Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Nghệ thuật phục kích của quân và dân nhà trần trong chiến thắng bạch đằng năm 1288

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.79 KB, 45 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG HÀ NỘI 2

ĐỖ THỊ KHÁNH LINH

NGHỆ THUẬT PHỤC KÍCH CỦA QUÂN
VÀ DÂN NHÀ TRẦN TRONG CHIẾN
THẮNG BẠCH ĐẰNG NĂM 1288

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh

HÀ NỘI – 2016


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG HÀ NỘI 2

ĐỖ THỊ KHÁNH LINH

NGHỆ THUẬT PHỤC KÍCH CỦA QUÂN
VÀ DÂN NHÀ TRẦN TRONG CHIẾN
THẮNG BẠCH ĐẰNG NĂM 1288

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

Đại tá. ThS. PHAN XUÂN DŨNG


HÀ NỘI – 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, bên cạnh sự cố gắng của bản thân, tôi còn
nhận đƣợc sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của thầy Đại tá. Thạc sĩ Phan Xuân
Dũng - Phó Giám đốc Trung tâm GDQP Hà Nội 2.
Đồng thời, tôi còn nhận đƣợc sự giúp đỡ của các thầy giáo trong
Trung tâm Giáo dục quốc phòng Hà Nội 2, sự động viên, khích lệ của gia
đình và những ngƣời thân trong suốt quá trình tìm hiểu và nghiên cứu.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn những giúp đỡ
quý báu đó.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2016
Tác giả đề tài

Đỗ Thị Khánh Linh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp đƣợc hoàn thành là kết quả
nghiên cứu và do sự cố gắng nỗ lực của bản thân. Các vấn đề trên chƣa từng
đƣợc công bố trong các công trình nghiên cứu nào khác.
Bài khóa luận tốt nghiệp này không trùng với các kết quả nghiên cứu
của tác giả khác. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả đề tài

Đỗ Thị Khánh Linh



DANH MỤC VIẾT TẮT

CHỮ VIÊT ĐẦY ĐỦ

KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Phục kích

PK

Thế kỷ

TK

Nhà xuất bản

NXB


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHỆ THUẬT PHỤC KÍCH VÀ CƠ SỞ
HÌNH THÀNH NGHỆ THUẬT PHỤC KÍCH CỦA QUÂN VÀ DÂN NHÀ
TRẦN TRONG CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NĂM 1288......................... 4
1.1. Những vấn đề cơ bản về nghệ thuật phục kích .......................................... 4
1.1.1. Khái niệm về nghệ thuật phục kích ......................................................... 4
1.1.2. Đặc điểm của nghệ thuật phục kích ........................................................ 5
1.2. Cơ sở hình thành nghệ thuật phục kích của quân và dân nhà Trần trong

chiến thắng Bạch Đằng 1288. ........................................................................... 6
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội và truyền thống sử dụng nghệ thuật phục
kích của dân tộc ta ............................................................................................ 6
1.2.2. Bối cảnh lịch sử trong kháng chiến chống quân Nguyên - Mông ở sông
Bạch Đằng năm 1288 ........................................................................................ 9
Kết luận chƣơng 1 ........................................................................................... 16
CHƢƠNG 2. NGHỆ THUẬT PHỤC KÍCH VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM
RÚT RA TỪ NGHỆ THUẬT PHỤC KÍCH CỦA QUÂN VÀ DÂN NHÀ
TRẦN TRONG CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NĂM 1288....................... 17
2.1. Nghệ thuật phục kích của quân và dân nhà Trần trong chiến thắng Bạch
Đằng năm 1288 ............................................................................................... 17
2.1.1. Khu vực phục kích ................................................................................. 17
2.1.2. Diễn biến và kết quả trong chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 ............ 18
2.1.3. Nghệ thuật quân sự ............................................................................... 20
2.2. Yêu cầu, đặc điểm và bài học kinh nghiệm trong chiến tranh bảo vệ Tổ
quốc hiện nay .................................................................................................. 25
2.2.1. Yêu cầu, đặc điểm của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc hiện nay ............... 25
2.2.2. Bài học kinh nghiệm hiện nay ............................................................... 34
Kết luận chƣơng 2 ........................................................................................... 36
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 38


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XIII, trong vòng 30 năm (1258 - 1288), quân và dân ta dƣới sự
lãnh đạo của vƣơng triều Trần đã ba lần chiến thắng vẻ vang quân xâm lƣợc
Mông - Nguyên. Đây là một trong những giai đoạn lịch sử hào hùng và oanh
liệt nhất của quá trình đấu tranh giữ nƣớc và cứu nƣớc của dân tộc ta. Từ kinh
nghiệm của dân tộc trong hơn một ngàn năm đấu tranh giữ nƣớc trƣớc đó, những

nhà lãnh đạo đất nƣớc ta thời Trần đã nêu cao tinh thần tự lực, tự cƣờng, kiên
cƣờng bất khuất, ý chí cấu kết cộng đồng và trí thông minh sáng tạo trong cách
đánh giặc; biết đánh giá đúng địch, ta… từ đó có những quyết sách đúng đắn
trong phát huy thế mạnh của quân và ta; từng bƣớc kìm hãm thế mạnh và khai
thác điểm yếu của kẻ thù để có thể giành thắng lợi trong các cuộc chiến.
Từ thực tiễn ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên cho thấy,
nhận thức sâu sắc âm mƣu, thủ đoạn cũng nhƣ thế mạnh của kẻ thù…, quân
và dân Nhà Trần đã biết kế thừa có chọn lọc những giá trị truyền thống nghệ
thuật quân sự của dân tộc trong lịch sử; đồng thời, vận dụng linh hoạt, sáng
tạo các nghệ thuật đó để hình thành nên nhiều loại hì nh nghệ thuật quân sƣ̣
đặc sắc,đảm bảo phù hợp với tình hình đất nƣớc, thực tiễn sức mạnh của quân
và dân ta, cũng nhƣ khắc chế đƣợc sức mạnh của kẻ thù.
Trong các loại hình nghệ thuật quân sự, nghệ thuật phục kích đƣợc coi
là nghệ thuật tiêu biểu, đƣợc quân và dân Nhà Trần sử dụng nhiều nhất trong
suốt chiều dài lịch sử tồn tại của triều đại; nó đƣợc thể hiện rõ nét trong nhiều
trận đánh khác nhau, mà nổi bật nhất là trong cuộc kháng chiến chống quân
Mông – Nguyên tại sông Bạch Đằng năm 1288. Chính việc sử dụng nghệ
thuật quân sự này đã trực tiếp làm nên thắng lợi của quân và dân Nhà Trần
trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ 3, cũng nhƣ góp

