý luận và là nguồn tư liệu
quan trọng giúp học viên tiếp cận và đưa ra hướng nghiên cứu phù hợp với
nội dung đề tài của mình.

4


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện đề tài luận văn này, tác giả muốn giúp người đọc tìm hiểu
không gian văn hóa Êđê được tái hiện tại Bảo tàng DTHVN như thế nào? Vai trò
của Bảo tàng trong xã hội đương đại và vấn đề tái tạo văn hóa tộc người thông
qua các quan điểm tiếp cận nhân học bảo tàng tại Bảo tàng DTHVN. Từ đó
khẳng định, việc áp dụng các phương pháp làm bảo tàng mới là hoàn toàn phù
hợp và cần thiết để Bảo tàng DTHVN Việt Nam hòa nhập và tiến kịp sự phát
triển của ngành bảo tàng thế giới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là không gian văn hóa Êđê hiện
đang được trưng bày và bảo tồn tại Bảo tàng DTHVN.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào một số nội dung sau đây:
Phòng trưng bày về cư dân Nam Đảo miền núi ở tầng 2, tòa Trống đồng; ngôi
nhà dài trong Vườn kiến trúc và toàn bộ hoạt động trình diễn tại Bảo tàng liên
quan quan tới tộc người Êđê
Về thời gian nghiên cứu: Luận văn sẽ tìm hiểu không gian văn hóa Êđê
trưng bày tại Bảo tàng DTHVN từ khi khánh thành Bảo tàng (1997) cho tới nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Sau khi xác định được đề tài nghiên cứu, tác giả luận văn tiến hành
tổng quan các tài liệu viết về hoạt động bảo tàng, Bảo tàng DTHVN và dân

tộc Êđê. Từ một số thư viện (thư viện của Bảo tàng DTHVN, thư viện của
Viện Dân tộc học, thư viện của trường Đại học Văn hóa Hà Nội…), tác giả đã
tổng quan được khoảng 70 đầu tài liệu đề cập hoặc liên quan tới các lĩnh vực
kể trên. Đó là những khía cạnh khác nhau của người Êđê: văn hóa dân gian,
luật tục, kiến trúc, các nghi lễ trong chu kỳ đời người, nghi lễ trong sản xuất
nông nghiệp, lễ hội dân gian, xã hội mẫu quyền….Các hoạt động trưng bày và
quan điểm tiếp cận của Bảo tàng từ khi thành lập tới nay, cùng các ấn phẩm

5


của Bảo tàng DTHVN Bên cạnh đó, tác giả tìm đọc một số tài liệu liên quan
tới hoạt động của ngành bảo tàng Việt Nam. Đặc biệt, tác giả có sử dụng có
một số tư liệu tự mình đã thu thập được từ năm 2009, qua hỏi chuyện nhóm
thợ Êđê từ Đắk Lắk ra sửa chữa ngôi nhà dài tại Bảo tàng DTHVN. Trên thực
tế, việc nghiên cứu các nguồn tài liệu kể trên đã được tác giả tiến hành từ đầu
năm 2015. Đến tháng 9 năm 2015, sau khi bảo vệ đề cương, việc chọn lọc tài
liệu được thực hiện cho phù hợp với nội dung đề tài nghiên cứu.
Sau đó, tác giả thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu một số chuyên gia của
Bảo tàng DTHVN, nhất là những người đầu tiên xây dựng Bảo tàng và những
người trực tiếp tham gia sưu tầm, trưng bày ngôi nhà dài Êđê. Đó là: PGS.TS
Nguyễn Văn Huy - nguyên Giám đốc Bảo tàng (ngày 18/10/2015); TS Lưu
Hùng - nguyên PGĐ Bảo tàng (ngày 24/10/2015); TS Phạm Văn Dương PGĐ Bảo tàng (ngày 24/8, 3/10 và 10/11/2015). Các cuộc phỏng vấn sâu đã
cung cấp nhiều tư liệu quý về lịch sử và bối cảnh ra đời Bảo tàng, ý tưởng và
quá trình hình thành không gian khu Trưng bày ngoài trời mà nay có tên là
Vườn kiến trúc, lịch sử ngôi nhà dài Êđê, và cả sự thay đổi nhận thức, quan
điểm hoạt động của cán bộ Bảo tàng. Bên cạnh đó, tác giả còn khai thác tư
liệu ảnh và phim video trong kho bảo quản của Bảo tàng về quá trình tháo dỡ
ngôi nhà dài ở buôn Ky; dựng nhà dài và hoạt động trình diễn văn hóa Êđê tại
Bảo tàng.

Công chúng tham quan bảo tàng là đối tượng mà toàn bộ các hoạt động
của bảo tàng hướng tới. Do đó, khi thực hiện luận văn này, tác giả cũng chú ý
tiếp nhận nhiều ý kiến phản hồi của khách tham quan. Đặc biệt, 30 cuộc
phỏng vấn sâu với khách tham quan và từ những cảm nhận của du khách
trong cuốn sổ ghi cảm tưởng tại nhà dài Êđê đã giúp ích cho việc tìm hiểu các
nhận xét của công chúng đối với không gian văn hóa Êđê tại Bảo tàng
DTHVN.

