Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Nghiên cứu xây dựng mô hình đội tàu khai thác phù hợp nghề cá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KỸ THUẬT GIAO THÔNG

HÀ QUỐC VIỆT

ĐỀ TÀI : NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỘI TÀU
KHAI THÁC PHÙ HỢP NGHỀ CÁ

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
(NGHÀNH : KỸ THUẬT TÀU THỦY)

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS.TS. TRẦN GIA THÁI

NHA TRANG, NĂM 2016


NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: Hà Quốc Việt

Lớp: 54 KTTT

Nghành: Kỹ thuật tàu thủy
Tên đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mô hình đội tàu khai thác phù hợp nghề cá”.
Số trang: 46

Số chương: 4

Số tài liệu tham khảo: 13


NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Kết luận: ...........................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Nha Trang, ngày…..tháng….năm 2016
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ tên)

PGS.TS.TRẦN GIA THÁI


PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Hà Quốc Việt

Lớp: 54 KTTT

Nghành: Kỹ thuật tàu thủy
Tên đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mô hình đội tàu khai thác phù hợp nghề cá”.
Số chương: 4

Số trang: 46

Số tài liệu tham khảo: 13

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Điểm phản biện: ................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Nha trang, ngày….tháng…..năm 2016
CÁN BỘ PHẢN BIỆN
(Ký và ghi rõ họ tên)

ĐIỂM CHUNG

Nha trang, ngày….tháng...năm 2016
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Bằng số

Bằng chữ
(Ký và ghi rõ họ tên)


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Gia Thái là người trực tiếp hướng
dẫn và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành đề tài này. Xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo
Chi cục Thủy sản Bình Thuận đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công việc khảo sát
thực tế của nhóm. Xin cảm ơn các cơ sở đóng tàu và các ngư dân chủ tàu ở Bình Thuận
đã nhiệt tình giúp đỡ chúng em trong đợt khảo sát. Nhân dịp này cũng xin gửi lời cảm
ơn tới KS Nguyễn Văn Tín, KS Nguyễn Văn Cảnh là những người đã cùng chúng tôi
tham gia các đợt điều tra hiện trạng hoạt động của các mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá
tại tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn 2015 – 2016. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới

Ban Giám hiệu của Trường Đại học Nha Trang, quý thầy khoa Kỹ thuật giao thông
trường đại học Nha Trang đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm giúp tôi hoàn thành
đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện:

Hà Quốc Việt

i


Mục lục
Chương 1.PHẦN TỔNG QUAN……………………………………..1
1.1. LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI……………………………………………………1
1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI ĐỀ TÀI………….…….2
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước …………………………………….……2
1.2.2. Nghiên cứu trong nước……………………………………………….……...4
1.3. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU…5
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………..……..5
1.3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu …………………………………….........5
1.3.3. Phương pháp và nội dung nghiên cứu của đề tài……………………….…5

Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT……………………………………6
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN…………………………………………….….6
2.1.1. Nghề cá ……………………………………………………………………….6
2.1.2. Loài (Species) và loài mục tiêu (Target Species)……………………..........6
2.1.3. Đội tàu (Fleet) ………………………………………………………………..6
2.1.4. Nghề khai thác (Fishery)…...……………………………….……………….6
2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT TỐI ƯU…………………………………...……………...7
2.2.1. Khái niệm bài toán tối ưu hóa ………………………….....………………....7

2.2.2. Mô hình bài toán tối ưu tổng quát…………………………………………...8
2.2.3. Phân loại bài toán quy hoạch.............................................................................9
1. Bài toán quy hoạch tuyến tính (Linear Programing)……………………………...9

2. Quy hoạch phi tuyến (nonlinear programming)……………………………9
2.3. CÁC CHỈ TIÊU KHAI THÁC, SINH HỌC VÀ KINH TẾ CỦA NGHỀ
CÁ…………………………………………………………………………………..10
ii


2.3.1. Các chỉ tiêu khai thác………………………………………………………10
1. Cường lực khai thác (Fishing Effort)…………...………………………......10
2. Năng suất khai thác (Catch Per Unit Effort - CPUE)…...…………………11
2.3.2. Các chỉ tiêu kinh tế………………………………………………………….12
1. Doanh thu của đội tàu………....……………………………………………..12
2. Chi phí của đội tàu CP.....................................................................................12
3. Lợi nhuận của tàu ...........................................................................................13
4. Chỉ số doanh lợi của đội tàu............................................................................13
2.4. MÔ HÌNH BÀI TOÁN TỐI ƯU ĐỘI TÀU KHAI THÁC HẢI SẢN...............14
2.4.1. Khái niệm chung............................................................................................14
1. Đầu vào của mô hình......................... .............................................................15
2. Đầu ra của mô hình..................... ....................................................................15
3. Quá trình liên kết giữa đầu vào và đầu ra của mô hình.................................15
2.4.2. Các chỉ số của mô hình...................................................................................16
1. Loại tàu i..................... .....................................................................................16
2. Loài mục tiêu đánh bắt (đối tượng khai thác)................................................16
3. Ngư trường (khu vực đánh bắt)......................................................................16
4. Mùa vụ khai thác…………….......…………………………………………..16
2.4.3. Hàm mục tiêu ………………………………………………………………17
2.4.4. Các điều kiện ràng buộc ................................................................................18

1. Điều kiện ràng buộc về trữ lượng khai thác...................................................18
2. Điều kiện ràng buộc về chuyến biển...............................................................19
3. Các điều kiện ràng buộc về lợi nhuận.............................................................20