1


phần to lớn để dân tộc ta luôn giành chiến thắng trƣớc các cuộc xâm lăng của
quân xâm lƣợc để giữ vững nền độc lập nƣớc nhà.
Trong giai đoạn hiện nay, trƣớc yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc trong tình hình mới; trƣớc thực tiễn, đặc điểm, tình hình của đất
nƣớc… đã và đang đặt ra cho chúng ta cần phải nghiên cứu những giá trị của
nghệ thuật quân sự cha ông ta trong quá khứ nói chung, nghệ thuật phục kích
của quân và dân nhà Trần trong chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 nói riêng,

từ đó tìm ra những kinh nghiệm hay, có giá trị sâu sắc để vận dụng phù hợp
trong bối cảnh mới để quân và dân ta có thể giành chiến thắng trƣớc mọi kẻ
thù khi có chiến tranh xảy ra… Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả lựa
chọn “Nghệ thuật phục kích của quân và dân nhà Trần trong chiến thắng
Bạch Đằng năm 1288” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Phân tích, làm rõ nghệ thuật phục kích của quân và dân nhà Trần trong
chiến thắng chống quân Mông - Nguyên ở sông Bạch Đằng năm 1288. Từ đó,
rút ra những bài học kinh nghiệm vận dụng vào trong phát triển nghệ thuật
phục kích của quân và dân ta giai đoạn hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
- Khái quát nghệ thuật phục kích của quân và dân nhà Trần
- Làm rõ những nét đặc sắc nghệ thuật phục kích của quân và dân nhà
Trần trong chiến thắng chống quân Nguyên Mông ở sông Bạch Đằng năm
1288
- Phân tích kết quả việc vận dụng nghệ thuật phục kích trong chiến
thắng chống quân Nguyên Mông ở sông Bạch Đằng năm 1288 và rút ra
những bài học kinh nghiệm từ nghệ thuật phục kích trong chiến thắng Bạch
Đằng năm 1288.

2


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghệ thuật phục kích của quân và dân nhà Trần trong chiến thắng Bạch
Đằng năm 1288.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghệ thuật quân sự của quân và dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến
chống quân Nguyên Mông lần thứ 3 năm 1285 - 1288.

5. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phƣơng pháp lịch sử,
phƣơng pháp lôgíc, so sánh, thống kê, tổng hợp, phân tích và phƣơng pháp
chuyên gia, phƣơng pháp lịch sử.
6. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm: Phần mở đầu, 2 chƣơng, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo

3


CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHỆ THUẬT PHỤC KÍCH VÀ CƠ
SỞ HÌNH THÀNH NGHỆ THUẬT PHỤC KÍCH CỦA QUÂN VÀ DÂN
NHÀ TRẦN TRONG CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NĂM 1288
1.1. Những vấn đề cơ bản về nghệ thuật phục kích
1.1.1. Khái niệm về nghệ thuật phục kích
Nghệ thuật quân sƣ̣ có vị trí hết sƣ́c quan trọng trong chỉ đạo chiến
tranh. Nó là một trong những nhân tố quyết định thành bại của chiến tranh

.

Theo Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam chỉ rõ “Nghệ thuật quân sƣ̣ là lý
luận và thƣ̣c tiễn chuẩn bị , tổ chƣ́c và tiến hành đấu trang vũ trang. Nó nghiên
cƣ́u các quy luật của chiến tranh và đấu tranh vũ trang
nguyên tắc và phƣơng pháp tiến hành các hoạt động

, xác định những
quân sƣ̣ trong chiến


tranh. Nghệ thuật quân sƣ̣ đƣợc hì nh thành tƣ̀ ba bộ phận : Chiến lƣợc quân
sƣ̣, nghệ thuật chiến dị ch và chiến thuật . Ba bộ phận nghệ thuật quân sƣ̣ là
một thể thống nhất có quan hệ biện chƣ́ng chặt chẽ , trong đó chiến lƣợc quân
sƣ̣ đóng vai trò chủ đạo”.
Nhƣ vậy, nghệ thuật phục kích đƣợc coi là một trong những loại hình,
một bộ phận cấu thành nên nghệ thuật quân sự Việt Nam. Trong suốt chiều
dài lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc, quân và dân ta đã sử dụng nhiều loại hình
nghệ thuật quân sự khác nhau, trong đó nghệ thuật phục kích là loại hình đƣợc
sử dụng nhiều nhất.
Theo Hồ Chí Minh, phục kích là “Ẩn nấp trong một chỗ chực quân
giặc đi qua thoạt ra đánh úp”. Theo Từ điển Tiếng Việt, “Phục kích là bí mật
bố trí sẵn lực lƣợng tại một địa điểm, đợi đối phƣơng đi qua để đánh úp”.
Nhƣ vậy, bản chất của phục kích chính là dùng một lực lƣợng nằm sẵn
một ví trí nào đó để mai phục chờ địch đi ngang qua mà tấn công. Trong
chiến đấu, để phục kích thành công bao phải hội tụ bao gồm 3 yếu tố cơ bản:

4


- Bí mật
- Phục kích ở đâu mà mình suy đoán, tính toán trƣớc là địch sẽ phải đi qua
- Lợi dụng địa thế trận địa để làm nơi trú ẩn, và đánh bất ngờ làm địch
không trở tay kịp.
Từ cách tiếp cận trên, có thể khẳng định: Nghệ thuật phục kích là một
trong những hình thức cơ bản của Nghệ thuật quân sự thể hiện sự thuần thục,
mưu trí, sáng tạo trong tổ chức, sử dụng và vận động các thế và lực đã tạo
dựng được từ trước một cách bí mật, kín đáo, chờ khi kẻ địch đi qua bất ngờ
đánh úp.
1.1.2. Đặc điểm của nghệ thuật phục kích
Một là, nghệ thuật phục kích thể hiện sự nắm bắt sâu sắc ý định của kẻ

thù trong từng trận đánh. Khi trinh thám tình hình giặc, phải trinh thám rõ tình
hình quân giặc thì mời xếp đặt kế hoạch phục kích cho đúng đƣợc. Trinh thám
không đúng đã không có lợi mà không may lại gây nguy hiểm. Khi trinh thám
tình hình quân giặc phải trinh thám đích xác những điều sau đây:
- Quân giặc lúc nào đi, đi đƣờng nào, đi đến chỗ nào.
- Quân giặc có bao nhiêu ngƣời thuộc về thứ lính gì, vũ khí thế nào, sức
chiến đấu thế nào, có xe cộ gì không và cuộc hành quân của giặc có mục đích
gì.
- Lúc hành quân, quân giặc liên lạc với bộ đội khác thế nào, hành quân
mau chậm thế nào, quân giặc có thể có viện binh đến cứu nhƣ thế nào.
- Trinh thám đƣợc tin tức gì phải rất bí mật, chỉ ngƣời chỉ huy biết,
ngƣời nào không cần biết thì tuyệt đối không cho biết.
Hai là, nghệ thuật phục kích thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong khai
thác địa hình, địa vật tự nhiên để tổ chức, bố trí lực lƣợng nhằm tạo ra thế trận
có lợi để đánh thắng kẻ thù.

5


Ba là, nghệ thuật phục kích thể hiện khai thác tối đa yếu tố bí mật trong
từng trận đánh - yếu tố giữ vai trò rất quan trọng để dành chiến thắng trong
các trận đánh. Khi trinh thám rõ tình hình quân giặc thì yếu tố bí mật đƣợc đặt
lên hàng đầu, mọi tin tức chỉ ngƣời chỉ huy biết, những ngƣời không cần biết
thì tuyệt đối không tiết lộ. Việc lựa chọn địa điểm phải nằm ngoài tầm dự
đoán của địch, không đƣợc để lộ bất cứ thông tin gì về địa điểm phục kích.
Ngoài ra khi hành trú quân, bố trí quân, kế hoạch đánh, dự kiến các tình
huống đánh…việc giữ bí mật cần cực kì coi trọng.
Bốn là, nghệ thuật phục kích thể hiện việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo
các cách đánh khác nhau.
1.2. Cơ sở hình thành nghệ thuật phục kích của quân và dân nhà Trần

trong chiến thắng Bạch Đằng 1288.
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội và truyền thống sử dụng nghệ thuật phục
kích của dân tộc ta
1.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Nƣớc Đại Việt thời Trần là một quốc gia độc lập, tự chủ. So với thời
Lý, lãnh thổ Đại Việt không mấy đổi thay. Về đại thể, Đại Việt bao gồm vùng
lãnh thổ Bắc Bộ và một phần Trung Bộ ngày nay với trung tâm chính trị, kinh
tế, văn hóa là kinh thành Thăng Long vốn đã nổi tiếng từ hai thế kỷ trƣớc.
Phía bắc giáp với Trung Quốc ở vùng Lƣỡng Quảng (Quảng Đông và
Quảng Tây) bấy giờ thuộc nhà Tống và nhà Nguyên đồng thời giáp với vƣơng
quốc Đại Lý (tức Nam Chiếu) ở vùng Vân Nam. Phía đông là biển rộng bao la
và các hải đảo. Phía tây giáp với lãnh thổ các bộ tộc Lão Qua (Lào). Phía nam
giáp vƣơng quốc Chăm Pa (Chiêm Thành). Nhƣ vậy, Đại Việt có vị trí địa lý
quan trọng, nằm trên đƣờng giao lƣu từ bắc xuống nam, từ đông sang tây, từ
đất liền ra biển cả…

6


Một đất nƣớc giàu đẹp lại nằm ở vị trí địa lý quan trọng thì không thể
tránh khỏi con mắt nhòm ngó đầy tham vọng của những thế lực bành trƣớng
xâm lƣợc ở sát nách qua thể kỷ này đến thế kỷ khác.
1.2.1.2. Đặc điểm xã hội
Xã hội Đại Việt thời Trần là một xã hội đã phân tầng đẳng cấp trên quy
mô quốc gia với 2 đẳng cấp chính : vua quan và thứ dân (bách tính), dƣới thứ
dân là tầng lớp nô tỳ. Tuy nhiên, sự phân hóa xã hội chƣa sâu sắc, giữa hai
đẳng cấp này vẫn có những mối quan hệ gần gũi. Các cộng đồng làng xã còn
tƣơng đối thuần nhất, lúc này sự phân loại các hạng dân ở đây chủ yếu theo
lứa tuổi (tiểu hoàng nam, đại hoàng nam, lão, long lão). Tục trọng lão, trọng
xỉ (thiên tƣớc) còn rất đậm trong làng xã.