6


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận: Luận văn cung cấp một số quan niệm mới về trưng bày
văn hóa tộc người, giúp cho các bảo tàng có cùng nội dung trưng bày tham
khảo kinh nghiệm, khi thực hiện các trưng bày liên quan đến văn hóa tộc
người.
Về mặt thực tiễn: Luận văn góp phần hoàn thiện tư liệu hồ sơ hiện vật
liên quan tới ngôi nhà dài Êđê, cung cấp cho độc giả một cái nhìn toàn cảnh
về không gian văn hóa Êđê đang được trưng bày và bảo tồn tại Bảo tàng
DTHVN.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung chính của luận văn được chia làm ba chương:
Chương 1: Giới thuyết khái niệm và tổng quan về Bảo tàng Dân tộc
học Việt Nam
Chương 2: Hoạt động tái hiện không gian văn hóa Êđê tại Bảo tàng
Dân tộc học Việt Nam
Chương 3: Không gian văn hóa Êđê tại Bảo tàng Dân tộc học Việt
Nam: Một số vấn đề bàn luận


7


Chương 1
GIỚI THUYẾT KHÁI NIỆM VÀ TỔNG QUAN VỀ
BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM
1.1. Giới thuyết khái niệm
1.1.1. Vấn đề lựa chọn bản sắc văn hóa tộc người giới thiệu tại Bảo tàng
Dân tộc học Việt Nam
Thuật ngữ bản sắc được giải thích trong cuốn “Đại từ điển Tiếng Việt”
như sau: bản sắc là sắc thái, đặc tính, đặc thù riêng khác [72, tr.93].
PGS.TS Lê Ngọc Thắng cho rằng: “Bản sắc văn hóa tộc người là tổng
thể các giá trị đặc trưng bản chất của văn hóa tộc người, được hình thành, tồn
tại và phát triển suốt quá trình lịch sử lâu dài, các giá trị đặc trưng ấy ở "tầng
nền" mang tính bền vững, trường tồn, trừu tượng và tiềm ẩn. Bản sắc văn hóa
tộc người được coi là giấy thông hành để mỗi tộc người bước ra với cộng
đồng nhân loại mà không bị trộn lẫn” [62, tr.3].
Khác với hầu hết các bảo tàng trong hệ thống ngành bảo tàng Việt Nam
ra đời trên cơ sở đã sở hữu những bộ sưu tập hiện vật quý. Bảo tàng DTHVN
sau khi được thành lập mới tiến hành quá trình sưu tầm hiện vật. Bối cảnh
những năm 90 của thế kỷ trước, quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã
làm cho nhiều yếu tố truyền thống bị mai một. Vì vậy, Bảo tàng không có cơ
hội sở hữu những hiện vật cổ, quý và có giá trị, không thể bắt đầu với các
nghiên cứu từ trong quá khứ. Hoàn cảnh đó đã dẫn tới những quan điểm và
nhận thức mới về hiện vật dân tộc học “chủ trương của chúng tôi trong sưu
tầm cũng như trong trưng bày là đi ngay từ cái hiện tại, bắt đầu từ hiện tại,
ngược dần về quá khứ trong khả năng có thể” [35, tr.618]. Vậy nên các hiện
vật ở Bảo tàng không chỉ là những cổ vật đắt tiền, mà chủ yếu gồm những vật
dụng bình thường trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân như
con dao, cái gùi, chiếc khố, ống sáo, cái tẩu, cái chiếu…, chúng phản ánh mọi


8


khía cạnh văn hóa vật thể và phi vật thể của cộng đồng cư dân, thể hiện tiêu
biểu mọi mặt cuộc sống và mọi sáng tạo của họ [6, tr.102]. Đặc biệt, trong
việc tái tạo các công trình kiến trúc dân gian ở Vườn kiến trúc, quan điểm nổi
bật là đòi hỏi nghiên cứu rất cụ thể về văn hóa các dân tộc gắn liền với các
hiện vật, các sưu tập hiện vật. Vậy nên, ngôi nhà dài Êđê ở Bảo tàng DTHVN
không phải là nhà dài chung chung đang hoặc từng hiện hữu ở đâu đó, mà là
một căn nhà cụ thể, của chủ nhân cụ thể, ở một địa phương cụ thể: nhà của gia
đình bà H’đách Êban, ở buôn Ky, phường Thành Nhất, thành phố Buôn Ma
Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Như thế, trong quan niệm của Bảo tàng DTHVN, bản sắc văn hóa các
tộc người được thể hiện qua những hiện vật dung dị, đời thường, gắn liền với
môi trường sống tự nhiên và bối cảnh sinh hoạt thực tế của mỗi dân tộc, đồng
thời chúng cũng tiêu biểu, đặc trưng cho tập quán, nếp sinh hoạt của một cộng
đồng người. Trưng bày bảo tàng luôn cố gắng thể hiện sự vận động, biến đổi
của văn hóa qua câu chuyện hàm chứa bên trong mỗi hiện vật. Trường hợp
ngôi nhà dài Êđê là trưng bày gắn liền với thiết chế văn hóa mẫu hệ, đặc trưng
rõ nét nhất của người Êđê.
1.1.2. Bảo tàng và chức năng của bảo tàng
Hiện trên thế giới hiện có rất nhiều định nghĩa về bảo tàng. Tổ chức
quốc tế về bảo tàng ICOM đưa ra định nghĩa về bảo tàng như sau: “Bảo tàng
là một thiết chế phi lợi nhuận, hoạt động thường xuyên, mở cửa đón công
chúng đến xem, phục vụ cho xã hội. Bảo tàng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu,
thông tin và trưng bày các bằng chứng vật thể và phi vật thể về con người và
môi trường của con người vì mục đích nghiên cứu, giáo dục và thưởng thức”
[27, tr.110].
Trong cuốn “Từ điển tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học (Hoàng Phê