Chương 3. QUY HOẠCH TỐI ƯU NGHỀ CÁ BÌNH THUẬN......24
iii


3.1. THỰC TRẠNG ĐỘI TÀU BÌNH THUẬN..........................................................24
3.1.1. Năng lực của đội tàu ......................................................................................24
3.1.2. Cơ cấu nghề khai thác ...................................................................................25
3.2. QUY HOẠCH TỐI ƯU ĐỘI TÀU KHAI THÁC TỈNH BÌNH THUẬN .......26
3.2.1. Số liệu đầu vào của mô hình..........................................................................26
1. Form nhập năng suất khai thác CPUE ..........................................................26
2. Form nhập các số liệu về chi phí chuyến biển ................................................27
3. Form nhập số liệu về giá bán cá......................................................................29
3.2.2. Nhập các điều kiện ràng buộc.......................................................................29
1. Điều kiện ràng buộc về trữ lượng khai thác...................................................29
2. Các điều kiện ràng buộc về chuyến biển......................................................32
3.2.3. Các form tính toán trung gian…………………………………………….34
1. Điều kiện thực hiện chuyến biển………………….…………………………34
2. Điều kiện lợi nhuận của chủ tàu và thủy thủ đoàn………….……………...37
3.2.4. Thực hiện tính toán…………………………………………………………39
3.2.4. Thực hiện tính toán…………………………………………………………40
1. Số lượng tàu tối ưu………....………………………………………………..40
2. Số lượng chuyến biển tối ưu……….....……………………………………...41
3. Lợi nhuận chủ tàu và lương thủy thủ đoàn……….....……………………..42

Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ……………………...43


TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………….……44
PHỤ LỤC…………………………………………………………………………….45

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1

CV

Công suất

2

E

Cường lực khai thác

3

CPUE

Năng suất khái thác

4

Q


Tổng sản lượng khai thác

5

DT

Doanh thu

6

Pr

Giá bán cá

7

CP

Chi phí của đội tàu

8

LN

Lợi nhuận

9

VNĐ


Việt Nam đồng

10

Kg

Kilogam

v


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1. Tình hình phát triển đội tàu 90 CV trở lên từ 2012 – 2014…………….......23
Bảng 2. Cơ cấu nghề khai thác nhóm tàu cá từ 90 CV trở lên năm 2012 và
2014...............................................................................................................................24

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2. Cấu trúc của mô hình và mối quan hệ toán học...........................................14
Hình 3.1. Form nhập số liệu đầu vào trên Excel........................................................26
Hình 3.2. Form nhập số liệu về chi phí chuyến biển................................................27
Hình 3.3. Form nhập chi phí nhiên liệu....................................................................28
Hình 3.4. Form nhập số liệu về giá bán cá (đơn vị giá bán cá là nghìn đồng).......29
Hình 3.5. Sản lượng khai thác trong 1 năm..............................................................29
Hình 3.6. Thời gian chuyến biển…………………………………………………....30
Hình 3.7. Số lượng chuyến biển và đội tàu tối ưu của mô hình…………………...31
Hình 3.8. Điều kiện ràng buộc về số lượng chuyến biển…………………………..32
Hình 3.9. Điều kiện ràng buộc chuyến biển của đội tàu trong solver…………….33
Hình 3.10. Form tính các chi phí cho chuyến biển………………………………...36
Hình 3.11. Điều kiện ràng buộc về lợi nhuận của chủ tàu…………………….…..38

Hình 3.12. Điều kiện ràng buộc về lương của thủy thủ……………………………38
Hình 3.13. Form tính toán…………………………………………………………..39
Hình 3.14. Form xuất các số liệu đầu ra……………………………………………40
Hình 3.15. Form xuất số liệu đầu ra về phần chia cho chủ tàu……………………42

vi


Chương 1.

PHẦN TỔNG QUAN

1.1. LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Với bờ biển dài 3.000 km, cùng nguồn tài nguyên biển rất phong phú và đa dạng,
khai thác thủy sản đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Tuy nhiên nghề cá Việt Nam hiện vẫn là nghề cá nhân dân với quy mô sản xuất nhỏ lẻ
và nhiều bất cập như đội tàu khai thác, mặc dù số lượng ngày càng tăng nhưng yếu kém,
thiết bị khai thác thiếu đồng bộ, kỹ thuật đánh bắt, công nghệ bảo quản còn lạc hậu…
Bên cạnh đó, do chưa có mô hình sản xuất phù hợp nên thực tế nghề cá nước ta hiện vẫn
đang còn nhiều hạn chế, trong đó có thể kể một số tồn tại cụ thể như sau:
- Việc phát triển nhanh quy mô đội tàu khai thác, cả về số lượng và kích thước,
trong thời gian qua đã gây ra nhiều ảnh hưởng xấu, không chỉ làm suy giảm,
thậm chí dẫn đến sự cạn kiệt của nguồn lợi hải sản, mà còn làm giảm hiệu quả
kinh tế của nghề cá, khi không phát huy được hết năng lực của đội tàu khai thác.
- Hầu hết tàu cá ở nước ta đều tổ chức khai thác theo hình thức đơn lẻ hay tổ đội,
trong đó hình thức tổ đoàn kết sản xuất trên biển để nâng cao hiệu quả đánh bắt,
đã hình thành, phát triển mạnh và là chủ trương của nhà nước thời gian qua.
Tuy nhiên các tổ đội sản xuất trên biển chủ yếu hình thành một cách tự phát,
gồm các tàu ngư dân có mối quan hệ gần gũi hoặc là họ hàng, anh em với nhau
chưa tính đến cơ sở khoa học và các yếu tố ảnh hưởng quy mô tổ đội tàu như

trữ lượng khai thác, sản lượng đánh bắt, thời gian bảo quản sản phẩm trên biển...
để xác định quy mô hợp lý cho đội tàu khai thác hải sản về số lượng, kích thước,
cơ cấu ngành nghề… phù hợp với nghề cá của từng địa phương.
Về mặt phương pháp có thể nhận thấy, để giải quyết các hạn chế đặt ra trên đây
cần phải nghiên cứu xây dựng mô hình quy hoạch tối ưu cho đội tàu khai thác hải sản,
cơ sở để xác định số lượng, cơ cấu đội tàu … phù hợp với các yếu tố của một nghề cá
cụ thể như trữ lượng khai thác tối đa, sản lượng và thời gian chuyến biển giá bán cá …
Đây cũng chính là lý do để chúng tôi lựa chọn thực hiện đề tài :”Nghiên cứu xây dựng
mô hình quy hoạch tối ưu nghề cá”.
1