Nhà vua đứng đầu Nhà nƣớc và là biểu tƣợng của quốc gia, trên danh
nghĩa, có uy quyền tối thƣợng và toàn năng. Khi vua còn trẻ, quyền hành thực
tế nằm trong tay Thái Thƣợng hoàng.
Quý tộc quan liêu là chỗ dựa của nhà vua và triều đình trong các cuộc
kháng chiến chống Mông-Nguyên cũng nhƣ trong công cuộc trị nƣớc.
Tăng ni, tăng quan, thời Trần đã giữ một vị trí quan trọng trong xã hội
(nhƣ các sƣ Pháp Loa Huyền Quang). Nhà chùa có ruộng đất riêng và nô tì
riêng.
Đẳng cấp thứ dân bao gồm chủ yếu bộ phận nông dân tự do - tự canh
trong các làng xã, đa số cày ruộng công và một số ít có ruộng tƣ, có nghĩa vụ
nộp tô thuế, lao dịch và binh dịch cho Nhà nƣớc. Trong làng xã, có thể đã có
một số ít tá điền.
Nô tì (nô: nam, tì: nữ) tuy không hẳn là một đẳng cấp riêng biệt, nhƣng
là một tầng lớp xã hội ở thời Trần khá đông đảo. Nô tì có nhiều nguồn gốc có
thể là nông dân bị bần cùng hóa (năm 1290 đói kém, một ngƣời bán làm nô
giá 1 quan tiền, tƣơng đƣơng 1 thăng (2 lít gạo), hoặc bị gán nợ (nhƣ Hà Ô

7


Lôi, trong Lĩnh Nam chích quái), hoặc các phạm nhân mắc tội đồ, tù binh
(Champa và Nguyên), ngƣời nƣớc ngoài bị bắt cóc. Có nhiều loại nô : quan
nô (của Nhà nƣớc) làm việc trong các đồn điền, trại lính, gia nô (của các nhà
quyền quý) làm việc trong gia đình và điền trang, tam bảo nô phục vụ trong
các chùa chiền. Nô tì có địa vị thấp kém nhất trong xã hội, nhƣng một số sau
đó đã trở thành những ngƣời tự do có địa vị trong xã hội.
1.2.1.3. Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc
Phục kích - một hình thức chiến thuật đƣợc ông cha ta trƣớc kia vận
dụng rất phổ biến và tài tình trong các cuộc chiến tranh “lấy nhỏ thắng lớn,
lấy ít địch nhiều.

Trong lịch sử đấu tranh vũ trang chống xâm lƣợc của dân tộc, lối đánh
phục kích - một hình thức đánh giặc đƣợc áp dụng rất nhiều. Từ các trận nhỏ
của các thổ binh, hƣơng binh đời Lý, dựa vào núi rừng hiểm trở phục kích các
toán quân nhỏ. Cho đến các trận đánh có quy mô lớn nhƣ Bạch Đằng (năm
938), trận sông Lục Đầu và trận Bạch Đằng ngày 28 tháng 4 năm 981.
Trận Bạch Đằng năm 938 là một trận đánh giữa quân dân Việt Nam thời đó gọi là Tĩnh Hải quân và chƣa có quốc hiệu chính thức - do Ngô Quyền
lãnh đạo đánh với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Kết quả quân dân
Việt Nam giành thắng lợi nhờ kế cắm cọc ở sông Bạch Đằng của Ngô Quyền.
Trƣớc sự chiến đấu dũng mãnh của quân dân Việt Nam, quá nửa quân Nam
Hán bị chết đuối và hoàng tử Nam Hán là Lƣu Hoằng Tháo cũng bị Ngô
Quyền giết chết. Đây là một trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nó
đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam, nối lại
quốc thống cho dân tộc.
Chiến tranh Tống - Việt năm 981 là một cuộc chiến tranh giữa Đại
Tống thời Tống Thái Tông và Đại Cồ Việt thời Lê Đại Hành diễn ra từ tháng
1 đến tháng 4 năm 981 trên lãnh thổ Đại Cồ Việt. Kết quả quân và dân Đại Cồ

8


Việt đã đánh bại quân đội Đại Tống. Sau cuộc chiến này, năm 986, hoàng đế
Đại Tống chấp nhận nhà Tiền Lê và ban chế phong cho Lê Đại Hành. Trong
cuộc chiến tranh này tiêu biểu có 2 trận chiến là trận sông Lục Đầu và trận
Bạch Đằng (28/4/981) có sử dụng nghệ thuật phục kích để đánh thắng quân
giặc.
1.2.2. Bối cảnh lịch sử trong kháng chiến chống quân Nguyên - Mông ở
sông Bạch Đằng năm 1288
1.2.2.1. Khái quát về quân Nguyên - Mông trong cuộc xâm lược nước
ta lần thứ 3 (1285 - 1288)
Bấy giờ là thế kỷ XIII, sau khi tiến hành các cuộc chiến tranh chinh phục

các bộ lạc trên lãnh địa Mông Cổ, Thiết Mộc Chân đƣợc tôn làm “hãn” đứng
đầu các bộ lạc. Năm 1206, Thiết Mộc Chân triệu tập đại hội quý tộc, trƣớc đại
hội các lãnh chúa, thủ lĩnh bộ lạc để tổ chức chính quyền và quân đội trên
toàn lãnh thổ đã chiếm đóng. Thiết Mộc Chân (44 tuổi) đƣợc suy tôn làm đại
hãn (tức là hãn lớn mạnh nhất, gọi là Thành Cát Tƣ Hãn). Từ đây một nhà
nƣớc phong kiến quân sự độc tài tập quyền ra đời đặt tên là nƣớc Mông Cổ.
Ngay từ đầu Nhà nƣớc Mông Cổ đã là một nhà nƣớc đế quốc, lấy quân đội
mạnh làm chỗ dựa và dùng xâm lƣợc vũ trang làm cơ sở tồn tại và phát triển.
Quân đội của họ là quân đội phong kiến, trong đó gồm các quý tộc cao cấp,
các thủ lĩnh quân sự và các tƣớng lĩnh chỉ huy trung thành với đại hãn. Quân
đội Mông Cổ rất thiện chiến, thêm vào đó thiên tài quân sự của Thành Cát Tƣ
Hãn đã sáng tạo ra cách dụng binh thích hợp với điều kiện bản thân và hoàn
cảnh khách quan trên chiến trƣờng. Những tƣớng lĩnh Mông Cổ cũng rất tài
giỏi chỉ huy. Quân Mông Cổ đặc biệt biết lợi dụng điều kiện hành động nhanh
chóng mẫn tiệp của kỵ binh.
Từ những thảo nguyên mênh mông vùng Trung Á, từng đoàn kỵ binh của
đế quốc Mông Cổ cuốn theo cát bụi và máu lửa, ào ạt kéo sang phƣơng Tây,