chủ biên, 2004), thuật ngữ “chức năng” được giải thích: “chỉ tác dụng, vai trò

9


bình thường hoặc đặc trưng của một người nào đó hoặc một cái gì đó”, vậy có
thể hiểu: đề cập tới chức năng là tức là đề cập tới vai trò, vị trí và nhiệm vụ cụ
thể của một tổ chức, một cơ quan nào đó trong xã hội. Bảo tàng ra đời, tồn tại
và phát triển cho tới nay được coi là một hiện tượng của xã hội, nó phù hợp
và đáp ứng thỏa mãn các nhu cầu xã hội. Do đó bảo tàng có vai trò, vị trí và
tác dụng nhất định đối với sự phát triển của xã hội thông qua các nhiệm vụ cụ
thể và các hoạt động khoa học có tính đặc trưng của mình [27, tr.124].
Bàn về chức năng xã hội của bảo tàng, hiện đang tồn tại rất nhiều quan
điểm khác nhau do xuất phát từ thực tiễn phát triển ngành bảo tàng ở mỗi quốc
gia, cũng như đứng từ nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, các quan
điểm đó đều cho rằng bảo tàng có các chức năng xã hội như sau: chức năng
nghiên cứu khoa học; chức năng giáo dục - tuyên truyền; chức năng bảo quản
di sản văn hóa; chức năng thông tin, giải trí và thưởng thức; và chức năng tài
liệu hóa khoa học [27, tr.129].
Các chức năng kể trên có mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời
nhau. Khi bảo tàng thực hiện hiện tốt các chức năng của mình, nó sẽ đem lại
cho cộng đồng những lợi ích rất lớn như: lợi ích về văn hóa - xã hội, lợi ích
kinh tế và lợi ích chính trị.
1.1.3. Không gian văn hóa
Trong cuốn Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, tác giả
Ngô Đức Thịnh cho rằng có thể hiểu không gian văn hóa theo hai nghĩa:
nghĩa cụ thể và nghĩa trừu tượng.
Nghĩa cụ thể: “Không gian văn hóa như là một không gian địa lý xác
định, mà ở đó một hiện tượng hay một tổ hợp hiện tượng văn hóa nảy sinh,
tồn tại, biến đổi và chúng liên kết với nhau như một hệ thống” [55, tr.6].

Nghĩa trừu tượng: “Không gian văn hóa như một trường (mượn khái
niệm trường của vật lý) để chỉ một một hiện tượng hay tổ hợp các hiện tượng

10


(một nền văn hóa của tộc người, quốc gia hay khu vực) có khả năng tiếp nhận
và lan tỏa (ảnh hưởng), tạo cho nền văn hóa đó một không gian (trường) văn
hóa rộng hay hẹp khác nhau” [55, tr.7-8]. Tác giả cho rằng: dân tộc có dân số
đông, sống ở những nơi phát triển sẽ có không gian (hay trường) rộng như
người Việt (Kinh). Người Việt có khả năng thâu nhận cao nên nó cũng có độ
lan tỏa và ảnh hưởng đối với các văn hóa tộc người khác. Ngược lại, những
dân tộc có dân số ít, sống ở những nơi biệt lập (vùng sâu, vùng xa), nền văn
hóa sẽ có không gian (trường) hẹp, do ít chịu tác động và ảnh hưởng từ các
nền văn hóa khác.
Kế thừa định nghĩa về không gian văn hóa trình bày ở trên, khái niệm
không gian văn hóa trong đề tài này được giới hạn như sau: Không gian văn
hóa Êđê tại Bảo tàng DTHVN là một không gian trưng bày xác định, mà ở đó
các hiện tượng hay một tổ hợp hiện tượng văn hóa Êđê được tái hiện, trưng
bày và giới thiệu với công chúng tham quan. Các hiện tượng hay tổ hợp văn
hóa này tồn tại và liên kết với nhau như một hệ thống tạo nên một phần bản
sắc văn hóa của tộc người Êđê trong Bảo tàng.
1.2. Tổng quan về Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
1.2.1. Quá trình thành lập
Bảo tàng DTHVN chính thức thành lập ngày 24/10/1995 và trưng bày
đầu tiên (khu trưng bày Các dân tộc Việt Nam) được khánh thành vào ngày
12/11/1997. Tuy nhiên, những ý tưởng về thành lập Bảo tàng đã được hình
thành và thúc đẩy mạnh mẽ từ nửa cuối thập niên 70 của thế kỷ trước. Những
ý tưởng này xuất phát từ những nhà dân tộc học ở Viện Dân tộc học 1. Qua
thực tiễn những năm tháng nghiên cứu dân tộc học, nhất là điền dã dân tộc

học, họ nhận thấy một đất nước đa dân tộc và việc thực thi một chính sách
bình đẳng, đoàn kết các dân tộc của nhà nước Việt Nam không thể không có
1