1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI ĐỀ TÀI
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Ở các nước có nghề cá phát triển trên thế giới, vấn đề xây dựng mô hình quy hoạch
tối ưu cho nghề cá đã được nghiên cứu từ khá lâu vì những tính chất quan trọng của nó.
Các nghiên cứu về đề tài này xuất hiện lần đầu tiên ở Anh vào khoảng đầu năm 1980,
bắt đầu từ việc phân tích và lựa chọn các quy mô phù hợp của hạm đội tàu cá tương lai,
sau đó xuất hiện ngày càng nhiều ở các nước phát triển như Mỹ và các nước châu Âu.
Vì thế trên thế giới hiện nay xuất hiện khá nhiều mô hình quy hoạch tối ưu nghề cá,
trong đó có thể kể một số mô hình quy hoạch điển hình như sau.
(1) Mô hình EIAA (Economic Interpretation of ACFM Advice) (1998 – 2000)
Mô hình được xây dựng bởi ban Thủy sản của châu Âu (EAEF) và do EC tài trợ.
Mô hình EIAA được phát triển nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của tổng sản
lượng đánh bắt cho phép (TACS) do ban cố vấn EU quy định, sau đó mới đề xuất cho
Ban quản lý nghề cá (ACFM) triển khai thực hiện.
(2) Mô hình Groundfish Fleet Restructuring Information and Analysis Project, USA
West Coast (2001-2003)
Mô hình được phát triển bởi Hội đồng bảo tồn biển Thái Bình Dương (PMCC) và
tổ chức bảo tồn Ecotrust nhằm phân tích tác động của chính sách kinh tế ngắn hạn về

không gian và khu vực đến quy mô, cơ cấu của đội tàu khai thác.
(3) Mô hình MEFISTO (Mediterranean Fisheries Simulation Tool)
Đây là mô hình mô phỏng kinh tế - sinh học được phát triển bởi Đại học Barcelona
và Viện khoa học Mar (Institut de ciències del Mar - CSIC), Barcelona, Tây Ban Nha.
Mô hình cho phép mô phỏng các tác động của chiến lược quản lý thay thế nhằm tái tạo
lại những điều kiện về kinh tế - sinh học trong khu vực vùng biển của Địa Trung Hải.
Các chiến lược quản lý hiện hành có liên quan đến việc hạn chế cường lực khai thác của
đội tàu khai thác, nghĩa là không tăng thêm số lượng tàu danh nghĩa, thời gian đánh bắt,
công suất đội tàu và dung tích danh nghĩa GRT của các tàu khai thác trong mô hình và
không sử dụng đến tổng sản lượng đánh bắt cho phép (TACS), trừ các đội tàu khai thác
cá ngừ đại dương.
2


(4) Mô hình TEMAS (Technical measures) (2000 – 2003)
Mô hình này được xây dựng và phát triển bởi Viện Quản lý Thuỷ sản (IFM) và
Viện Nghiên cứu Thủy sản (DIFER) Đan Mạch ứng dụng cho ngành thủy sản Đan Mạch
Mô hình là sự kết hợp mô phỏng ngẫu nhiên các chỉ số về kinh tế và sinh học đối với
đội tàu đa nghề/khu vực/loài/thủy sản ở khu vực biển Bắc và biển Baltic của Đan Mạch.
(5) Mô hình MOSES (Models for Optimal Sustainable Effort in the Seas)
Mô hình được xây dựng và phát triển bởi các tổ chức gồm IREPA, Salerno, Ý;
Trường Đại học Iceland ở Reykjavik, Iceland và MRAG của Đại học Imperial ở Anh.
Mô hình được xây dựng trên cơ sở tích hợp các chỉ tiêu kinh tế - sinh học nhằm hỗ trợ
hoạt động quản lý đa loài và đa-mục tiêu của ngành thủy sản giai đoạn (1995 - 1998).
Mô hình phát triển cho 10 loài riêng biệt/ đội tàu/ thủy sản quanh các bờ biển nước Ý.
(6) Mô hình ISFW (Invest in Fish South West) (2004-2006)
Mô hình được xây dựng và phát triển bởi Trung tâm về kinh tế và quản lý các
nguồn lợi thủy sản của Trường Đại học Portsmouth và Trung tâm về khoa học thủy sản
và nuôi trồng (CEFAS) nhằm đánh giá các tác động về xã hội, kinh tế và môi trường
cho các tình huống lựa chọn quản lý khác nhau, được ứng dụng cho nghề cá ở khu vực

Tây Nam nước Anh và biển Celtic.
(7) Mô hình FISHRENT (Bio-economic simulation and optimisation model for
fisheries), 5/2011
Mô hình được xây dựng và phát triển như là một phần nghiên cứu do EU tài trợ
thực hiện bởi Salz và các cộng sự trên cơ sở các mô hình kinh tế - sinh học trong số các
mô hình EIAA, BEMMFISH, TEMAS, AHF và những mô hình đã được khảo sát trong
dự án "Đánh giá các mô hình kinh tế - sinh học hiện có” (Prellezo và các cộng sự 2009).
Tuy nhiên, không mô hình nào trong các mô hình này thích hợp để đánh giá tài nguyên
ở các điều kiện và chế độ quản lý khác nhau như yêu cầu đặt ra trong dự án hiện tại.
Từ việc phân tích các mô hình quy hoạch tối ưu nghề cá nêu trên có thể nhận thấy,
mô hình sinh khối – kinh tế FISHRENT và mô hình HAWAII là mô hình tổng hợp xây
dựng dựa trên cơ sở kinh nghiệm của các mô hình khác và thích hợp cho nghề cá có quy
mô nhỏ nên được chúng tôi lựa chọn khi phân tích nghề cá nước ta hiện nay.
3