9


phƣơng Đông rồi phƣơng Nam, gieo chết chóc và tàn hại hầu khắp châu Á,
châu Âu. Hàng trăm thành thị lớn và kinh đô của nhiều nƣớc bị phá hủy, hàng
ngàn làng mạc bị đốt phá và san bằng, mấy triệu ngƣời bị giết hại. Trong
vòng mấy chục năm đầu thế kỷ XIII, vua chúa Mông Cổ đã thành lập một đế
quốc rộng lớn từ bờ Thái Bình Dƣơng đến bờ Hắc Hải. Nửa thế giới kinh
hoàng, lo sợ ngập chìm trong đau thƣơng.Vào giữa thế kỷ XIII, quân Mông
Cổ đã dần dần đánh bại nhà Tống, chiếm đƣợc toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc,
Hốt Tất Liệt lên làm vua đổi quốc hiệu là Nguyên.
Sự hợp nhất giữa thế lực ngƣời Thát Mông Cổ với thế lực Đại Hán ở

Trung Hoa đã biến triều Nguyên do ngƣời Mông Cổ lập ra thành một triều đại
chính thống ở Trung Quốc. Tình hình đó càng làm tăng thêm sức mạnh của đế
chế Nguyên: kết hợp hai tính cách tiêu biểu của hai thế lực, giữa tư tưởng
cuồng chiến xâm lược hết sức tàn bạo của người Mông Cổ với tư tưởng Đại
Hán bình thiên hạ ở Trung Hoa. Đó thực sự là một nguy cơ lớn đối với các
dân tộc láng giềng trƣớc âm mƣu bành trƣớng thiên hạ của đế chế Nguyên.
Quân đội Nguyên – Mông là đội quân hùng mạnh với quân số đông, thiện
chiến từng giành chiến thắng trong các cuộc xâm lƣợc. Với thể chất cƣờng
tráng, tinh thần chiến đấu cao, kĩ năng bắn cung và đánh trên ngựa giỏi kết
hợp với tiền đề về kinh tế, tiềm lực quân sự (vũ khí, lƣơng thực, phƣơng tiện).
Tất cả những yếu tố nêu trên đã hình thành nên điểm mạnh của quân đội
Nguyên – Mông.
Với tiền đề lớn mạnh nhƣ vậy nhƣng đội quân Nguyên – Mông không thể
tránh khỏi những điểm yếu mà từ đó quân và dân nhà Trần đã dựa vào để
đánh thắng quân xâm lƣợc. Cuộc chiến tranh xâm lƣợc của quân Nguyên –
Mông mang bản chất là một cuộc chiến tranh phi nghĩa gây ra đau thƣơng tổn
thất, không mang lại lợi ích cho nhân dân, không đƣợc sự ủng hộ của lòng
dân. Việc đi xâm lƣợc của quân đội Nguyên – Mông vấp phải sự phản đối

10


mạnh mẽ của nhân dân ƣa chuộng hòa bình thế giới. Mặt khác đại đa số quân
lính là ngƣời Trung Hoa bị chinh phục, tinh thần chiến đấu không có, gặp khó
khăn là chán nản.
Khi sang xâm lƣợc Đại Việt, quân đội Nguyên – Mông áp dụng kế sách
“đánh nhanh thắng nhanh” nhƣng lại vấp phải vô vàn khó khăn trong quá
trình di chuyển. Đất nƣớc ta có nhiều núi, rừng; nhiều sông, ngòi; nhiều ao,
hồ cản trở bƣớc tiến của kỵ binh khiến cho sức khỏe giảm sút, nhuệ khí hao
hụt. Đặc biệt, đối với quân Nguyên Mông lƣơng thực là điểm yếu lớn nhất

của họ. Quân giặc chinh chiến xa, công tác đảm bảo hậu cần khó khăn, nếu
chiến tranh kéo dài thì địch càng khó khăn gấp bội, sức mạnh chiến đấu suy
giảm. Trong ba lần tiến đánh Đại Việt đội quân Nguyên Mông đều bị Trần
Hƣng Đạo đánh vào điểm yếu lƣơng thực và cuối cùng phải chịu thất bại.
Nƣớc ta trong mùa hè có khí hậu nóng ẩm, một loại khí hậu mà ngƣời
Mông Cổ không ƣa. Vào những lúc giao mùa thời tiết thay đổi, quân Nguyên
Mông không chịu nổ khí hậu này. Mặt khác, kị binh của quân Nguyên Mông
có khả năng cơ động cao sức đột kích mạnh mẽ, quen tung hoành ào ạt trên
những chiến trƣờng bằng phẳng nhanh chóng đè bẹp đối phƣơng nhƣng gặp
phải khó khăn với địa hình Đại Việt. Đất nƣớc ta có nhiều núi rừng, sông
ngòi; nhiều ao hồ là khó khăn cản trở kị binh. Những đồng ruộng của ta cũng
không mấy tốt cho lính kị binh khi mùa mƣa đến. Những rừng già um tùm,
xen trong các núi cao là các điểm cho quân ta dễ mai phục đánh bất ngời. Với
các yếu tố về địa chất thì địa hình này không thuận lợi cho kị binh Mông Cổ.
Mặt khác, thủy chiến vốn là sở trƣờng của quân dân Đại Việt, đồng thời lại
là chỗ yếu của quân Nguyên. Thủy binh giặc phần lớn là quân tân phụ (quân
miền Nam của nhà Nam Tống cũ) vùng Quảng Đông, Hải Nam, tinh thần
chiến đấu kém. Tuy đƣợc chuẩn bị công phu, thuyền vững chắc, vũ khí đầy đủ
song thủy binh địch đã chịu nhiều thất bại, lại không thiện chiến bằng kỵ binh