Bế Viết Đẳng (Phó viện trưởng), Mạc Đường (Thư ký khoa học), Đặng Nghiêm Vạn (Phó viện trưởng), Lê

Thị Nhâm Tuyết (Trưởng phòng Bảo tàng), Nguyễn Văn Huy (Phó viện trưởng).

11


bảo tàng dân tộc học. Phần lớn những nhà dân tộc học nói trên đều có cơ hội
được đào tạo và tu nghiệp từ Liên Xô hồi cuối những năm 60 và đầu những
năm 70 của thế kỷ trước1 . Họ được trang bị lý luận dân tộc học Xô viết, được
2

tận mắt thấy Bảo tàng dân tộc học ở Lêningrat (nay là St.Peterburg). Cùng với
kinh nghiệm thực tiễn tại Việt Nam, còn có một tác nhân là lời khuyến nghị
của giáo sư G. Condominas người Pháp trong buổi thuyết trình tại Ủy ban
Khoa học xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam)
đầu những năm 70 về sự cần thiết của bảo tàng dân tộc học. Tất cả những tác
động ấy đã trở thành động lực thôi thúc họ đề xuất thành lập bảo tàng dân tộc
học ở Hà Nội [6, tr.41].
Về mặt hành chính, có thể coi dấu mốc đặt cơ sở đầu tiên cho việc hình
thành Bảo tàng DTHVN là công văn số 1388/V4 ngày 20/4/1981của Thủ
tướng Chính phủ cho phép Viện Dân tộc học xúc tiến luận chứng kinh tế kỹ
thuật về công trình Bảo tàng Dân tộc học. Bảo tàng DTHVN được thành lập
với nhiệm vụ nghiên cứu, gìn giữ và phổ biến các giá trị văn hóa vật thể và
phi vật thể truyền thống của tất cả các dân tộc Việt Nam. Năm 1986, Bảo tàng
chính thức được cấp vốn đầu tư xây dựng. Ngày 13/6/1989, Ủy ban nhân dân

thành phố Hà Nội ra công văn số 1846/CVUB đồng ý để viện Dân tộc học
xây dựng bảo tàng tại xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, Hà Nội (nay là quận
Cầu Giấy, Hà nội). Ngày 31/7/1990, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết
định số 273/CT về việc giao 3,27 ha đất để xây dựng Bảo tàng DTHVN.
Công trình được triển khai xây dựng từ cuối năm 1989, nhưng do sự đầu tư
thiếu tập trung nên tiến độ xây dựng đã bị chậm lại [1, tr.9].
Trong nhiều năm, Phòng bảo tàng là một bộ phận của Viện Dân tộc
học, theo mô hình của Liên Xô (Bảo tàng Dân tộc học ở Lêningrat là một
phân viện của Viện Dân tộc học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô). Đến
21

Bế Viết Đẳng, Đặng Nghiêm Vạn, Mạc Đường, Nguyễn Văn Huy.

12


năm 1995, do nội bộ Viện Dân tộc học có nhiều phức tạp, để ổn định tình
hình và thúc đẩy việc xây dựng Bảo tàng, Chính phủ đã quyết định thay đổi
mô hình tổ chức bằng cách thành lập Bảo tàng DTHVN (tách khỏi Viện Dân
tộc học). Theo quyết định số 689/TT ngày 24/10/1995 của Thủ tướng, Bảo
tàng DTHVN chính thức được thành lập và trở thành một đơn vị trực thuộc
Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (nay là Viện Hàn lâm Khoa
học xã hội Việt Nam). Bảo tàng DTHVN có chức năng: nghiên cứu khoa học,
sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, phục chế, trưng bày, trình diễn để giới thiệu và
giáo dục về các giá trị lịch sử, văn hóa của các dân tộc trong và ngoài nước;
cung cấp tư liệu nghiên cứu về các dân tộc cho các ngành; đào tạo cán bộ
nghiên cứu, nghiệp vụ, quản lý về nhân học bảo tàng và bảo tàng dân tộc học.
Khi mới thành lập, Bảo tàng DTHVN có 18 cán bộ và đều từ Viện Dân
tộc học chuyển sang, trong đó có 15 cán bộ nghiên cứu [6, tr.46]. Lớp cán bộ
này rất có thế mạnh trong việc nghiên cứu, sưu tầm các hiện vật dân tộc học