1.2.2. Nghiên cứu trong nước
Ở nước ta hiện nay như chưa có công trình nghiên cứu nào có liên quan thật sự
vấn đề xây dựng mô hình quy hoạch nghề cá nói chung và đội tàu khai thác nói riêng.
Mặc dù từ năm 2000 đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu trong nước về mô hình
tổ chức sản xuất trên biển nhưng thường tập trung theo hai hướng:
- Đánh giá thực trạng hoạt động của tổ đội khai thác hải sản
- Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ đội sản xuất trên biển phù hợp.
Các nghiên cứu cũng đã tính toán số lượng và chu kỳ hoạt động của các tàu trong
tổ đội khai thác nhưng chưa có cơ sở khoa học và chưa quan tâm phát triển bền vững,
đặc biệt trong bối cảnh nguồn lợi khai thác ở nước ta đã và đang suy giảm nghiêm trọng.
Cũng chưa có đề tài nào xác định mối liên quan của quy mô, cơ cấu đội tàu khai thác
với các yếu tố khách quan như cơ cấu nghề, nguồn lợi thủy sản, thị trường, môi trường…
dẫn đến chưa phát huy hết hiệu quả mô hình sản xuất và phát triển bền vững nghề cá.
Trong các đề tái có liên quan, chỉ có đề tài nghiên cứu của Thạc sĩ Nguyễn Văn Kháng

thực hiện năm 2011 đã xác định cơ sở khoa học để điều chỉnh cơ cấu đội tàu khai thác
và đề xuất mô hình tổ chức đội tàu này ở các vùng biển ven bờ, vùng lộng và vùng khơi.
Trên cơ sở đó đề tài đã đề xuất việc xây dựng mô hình tổ chức sản xuất cho các nghề
như kéo đôi, kéo đơn, rê tầng mặt, rê tầng đáy, lưới vây, câu nổi, câu đáy và chụp mực,
tập trung ở 3 nhóm công suất: mô hình tổ chức sản xuất và dịch vụ hậu cần cho đội tàu
có công suất (50 ÷ 89) CV khai thác vùng ven bờ, mô hình tổ chức sản xuất và dịch vụ
hậu cần cho đội tàu công suất (90 ÷ 249) CV khai thác ở vùng lộng và mô hình tổ chức
sản xuất và dịch vụ hậu cần cho đội tàu công suất trên 250 CV khai thác ở vùng khơi.
Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cơ sở điều chỉnh cơ cấu và nghề nghiệp đội tàu chủ yếu
dựa vào số liệu thống kê và cách thức chấm điểm mang tính định tính, chưa bàn đến mô
hình quy hoạch tối ưu cho nghề cá nói chung và tổ, đội tàu khai thác hải sản nói riêng.
Ngoài ra, đề tài cũng chỉ mới dừng lại ở việc xây dựng mô hình tổ chức sản xuất dựa
vào các nguồn số liệu thống kê phụ thuộc nghề cá mà chưa có điều kiện để kiểm chứng
hiệu quả hoạt động của các mô hình đề xuất trong thực tế sản xuất của nghề cá nước ta.
Một số đề tài nghiên cứu khác có liên quan đến vấn đề này cũng gặp phải nhược điểm
tương tự nên có những hạn chế nhất định và chưa được ứng dụng vào thực tế..
4


1.3. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng mô hình quy hoạch tối ưu đội tàu khai thác hải sản phù hợp nghề cá và
áp dụng cho nghề cá xa bờ của tỉnh Bình Thuận hiện nay.
1.3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu xây dựng mô hình quy hoạch tối ưu đội tàu khai thác nói chung
và trong phạm vi đội tàu khai thác của tỉnh Bình Thuận nói riêng.
1.3.3. Phương pháp và nội dung nghiên cứu của đề tài
Sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm, theo hai hướng
(1) Nghiên cứu lý thuyết
Xây dựng mô hình quy hoạch tối ưu trên cơ sở phân tích các mô hình quy hoạch

nghề cá hiện có, trong đó giữ lại hoặc bổ sung các yếu tố phù hợp với thực tiễn
nghề cá Việt Nam.
(2) Nghiên cứu thực nghiệm
Điều tra thực tế nghề cá Bình Thuận, để thu thập số liệu cần thiết nhằm vận hành
mô hình đã xây dựng và kiểm tra, đánh giá sự phù hợp của mô hình với thực tế.
Trên cơ sở đó đề tài được phân thành 4 chương với các nội dung cụ thể như sau.
Chương 1. Phần tổng quan
Trình bày các vấn đề tổng quan như Lý do thực hiện đề tài; Tình hình nghiên cứu;
Mục tiêu, đối tượng, phương pháp, nội dung, phạm vi nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở lý thuyết
Trình bày một số vấn đề lý thuyết có liên quan như Lý thuyết tối ưu; Các chỉ tiêu
sinh khối – kinh tế của nghề cá; Mô hình quy hoạch tối ưu nghề cá.
Chương 3. Kết quả nghiên cứu
Chương này trình bày các kết quả nghiên cứu xây dựng mô hình quy hoạch tối ưu
nghề cá, cùng với kết quả khảo sát thực tế nghề cá Bình Thuận để kiểm chứng mô hình.
5


Chương 2.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Trong phần này trình bày một số vấn đề lý thuyết có liên quan để thực hiện đề tài.
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Trước tiên cần thống nhất một số khái niệm cơ bản thường được sử dụng trong các
nghiên cứu về nghề cá nói chung và trong phạm vi đề tài này nói riêng, cụ thể như sau.
2.1.1. Nghề cá
Tùy theo quan điểm, phạm vi, ý nghĩa của việc sử dụng mà có nhiều khái niệm về
nghề cá, ví dụ gắn với ngư cụ có thể có nghề lưới vây, nghề lưới kéo, nghề lưới rê…,
gắn với đối tượng đánh bắt có thể có các nghề cụ thể như nghề cá trích, nghề cá hồi…