11


và bộ binh. Kỵ binh và bộ binh cƣỡi ngựa – bắn cung đều tài giỏi nhƣng
không quen tác chiến trên sông biển.
1.2.2.2. Khái quát về quân và dân nhà Trần trong cuộc chiến chống
quân Nguyên - Mông
Triều Trần là một triều đại lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Thời
Trần đƣợc xem là một giai đoạn lịch sử oanh liệt nhất thời trung đại, giai đoạn
mà dân tộc ta đã vƣơn lên mạnh mẽ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ

quốc, viết nên những trang sử chói lọi trong sự nghiệp đánh giặc giữ nƣớc.
Theo quy luật tất yếu của lịch sử, đầu thế kỷ XIII vƣơng triều Lý suy
yếu, đất nƣớc lâm vào cảnh loạn lạc bởi những cuộc chiến tranh đẫm máu
giữa các phe phái phong kiến. Kinh thành Thăng Long nhiều lần chìm trong
biển lửa nội chiến và bị tàn phá nặng nè. Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.
Trong số các phe phái phong kiến lúc bấy giờ, thế lực họ Trần ở Hải ấp dần
dần phát triển và trở thành lực lƣợng mạnh nhất mà ngƣời đại diện là Điện
tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ và Thái úy Trần Tự Khánh đã khống chế đƣợc
chính quyền trung ƣơng và chiến thắng các tập đoàn phong kiến khác, thông
nhất đất nƣớc.
Đầu năm 1226, với sự kiện Lý Chiêu Hoàng nhƣờng ngôi cho Trần
Cảnh, triều Lý rời khỏi vũ đài chính trị; một vƣơng triều mới thay thế - triều
Trần (1226 - 1400).
Với sự thiết lập triều Trần, nƣớc Đại Việt trải qua một giai đoạn phát
triển mới. Về khách quan, điều đó phù hợp với nguyện vọng hòa bình, thống
nhất của nhân dân và yêu cầu phát triển của lịch sử. Triều Trần trẻ trung thay
thế triều Lý - một triều đại già cỗi đã mất hết sinh khí để lãnh đạo đất nƣớc
trong một bối cảnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Dƣới sự lãnh đạo của triều
Trần, nƣớc Đại Việt vƣơn lên mạnh mẽ, đạt đƣợc những thành tựu đáng tự

12


hào trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội và trên cả lĩnh vực quân
sự.
Sự phát triển về mọi mặt của đất nƣớc là nền tảng của nền quốc phòng,
có quan hệ lớn đối với các hoạt động quân sự cũng nhƣ thành quả của sự
nghiệp giữ nƣớc chống giặc ngoại xâm lúc đó. Trong bối cảnh triều đình nhà
Nguyên đang ráo riết chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lƣợc sau thất bại
thảm hại của cuộc xâm lƣợc lần thứ 2 năm 1285, thì triều đình nhà Trần và

quân dân nƣớc ta cũng đang nhộn nhịp chuẩn bị kháng chiến.
Sau chiến thắng oanh liệt năm 1285, quét sạch quân xâm lƣợc ra khỏi
bờ cõi, triều Trần muốn tỏ thái độ nhân nhƣợng để cho nhà Nguyên đỡ mất
thể diện mong tránh đƣợc cuộc chiến tranh báo thù. Nhƣng bản chất xâm
lƣợc, thái độ nƣớc lớn của nhà Nguyên không thay đổi. Trƣớc thái độ khiêu
khích của kẻ thù, triều đình nhà Trần cũng nhƣ quân đội và nhân dân cả nƣớc
hết sức cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu. Khi đƣợc tin vua Nguyên lại chuẩn bị
xâm lƣợc thì cả nƣớc chuyển sang trạng thái sẵn sàng đánh địch.
Việc chuẩn bị kháng chiến rất khẩn trƣơng nhƣng với truyền thống yêu
nƣớc, chủ nghĩa anh hùng và tinh thần đoàn kết nhất trí đã đƣợc thử thách
trong cuộc kháng chiến thứ hai. Với kinh nghiệm phong phú của hai cuộc
kháng chiến thắng lợi, triều đình và quân dân ta bƣớc vào cuộc kháng chiến
thứ 3 này với một tƣ thế chủ động đàng hoàng và lòng tự tin cao độ. Tháng 6
năm Trùng Hƣng thứ 2 (26/3 - 22/7/1286) Trần Nhân Tông ra lệnh cho tất cả
vƣơng hầu, tôn thất mộ thêm binh lính, chấn chỉnh lực lƣợng; quân dân gấp
rút chế tạo tu sửa khí giới, chiến thuyền. Hƣng Đạo vƣơng Trần Quốc Tuấn
lại đƣợc cử làm Quốc công tiết chế, đôn đốc việc chuẩn bị kháng chiến của
triều đình, vƣơng hầu và chủ tƣớng. Các tƣớng đƣợc phân công trấn giữ các
hƣớng địch có thể tiến công.