phục vụ cho công tác trưng bày của Bảo tàng. Chỉ trong một thời gian ngắn,
chủ yếu là hơn một năm kể từ ngày chính thức thành lập (24/10/1995), lớp
cán bộ đầu tiên này đóng vai trò chủ công trong việc sưu tầm được gần 7000
hiện vật của đủ 54 dân tộc, thuộc địa bàn gần 40 tỉnh thành trong cả nước [36,
tr.19]. Nhìn nhận về thời kỳ đầu ấy, TS Lưu Hùng (nguyên PGĐ) cho rằng:
“Việc 18 cán bộ từ Viện Dân tộc học chuyển sang là một thuận lợi lớn cho
Bảo tàng DTHVN. Nếu không phải là những nhà dân tộc học từ Viện chuyển
sang đợt ấy, mà chỉ có cán bộ chuyên môn bảo tàng, không có hiểu biết về
dân tộc học, thì không thể có Bảo tàng DTHVN ra đời năm 1997. Chỉ có
những người rất am hiểu và sẵn có kiến thức về văn hóa các dân tộc thì mới
có thể sưu tầm được một khối lượng lớn hiện vật trong một thời gian ngắn
như vậy” [phỏng vấn, ngày 24/10/2015]. Dần từng bước, đội ngũ cán bộ
thuộc các lĩnh vực công tác khác nhau được tăng cường. Lớp trước và lớp sau

13


kết hợp với nhau, các nhà dân tộc học và các nhà bảo tàng học trở thành hai
lực lượng chính đảm đương toàn bộ các công tác chuyên môn của Bảo tàng
DTHVN. Như PGS.TS Nguyễn Văn Huy (nguyên GĐ) nhận định: “Đây là
hai lớp cán bộ bổ sung cho nhau về mặt kiến thức chuyên môn trong quá trình
làm việc và tự học tại Bảo tàng” (phỏng vấn, ngày 18/10/2015).
1.2.2. Khu trưng bày Các dân tộc Việt Nam (tòa nhà Trống đồng)
Khu trưng bày Các dân tộc Việt Nam là phần trưng bày đầu tiên của
Bảo tàng DTHVN, được mở cửa phục vụ tham quan khu trưng bày thường
xuyên Các dân tộc Việt Nam vào ngày 12/11/1997, nhân dịp khai mạc Hội
nghị thượng đỉnh các nước có sử dụng tiếng Pháp tại Hà Nội. Suốt nhiều năm,
khu trưng bày này cũng được xác định là phần quan trọng nhất của Bảo tàng.
Tất cả 54 dân tộc ở Việt Nam được giới thiệu theo nhóm ngôn ngữ - tộc người
kết hợp với yếu tố địa lý, cụ thể gồm 12 không gian nối tiếp nhau:

1. Giới thiệu chung
7. Nhóm Tạng - Miến
2. Người Việt
8. Nhóm Môn - Khơme miền Bắc
3. Các dân tộc Mường, Thổ, Chứt 9. Nhóm Môn - Khơme Trường Sơn - Tây
Nguyên
4. Nhóm Tày - Thái
10. Nhóm Nam Đảo
5. Nhóm Kađai
11. Các dân tộc Chăm, Hoa, Khơme
6. Nhóm Hmông - Dao
12. Sự giao lưu văn hóa và biến đổi
Đời sống sinh hoạt hằng ngày, địa bàn cư trú, các phong tục tập quán
đặc trưng, tôn giáo - tín ngưỡng của 54 dân tộc Việt Nam được giới thiệu một
cách sinh động thông qua hệ thống hiện vật trưng bày, các không gian tái tạo
tại tòa nhà Trống đồng. Đó là hiện vật đồ vải của các dân tộc như: khố, váy,
khăn, tấm đắp… được trang trí bằng các kỹ thuật truyền thống khác nhau; đồ
đan, nhất là các loại gùi, giỏ, mâm; những nhạc cụ bằng tre, vỏ bầu khô; vũ
khí như: nỏ, giáo; các hiện vật trong nghi lễ… Các khu tái tạo theo từng chủ
đề như: đám ma Mường, lễ lẩu then của người Tày, lễ cấp sắc của người Dao,
phiên chợ vùng cao… Cùng với hiện vật và không gian tái tạo, trong các

14


phòng trưng bày còn có ảnh và phim tư liệu, hệ thống bài viết phản ánh những
khía cạnh văn hóa vật thể và phi vật thể, giới thiệu đời sống và sự sáng tạo
văn hóa của các tộc người. Thông tin trong các bài viết cũng như các chú
thích đều được thể hiện bằng 3 thứ tiếng: tiếng Việt, tiếng Pháp và tiếng Anh,
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách tham quan trong và ngoài nước