gắn với cả ngư cụ và đối tượng đánh bắt như nghề câu cá ngừ đại dương, nghề câu tôm…
Nghĩa rộng nghề cá gồm nghề khai thác (Fishing) và nuôi trồng thủy sản (Aquaculture),
còn nếu như hiểu theo nghĩa rộng hơn nữa thì khi nói đến nghề cá cũng có thể là nói đến
toàn bộ ngành Thủy sản của một quốc gia nói chung (Fisheries = Fishery + Aquaculture).
Tuy nhiên trong đề tài này chúng tôi chỉ xét nghề cá dưới góc độ là các đội tàu với các
nghề khai thác hải sản khác nhau.
2.1.2. Loài (Species) và loài mục tiêu (Target Species)
Loài là tập hợp của các cá thể có khả năng kết đôi và sinh sản, là đơn vị phân loại
cơ sở khi đề cập đến biến động của nguồn lợi thủy sản bị khai thác.
Loài mục tiêu là đối tượng khai thác chính của một đội tàu khai thác.
2.1.3. Đội tàu (Fleet)
Đội tàu là tập hợp các tàu của một nghề, có kích thước và cấu trúc gần giống nhau,
sử dụng cùng một loại ngư cụ, có kỹ thuật khai thác giống nhau, hoạt động trong cùng
một ngư trường và đánh bắt cùng một loại đối tượng.
2.1.4. Nghề khai thác (Fishery)
Nghề khai thác là tập hợp những hoạt động khai thác trong cùng một ngư trường,
sử dụng cùng một loại ngư cụ và kỹ thuật khai thác.
6


2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT TỐI ƯU
2.2.1. Khái niệm bài toán tối ưu hóa
Tối ưu là một trong những lĩnh vực kinh điển của toán học và một số ngành khác,
có ảnh hưởng rất lớn đến hầu hết các lĩnh vực khoa học – công nghệ và kinh tế – xã hội.
Phương án tối ưu được hiểu là phương án hợp lý, tốt nhất trong các phương án có thể,
đảm bảo hiệu quả cao nhất trong điều kiện tiết kiệm chi phí, tài nguyên, nguồn lực nhất.
Ví dụ việc xác định thông số tối ưu của tàu thiết kế theo tiêu chuẩn tính năng tốt nhất,
tính toán kết cấu tối ưu theo tiêu chuẩn về độ bền, trọng lượng nhỏ và giá thành rẻ nhất…
là các ví dụ điển hình về các bài toán tối ưu hóa trong thiết kế tàu hoặc thiết kế kết cấu.
Các số liệu cho trước để thiết kế một đối tượng nào đó thường cho trong nhiệm vụ thư,

có thể là yêu cầu trong việc định ra các tiêu chuẩn để xác định đặc điểm của đối tượng.
Các chỉ tiêu cần tối ưu sẽ phụ thuộc vào đặc điểm, nhiệm vụ của đối tượng cần thiết kế,
có thể là giá thành, khối lượng, công suất yêu cầu, sức chở hay yêu cầu phức tạp hơn,
có thể là giá thành, khối lượng, công suất yêu cầu, sức chở hay yêu cầu phức tạp hơn,
do đó các chỉ tiêu này còn gọi là chỉ tiêu tối ưu hay hàm mục tiêu của đối tượng thiết kế.
Việc tăng giảm giá trị hàm mục tiêu liên quan chặt chẽ với các yêu cầu phải thực hiện
về tiêu chuẩn, tính năng kỹ thuật, công nghệ chế tạo và đặc tính của đối tượng thiết kế.
Như vậy, để giải quyết được bài toán tối ưu cần xác định chính xác hàm mục tiêu của
đối tượng thiết kế và những phân tích rõ ràng về tham số thiết kế và điều kiện ràng buộc.
Để tính tối ưu, cần xác định tập hợp tham số hay biến độc lập x1, x2 ,…, xn mà giá trị
của chúng sẽ xác định giá trị hàm mục tiêu và các điều kiện ràng buộc cho bài toán,
đồng thời cũng cho phép xác định được các đặc tính tối ưu của đối tượng thiết kế này.
Khi đó, hàm mục tiêu là hàm của các tham số độc lập nói trên :
Z

=

f(x1, x2, …, xn)

(2.1)

Giá trị các tham số nói trên được chọn sao cho thoả mãn các điều kiện ràng buộc,
hay còn gọi là các hàm ràng buộc, cũng là các hàm số của các tham số độc lập:
g1

=

g1(x1, x2, …, xn)

=


gm(x1, x2, …, xn)

(2.2)


gm

7


2.2.2. Mô hình bài toán tối ưu tổng quát
Mô hình bài toán tối ưu có dạng tổng quát là bài toán xác định giá trị tập hợp các
tham số độc lập hay biến độc lập x1, x2 ,…, xn để sao cho hàm mục tiêu Z đạt cực trị,
dưới dạng cụ thể như sau :
Z = f(x1, x2, … , xn )  max (min)

(2.3)

trong điều kiện phải thỏa mãn các điều kiện ràng buộc, cũng là hàm các biến độc lập
dưới dạng tổng quát như sau:
gi (x1, x2, … , xn)
trong đó

{, =, } bi

(2.4)

x  X  Rn ; i = 1, m ; m < n ; bi là hằng số.


Bài toán trên được gọi là bài toán tối ưu có dạng tổng quát hay là một quy hoạch,
có các đặc điểm cụ thể như sau:
- Hàm Z gọi là hàm mục tiêu, còn các hàm gi(x), i = 1, m là các hàm ràng buộc,
mỗi đẳng thức hoặc bất đẳng thức trong hệ (3.2) gọi là một điều kiện ràng buộc.
- Miền D thoả mãn được các điều kiện ràng buộc của hàm mục tiêu được gọi là
miền ràng buộc hay miền nghiệm xác định như sau.
D = {x  X | gi(x) (, =, ) bi}

(2.5)

i = 1, m
- Mỗi điểm x = (x1, x2, … , xn)  D thoả mãn điều kiện ràng buộc là một phương
án (một lời giải chấp nhận được) và phương án x*  D làm hàm mục tiêu đạt
cực trị (cực đại hay cực tiểu) được gọi là phương án tối ưu hay lời giải tối ưu,
tức là:
f(x*)  f(x) x  D – đối với bài toán cực đại
f(x*)  f(x) x  D – đối với bài toán cực tiểu
Tổ hợp các công thức xác định tập hợp giá trị các thông số thiết kế x1, x2, …, xn và
tất cả các đặc tính của chúng, trong đó có cả giá trị các hàm ràng buộc và hàm mục tiêu,
gọi là Mô hình toán học đối tượng thiết kế nói chung hoặc mô hình thiết kế nói riêng.
8


