Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy thủy điện nậm ban 2 tại tập đoàn an việt tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.75 KB, 4 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

DƯƠNG QUANG DOANH

THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ MÁY
THỦY ĐIỆN NẬM BAN 2 TẠI TẬP ĐOÀN AN VIỆT

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS ĐỖ TIẾN MINH

Từ khoá: Thẩm định dự án
Hà Nội – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Đề tài: Thẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà máy thủy điện Nậm
Ban 2 tại Tập đoàn An Việt
Tác giả luận văn:Dương Quang Doanh Khóa:2014B.
Người hướng dẫn:TS Đỗ Tiến Minh
Từ khóa:Thẩm định dự án.
Nội dung tóm tắt:
a) Lý do chọn đề tài:


- Trong những năm qua, nhu cầu điện năng phục vụ cho sự nghiệp phát triển
kinh tế-xã hội của Viet nam ngày càng tăng cao với tốc độ 14-15%/năm, gấp đôi
so với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân. Để đáp ứng nhu cầu đó, hàng loạt các
nhà máy điện than, khí và thủy điện đã được xây dựng
- Thực tiễn cho thấy: chi phí đầu tư thực hiện lớn, diễn biến thời tiết phức tạp,
điều kiện địa hình khó khăn, suy giảm rừng đầu nguồn nên sản lượng điện thấp,
kéo theo doanh thu từ việc phát điện của nhà máy không đảm bảo, không đủ chi
trả nợ gốc và lãi vay của vốn đầu tư ban đầu. Nhiều chủ nhà máy thủy điện
không giấu nổi thảm cảnh lỗ nặng, muốn làm thủ tục phá sản mà không được, vì
bán nhà máy không ai mua, cũng không ngân hàng nào chịu siết nhà máy trừ nợ.
- Mặt khác việc xây dựng một số nhà máy thủy điện, đặc biệt là các nhà máy
thủy điện vừa và nhỏ mới chú ý tới mục tiêu phát điện mà bỏ qua các mục tiêu về
tưới tiêu, phòng chống lũ, bảo vệ hệ sinh thái, du lich, vv nên đã gây ra cac hậu
quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững cũng như tính mạng và
tài sản của người dân.
b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích: Nghiên cứu xem xét các quy trình thẩm định và các kiến nghị khi
thẩm định về công nghệ, sản lượng, chỉ tiêu kinh tế tài chính và tác động môi


trường trước khi quyết định đầu tư các dự án thủy điện để tránh việc đầu tư thua
lỗ, rủi ro cho các nhà đầu tư, cho các tổ chức tín dụng trong việc tài trợ vốn cho
dự án các dự án thủy điện nói chung.
- Đối tượng nghiên cứu: Thẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà máy
thủy điện Nậm Ban 2 tại Tập đoàn An Việt
- Phạm vi nghiên cứu: Thẩm định về các mặt chính: kỹ thuật công nghệ, phân
tích hiệu quả dự án và đánh giá tác động môi trường của Dự án đầu tư nhà máy
thủy điện Nậm Ban 2 do Công ty CP tư vấn xây dựng Điện 1 lập.
c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả:
Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư
- Tác giả nghiên cứu về cơ sở lý thuyết, trình tự về đầu tư và thẩm định dự án.
- Tác giả nghiên cứu những đặc thù của các dự án thủy điện
Chương 2: Giới thiệu tổng quan về dự án thủy điện Nậm ban 2
- Giới thiệu về tổng quan các kết quả dự án đầu tư nhà máy thủy điện Nậm Ban
2 của tư vấn lập dự án.
- Xem xét, nghiên cứu kế quả tính toán thiết kế cơ sở nhà máy thủy Nậm Ban 2
của tư vấn lập dự án
- Xem xét kết quả tính toán Tổng mức đầu tư, kết quả phân tích Hiệu quả tài
chính của dự án do tư vấn lập dự án
- Xem xét kết quả đánh giá tác động môi trường của dự án
Chương 3: Thẩm định dự án đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện Nậm ban 2
- Thẩm định về mục tiêu và qui mô dự án
- Thẩm định về các yếu kỹ thuật công nghệ của dự án
- Thẩm định về hiệu quả dự án
- Thẩm định về tác động môi trường của dự án
- Đưa ra các đề xuất giải pháp và kiến nghị trong quá trình thẩm định đối với dự
án thủy điện Nậm ban 2
d) Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn sử dụng kết hợp lý luận và phương pháp phổ biến trong nghiên cứu
khoa học: Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, kết hợp lịch sử với logic,
kết hợp các phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính là phương pháp “Hiệu ích,
chi phí”,thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp, từ đó kết hợp với tổng kết rút kinh
nghiệm thực tiễn ở cơ sở để nghiên cứu, giải quyết vấn đề đặt ra của đề tài.
e) Kết luận


Kiến nghị Chủ đầu tư cân nhắc kỹ hoặc xem xét thêm phương án kỹ thuật khác
mà với phương án 2 tổ hợp bất lợi đồng thời cho NPV >0 nhằm giảm thiểu rủi ro.
Đối với các dự án thủy điện nhỏ thì khuyến cáo các Chủ đầu tư không chỉ xem

xét phương án TMDT tăng 10% mà để giảm rủi do khi đầu tư phải kiểm tra độ nhạy
khi phương án TMDT tăng 30%.
Do biến đổi khí hậu nên đề nghị Bộ công thương nên có quy định bắt buộc lập
trạm đo thủy văn đối với các dự án thủy điện nhỏ ngay từ khi lập quy hoạch để thêm
số liệu đối chứng khi tính toán lưu lượng nước đầu vào tránh trường hợp khi vận hành
không đủ nước phát điện do tính sai.
Áp dụng các giải pháp tối ưu trong thi công đối với công trình hầm thủy điện.
Vừa qua một số thủy điện trong nhiều sự cố gặp phải đối với các công trình thủy điện
đường dẫn bằng hầm dẫn sai khác lớn giữa khảo sát và thực tế như thủy điện Đa dang,
thủy điện Nậm Ly ,...đến dự án không khả thi (Dự án thủy điện Đạ Dâng - Đạ Chomo
khi khoan thăm dò đã phải có đánh giá cấu tạo địa chất, từ đó thiết kế thi công. Tuy
nhiên, giữa khảo sát thiết kế và thực tế khác nhau 100%”. Việc này dẫn đến kéo dài
thi công hầm, thi công bị sự cố và tổng vốn đầu tư toàn dự án ban đầu là hơn 500 tỷ
đồng, nhưng tới nay có thể lên hơn 600 tỷ đồng, tổng công suất lắp máy 23MW). Vì
vậy tôi kiến nghị đối với các công trình thủy điện bằng hầm dẫn nên áp dung quy định
bắt buộc trong việc khoan khảo sát địa chất dọc tuyến và đo địa vật lý hoặc địa bức
xạ,...để làm cơ sở cho việc thiết kế chuẩn xác hơn. Khuyến nghị các Chủ đầu tư không
nên tiếc chi phí trong việc khảo sát địa chất và thủy văn đối với thủy điện.
Hà nội, ngày ….tháng 9 năm 2016
Người hướng dẫn khoa học

Học viên

TS Đỗ Tiến Minh

Dương Quang Doanh




×