nghiên cứu, tìm hiểu.
Ngoài các nội dung trưng bày thường xuyên như vừa nêu trên, Bảo tàng
còn dành hai không gian ở khu vực tầng 1 và tầng 2 của tòa nhà để tổ chức
trưng bày chuyên đề (trưng bày nhất thời). Chẳng hạn, hiện nay ở khu trưng
bày chuyên đề tầng 1 đang diễn ra trưng bày Tây Nguyên những năm 50 của
thế kỷ XX. Thông qua trưng bày, cuộc sống thường ngày, trang phục, nghề thủ
công, các nghi lễ tôn giáo và không gian cư trú của người Tây Nguyên những
năm 50 của thế kỷ trước được tái hiện một cách chân thực qua tư liệu ảnh của
Jean- Marie Duchange, một nhân viên y tế người Pháp. Trên tầng 2, đang có
một trưng bày chuyên đề khác: Chi Lê nơi mảnh đất để lại dấu ấn, cung cấp
cho người xem những cảm nhận về đất nước Chi Lê xa xôi với nhiều nét văn
hóa khác biệt thông qua góc nhìn của một nhiếp ảnh gia là ông George Munro.
1.2.3. Vườn kiến trúc (trưng bày ngoài trời)
Ý tưởng về Vườn kiến trúc được thai nghén ngay từ khi dự định xây
dựng Bảo tàng DTHVN hồi đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Tuy nhiên,
việc biến ý tưởng đó thành hiện thực lại là một quá trình lâu dài, với bao suy
nghĩ, trăn trở, học hỏi, thực thi và đúc rút kinh nghiệm [9, tr.10]. Theo thiết kế
ban đầu, khu trưng bày này gồm có 8 ngôi nhà hoặc cụm kiến trúc của các
dân tộc, được lựa chọn ở những vùng miền khác nhau. Đó là các kiểu dạng
kiến trúc khác nhau của 8 dân tộc: Chăm, Việt, Bana, Êđê, Tày, Hmông, Dao
và Hà Nhì [6, tr.153]. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai xây dựng, đã có sự
bổ sung thêm một số hạng mục kiến trúc như: nhà mồ Giarai, nhà mồ Cơtu.

15


Vườn kiến trúc của Bảo tàng DTHVN được hình thành từng bước trong thời
gian từ năm 1998 đến năm 2006. Khu trưng bày này bổ sung cho phần trưng
bày trong tòa nhà Trống đồng, tạo cho Bảo tàng một hệ thống trưng bày hoàn
chỉnh, tạo lập một không gian văn hóa sinh động, hấp dẫn về các dân tộc ở

Việt Nam [68, tr.34]. TS Lưu Hùng nhấn mạnh: “Khi nhắc tới Vườn kiến kiến
trúc thì không thể không nhắc tới khu trưng bày thường xuyên Các dân tộc
Việt Nam, hai phần trưng bày này bổ sung cho nhau để tạo nên bức tranh tổng
thể văn hóa của 54 dân tộc ở Việt Nam” [phỏng vấn ngày 24/10/2015].
Việt Nam có tới 54 dân tộc, tuy nhiên với một diện tích đất hạn chế
(hơn 2ha), trong Vườn kiến trúc của Bảo tàng DTHVN chỉ có thể lựa chọn
trưng bày một số công trình kiến trúc dân gian: một khuôn viên của người
Chăm ở Ninh Thuận, một khuôn viên của người Việt ở Thanh Hóa, ngôi nhà
rông của người Bana, ngôi nhà sàn dài của người Êđê, nhà mồ người Giarai,
nhà mồ người Cơtu, nhà sàn của người Tày, nhà nửa sàn nửa trệt của người
Dao, nhà trệt lợp gỗ pơmu của người Hmông và nhà trình tường của người Hà
Nhì. Bên cạnh đó, còn có một số hạng mục khác như: ghe ngo của người Khơ
Me, thủy đình phục vụ trình diễn rối nước của người Việt, lò rèn của người
Nùng, lò đúc gang của người Hmông, cối giã gạo dùng sức nước của người
Dao. Các hạng mục trưng bày ở đây phản ánh dự đa dạng, phong phú về kiến
trúc dân gian: từ loại hình, công năng, chất liệu đến kỹ thuật và tri thức bản
địa của các chủ nhân văn hóa khác nhau, nhằm đạt mục đích: “Chúng tôi
muốn giới thiệu ở đó các loại hình kiến trúc của các dân tộc thích ứng với môi
trường sinh thái khác nhau” [35, tr.619]. Ý tưởng của Bảo tàng là phản ánh
môi sinh của 3 vùng theo độ cao: vùng đồng bằng và ven biển; vùng núi thấp
và cao nguyên; cuối cùng là vùng cao. Cho nên, hành trình tham quan khu
trưng bày này bắt đầu từ nhà người Chăm, nhà người Việt (vùng đồng bằng
và ven biển); sau đó, lên vùng rẻo giữa (thể hiện bằng các bậc tam cấp gần

16


thủy đình), một bên là nhà rông Bana, nhà dài Êđê, nhà mồ Giarai, nhà mồ
Cơtu và bên kia là nhà người Tày; tiếp đến vùng núi cao (thể hiện bằng dốc
đá đi lên nhà người Dao), với các ngôi nhà của người Dao, người Hmông và