2.2.3. Phân loại bài toán quy hoạch
Trong lý thuyết tối ưu, bài toán tối ưu còn gọi là bài toán Quy hoạch toán học,
thường gặp nhất là quy hoạch tuyến tính và quy hoạch phi tuyến.
1. Bài toán quy hoạch tuyến tính (Linear Programing)
Dạng chung của bài toán quy hoạch tuyến tính là tìm cực trị (cực đại hoặc cực tiểu)
của hàm mục tiêu Z dưới dạng tổng quát như sau :
Z = f(x1, x2, … , xn )


n

=  c j x j = c1x1 + c2x2 + … +

cn xn

(2.6)

bi với i = 1, 2, …, m

(2.7)

j1

với các điều kiện ràng buộc :
gi (x1, x2, … , xn )

n

=  a ij x j { = }
j1

xj  0
trong đó cj, aij, bi là các hằng số.
Trường hợp có các biến là số nguyên sẽ là bài toán quy hoạch tuyến tính nguyên,
hoặc toàn bộ các biến phải là số nguyên, gọi là bài toán quy hoạch tuyến tính hỗn hợp.
Trong các lĩnh vực kỹ thuật nói chung rất thường gặp các bài toán quy hoạch tuyến tính.
Ví dụ trong bài toán thiết kế tàu, hàm mục tiêu thường là hàm biểu thị cho các đại lượng
- Trọng lượng, giá thành… là những đại lượng cần phải cực tiểu hoá

- Sức chở, tốc độ tàu… là những đại lượng cần phải cực đại hoá
Các điều kiện ràng buộc thường là các điều kiện đảm bảo các tính năng hàng hải
hay mức độ an toàn của tàu thiết kế …
2. Quy hoạch phi tuyến (nonlinear programming)
Trong thực tế, bài toán quy hoạch phi tuyến thường gặp nhiều hơn so với bài toán
quy hoạch tuyến tính, đồng thời tính chất phi tuyến của hàm mục tiêu và hàm ràng buộc
đối với đối tượng thiết kế chính là đặc điểm quan trọng nhất của bài toán thiết kế tối ưu.
Trong bài toán quy hoạch phi tuyến, hàm mục tiêu f(x) là hàm phi tuyến, hoặc có ít nhất
một hàm ràng buộc gi(x) là hàm phi tuyến, hoặc cả hai trường hợp xảy ra cùng một lúc.
Trong trường hợp này, hàm phi tuyến bài toán tối ưu có thể là hàm một hay nhiều biến.
9


2.3. CÁC CHỈ TIÊU KHAI THÁC, SINH HỌC VÀ KINH TẾ CỦA NGHỀ CÁ
Các chỉ tiêu khai thác có vai trò và ý nghĩa rất lớn trong tổ chức quản lý nghề cá,
có thể bao gồm nhiều chỉ tiêu nhưng quan trọng nhất là cường lực khai thác E (hoặc F)
và năng suất khai thác CPUE, cụ thể như sau.
2.3.1. Các chỉ tiêu khai thác
1. Cường lực khai thác (Fishing Effort)
Cường lực khai thác hay nỗ lực đánh bắt là toàn bộ yếu tố đầu vào cần thiết để
thực hiện đánh bắt gồm tàu, đội ngũ lao động, ngư cụ, thời gian, tiền trả các chi phí…
Cường lực khai thác xác định phụ thuộc phương pháp đánh hoặc kiểu ngư cụ sử dụng
thường ký hiệu E, tính bằng đơn vị đo tiêu chuẩn tấn - tàu - ngày hoặc tấn - tàu - năm,
tính bằng tích độ mạnh khai thác W với thời gian tác dụng của ngư cụ t (ngày đêm):
E
trong đó : W

=

W.t


(2.8)

- độ mạnh khai thác (hay độ mạnh nghề), được định nghĩa là khối nước
chịu tác dụng của ngư cụ trên đơn vị thời gian, tính bằng thể tích của
khối nước khai thác trong ngày đêm.

t

- thời gian khai thác của ngư cụ

Độ mạnh W là đặc trưng cho mức độ tác dụng của ngư cụ đang xét trong quá trình
đánh bắt nên tùy theo nghề, ngư cụ sẽ có cách xác định độ mạnh khai thác khác nhau.
Cường lực E và độ mạnh khai thác W là các thông số đặc trưng cho năng lực khai thác
và tiềm năng kỹ thuật của các ngư cụ, không liên quan gì đến sản lượng khai thác.
Khi lựa chọn các đơn vị đo phù hợp, chúng sẽ là các giá trị cụ thể được xác định theo
mỗi lớp hoặc nhóm ngư cụ cùng một kiểu, ví dụ nếu các ngư cụ như lưới kéo liên quan
đến kích thước lưới quét hoặc trôi, thì lưới rê liên quan đến số mẻ lưới trong ngày đêm,
trong khi nghề câu lại liên quan đến số lượng của các lưỡi câu trong một giàn câu…
Những nghiên cứu lý thuyết về tính kinh tế của nghề cá truyền thống cũng đã cho thấy,
cường lực khai thác là biến quyết định có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý nghề cá.
Ở những nước tiên tiến có nghề cá phát triển trên thế giới thì việc kiểm soát cường lực
khai thác như hạn chế đầu vào, đóng cửa vùng khai thác theo mùa hoặc theo khu vực,
cấp hạn ngạch là những hoạt động thường xuyên trong công tác quản lý nghề cá.
10


2. Năng suất khai thác (Catch Per Unit Effort - CPUE)
Tùy theo mục đích, có các định nghĩa khác nhau về chỉ tiêu năng suất khai thác.
Tuy nhiên ở phạm vi đề tài này, khái niệm năng suất khai thác CPUE được định nghĩa

là tổng sản lượng đánh bắt của tất cả loài đối tượng khai thác tính trong 1 ngày đi biển.
Do ngư trường cá nổi và cá đáy ở vùng biển Việt Nam thường là thủy sản đa loài nên
CPUE được định nghĩa là hỗn hợp loài đánh bắt theo mục tiêu và không theo mục tiêu.
Các loại thủy sản này, nhất là cá tầng nổi thuộc dạng có công nghệ phụ thuộc lẫn nhau,
tức khi đánh bắt loài này, có thể đánh được, cố ý hay không cố ý các loài khác cùng lúc
và sự phụ thuộc như thế có thể dẫn đến sự xung đột giữa các nghề khai thác khác nhau.
Năng suất khai thác CPUE (kg/ngày) của con tàu thứ i trong đội tàu đang xét được tính
theo công thức chung như sau:
CPUEi
trong đó:

=

Q
E

(2.9)

Q

- tổng sản lượng khai thác của chuyến biển (kg).