13


Nhân Huệ vƣơng Trần Khánh Dƣ đƣợc phong làm phó tƣớng đóng
quân ở Vân Đồn, trấn giữ vùng biển đông bắc. Chiêu Văn vƣơng Trần Nhật
Duật đƣợc điều lên vùng Bạch Hạc, chuẩn bị chặn đánh quân địch từ Vân
Nam xuống. Nhiều tƣớng khác đƣợc giao nhiệm vụ đem quân chặn đánh địch
và bám trụ hoạt động ở các vùng hiểm yếu trên các nẻo đƣờng tiến quân của
địch từ Lạng Sơn về Thăng Long. Theo trinh thám, biết quân Nguyên tăng
cƣờng thủy binh, nhà Trần đã chú trọng tăng cƣờng phòng thủ biển. Tất cả

chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh đánh đuổi quân thù ra khỏi bờ cõi Đại Việt.
Khi quân Nguyên chuẩn bị tiến công, Trần Quốc Tuấn nhận định “năm
nay thế giặc dễ đánh”. Với tinh thần “Sát Thát”, có quyết tâm cao tiêu diệt
địch, quân sĩ ta đã ra sức luyên tập để có khả năng chiến đấu cao. Tình hình
hết sức khẩn trƣơng nhƣng dƣới sự lãnh đạo của Hƣng Đạo Vƣơng Trần Quốc
Tuấn, quân dân ta bƣớc vào cuộc kháng chiến thứ 3 với một khí thế đầy quyết
tâm, tin tƣởng. Tinh thần đoàn kết chặt chẽ giữa quân đội và nhân dân trong
việc chuẩn bị chiến trƣờng, bố trí trận địa và hiệp đồng tác chiến.
Qua kinh nghiệm dày dặn, phong phú của hai cuộc kháng chiến trƣớc,
Trần Quốc Tuấn đã đề ra kế hoạch đánh giặc rất chủ động, tài giỏi. Theo tiếng
gọi của Trần Quốc Tuấn nhân dân các vùng sông Bạch Đằng phối hợp với
quân Trần khẩn trƣơng đi vào một cuộc chiến đâu gian khổ và quyết liệt.
Thóc gạo đƣợc chuẩn bị, sẵn sàng cung cấp cho quân đội, vũ khí đƣợc chế tạo
thêm để trang bị cho dân binh, thuyền bè đƣợc tu sửa để sử dụng trên chiến
trƣờng sông nƣớc. Những đội dân chúng vũ trang ở vùng sông Bạch Đằng và
các nơi khác, giàu lòng yêu nƣớc, sẵn sàng chiến đấu giữ nƣớc, giữ làng.
Nhiều ngƣời có gia đình bị giặc tàn phá giết hại trong những cuộc càn quét
trƣớc đó không lâu, nợ nƣớc và thù nhà chồng chất càng làm tăng thêm sức
mạnh và quyết tâm của họ. Sự kết hợp chặt chẽ giữa quân đội và nhân dân
trong trận quyết chiến Bạch Đằng là sự thực hiện thành công phƣơng châm

14


chỉ đạo chiến tranh của Trần Quốc Tuấn: “cả nƣớc chung sức”. Sự kết hợp đó
đã phát huy cao độ sức mạnh tinh thần và vật chất của quân dân ta, là hình
ảnh tuyệt đẹp của chiến tranh nhân dân trong lịch sử đất nƣớc.
Dựa vào những nguyên nhân và điều kiện đã nêu trên, có thể khẳng
định việc quân và dân nhà Trần sử dụng nghệ thuật phục kích ở sông Bạch
Đằng trong kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ 3 năm

1288 là hoàn toàn đúng đắn, mang tính tất yếu khách quan của lịch sử.

15


Kết luận chƣơng 1
Nghệ thuật quân sự có vị trí hết sức quan trọng trong chỉ đạo chiến tranh.
Vì vậy, nghệ thuật phục kích đƣợc coi là một trong những loại hình, một bộ
phận cấu thành nên nghệ thuật quân sự Việt Nam. Việc quân và dân nhà Trần
lựa chọn nghệ thuật phục kích trong trận đánh trên sông Bạch Đằng là điều
hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với đặc điểm địa hình Đại Việt cũng nhƣ thuận
lợi để phát huy điểm mạnh của quân dân ta, lợi dụng điểm yếu của quân
Nguyên - Mông để giành chiến thắng.

16


CHƢƠNG 2
NGHỆ THUẬT PHỤC KÍCH VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM RÚT RA
TỪ NGHỆ THUẬT PHỤC KÍCH CỦA QUÂN VÀ DÂN NHÀ TRẦN
TRONG CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NĂM 1288
2.1. Nghệ thuật phục kích của quân và dân nhà Trần trong chiến thắng
Bạch Đằng năm 1288
2.1.1. Khu vực phục kích
Từ đầu cuộc chiến tranh, Trần Quốc Tuấn đã dự báo cuộc rút lui của
thủy binh Nguyên qua sông Bạch Đằng, chọn sông Bạch Đằng làm chiến
trƣờng của một trận quyết chiến chiến lƣợc tiêu diệt thủy binh là lực lƣợng
chủ lực tinh nhuệ mới xây dựng của địch - lực lƣợng chúng gửi gắm nhiều hy
vọng trong các cuộc chiến tranh xâm lƣợc sau này.
Bạch Đằng là một sông lớn do sông Đá Bạc, sông Giá và nhiều nhánh