người Hà Nhì [phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Văn Huy, ngày 18/10/2015]. Việc
tái hiện các không gian kiến trúc như vậy giúp cho du khách như được tham
gia một hành trình khám phá xuyên Việt, đến nhiều vùng miền của Việt Nam:
đồng bằng Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đông Bắc, Tây Bắc.
Tham quan Vườn kiến trúc của Bảo tàng DTHVN, người ta thấy được
sự đa dạng trong văn hóa của các dân tộc. Đa dạng về loại hình kiến trúc: có
nhà sàn, nhà nửa sàn nửa trệt, nhà trệt. Đa dạng về vật liệu xây dựng: có nhà
làm bằng gỗ, nhà đắp bằng đất, nhà làm bằng tre, nhà xây bằng gạch; có nhà
lợp ngói, nhà lợp cỏ tranh, gỗ tấm, lá cọ... Đa dạng về chức năng: nhà ở, nhà
công cộng, nhà mồ, nhà kho. Kèm theo đó là không gian sinh hoạt văn hóa
khác nhau của mỗi dân tộc, như: nơi thờ cúng tổ tiên, nơi tiếp khách, chỗ ngủ
của các thành viên trong gia đình, bếp, kho thóc… Đó còn là lịch sử ngôi nhà
với hoàn cảnh sinh tồn, các thế hệ sinh ra và lớn lên ở ngôi đó, tập tục sinh
hoạt trong nhà… Chủ trương của Bảo tàng DTHVN là: “Chúng tôi không mô
phỏng dựng lại các ngôi nhà của mỗi dân tộc thiểu số với những chất liệu hiện
đại, kỹ thuật mới hoặc sáng tác các chi tiết mới cho thích ứng với du khách.
Công chúng sẽ được chiêm ngưỡng những ngôi nhà nguyên gốc do chính
những bàn tay của chủ thể văn hóa dựng lại tại Bảo tàng. Mỗi ngôi nhà đều có
một lý lịch rõ ràng, địa chỉ cụ thể, hoàn cảnh riêng biệt” [35, tr.620].
1.2.4. Bảo tàng Đông Nam Á (tòa nhà Cánh diều)
Việt Nam và các nước Đông Nam Á có mối quan hệ lịch sử, văn hóa từ
xa xưa. Nhiều dân tộc ở nước ta có quan hệ đồng tộc hoặc gần gũi với cư dân
ở nước khác trong khu vực, như với các cư dân nam Trung Quốc, Lào,
Campuchia, Thái Lan hay các tộc người thuộc ngữ hệ Nam Đảo ở Indonesia,

17


Malaysia... Từ năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Các quan hệ chính trị, xã hội, kinh

tế, văn hóa giữa Việt Nam với các nước Đông Nam Á ngày càng đóng vai trò
quan trọng trong khu vực. Tuy nhiên, sự hiểu biết của chúng ta về Đông Nam
Á còn rất hạn chế. Trong bối cảnh như vậy, việc xây dựng tại Bảo tàng
DTHVN một tòa bảo tàng để trưng bày, giới thiệu về các dân tộc ở Đông
Nam Á là cần thiết, rất có ý nghĩa về văn hóa và chính trị [6, tr.114]. Ngày
30/11/ 2013, tòa nhà Cánh diều được được khánh thành và khai trương phần
trưng bày đầu tiên nhằm phục vụ mục đích này.
Hiện nay, trong tòa nhà Cánh diều đã có các trưng bày ở tầng 1 và tầng 2.
Khu trưng bày tầng 1 dành cho trưng bày văn hóa Đông Nam Á. Đây là
trưng bày thường xuyên, giới thiệu khái quát về văn hóa các dân tộc ở Đông
Nam Á thông qua năm chủ đề: đồ vải, sinh hoạt thường ngày, nghệ thuật biểu
diễn, đời sống xã hội và tôn giáo - tín ngưỡng. Với chủ đề đồ vải, Bảo tàng
giới thiệu các kỹ thuật dệt (ikat - Campuchia, batik - Indonesia, bổ sung sợi
ngang - Lào), chất liệu dệt (sợi dứa; sợi chuối - Philippines, sợi tơ tằm Indonesia) và một số sản phẩm dệt truyền thống của cư dân Đông Nam Á.
Trong nội dung cuộc sống hằng ngày, rất nhiều nghề thủ công nổi tiếng của
các quốc gia được Bảo tàng giới thiệu như: nghề kim hoàn ở Malaysia,
Singapore; nghề sơn mài ở Myanmar; điêu khắc gỗ ở Brunei. Kiến trúc nhà ở
truyền thống, các tập quán liên quan tới ma chay, cuới xin, chữ viết… của cư
dân Đông Nam Á bản địa được giới thiệu thông qua hệ thống các bài viết và
hiện vật trong chủ đề đời sống xã hội. Riêng lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn,
Bảo tàng giới thiệu về rối bóng - một loại hình nghệ thuật nổi tiếng của
Indonesia. Một số loại hình tôn giáo như Phật giáo, Hindu giáo cũng được đề
cập tới trong trưng bày này.