E

- cường lực khai thác của chuyến biển, tức là số ngày khai thác
trong một chuyến biển (ngày đêm)

Khi đó, năng suất khai thác hay năng suất đánh bắt trung bình CPUE (kg/ngày)
của đội tàu đánh cá sẽ được ước tính theo công thức:
n


 CPUE i
CPUE

=

i 1

(2.10)

n

trong đó: CPUEi - năng suất khai thác của tàu i trong đội tàu (kg/ngày)
n

- số lượng tàu trong đội tàu khảo sát.

Tương tự cường lực khai thác E, năng suất khai thác CPUE cũng được xác định
phụ thuộc vào ngư cụ khai thác, có thể ví dụ cụ thể như sau.

- Với lưới kéo đáy, năng suất đánh bắt CPUE mô tả qua chỉ số kg/giờ kéo lưới.
- Với nghề lưới rê hoặc câu vàng, các chỉ số dùng để mô tả năng suất đánh bắt
tương ứng là kg/km lưới hoặc kg/100 lưỡi câu.
11


2.3.2. Các chỉ tiêu kinh tế
Các chỉ tiêu tham gia tính hiệu quả kinh tế của các tàu đánh bắt hải sản thường
gồm các chỉ tiêu sau.
1. Doanh thu của đội tàu

Doanh thu 1 chuyến biển của tàu đánh bắt hải sản DTi (VNĐ) sẽ được tính bằng
giá trị tiền thu được sau khi bán toàn bộ sản lượng hải sản đánh bắt của chuyến biển.
DTcb

=

Q.Pr

(2.11)

Từ đó có thể tính được doanh thu trong một chuyến biển của đội tàu DT (VNĐ)
theo công thức:
n

 DTi

DT =
trong đó: Pr
n

i 1

(2.12)

n
- đơn giá bán cá tại thời điểm khảo sát (VNĐ).
- số lượng tàu trong đội tàu khảo sát.

2. Chi phí của đội tàu CP
Chi phí CP của tàu đánh cá gồm chi phí biến đổi CPbđ và chi phí cố định CPcđ.

CPi

=

trong đó: CPbđi

-

CPbdi + CPcđi

(2.13)

chi phí biến đổi, chủ yếu là chi phí chuyến biển của tàu thứ i
bao gồm các chi phí dùng để mua nhiên liệu, dầu nhớt, nước đá,
lương thực thực phẩm, chi phí dùng sửa chữa nhỏ, trả lương cho
thủy thủ đoàn, lệ phí khi ra vào cảng…

- chi phí cố định, bao gồm chi phí cho khấu hao tàu (vỏ, máy,

CPcđi

ngư lưới cụ, trang thiết bị…) lãi suất vốn vay, bảo hiểm, thuế và
các chi phí cho sửa chữa lớn, thường được tính trong một năm.
Từ đó có thể tính chi phí cho đội tàu khảo sát

CP

(VNĐ) theo công thức :

n


 CP i

CP

=

i 1

(2.14)

n
12


3. Lợi nhuận của tàu
Lợi nhuận chuyến biển LNi (VNĐ) của tàu khảo sát i tính theo công thức:
LNi = DTi - CPi
trong đó:

(2.15)

DT - tổng doanh thu của tàu i tính trong một chuyến biển (VNĐ).
CPi - tổng các chi phí của tàu i tính trong một chuyến biển (VNĐ)

Từ đó có thể tính lợi nhuận trung bình chuyến biển của đội tàu khảo sát LN (VNĐ)
n

 LN i


LN  i 1

(2.16)

n

4. Chỉ số doanh lợi của đội tàu
Xác định doanh lợi nhằm đánh giá hiệu quả sản xuất của đội tàu khai thác hải sản
bao gồm doanh lợi theo chi phí sản xuất DL1 (%), doanh lợi theo vốn đầu tư DL2 (%) và
doanh lợi theo doanh thu DL3 (%)
DL1i =

LN i
CPi

; DL2i =

LN i
LN i
; DL3i =
DT
Vi

(2.17)
i

trong đó Vi là vốn đầu tư (tàu thuyền, ngư cụ và thiết bị) (VNĐ)
Ý nghĩa của các đại lượng như sau:
- DL1 giúp xác định cứ bỏ ra 100 đồng chi phí sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Nếu như chỉ số doanh lợi theo chi phí sản xuất DL1 cao, chứng tỏ nghề khai thác

đang xét có hiệu quả kinh tế và ngược lại.
- DL2 giúp xác định thời gian hoàn vốn của nghề là bao lâu, có nên tiếp tục đầu
tư vào nghề này nữa hay không. Nếu chỉ số doanh lợi theo vốn đầu tư DL2 cao,
chứng tỏ là nghề khai thác dang xét có hiệu quả kinh tế cao (nên đầu tư) và
ngược lại (không nên đầu tư) .
- DL3 xác định cứ bỏ ra 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Nếu chỉ số doanh lợi theo doanh thu DL3 cao, chứng tỏ nghề khai thác đang xét
có hiệu quả kinh tế cao và ngược lại.
13


2.4. MÔ HÌNH BÀI TOÁN TỐI ƯU ĐỘI TÀU KHAI THÁC HẢI SẢN
2.4.1. Khái niệm chung
Trong tổ chức quản lý nghề cá, khái niệm mô hình được hiểu là quá trình sử dụng
các công cụ toán học để mô tả quá trình hoạt động của nghề cá đang xét, nhằm tìm kiếm
mối liên hệ giữa đầu vào - đầu ra của hoạt động nghề cá, thường mô tả bởi 3 thành phần
cơ bản gồm đầu vào (cường lực khai thác E của đội tàu), đầu ra (sản lượng cá về bến)
và quá trình liên kết đầu vào và đầu ra (các quá trình sinh học và hoạt động đánh bắt).
Khi đó phân tích mô hình là quá trình xử lý, tính toán số liệu đầu vào để cho kết quả
định lượng ở đầu ra nhằm đánh giá hiện tượng thực tế nào đó trong hoạt động nghề cá.
Với ý nghĩa đó, mô hình quy hoạch tối ưu đội tàu khai thác nói chung với các thông số
của đầu vào, đầu ra và quá trình liên kết đầu vào – đầu ra của mô hình mô tả ở hình 2.