sông khác đổ vào. Dòng sông rộng mênh mông, bên phải có dãy núi đá vôi
Tràng Kênh bám sát bờ, bên trái là rừng cây um tùm. Sông Bạch Đằng đổ
thẳng ra biển theo cửa Nam Triệu và theo mấy nhánh sông phía tả ngạn nhƣ
sông Chanh, sông Kênh, sông Rút. Trong dƣ địa chí, Nguyễn Trãi từng mô tả:
“ Sông Vân Cừ ( tức sông Bạch Đằng rộng 2 dặm linh 69 trƣợng, sâu 5 thƣớc,
núi non cao vót, nƣớc suối giao lƣu, sóng tung lên tận trời, cây cối lấp bờ, thật
là nơi hiểm yếu”. Địa hình sông Bạch Đằng vốn hiểm trở với lòng sông sâu
và rộng, có các dải đá ngầm ghềnh Cốc, nghềnh Chanh, tập trung nhiều nhánh
sông đổ vào, nƣớc triều lên xuống mạnh nhất là ở kỳ nƣớc cƣờng: mực nƣớc
triều khi dâng cao và khi xuống thấp chênh lệch nhau tới hơn năm thƣớc (hai
mét). Trái lại, khi không phải kỳ nƣớc cƣờng thì mực nƣớc triều cao thấp chỉ
chênh nhau khoảng hơn một thƣớc (khoảng nửa mét).

17


2.1.2. Diễn biến và kết quả trong chiến thắng Bạch Đằng năm 1288
Bƣớc vào cuộc khánh chiến chống quân Nguyên Mông lần thức ba,
ngay từ đầu quân và dân ta đã tiến công liên tục, mạnh mẽ. Sau bốn tháng,
quân địch nằm trong thế bị bao vây uy hiếp bốn bề, tuyệt đƣờng lƣơng thảo
phải tính đến chuyện rút quân về nƣớc theo hai con đƣờng thủy, bộ. Nắm
đƣợc ý đồ giặc, Hƣng Đạo Vƣơng Trần Quốc Tuấn quyết định đánh một trận
tiêu diệt lớn đạo quân thủy trên sông Bạch Đằng.
Ngày 30/3/1288, dƣới quyền chỉ huy của Ô Mã Nhi, thủy quân Nguyên
Mông bắt đầu lên đƣờng, có các đội kỵ binh đi theo yểm hộ. Nhƣng thủy binh
địch vừa ra khỏi Vạn Kiếp đã lập tức bị quân và dân ta chặn đánh kịch liệt,
làm cho tốc độ hành quân của chúng chậm hẳn lại so với kỵ binh. Không
những thế, kỵ binh cũng gặp sự chống trả quyết liệt. Thấy tốc độ hành quân
quá chậm mà đoạn đƣờng đến cửa sông Bạch Đằng còn xa, kỵ binh địch đã
bỏ mặc thủy binh, quay về Vạn Kiếp để kịp rút lui cùng đại quân. Nhƣ vậy,

bằng cách đánh bám sát, bền bỉ dẻo dai, quân và dân ta đã tách kỵ binh ra
khỏi thủy binh, làm chậm tốc độ hành quân của địch, buộc chúng phải tiến
đến sông Bạch Đằng, trận địa mai phục sẵn, vào ngày, giờ ta lựa chọn.
Thiếu kỵ binh ủng hộ, Ô Mã Nhi vội hạ lệnh tăng tốc độ hành quân.
Đến chiều ngày tháng 4, tiền quân địch tới ngã ba sông Đá Bạc và sông Giá.
Biết rằng đã đến khu vực nguy hiểm, viên chỉ huy thủy quân hạ lệnh cho Phàn
Tiếp đem một bộ phận tiền quân tiến vào sông Giá, bảo vệ đại quân. Một cuộc
chiến đấu ác liệt diễn ra ở Trúc Động. Cuối cùng quân và dân ta đã giữ vững
trận địa, hất địch ra phía sông Đá Bạc. Tiền quân Phàn Tiếp lao lên trƣớc.
Nhƣng những đội thuyền chiến của ta đã xuất hiện và kiên quyết xông thẳng
vào địa hình đối phƣơng. Toàn bộ tiền quân địch bị tiêu diệt và bị bắt sống,
tạo lợi thế cho chủ lực ta giáng đòn quyết chiến tiếp theo.

18


Khoảng giữa trƣa ngày 9 tháng 4, các đội thuyền thuộc trung quân địch
bắt đầu tiến vào sông Đá Bạc. Đó cũng là lúc thủy triều rút. Ô Mã Nhi ra lệnh
cho các đạo trung quân lao nhanh theo nƣớc triều, tƣởng chừng sẽ thoát khỏi
vòng nguy hiểm. Nhƣng đúng lúc đó từ sông Giá, từng đội chiến thuyền lớn
của quân Đại Việt xuất hiện. Thấy chiến thuyền đối phƣơng tiến ra chặn đầu,
Ô Mã Nhi vội ra lệnh cho những bộ phận đi đầu lao lên thật nhanh để mở
đƣờng rút chạy. Nhƣng tuyến cọc đã nhô khỏi mặt nƣớc thành 1 hàng rào
chặn đứng. Hết chiếc thuyền nọ đến chiếc thuyền kia nối tiếp nhau xô vào
hàng cọc vỡ nát, chìm nghỉm.
Trong khi quân địch đang rối loạn, thì trên thƣợng lƣu. Hàng trăm chiếc
mảng bốc lửa ngùn ngụt đang lao nhanh theo hƣớng rút chạy của chúng. Vô
cùng hoảng sợ, Ô Mã Nhi và bọn tƣớng lĩnh địch vội thúc quân lên nhƣng
tuyến cọc thứ hai đã xuất hiện. Thủy quân địch vội bỏ thuyền nhảy lên bờ, lại
bị dân binh đón đánh. Trận đánh cuối cùng chỉ diễn ra chớp nhoáng. Toàn bộ

8 vạn quân địch đã bị diệt và bắt sống, 400 chiến thuyền bị đắm và bị chiếm.
Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp và nhiều tƣớng lĩnh khác bị bắt sống.

Lược đồ trận Bạch Đằng - 1288

19


×