18


Khu trưng bày tầng 2 bố trí 3 nội dung: Tranh kính Indonesia, Một
thoáng châu Á và Vòng quanh thế giới. Đây là 3 bộ sưu tập hiện vật của 3 cá
nhân đã hiến tặng cho Bảo tàng DTHVN. Trưng bày Tranh kính Indonesia

được xây dựng từ bộ sưu tập của TS Rosalia Sciortino (Văn phòng Quỹ
Rockefeller tại Băng cốc, Thái Lan) tặng cho Bảo tàng năm 2006, giới thiệu
nghệ thuật làm tranh kính và các chủ đề của tranh kính Indonesia (cuộc sống
hằng ngày, sử thi, tôn giáo - tín ngưỡng. Trưng bày Một thoáng châu Á giới
thiệu sưu tập hiện vật của giáo sư người Nhật Bản là Kaneko Kazushige,
người sáng lập Viện Dân tộc học loại hình và Văn hóa châu Á. Năm 2005,
ông đã hiến tặng cho Bảo tàng DTHVN 560 hiện vật, phần lớn về các cư dân
châu Á. Với trưng bày này, Bảo tàng đem đến cho công chúng một cái nhìn
đa dạng về văn hóa châu Á qua nhiều nhóm chủ đề như: diều (Trung Quốc);
gốm, sơn mài (Nhật Bản); sơn mài (Myanmar); đồ vải (Trung Quốc)… Cuối
cùng, trưng bày Vòng quanh thế giới được tổ chức trên cơ sở sưu tập hiện vật
của GS Lê Thành Khôi, một Việt kiều ở Pháp. Vợ chồng ông đã trao tặng cho
Bảo tàng hơn 300 hiện vật [6, tr.120], và Bảo tàng chọn hơn 100 hiện vật cho
trưng bày này để giới thiệu lần đầu tiên về văn hóa thế giới.
1.2.5. Một số quan điểm tiếp cận trong hoạt động của Bảo tàng DTHVN1
Từ quan niệm về tính đại diện, điển hình, bản chất và thuần khiết tới
nhận thức cái đời thường chính là văn hóa
Thời gian đầu thành lập Bảo tàng, sưu tầm hiện vật là vấn đề quan
trọng, nhưng vấn đề đặt ra là: thế nào là hiện vật dân tộc học? đó là hiện vật
quý hiếm hay hiện vật đời thường? là những cổ vật có niên đại hàng trăm năm
hay hiện vật đương đại? Đó là những băn khoăn, trăn trở của mỗi cán bộ Bảo
tàng. Nhiều cuộc họp được bàn thảo, mô hình bảo tàng của các quốc gia tiên
1

Phần này dựa theo bài viết mang tính tổng kết của PGS.TS Nguyễn Văn Huy: “Bảo tàng như một nơi của

cái mới: Xây dựng ngành nhân học thông qua thực hành ở Việt Nam đương đại”, Các công trình nghiên cứu
của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, T 7, Nxb KHXH, Hà Nội, 2011, tr.26-40.

19



tiến trên thế giới được học tập và cuối cùng “chúng tôi chủ trương sưu tầm
những hiện vật đời thường trong cuộc sống thường nhật của các dân tộc,
không chú trọng đi tìm, đi nghiên cứu chỉ những gì thuộc về đặc tính dân tộc,
đặc trưng tộc người như các nhà dân tộc học đã làm trước đây, mà cố gắng có
một cái nhìn rộng rãi hơn. Văn hóa và cuộc sống thường nhật của các thành
viên hay nhóm người trong dân tộc đó” [6, tr.27].
Quan niệm này trong quá trình thực hiện đã vấp phải những tranh luận trái
chiều như khi trưng bày chiếc xe đạp chở đó ở tầng 1 của toà Trống đồng, có ý
kiến cho rằng “chẳng khác gì đã kéo nền văn hóa Việt lùi cả ngàn năm”, hay một
số cán bộ giảng dạy về bảo tàng cho rằng những hiện vật đời thường ở Bảo tàng
DTHVN không xứng đáng là hiện vật bảo tàng, vì nó không quý hiếm, không có
giá trị cao… [6, tr.28].
Văn hóa như sự pha trộn, đa dạng, vận động và biến đổi
Như đã nói trên, Vườn kiến trúc ở Bảo tàng DTHVN là khu trưng bày
các công trình kiến trúc dân gian của nhiều dân tộc. Trong quá trình xây dựng
và hoàn thiện khu trưng bày này, nhiều quan điểm dân tộc học/nhân học đã
hình thành và ngày càng được củng cố một cách rõ nét. Tuy nhiên, cùng thời
điểm đó, cũng có quan điểm trái ngược trong giới dân tộc học nước ta. Ví dụ
như sau khi trưng bày ngôi nhà của người Dao Họ (năm 1999), PGS.TS
Nguyễn Khắc Tụng, một nhà dân tộc học nghiên cứu về nhà cửa 1 đã lên tiếng
phê phán. Ông cho rằng: 1/ Nhóm Dao Họ được Bảo tàng chọn không phải
nhóm điển hình; dân tộc Dao có nhiều nhóm địa phương, phải chọn nhóm
Dao Đỏ, Dao Tiền mới điển hình, tiêu biểu; 2/ Người Dao có cả 3 loại hình
nhà: nhà sàn, nhà trệt và nhà nửa sàn nửa trệt, loại hình nhà trệt mới là nguyên
gốc, phổ biến, điển hình; 3/ Trưng bày nội thất của ngôi nhà này không đúng:
người ở nhà nửa sàn nửa trệt là dân du canh du cư, không có ruộng, chỉ làm
1


Nguyễn Khắc Tụng, “Ngôi nhà nào được trưng bày chưa đúng”, Thể thao và Văn hóa số 52, ngày

29/6/2001, tr.35.

20


×