Hình 2. Cấu trúc của mô hình và mối quan hệ toán học
14


1. Đầu vào của mô hình
Đầu vào của mô hình nghề cá tổng quát gồm các chính sách mục tiêu về quản lý
và hướng dẫn, cùng với các thông số chính đặc trưng cho các điều kiện về mặt sinh học,

công nghệ, thị trường, kinh tế nghề cá và các đặc trưng đội tàu khai thác, cụ thể như sau:
 Các chính sách về quản lý nhằm mục tiêu đảm bảo lợi nhuận đội tàu là lớn nhất
với số lượng chuyến biển của đội tàu và thu nhập của người lao động lớn nhất,
trong điều kiện có xảy ra sự xung đột giữa các thiết bị khai thác là nhỏ nhất và
dựa trên cơ sở đó đưa ra các chính sách hướng dẫn về viêc đóng cửa khu vực và
mùa vụ khai thác nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của nghề cá.
 Các điều kiện về mặt sinh học nghề cá có liên quan đến sự phong phú, đa dạng
của nguồn lợi khai thác và chỉ số khai thác CPUE.
 Các điều kiện về thị trường liên quan đến các chi phí chuyến biển và giá bán
sản phẩm khai thác hoặc giá mua các nguyên vật liệu cần thiết cho chuyến biển.
 Các đặc trưng của đội tàu khai thác gồm chuyến biển, thu nhập, chi phí cố định...
2. Đầu ra của mô hình
Tùy thuộc giá trị nhập của đầu vào, mà kết quả đầu ra sẽ có lợi nhuận hay không.
Dựa vào các điều kiện ràng buộc mà mô hình sẽ chạy ra được số lượng tàu tối ưu để
đánh trong trữ lượng cho phép, từ đó có thể tính ra được số lượng chuyến biển cần thiết
để đánh bắt trong từng khu vực, lương thủy thủ trong 1 năm.
3. Quá trình liên kết giữa đầu vào và đầu ra của mô hình
Quá trình liên kết đầu vào - đầu ra mô hình nêu ở đây gồm hai thành phần chính
 Các giá trị của hàm mục tiêu, liên quan đến lợi nhuận
 Các điều kiện ràng buộc liên quan đến lợi nhuận và đội tàu.
Mô hình ở đây cũng gồm ba thành phần thường gặp trong một bài toán quy hoạch
toán học là các biến quyết định, hàm mục tiêu và các điều kiện ràng buộc của bài toán.
Bản chất bài toán quy hoach toán học là tìm kiếm giá trị tối ưu của các biến quyết định
để hàm mục tiêu đạt được cực trị (cực đại hoặc cực tiểu) theo các điều kiện ràng buộc.
15


2.4.2. Các chỉ số của mô hình
Trong thực tế, các hoạt động khai thác của nghề cá cụ thể thường phụ thuộc vào
các yếu tố cơ bản gồm loại tàu, loài mục tiêu đánh bắt, ngư trường và mùa vụ khai thác

cụ thể như sau:
1. Loại tàu i
Do đội tàu khai thác thường không đồng nhất gồm nhiều tàu làm nghề khác nhau
nên việc phân loại đội tàu cá là cần thiết khi xây dựng mô hình quy hoạch nghề cá.
2. Loài mục tiêu đánh bắt (đối tượng khai thác)
Loài mục tiêu (Target Specíe) là đối tượng khai thác chính của đội tàu khai thác.
Các loài mục tiêu đánh bắt của một đội tàu khai thác được xác định là chỉ số mô hình
bởi vì việc lựa chọn loài mục tiêu chính là chiến lược đánh bắt của đa số các ngư dân.
Loài mục tiêu gắn liền với hoạt động đánh bắt như thiết bị khai thác, khu vực, thời gian,
độ sâu đánh bắt, các thông số CPUE, giá bán cá… (Boggs 1992).
3. Ngư trường (khu vực đánh bắt)
Ngư trường được xác định là biến không gian trong mô hình quy hoạch đội tàu và
có ảnh hưởng nhiều đến các thông số của bài toán quy hoạch đối với đội tàu khai thác.
Các điều kiện hạn chế đối với đội tàu khai thác như chiều dài tàu, dự trữ nhiên liệu…
có thể giới hạn sự di chuyển của tàu khai thác đến những khu vực đánh bắt khác nhau.
Tâm lý đánh bắt của các ngư dân cũng có thể ảnh hưởng đến những khu vực khai thác,
bởi vì có thể có tình huống ngư dân thích đánh ở khu vực này nhiều hơn khu vực khác.
Khoảng cách đến ngư trường cũng có ảnh hưởng đến chi phí chuyến biển và giá bán cá.
4. Mùa vụ khai thác
Số lượng vùng tập trung của đa số loài cá tầng nổi thường thay đổi tùy theo mùa
do đó mùa vụ khai thác cũng được chọn làm chỉ số về thời gian trong mô hình.
Do đó trong bài toán quy hoạch đội tàu khai thác sẽ sử dụng các chỉ số mô hình
gồm loại tàu i, loài mục tiêu j, khu vực k, mùa vụ đánh bắt l để phản ánh sự biến đổi
trong hoạt động nghề cá do kích cỡ tàu, thiết bị khai thác sử dụng, ngư trường đánh bắt
và mùa vụ khai thác.
16


×